Nguyễn Khánh Trung
Không nên đổ hết lỗi của giáo dục cho các thầy cô giáo, cho ngành giáo duc. Đừng nên tách biệt giáo dục khi phân tích những vấn đề của nó, nhưng hãy đặt nó trong tổng thể kinh tế chính trị xã hội chung để có cái nhìn chính xác hơn.
Tôi nghĩ, những vấn đề giáo dục hiện nay là một dạng “lỗi hệ thống”, lỗi tư duy đến từ bên ngoài định chế giáo dục. Giáo dục chỉ là nơi phản ánh, nói theo ngôn ngữ của nhà giáo dục học người Pháp E. Durkheim, là nơi báo hiệu những vấn đề đang xảy ra ngoài xã hội.
Theo tôi, lỗi căn bản của giáo dục hiện nay là thiếu giải đáp thoả đáng cho câu hỏi: chúng ta đang muốn đào tạo mẫu người thế nào ? mẫu người lý tưởng mà nhà trường nhắm tới phải có những chuẩn gì, về tri thức, kỹ năng, vế đạo đức… ?
Nền giáo dục Nho giáo ngày xưa đã có mục tiêu là đào tạo con người theo mô hình lý tưởng “người quân tử” với các tiêu chuẩn được định nghĩa một cách rõ ràng và được mọi thành phần từ vua quan đến thứ dân công nhận; Nền giáo dục nước ta trước đổi mới có mục tiêu nhắm tới là đào tạo “con người mới xhcn” với các chuẩn về “hồng và chuyên” được định nghĩa một cách nhất quán, phù hợp với mô hình xã hội kinh tế tập trung. Còn nền giáo dục chúng ta hiện nay trong “xã hội kinh tế thị trường định hướng xhcn” thì sao ?
Không nên đổ hết lỗi của giáo dục cho các thầy cô giáo, cho ngành giáo duc. Đừng nên tách biệt giáo dục khi phân tích những vấn đề của nó, nhưng hãy đặt nó trong tổng thể kinh tế chính trị xã hội chung để có cái nhìn chính xác hơn.
Tôi nghĩ, những vấn đề giáo dục hiện nay là một dạng “lỗi hệ thống”, lỗi tư duy đến từ bên ngoài định chế giáo dục. Giáo dục chỉ là nơi phản ánh, nói theo ngôn ngữ của nhà giáo dục học người Pháp E. Durkheim, là nơi báo hiệu những vấn đề đang xảy ra ngoài xã hội.
Theo tôi, lỗi căn bản của giáo dục hiện nay là thiếu giải đáp thoả đáng cho câu hỏi: chúng ta đang muốn đào tạo mẫu người thế nào ? mẫu người lý tưởng mà nhà trường nhắm tới phải có những chuẩn gì, về tri thức, kỹ năng, vế đạo đức… ?
Nền giáo dục Nho giáo ngày xưa đã có mục tiêu là đào tạo con người theo mô hình lý tưởng “người quân tử” với các tiêu chuẩn được định nghĩa một cách rõ ràng và được mọi thành phần từ vua quan đến thứ dân công nhận; Nền giáo dục nước ta trước đổi mới có mục tiêu nhắm tới là đào tạo “con người mới xhcn” với các chuẩn về “hồng và chuyên” được định nghĩa một cách nhất quán, phù hợp với mô hình xã hội kinh tế tập trung. Còn nền giáo dục chúng ta hiện nay trong “xã hội kinh tế thị trường định hướng xhcn” thì sao ?