Wednesday, February 27, 2013

Bốn nguyên tắc của Hiến pháp Pháp



(NKT) - Nhờ sự thống nhất từ Hiến Pháp cho đến luật pháp và một tinh thần thượng tôn pháp luật, nước Pháp cũng như các nước Tây phương vẫn luôn ổn định, mặc dầu biểu tình, tranh luận, xung đột vẫn xảy ra như cơm bửa.Tuy nhiên những thứ này là bình thường và tự nhiên như hơi thở, nó thể hiện quyền của công dân và phù hợp với xh với bản chất là “chín người mười y”, nó cũng thúc đẩy xh phát triển và giữ cho xh luôn ở thế cân bằng, tránh những quá kiểu khích như hiện tượng A Hitler hay J Stalin . Đây là một sự “ổn định” trong tình trạng động, trong thế thúc đẩy sự phát triển, chứ không phải “ổn định” là một trật tự ngay hàng thẳng lối, mọi thành viên xã hội cùng răm rắp theo một cái gì đó, đó là thứ ổn định bị động, đứng im, là giậm chân tại chỗ, nghĩa là đi xuống, là mất cân bằng... 


Trần Đức Tuấn 

Cộng hòa Pháp là một quốc gia có truyền thống dân chủ lâu đời ở châu Âu. Nhằm xây dựng “nhà nước của dân, do dân và vì dân”, Hiến pháp Pháp dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản sau:
Một là, Hiến pháp bảo vệ quyền con người

Nguyên tắc cơ bản đầu tiên đó là quyền cơ bản nhất của chon người được bảo vệ. Trong khi các quốc gia có xu hướng liệt kê các quyền con người được bảo vệ, thì Lời mở đầu của Hiến pháp Pháp năm 1958 đã viện dẫn 2 văn bản quan trọng về quyền con người: “Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789” và “Lời mở đầu của Hiến pháp năm 1946”.

Tuy nhiên, quyền sống, tự do và bình đẳng được xem là thiêng liêng, là nguyên tắc của phẩm hạnh con người, và được củng cố bằng các quyền kinh tế v�Theo Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, các quyền tự do cá nhân là vĩnh viễn và chưa đầy đủ. Vĩnh viễn theo nghĩa các quyền sẽ tồn tại, gắn với mỗi con người, mà không bị tước đoạt. Chưa đầy đủ nghĩa là việc liệt kê các quyền con người chỉ mang tính tương đối, chưa có một thước đo hoàn chỉnh nào có thể liệt kê được tất cả các quyền con người. tham gia vào đời sống xã hội dưới hình thức tập thể và cá nhân riêng lẻ.

Monday, February 25, 2013

Cách mạng giáo dục



Nguyễn Tiến Dũng 

 So với cách đây 1-2 thế kỷ,  các thệ thống giáo dục trên thế giới ngày nay đã tiến bộ rất nhiều. Từ chỗ phần lớn nhân dân là mù chữ vì không được đi học, ngày nay việc học phổ thông cơ sở là miễn phí và bắt buộc với hầy hết trẻ em. Từ chỗ có nhiều sự phân biệt về chủng tộc, giới tính, v.v. trong trường học, ví dụ như đại học ở Đức đến cuối thế kỷ 19 vẫn không nhận sinh viên nữ, ngày nay các trường đã trở nên bình đẳng hơn. Từ chỗ chương trình học nghèo nàn và nặng tính giáo điều, ngày nay các chương trình đã phong phú hơn và mang tính khoa học hơn, v.v.


Tuy đã có các tiến bộ vượt bực như trên, nhưng các hệ thống giáo dục trên thế giới ngày nay vẫn còn nhiều hạn chế, cả về số lượng, chất lượng, nội dung, và phương pháp, và chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội trong thời đại mới, thời đại của thông tin, hiểu biết, và thế giới đại đồng. Các nhu cầu mới của xã hội tạo thành một lực đẩy lớn, đồng thời các tiến bộ mới trong khoa học và công nghệ tạo thành một lực kéo lớn, kết hợp với nhau đang tạo thành một cuộc cách mạng mới về giáo dục, có triển vọng làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của các hệ thống giáo dục trên thế giới trong một hai thập kỷ tới.

Ở đây, tôi muốn trình bày tóm tắt một số xu hướng trong cuộc cách mạng về giáo dục đang diễn ra này.

Saturday, February 23, 2013

Chuyện “lớp trưởng” của con trẻ ở nước Đức


(NKT) - Tinh thần dân chủ, trách nhiệm xã hội không phải tự dưng mà có, mà phai có con người mang trong mình những giá trị, những tư duy, những tập tính dân chủ và tự chịu trách nhiệm thì mới có thể kiến tạo được xã hội dân chủ. Những thứ này có được là nhờ giáo dục. Bài viết dưới đây nói về cách thức giáo dục giữa Ta và Ðức rất có giá trị tham khảo. Nhìn người mà nghĩ đến ta, nghĩ đến những cháu Sao Ðỏ ở sân trường tiểu học với một cuốn sổ trên tay đang làm công việc theo dõi các bạn mình, lại liên hệ ngay đến hình ảnh những Hồng vệ binh trong cuộc Cách mạng văn hóa bên Trung Quốc hồi nào.



(Dân trí) - Bài viết của anh Trần Đình Ngân từ nước Đức về chuyện “lớp trưởng” của con trẻ gợi mở nhiều điều đáng suy nghĩ về nền giáo dục của nước nhà. Một câu chuyện nhỏ, nhiều ý nghĩa, rất đáng đọc…

Bài dưới đây được anh Trần Đình Ngân viết nhân khai giảng năm học 2009 - 2010, bài viết không phải là mới nhưng những điều mà bài viết gợi mở vẫn thật bổ ích với các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục. Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.

Tôi có cháu gái đằng vợ tên là Thanh Hòa. Từ ngày học mẫu giáo, cháu vốn khỏe mạnh, cứng cáp và thông minh. Khi cả bọn cùng lứa với kéo nhau lên lớp 1 trường Phan Phù Tiên, quận Thanh Xuân (Hà Nội), Hòa đương nhiên vẫn là đầu đàn, là lớp trưởng.

Gặp nhau năm Hòa lên lớp 2, vẫn với thành tích học tập tốt, vẫn lớp trưởng, quà thưởng dịp đó rất to. Vui chuyện, hỏi cháu về nhiệm vụ lớp trưởng, Hòa bẽn lẽn: nào hô các bạn đứng dậy chào thầy cô, nào lo trực nhật, lau bảng, nhắc các bạn giữ trật tự trong lớp... nhiều lắm!

- Thế khi gặp các bạn ẩu đả, nghịch ngợm, chế giễu nhau ngoái lớp thì làm sao? - bố Hòa hỏi chen vào.

- Thì báo cho cô chủ nhiệm biết, ạ.

Thursday, February 21, 2013

KHẾ ƯỚC XÃ HỘI (Contrat de Social)



(NKT) – Nhân dịp góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992, mời mọi người đọc “Khế Uớc” của J.J Rousseau, xem thử tinh thần của Hiến Pháp hiện hành, cũng như khuynh hướng sửa đổi sắp tới của các “nhà lập pháp” Việt Nam tiến bộ như thế nào so với triết gia đã sống cách chúng 250 năm nhé. Mình lấy toàn văn bản tiếng Việt này trên Blog của Giang Nam Lãng Tử.

 GIỚI THIỆU

 Khế ước xã hội trong triết học và chính trị học là một học thuyết mô tả việc con người cùng thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự nhiên để xây dựng cuộc sống cộng đồng. Về mặt luật pháp, khế ước xã hội thể hiện cụ thể là một tờ khế ước (tức là một bản hợp đồng) trên đó các thành viên xã hội thống nhất các nguyên tắc để cùng chung sống với nhau.

 Lý thuyết về khế ước xã hội lần đầu tiên được Thomas Hobbes đưa ra khi ông cho rằng con người ban đầu vốn sống ở trạng thái tự nhiên, trong tình trạng vô chính phủ, khi chưa hề có sự cưỡng bức có tổ chức lên mỗi cá nhân. Con người qua khế ước xã hội từ bỏ những quyền tự do tự nhiên của mình để được hưởng sự an toàn và trật tự của xã hội văn minh.

Tuesday, February 19, 2013

Thử nhìn lại vấn đề Vốn xã hội

Phạm Như Hồ 
Những năm gần đây vốn xã hội (VXH) là một đề tài được đem ra bàn cải một cách sôi nổi không chỉ trong giới học thuật, nghiên cứu mà cả trong không gian công cộng qua các bài báo và bài viết trên các trang của các mạng xã hội. Điều này không hề là một điều ngẫu nhiên và có những nguyên nhân khách quan của nó.

Nhận thức đau đáu về cơn khủng hoảng của xã hội Việt Nam, được thể hiện qua quá nhiều hiện tượng tiêu cực, đã thôi thúc các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động xã hội, văn hóa và chính trị cố gắng chẩn đoán về những nguyên nhân đã tạo nên cơn khủng hoảng, hầu tìm ra loại giải pháp thích hợp. Mặc dù đã có rất nhiều bài viết nêu lên tính mơ hồ của khái niệm VXH nhằm nhắc nhở ta về những khó khăn trong việc sử dụng nó như là một công cụ nghiên cứu, nhưng có thể nói VXH là một ý tưởng đã được chờ đợi như một ý tưởng thần kì để đáp ứng sự khao khát trên. Rất nhiều bài dẫn đến cùng một kết luận: sự giảm sút, sự thiếu hụt VXH là một trong những nguyên nhân chính của cơn khủng hoảng của xã hội Việt Nam và việc giải quyết những vấn để hiện nay của xã hội Việt Nam phải thông qua một sự tái tạo, củng cố và phát triển VXH[1]. Sự đồng thuận này có thể được xem như là tiêu chí cho tính hiệu lực của ý tưởng, khái niệm VXH.

Monday, February 18, 2013

Con người tự do vẫn là ý niệm xa lạ

TS. Giáp Văn Dương trả lời  

Quả thật là giới trẻ Việt Nam rất thiệt thòi khi ý niệm về con người tự do vẫn là một điều xa lạ, và xa xỉ, trong xã hội. Cái được nói đến thường xuyên hơn là trách nhiệm công dân. 

Kỳ 1: Khủng hoảng là... cơ hội của người trẻ

Tự do là khởi nguồn của giải pháp
 
- Xã hội biến động mạnh đã tác động rất lớn đến hệ giá trị của người trẻ. Anh nhìn nhận thế nào về hệ giá trị hiện nay của giới trẻ, nó có bị cuốn theo những giá trị ảo, hời hợt bên ngoài? Giới trẻ có đang thờ ơ với những vấn đề lớn của đất nước, xã hội như nhiều "người lớn" vẫn nói?


TS Giáp Văn Dương: Đúng là đang có hiện tượng xã hội đang chạy theo các giá trị ảo, nặng về hình thức bên ngoài. Điều này đã được nhiều người lên tiếng và cảnh báo như một sự xuống cấp chung về đạo đức, lối sống, văn hóa...

Thực trạng vốn xã hội Việt Nam: Hai vấn đề cần bàn

(NKT) - Nhà toán học phân tích về các đặc tính của người Việt rất rõ ràng.
Hoàng Tụy

Để cải thiện thực trạng vốn xã hội của chúng ta, có hai vấn đề nổi bật cần lưu ý: một là đánh giá đúng kết cấu nền tảng xã-hội-tâm-lý biểu hiện ở các đặc trưng tính cách, phong tục, tập quán, cách suy nghĩ, lối sống của người Việt; thứ hai là xem xét tình trạng phát triển của xã hội dân sự, tức là những tổ chức tự nguyện của người dân trong sinh hoạt của cộng đồng bên ngoài thị trường và nhà nước.


Về vấn đề thứ nhất, đã có nhiều người bàn về những điểm mạnh, yếu, những cái hay, dở của người Việt. Ở đây tôi chỉ muốn nêu lên một số nhược điểm tính cách mà theo tôi có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn hóa, khoa học, giáo dục.

Saturday, February 16, 2013

Nhân phẩm, một cách tiếp cận văn hóa từ lịch sử

 

LTS: Trong thế giới mở, phức tạp, với nhiều nền văn hóa khác nhau như ngày nay, liệu còn có điều gì thực sự mang tính phổ quát? Đó là câu hỏi có muôn vàn đáp số tùy thuộc vào vị trí, tầm nhìn, cách tiếp cận của mỗi người, mỗi ngành khoa học. VHNA đi tìm một câu trả lời từ nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Phan Văn Thắng (PVT): Bài “Chân thắng và chân ga” của ông (VHNAonline, 10.09.2012) viết mừng sinh nhật lần thứ 80 nhà văn Nguyên Ngọc rất được người đọc chú ý vì có nhiều nhận thức mới mẻ về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế. Một cách ngắn gọn, ông có thể tóm tắt luận điểm của mình?
 Bùi Văn Nam Sơn (BVNS): “Văn hóa là chân thắng, kinh tế là chân ga” là cách ví von rất hay của nhà văn Nguyên Ngọc về mối quan hệ luôn căng bức giữa việc bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa, tinh thần với quy luật “tối đa hóa” theo quán tính của hoạt động kinh tế. Bài viết của tôi không có tham vọng giải quyết vấn đề lớn lao này. Trái lại, chỉ điểm lại một số cuộc thảo luận hiện nay ở các nước phát triển như một gợi ý để tiếp tục suy nghĩ. Trong xã hội tiền-hiện đại, hoạt động kinh tế còn phục tùng bảng giá trị văn hóa cổ truyền. Trong xã hội hiện đại, kinh tế ngày càng phân ly với văn hóa và trở lại khống chế văn hóa. Xã hội hậu-hiện đại cho thấy những dấu hiệu đầu tiên của một sự tái hòa nhập, hay, nói một cách hình tượng: “chân thắng” sẽ được gài sẵn vào “chân ga”! Điều này có cơ may trở thành hiện thực do sự thay đổi của bản thân cấu trúc kinh tế của “chủ nghĩa tư bản mới” mang tính mềm dẻo, linh hoạt, kéo theo nhận thức mới mẻ về hiểm họa sinh thái, về “lao động” và “không lao động” với mô hình mới về sự phồn vinh: không còn tập trung ở việc chiếm hữu nhiều tiền mà ở việc có thêm nhiều thời gian để có thể chủ động trong nội dung công việc cũng như hưởng thụ và sáng tạo văn hóa. Những tiền đề ấy có trở thành hiện thực hay không còn phải chờ thời gian trả lời.

Friday, February 15, 2013

Những giá trị về đạo đức bị đảo ngược và trong trường học không còn bài bài học về tình yêu thương con người.

 
Đối thoại với GS. Nguyễn Đăng Hưng

KHI CÁI ÁC LÊN NGÔI

YÊN TRANG (Thực hiện) 

 Lời dẫn
 Tôi vừa nhận được e-mail từ báo Pháp Luật Tp HCM:
“Bài phỏng vấn GS đã đăng trên số chủ nhật. GS trả lời thật thấm thía!
 http://phapluattp.vn/2012120912453690p0c1015/chong-toi-pham-tu-goc-giao-duc.htm

 Đây là bài phỏng vấn đột xuất và chớp nhoáng do nhà báo Yên Trang, Báo Pháp Luật thực hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất trung tuần tháng 11 vừa qua, ngày tôi lấy máy bay trở sang Bỉ. Bài đã được biên tập lại. Có lẽ vì sự hạn hẹp của báo giấy, nhiều đoạn đã không thấy xuất hiện. Nay trên sổ tay cá nhân này, xin xuất bản nguyên văn.
 Khi thiện và ác đổi ngôi
 Phóng Viên:
Thưa ông, điều gì khiến ông cho rằng xã hội hiện nay biến loạn đến mức trầm trọng?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng: Hằng ngày trên các trang thông tin đại chúng, đâu đâu cũng có những chuyện cướp của, giết người, vô nhân tính. Cái ác hoành hành khắp nơi, khắp chốn một cách ngang nhiên. Điều đó cho thấy kháng thể của xã hội trong cuộc chiến chống cái xấu cái ác đang bị xuống cấp trầm trọng...

Wednesday, February 13, 2013

Tiến sĩ Việt kiều và chuyên luận về mãi dâm

(NKT) - Tiến sĩ Kimberly kay Hoàng từ lâu đã được nhắc tới bởi cách điều tra điền dã độc đáo và dũng cảm của cô. Đây là một ví dụ điển hình về phương pháp nghiên cứu xhh.

Bên cạnh những phân tích lạnh lùng của kiến thức khoa học, Kim đã chia sẻ bằng trái tim của một cô gái tới nhiều số phận.

Trước khi gặp Kim, tôi đã được nghe tiến sĩ triết học Văn Phú Quang, dạy văn hóa Đông Nam Á và tiếng Việt của Trường Yale (Hoa Kỳ) nói về buổi thuyết trình rất ấn tượng của Kim trước cử tọa khoa học của trường về đề tài "Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại Việt Nam".
Ấn tượng không chỉ vì nội dung của công trình mà còn về phương pháp thâm nhập thực địa mà Kim đã áp dụng để thu thập dữ liệu. Giáo sư xã hội học của Trường đại học Berkeley, TS. Raka Ray đã đánh giá luận án của cô: Xuất sắc! Một nhà nghiên cứu can đảm, một cách điều tra điền dã ít người dám thực hiện. Anh Quang cũng đã tới nghe buổi thuyết trình của Kim, anh báo với tôi: Kim sẽ đến dự tối đọc thơ của tôi với sinh viên Trường Yale.

Sunday, February 10, 2013

GS Hoàng Tụy: Chấn hưng giáo dục là nhiệm vụ cấp bách

 (ĐVO) - Đại hội Đảng lần thứ XI đã có chủ trương phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, năm 2013 là năm bản lề xây dựng đề án “Đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện”. Trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 12/2012, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đã thẳng thắn thừa nhận những yếu kém của ngành giáo dục. Ông thông báo rằng Bộ Giáo dục đã thành lập Ban đổi mới chương trình - SGK phổ thông. Tuy nhiên, GS Hoàng Tụy - nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam đặt vấn đề, nếu không cải cách giáo dục triệt để, không thống nhất được triết lý giáo dục mà vội vàng in SGK mới thì chỉ vài năm sau lại phải thay mới.

Đảo ngược quy trình

PV: - Thưa Giáo sư Hoàng Tụy, Bộ Giáo dục đã thành lập Ban “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015” với nhiều hứa hẹn tốt đẹp. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia đã đặt một dấu hỏi lớn nghi ngờ về sự thành công của lần đổi mới này. Giáo sư có suy nghĩ gì trước sự kiện này?
GS Hoàng Tụy: - Theo tôi, chưa cải cách giáo dục mà bàn tới thay đổi SGK là làm ngược. Trong cải cách giáo dục thì chương trình là một phần nội dung rất quan trọng. Cần phải có một chương trình thống nhất từ lớp 1 tới lớp 12, còn như hiện nay mỗi năm lại cắt chỗ này, thay chỗ khác, nhưng thực chất là không làm thay đổi bản chất của vấn đề.

Friday, February 8, 2013

Câu chuyện của niềm tin


(NKT) - Giáp Văn Dương viết chính xác, đây cũng là trải nghiệm của mình ở trong và ngoài nước. Một lần đi thăm Đại học Oulu ở Phần Lan, mình nhớ mãi hình ảnh sinh viên treo áo khoác, khăn quàng và những thứ khác nơi công cộng, thế mà chẳng ai lấy của ai. Buổi trưa mình vào ăn ở căng tin trường với một bạn sinh viên, đồ ăn ngon như nhau nhưng giá lại khác nhau. Nếu là sv thì giá là 2E 50, còn người thường thì trả 7E50 (nếu mình nhớ không nhầm). Bạn ấy chỉ cần nói với bà thâu ngân bạn ấy là sinh viên còn mình không phải. Bà ấy cứ nghe theo lời nói mà thâu tiền, chẳng đòi xuất trình giấy tờ gì để chứng minh. Bạn ấy nói nếu mình khai là sv thì trả rẽ, mà bà ấy cũng chẳng nghi ngờ gì. Mình nghĩ lỏng lẻo thế này, nếu bà thâu ngân tham nhũng thì sao?  Không, người ta đang tin vào nhau, cả xã hội đang tin vào từng con người. Việt Nam mình đã có lúc nào được như vậy chưa nhỉ? Hay tới lúc nào thì mọi người sống với nhau bằng niềm tin như vậy?

Giáp Văn Dương

1. Như bao bạn trẻ khác, tôi rời quê khi học hết phổ thông. Rồi cũng như bao người khác, tôi ra nước ngoài học tiếp khi xong đại học.

Gần mười hai năm học tập và làm việc ở nước ngoài, tôi có bạn bè mới, thầy cô mới, đồng nghiệp mới. Trong công việc không có định kiến, không có phân biệt. Tất cả diễn ra trong một sự trung thực và cởi mở hồn nhiên. Hồn nhiên đến mức ngạc nhiên.

Tôi chìm đắm trong bầu không khí dân chủ, bình đẳng và tinh thần tự do học thuật. Tôi thấy mình được tôn trọng, và ý thức được mình có quyền được người khác tôn trọng.

Tôi phải làm đủ thứ giấy tờ nhưng không bao giờ thấy những con dấu đỏ. Chỉ cần một chữ ký cá nhân là đủ, một cuộc điện thoại, một lá email là xong. Không ai hạch sách, không ai đòi kiểm tra, không ai đòi công chứng bản gốc.

Thursday, February 7, 2013

Để nghề giáo bớt "quá khó khăn"

Đừng để xã hội "quay lưng" với nghề giáo

(NKT) Giáo viên cũ thì chuyển ngành, thế hệ trẻ thì quay lưng lại với nghề giáo. Một xã hội mà người thầy không ai muốn làm thì xã hội sẽ đi đến đâu? Đi về đâu thì không biết, nhưng chắc chắn sẽ lụi tàn ! Bởi lẻ, xh có phát triển hay không là do con người, mà con người lài từ nền giáo dục mà ra.

Dương Ngân
(HQ Online)- "Giáo viên cũ chuyển ngành, thế hệ trẻ thì quay lưng lại với nghề giáo. Một xã hội mà người thầy không ai muốn làm thì sẽ đi đến đâu?"- Câu nói đầy xót xa của bà Trần Thị Tâm Đan- nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trong Hội thảo "Khoa học sư phạm trong chiến lược đào tạo giáo viên- yếu tố căn bản của đổi mới giáo dục Việt Nam" ngày 28-12-2011.
"Bất kỳ ai quan tâm đến công tác dạy học thì đều sốt ruột và bất an về đội ngũ giáo viên hiện nay". Ảnh chỉ mang tính minh họa (nguồn: Internet)

Wednesday, February 6, 2013

GS Harold W. Kroto, Nobel Hoá học năm 1996:


Giáo sư Harold W. Kroto tại ĐH Quốc gia Hà Nội
chiều 30/1

“Mọi người đang hiểu sai về khoa học... Khoa học chính là cách nghĩ của con người", GS Harold W. Kroto đoạt giải Nobel Hoá học 1996 phát biểu với sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội chiều 30/1.

GS Harold W. Kroto, Nobel Hoá học năm 1996, hiện đang công tác tại trường Đại học bang Florida (Mỹ). Ông đã phát hiện ra hợp chất carbon mang tên Fullerenes và một loại nguyên tố carbon mới C60. Phát hiện về C60 là cột mốc quan trọng nhất trong quá trình phát triển của khoa học Nano, khởi đầu cho một lĩnh vực nghiên cứu hoá học hoàn toàn mới, với tầm ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực đa dạng như vật lý, hoá học, sinh học và thiên văn học.

Chiều 30/1 tại Đại học Quốc gia Hà Nội, GS Harold W.Kroto đã có bài giảng về chủ đề “Giáo dục - nền tảng của hòa bình và chìa khóa khai sáng nhân loại”. Để ghi nhận những thành tích xuất sắc của Sir Harold W. Kroto cũng như những đóng góp quý báu cho sự phát triển của mối quan hệ hợp tác và hữu nghị với ĐH Quốc gia Hà Nội, nhà trường đã ký quyết định gửi tặng Bằng Tiến sĩ danh sự của ĐH Quốc gia Hà Nội tới ông.

Tuesday, February 5, 2013

Họp phụ huynh

 Nguyễn Khánh Trung

Năm học trước, chuyện họp phụ huynh cho KL đã được viết thành bài “Học mầm non ở Pháp” đăng trên Vietnamnet. Tối hôm qua hai vợ chồng mình lại đi họp cho KL, lần này thì viết gửi cho Blog của chính mình cho nó tự do thoải mái, với ý đồ là để làm tư liệu về sau cũng như cho các bạn đang làm giáo viên hay phụ huynh tham khảo, biết đâu giúp được cái gì đó.

Năm nay cu cậu đã là học sinh lớp 1 rồi. Buổi họp có 3 bên, cô giáo, vợ chồng mình và KL. Mở đầu, cô nói vơi KL, hôm nay cô nói trước nhen ! Có lẽ Cô biết cu cậu láu lỉnh nên phủ đầu trước. Rồi trước mặt vợ chồng mình cô khen KL là thích đọc và đọc tốt. Quả thật, từ ngày anh ta biết đọc tới giờ, đi đâu anh ta cũng đọc, đọc các bảng hiệu trên đường, đọc quảng cáo, đọc sách truyện, đọc báo... Nói chung gặp gì đọc đó, đọc bất kỳ ở đâu. Cô khen điều thứ hai là cọng trừ được, nhanh... Sau đó là chê, (hihihi, cô giáo chắc chịu ảnh hưởng bởi công thức trong các báo cáo của các bác lãnh đạo nhà mình thì phải ! cứ phải báo cáo thành tích trước rồi mới nói khuyết điểm sau). Cô chê KL là không tập trung trong lớp nên thỉnh thoảng làm cô không hài lòng, Cô cũng nói là hay lặp lại những từ bậy bạ (gros mots) bắt chước các bạn trong trường, cô cũng chê là thỉnh thoảng KL không chịu chia sẻ với các bạn khác, không chịu trình bày những gì mình nghĩ trong đầu...

Monday, February 4, 2013

Kỷ luật kiểu... Phần Lan

TTCT - LTS: Tiếp tục tuyến khảo sát kinh nghiệm giáo dục ở Phần Lan, quốc gia đứng đầu trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment - PISA)*, các chuyên gia Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED) giới thiệu cách kỷ luật học sinh ở Phần Lan.
Giáo viên Phần Lan không dạy trẻ nhỏ kiểu “thương cho roi cho vọt”, cũng không phạt học sinh vi phạm kiểu bắt lên đứng trên bục giảng trước lớp hay đứng dưới cờ trước toàn trường như thường thấy ở ta. Chúng tôi xin kể vài chuyện mắt thấy tai nghe trong chuyến thực địa tại trường tiểu học ở vùng Mohos (cách TP Oulu ở phía bắc Phần Lan khoảng 35km) trong khuôn khổ một dự án nghiên cứu do IRED tổ chức.

Người Phần Lan nói sao làm vậy

TS NGUYỄN KHÁNH TRUNG
(Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục - IRED

TTCT - Chuyến đi thực địa tháng 9-2012 trong khuôn khổ một đề án nghiên cứu do Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED) tổ chức đã cho chúng tôi cơ hội tận mắt chứng kiến cuộc sống học đường, cách thức tổ chức giảng dạy, học tập của người Phần Lan.

Nơi chúng tôi chọn khảo sát là một trường tiểu học ở phía bắc Phần Lan.  Đây là một ngôi trường nông thôn, có thể nói là “vùng sâu vùng xa”. Trong nhiều tuần, chúng tôi đã gặp gỡ, nói chuyện với các thành viên của trường như hiệu trưởng, giáo viên, học sinh, phụ huynh, thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu với một số nhân vật chủ chốt.

Những điều chúng tôi nghiệm thấy rõ nhất trong đợt khảo sát: người Phần Lan hầu như không có bệnh nói hay cày dở, không lý thuyết suông, không lý luận chủ nghĩa gì cao siêu, không có phong trào thi đua khen thưởng gì cả. Các văn bản luật Phần Lan liên quan đến giáo dục viết ngắn gọn, rõ ràng. Trong văn bản quy định thế nào thì họ thực hành trong thực tế tại các trường như vậy. Tôi lấy vài ví dụ sau đây để chứng minh điều này.

Công bằng cơ hội

Luật giáo dục cơ bản Phần Lan quy định: “Mục tiêu của giáo dục là đảm bảo sự công bằng cơ hội trong giáo dục trong khắp cả nước” (điều 3). Thế là tại các trường học, người ta làm đúng như thế. Trong trường tiểu học chúng tôi quan sát có một học sinh lớp 1 bị khiếm thị, chỉ nhìn được 20%.


“Để biết mình, hãy nhìn vào mắt người khác!” (Trò chuyện triết học Bùi Văn Nam Sơn/Nguyễn Thị Từ Huy)

Nguyễn Thị Từ Huy (NTTH): Tiếp tục cuộc trò chuyện với nhiều vấn đề triết học sẽ lần lượt được đề cập, ta không thể không đến với những triết gia lớn trong quá khứ. Tác phẩm và tư tưởng của họ có thể mang lại câu trả lời cho những câu hỏi nóng bỏng của chúng ta ngày nay?

 Bùi Văn Nam Sơn (BVNS): Chắc hẳn không ai bỏ công nghiên cứu triết học và nỗ lực diễn giải những tác phẩm cổ đại hay hiện đại nếu không tin rằng sẽ tìm được ở đó câu trả lời hay ít ra những gợi ý cho những câu hỏi của chúng ta ngày nay. Chỉ có điều, những câu trả lời không có sẵn, trái lại, chúng ta phải đi đến với họ bằng những câu hỏi của chính mình. Ta sẽ không khỏi kinh ngạc khi thấy không chỉ những tác giả cận và hiện đại mà cả cổ đại cũng còn đầy đủ tính thời sự.

NTTH: Vì thế, lần trước chúng ta có nói vài điều về Socrates. Bây giờ, có lẽ cần lùi xa hơn để nhớ lại một câu châm ngôn được xem là linh hồn của tư tưởng Socrates cũng như của nền văn minh phương Tây: "Hãy tự biết mình!" (Gnothi seauton). Các triết gia đã khai phá nhiều con đường dẫn tới nội tâm, cho tới khi Freud xuất hiện. Thế nào là tự biết mình, đặt trong cả lịch sử lâu dài của những diễn giải rất phong phú về mấy từ ngắn ngủi này?

Dạy kèm ở Phần Lan

 Nguyễn Khánh Trung

Việc dạy kèm ở Phần Lan là chủ trương chung quốc gia, được các văn bản chính thức quy định, được thực hiện bên trong trường học, thường là trong giờ học chính thức. Như vậy, các kế hoạch dạy kèm là một phần của chương trình giáo dục quốc gia, một nhiệm vụ của giáo viên.

Dạy kèm ở Việt Nam gần như đồng nghĩa với việc dạy thêm học thêm. Nhưng việc dạy kèm có tiêu cực như nó vẫn bị công luận phê phán không? Với riêng tôi, dạy kèm có tiêu cực hay không là do cách tổ chức, chứ việc kèm một cá nhân hay một nhóm học sinh nhỏ, để các em tiến bộ thì không thể nào xấu về mặt phương pháp. Để chứng minh điều này, tôi xin kể chuyện dạy kèm ở Phần Lan, từ đó trở lại bình luận và so sánh với việc dạy kèm ở Việt Nam.
 
Ba mức độ dạy kèm


Trong chuyến nghiên cứu thực địa thuộc một dự án do Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục IRED tổ chức, tôi có dịp quan sát trực tiếp cách thức người Phần Lan giảng dạy. Trong Chương trình Cốt lõi Quốc gia về Giáo dục Cơ bản, Hội đồng Giáo dục Quốc gia thuộc Bộ Giáo dục nước này dành một phần lớn nói về cách thức giảng dạy, cách thức phối hợp giữa các tác nhân như giáo viên, học sinh, phụ huynh, chính quyền, tổ chức an sinh xã hội… để giúp học sinh phát triển tối đa về trí tuệ, đạo đức và thể chất.

Họ chủ trương vừa chung vừa riêng: chung là về chủ trương, mục tiêu giáo dục quốc gia, chương trình giảng dạy cốt lõi; riêng là trong cách thực hiện, triển khai làm sao để đến những mục tiêu chung đó, riêng không những với từng vùng, từng trường, từng lớp học mà còn với từng cá nhân học sinh.

Giáo dục: Tiếp tục giam hãm hay khai phóng?

Kiều Oanh (ghi)
- Sáng 29/9, góp ý kiến cho hội nghị Trung ương VI vào tuần tới - những tri thức thủ đô không ngần ngại ngày nghỉ, đã hội tụ để "hiến kế" cho công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục nước nhà. Họ là những Nhà giáo nhân dân, GS đầu ngành có nhiều đóng góp cho giáo dục đã không thể ngồi yên trước những lo âu cho thế hệ tương lai của đất nước.
Hơn 3 tiếng "hiến kế" không giải lao, GS Hoàng Tụy, GS Hoàng Xuân Sính, GS Chu Hảo, GS Nguyễn Lân Dũng, GS Phạm Minh Hạc, GS Nguyễn Xuân Hãn, nguyên phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình.... đã phác thảo nhiều "mảng tối" của giáo dục đào tạo nước nhà cần tháo gỡ.

GS Hoàng Tụy

“CHÂN THẮNG” VÀ “CHÂN GA”


Bùi Văn Nam Sơn



“Văn hóa là chân thắng. Kinh tế là chân ga”

Nguyên Ngọc



Trong bài “Văn hóa… để làm gì? (Vietnamnet, 10.7.2009), Nguyên Ngọc viết: “Những gì gọi là văn hóa chúng ta đang làm thường rất ồn ào, và văn hóa thật thì lại không ồn ào. Nó thâm trầm. Cái thắng có ồn ào bao giờ đâu, trừ khi phải thắng gấp vì sắp chết đến nơi! Chúng ta chưa thật sự làm văn hóa. Có phải thật thế không? Tôi rất mong được thử trao đổi, để cùng suy nghĩ tiếp, và để cho cuộc đi tới của chúng ta hôm nay, và cả ngày mai nữa, nhanh mà vững, mà bền, và nói cho cùng, để cuộc đi tới của chúng ta hôm nay thật sự đưa đến sự trong lành cho xã hội và hạnh phúc cho con người”.


Với nhận định trên đây, nhà văn Nguyên Ngọc đã có sự trăn trở của một nhà văn hóa, hay, đúng hơn, của một nhà phê phán văn hóa, tiếp nối một truyền thống có lịch sử rất lâu dài và phong phú, nhưng đặc biệt nổi bật trong thời gian gần đây. Xin đóng góp phần nhỏ vào cuộc trao đổi này chung quanh một vài điểm liên quan đến khái niệm văn hóa và phê phán văn hóa đang được thảo luận ở các nước phát triển.


TỪ SỰ MỞ RỘNG KHÁI NIỆM VĂN HÓA…


Hiện nay, khái niệm văn hóa đang được mở rộng và, đôi khi có sự thay đổi sâu sắc về ý nghĩa. Thông thường, văn hóa được hiểu theo nghĩa hẹp của một phạm vi đặc thù: văn chương nghệ thuật, khoa học với sợi dây nối kết là triết học. Nó đồng nhất với biểu trưng về “Chân-Thiện-Mỹ” như trong quan niệm ở thế kỷ 19. Văn hóa, theo nghĩa ấy, là giảng đường, nhà hát, thư viện, nhà bảo tàng, các hội nghệ sĩ, các trang “feuilleton” trên báo chí, và, tất nhiên, là cả các cơ quan phụ trách những lĩnh vực ấy.

Nhà văn Nguyên Ngọc: Cần phản tư về nguyên nhân gốc của sự suy thoái văn hóa và giáo dục

VHNA : Văn hoá và giáo dục gắn liền với cuộc sống và số phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cả cộng đồng quốc gia – dân tộc. Rõ ràng là văn hoá và giáo dục của nước ta trong nhiều thập kỷ qua có nhiều biến động và sa sút, xuống cấp. Cả xã hội đã và đang bàn về vấn đề này và cho đến nay vẫn đang ở trong vòng quanh co, chưa có một đường hướng rõ ràng, cụ thể để đưa văn hoá và giáo dục nước nhà thoát ra được cuộc khủng hoảng với những hy vọng có cơ sở. VHNA giới thiệu cuộc trao đổi của nhà văn Nguyên Ngọc với TS Nguyễn Thị Từ Huy với hy vọng góp một tiếng nói đáng tham khảo với bạn đọc.

 Nguyễn Thị Từ Huy: Thưa nhà văn Nguyên Ngọc, từ nhiều năm nay, sự xuống cấp của văn hóa và giáo dục đã trở thành một sự thật hiển nhiên với quá nhiều bằng chứng được nêu công khai trên báo chí, và mỗi một cá nhân hay mỗi một gia đình đều trải nghiệm nó trong đời sống hàng ngày. Thực ra văn hóa và giáo dục liên quan rất chặt chẽ với nhau. Là một người làm việc trong cả hai lĩnh vực, và đặc biệt quan tâm tới cả hai lĩnh vực (nói điều này có vẻ thừa nhưng thật ra lại không thừa, vì thực tế là hiện nay ở ta nhiều người làm việc trong lĩnh vực giáo dục mà không quan tâm đến giáo dục, làm việc trong lĩnh vực văn hóa mà không quan tâm đến văn hóa), nhà văn có thể nói rõ hơn về việc sự xuống cấp của cái này kéo theo sự xuống cấp của cái kia như thế nào ? Đâu là căn nguyên sâu xa của tình trạng suy thoái của văn hóa và giáo dục hiện nay?

Nguyên Ngọc: Trước hết xin nói về quan hệ giữa văn hóa và giáo dục. Có thể nhận thấy điều này: ở nhiều nước và là những nước tiên tiến, bộ trưởng giáo dục hầu như bao giờ cũng là nhà văn hóa lớn. Hơn thế nữa, khi nảy sinh những vấn đề quan trọng về giáo dục, vị bộ trưởng ấy, hoặc chính thủ tướng chính phủ, thường mời một hay một số nhà văn hóa lớn, có tầm bao quát sâu rộng về xã hội, thậm chí là nhà triết học xã hội hàng đầu, làm cố vấn, nghiên cứu, thiết kế, đề xuất những dự án căn bản về cải cách giáo dục. Và nhiều nhà văn hóa lớn thường cũng là nhà giáo dục lớn. Trường hợp Edgar Morin ở Pháp là như vậy. Edgar Morin cố gắng nhận diện xã hội trước những chuyển biến có tính cách mạng của thời đại tác động dữ dội đến tư duy và cuộc sống của con người, để suy nghĩ, bàn luận và đưa ra những kiến nghị cơ bản đối với giáo dục.

Đề xuất mô hình đại học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập


Theo Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung, Nghiên cứu viên hợp tác, Trung tâm Nghiên cứu Xã hội học, Đại học Nantes (Cộng hòa Pháp): Mô hình cần có trong thời kỳ đổi mới và hội nhập của đại học Việt Nam là hình ảnh những hình tròn đồng tâm. Tức là gia tăng vùng chung gặp gỡ giữa những đại diện cho các mảng khác nhau như khoa học, chính trị, kinh tế, văn hóa và lợi ích của những người thụ hưởng trực tiếp nền giáo dục. 

Sự đồng tâm nhất trí giữa các bên không phải là kết quả của một sự áp đặt từ trên xuống như mô hình trước đổi mới, mà phải là một sự đồng thuận giữa các bên trong tinh thần tự nguyện với một cơ chế dân chủ từ dưới lên.

Theo đó, các trường đại học không chỉ đóng vai trò như "cỗ máy ý thức hệ nhà nước", mà phải tạo được một cơ chế tạo điều kiện cho các bên tham gia một cách tích cực và chủ động vào hoạt động của trường đại học, đặc biệt là đưa ra những chủ trương mục tiêu cũng như nhất trí với nhau về những quy chuẩn chất lượng trong mô hình lý tưởng của sản phẩm mà nhà trường lấy làm mục tiêu đào tạo. Đây là cách làm hiện tại cũng như khuynh hướng tương lai của các trường đại học trong các nước phát triển.

Theo hướng này, chất lượng giảng dạy phải được xem xét một cách động và mở chứ không nên đóng khung trong một lý thuyết nào, hay chịu kiểm soát tuyệt đối từ một bên nào đó. Như vậy, "động" là để có thể nắm bắt và có khả năng thích ứng với những biến chuyển nhanh chóng của hoàn cảnh xã hội bên ngoài ở tầm mức địa phương, quốc gia và quốc tế. Còn "mở" là để mọi thành phần có thể tham gia, góp ý một cách chủ động tích cực nhằm làm hài hòa những đòi hỏi của các bên. Sản phẩm đào tạo phải là thành quả chung của cả bên sử dụng lao động và của chính người học trong sự hài hòa với các yếu tố văn hóa và chính trị.

Sinh viên ra trường phải mang trong mình các giá trị văn hóa của địa phương, dân tộc mình nhưng cũng là người của thời đại hội nhập quốc tế với những giá trị phổ quát của nền văn minh nhân loại. Mỗi sinh viên vừa phải nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết, vừa phải có khả năng thích ứng trong mọi môi trường công việc; phải biết nghiên cứu, tư duy và có khả năng phản biện, giải quyết những khó khăn trong đời sống của mình cũng như của xã hội đặt ra.

Giáo dục cổ truyền và giáo dục hiện đại

      Nguyễn Khánh Trung (Viết từ Pháp)
- Một số người cho rằng không nên mất thời gian tranh luận về “Tiên học lễ...”, nhưng tôi lại thấy diễn đàn này rất quan trọng. Bởi, vấn đề không đơn giản chỉ dừng lại ở nội hàm chữ "Lễ", mà chúng ta đang dần đụng đến một thói quen tư duy, một tập tính của một dân tộc, đến đường lăn của cỗ máy giáo dục với một quá khứ mang nặng ảnh hưởng Nho giáo, mà quán tính của nó đang tác động đến hiện tại và tương lai của xã hội Việt Nam. Từ Pháp độc giả Nguyễn Khánh Trung gửi tham luận. 
TIN BÀI LIÊN QUAN:



Ảnh minh họa

Giáo dục Việt hiện là hình thức “giáo dục cổ”
John Dewey (1859 – 1952), nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ, trong tác phẩm “Kinh nghiệm và giáo dục” đã gọi giáo dục của Mỹ hồi thế kỷ 19 về trước là giáo dục cổ truyền. Đó là một kiểu giáo dục hướng về quá khứ, hành động giáo dục là việc thực hiện sự áp đặt những kinh nghiệm, những kiến thức của người lớn, những “chân lý vĩnh cửu” và những“giá trị vĩnh hằng” lên trẻ nhỏ.
Chương trình giáo dục được cố định, hàm chứa các kiến thức được áp đặt từ bên ngoài và bên trên lên học sinh, nó tựa như một cái kho chứa đồ cũ với những ngăn- kéo theo liều lượng dựa trên kinh nghiệm của người lớn. Người thầy chỉ việc lôi từng ngăn, và truyền lại cho học sinh một cách đồng loạt theo yêu cầu từphía trên.

"Emille hay [là] về giáo dục" - Một triết lý giáo dục nhân bản: dạy và học làm người.

Bài giới thiệu của Bùi Văn Nam Sơn về quấn sách  "Emile hay là giáo dục" của J. R Rousseau, do Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương chuyển ngữ - xuất bởi NXB Tri Thức năm 2008. 
“Việc học tập đích thực của chúng ta là học tập về thân phận con người”…([1]) - J. J. Rousseau (Emile)


1. Triết gia Immanual Kant (1724-1804).

Tác giả của câu trả lời nổi tiếng về “Khai minh là gì” ([2]), có kỷ luật sinh hoạt hết sức nghiêm ngặt: đúng bốn giờ chiều mỗi ngày, ông ra khỏi nhà, đi dạo, luôn luôn một mình, trên cùng một con đường. Giai thoại thường kể: dân Königberg chờ ông ra khỏi nhà để lên dây cót hoặc chỉnh đồng hồ! Và tương truyền chỉ có hai lần Kant trễ “thời khóa biểu” trong suốt mấy mươi năm: nhận được tác phẩm Emile của J. J. Rousseau và nghe tin Ðại Cách mạng Pháp bùng nổ. Hai sự kiện cách nhau ngót 30 năm (1762/1789), nhưng với Kant, có lẽ quyển sách này cũng quan trọng không kém cuộc cách mạng kia, nếu không muốn nói, cái sau chính là kết quả của cái trước. Ta nhớ đến lời ca tụng của một trong các lãnh tụ khét tiếng của Cách mạng Pháp, Robespierre: “Trong số những nhà tư tưởng thì chỉ có Rousseau mới thật xứng đáng với danh hiệu là người Thầy của nhân loại” (diễn văn ngày 7.5.1794). Kant, suốt đời sống độc thân (tức không có nhu cầu giáo dục con cái!), cũng đã trở thành một nhà đại giáo dục tiêu biểu cho thời cận đại là nhờ chịu ảnh hưởng sâu đậm của J. J. Rousseau khi Kant nói: “Con người là tạo vật duy nhất cần phải được giáo dục” ([3]) hay “Con người chỉ có thể trở thành người là nhờ giáo dục. Con người là những gì được giáo dục tạo nên”([4]). Vấn đề chỉ còn là: nền giáo dục ấy phải như thế nào?

Nho giáo và triết lý giáo dục

Nguyễn Khánh Trung (Viết từ Pháp) 
- Cách đây mấy ngày tôi đọc bài “SOS thứ bậc VN trên xếp hạng trí tuệ toàn cầu”, chiều ngày 9 – 8 lại được nghe GS. Nguyễn Văn Tuấn (Úc) thuyết trình về tình trạng nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam với những bảng biểu và con số cụ thể chứng minh rằng Việt Nam đang thua rất xa các nước trong khu vực về thành tựu nghiên cứu khoa học. Rồi nữa, chuyện thầy đánh trò đình đám xảy ra cách đây mấy tuần mà báo chí đã đưa tin... Tất cả như quyện lại với nhau, như cùng có một nguyên nhân sâu xa nào đó liên quan đến triết lý giáo dục, mà cũng hình như liên quan đến chuyện “tiên học lễ...” trong nhà trường mà chúng ta đang tranh luận.


Nho giáo và các vấn đề giáo dục hiện nay

Rõ ràng không thể cho việc “ngụp lặn” của trí tuệ người Việt ở nữa dưới thế giới là do tư chất người Việt kém. Ngược lại, tôi thấy con em người Việt ở nước ngoài đã tỏ ra sắc bén không thua chị kém em nước sở tại trong chuyện học hành nghiên cứu. Vậy chắc chắn có cái gì đó không ổn trong triết lý giáo dục mà hậu quả là chúng ta đã không đào tạo được những con người có văn hoá phản biện, có khả năng tư duy độc lập và sáng tạo để tự thay đổi mình và thay đổi môi trường sống, cũng như góp sức mình làm phong phú kho tàng tri thức của nhân loại.

Dựa vào gì để cân nhắc bỏ hay giữ “học lễ”?

      Lãnh Nguyên

- Nếu không trở về nội hàm gốc của “lễ”, cuộc thảo luận tiếp tục hay đình chỉ học “lễ” sẽ vô tận, vô bổ. Bởi vì, mỗi vị sẽ mở đầu bằng: “Theo ý kiến riêng của tôi, thì “lễ” là…” (!).


Thống nhất nghĩa gốc của “lễ” để khỏi bàn cãi vô bổ
Cứ làm như chúng ta có quyền đưa ra khái niệm “lễ” cho thời hiện đại. Không đâu! Chữ “lễ” (trong “tiên học lễ”) là di sản ngàn năm, sửa đổi tuỳ tiện là mắc tội. Sửa đổi đến mất cả nghĩa gốc thì tội nặng lắm. Với di sản vật thể cũng vậy.
Ngày xưa, tổ tiên ta học “Lễ” đúng với nghĩa gốc của Lễ; và học “Văn” cũng đúng nghĩa của Văn (để làm quan văn). Ngày nay, vẫn y nguyên “tiên học lễ, hậu học văn” nhưng cách giải thích thì đủ kiểu. Ngoài ra, nhiếu ý kiến khăng khăng “phải học lễ”, nhưng học gì, thì bỏ lửng… Chỉ khổ các cháu: bị thúc “học đi” mà chẳng biết học gì, ở đâu, ai dạy...
Trước năm 1945, “lễ” được dạy ngay từ bậc tiểu học, trong môn Luân Lý (gọi tắt của Luân Thường và Đạo Lý). Học sinh dưới 10 tuổi phải học ứng xử trong nhiều mối quan hệ - chủ yếu là quan hệ với người “bậc trên” - gồm tới mấy chục bài. Dẫu vậy, cái quy tắc cốt lõi toát ra từ các bài vẫn thể hiện trung thành nghĩa gốc của khái niệm “lễ”.
Ngày nay, hô hào học sinh cả nước học “lễ” mà không có nội dung học , không có sách giáo khoa, và bói không ra thầy dạy “lễ”.

Sinh viên – bạn nghĩ gì ?

      Nguyễn Thị Từ Huy

 Bạn đã bao giờ gặp tình huống này chưa : để lảng tránh giải thích cho bạn về một vấn đề nào đó, về một hiện tượng tiêu cực, về một sự khuất tất hay một bất công nào đó, người ta trả lời bạn : « Cái nước mình nó thế, đừng có hỏi ! » ?Đã bao giờ bạn đưa phong bì cho giáo viên, và thay vì dằn vặt xấu hổ, bạn tự nhủ : « Cái nước mình nó thế », rồi cảm thấy thanh thản ?

Tôi giả định rằng bạn đủ nhận thức để hiểu cái nước mình nó thế là nó như thế nào, nên không luận giải về điều đó ở đây. Tôi chỉ muốn đề cập tới, một cách chưa đầy đủ, thái độ nào có thể có đằng sau câu nói đó. « Cái nước mình nó thế » là một mệnh đề tiêu biểu cho sự bất lực, cho sự đầu hàng vô điều kiện, sự nô lệ cho hoàn cảnh và nô lệ cho chính mình. Mệnh đề này thể hiện sự kìm kẹp, sự trói buộc từ bên trong của mỗi cá nhân, hậu quả của sự trói buộc dài hạn từ bên ngoài. Và nó cũng thể hiện sự lảng tránh trách nhiệm. Để tránh hành động, để chấp nhận cái xấu, cái ác, cái tồi tệ, nhưng đồng thời để tránh phải chịu trách nhiệm về cái xấu, cái tồi tệ và cái ác, người ta nói với bạn : « Cái nước mình nó thế ». Những người nói câu này ngụ ý rằng « mình » không can dự gì vào « cái nước mình » ấy, rằng « mình » chẳng phải chịu trách nhiệm gì hết. Phủi tay. Tuy nhiên, mệnh đề này khi được thốt ra cho thấy đằng sau nó thái độ chấp nhận tuyệt đối. Vì cái nước mình nó thế nên đừng hỏi gì cả, đừng làm gì cả, chỉ có một con đường duy nhất là chấp nhận mà thôi. Song, điều mà có thể những người phát ngôn câu đó không ngờ tới là cái vị thế này : chấp nhận rằng cái nước mình nó thế cũng có nghĩa là chấp nhận rằng mình cũng như thế. Thêm nữa, khi đóng đinh vào đầu bạn ý tưởng về cái nước mình nó thế, người ta không những tự phủ nhận khả năng thay đổi của mình, mà còn muốn phủ nhận khả năng thay đổi của bạn, người ta không khuyến khích bạn hỏi, không khuyến khích bạn hành động ; mà trái lại còn ngăn cản bạn, còn triệt tiêu khả năng đặt câu hỏi của bạn, còn làm bạn nhụt chí, khiến bạn trở nên giống như họ, nghĩa chấp nhận một cách tự nhiên rằng cái nước mình nó như vậy, nó không thể khác được, rằng không có cách gì làm cho nó khác đi được, và vì thế mà không làm gì để cho nó khác đi. Và nếu không làm gì cho nó khác đi thì cũng không sao, bởi vì… « cái nước mình nó thế » ! Bạn thấy đấy, bằng cách đó, quả là thật dễ dàng để ăn ngon ngủ yên. Vấn đề là bạn có thể ăn ngon ngủ yên mãi trên một hiện thực « như thế » hay không ? Nó có để cho bạn yên hay không ?

Sunday, February 3, 2013

MẤY VẤN ĐỀ VỀ NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH TRONG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HIỆN NAY

(NKT) Khuynh hướng nghiên cứu trên thế giới ngày nay là tiếp cận liên ngành, đơn giản vì là khi quan sát một hiện tượng, nếu chúng ta chỉ đóng khung trong một cách nhìn, một lăng kinh của một chuyên ngành hẹp, thì nguy cơ sẽ là phiếm diện... Nhưng thế nào là nghiên cứu liên ngành ? Bài viết của GS. Đỗ Quang Hưng sẽ giúp chúng ta hiểu một phần.
 
I. Đặt vấn đề
Mới đây, tháng 12/2009 Trường ĐHKHXH&NV của chúng ta đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề Nghiên cứu liên ngành trong Khoa học Xã hội và Nhân văn: Kinh nghiệm và triển vọng. Trong phát biểu khai mạc Hội thảo GS.TS. Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng nhà trường có nói rằng: “Trong điều kiện hiện nay, mỗi nhà khoa học cũng như mỗi ngành học cụ thể vừa cần chuyên môn hóa, tăng cường mở mang các hiểu biết bằng các phương pháp nghiên cứu chuyên biệt của mình, đồng thời vừa phải chú trọng và mở rộng liên kết, thâm nhập và hợp tác chặt chẽ với các ngành khoa học khác. Chính sự phát triển đến trình độ cao, chuyên sâu của mỗi ngành, chuyên ngành sẽ đảm bảo cơ sở vững chắc để phát triển nghiên cứu liên ngành hoặc các ngành liên ngành. Nghiên cứu liên ngành chỉ thực sự đạt được những thành tựu nghiên cứu mới trên cơ sở kế thừa và khai thác được thế mạnh của các ngành khoa học khác”[1].
Trong cuộc hội thảo này, chủ yếu là cuộc đối thoại giữa các GS, các nhà nghiên cứu Trường ĐHKHXH&NV và một số Trường đại học của Pháp, xoay quanh nhiều chủ đề có liên quan như: Lịch sử, Văn minh và văn hóa; Kinh tế và quản lý; Ngôn ngữ học và Văn học; Tâm lý học, Xã hội học và Khoa học giáo dục. Phần lớn các tham luận đi vào những chiều kích cụ thể của “tính liên ngành”thể hiện qua mỗi chuyên ngành, gợi ra nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu và đào tạo.

'Tiên học lễ...' không có lợi?

Nguyễn Khánh Trung (viết từ Pháp)
- Từ Pháp - độc giả Nguyễn Khánh Trung nêu quan điểm cá nhân bàn về việc nên giữ hay bỏ khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Theo tác giả, khẩu hiệu nàyđược treo trong các trường học hiện nay không có lợi cho sự phát triển của học sinh cũng như xã hội.
TIN BÀI LIÊN QUAN:


Sản phẩm của Nho giáo Trung Quốc
Khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” là sản phẩm giáo dục Nho giáo của Trung Quốc. Đức Khổng Tử đưa ra triết thuyết với mong muốn phục hưng lễ giáo nhà Chu (khoảng thế kỷ thứ X trước Công Nguyên), nhằm ổn định xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ bằng "đức trị" và "lễ trị".

Quan hệ thầy trò cần trật tự trên dưới hay dân chủ để có thể tranh luận? (Ảnh minh họa: Hương Giang.)

Lược sách của M. Young

(NKT) Dưới đây là bài viết của Nguyễn Thị Kim Quý, tóm tắt về cuốn sách gần đây của M. Young (2008) có tựa đề " Bringing knowledge Back in. From social constructivism to social realism in the sociology of education". London and New York Routledge.
Vấn Đề Tri Thức Trong Chương Trình Học Nhìn Từ Cách Tiếp Cận Duy Thực Xã Hội

Michael Young, Bringing knowledge back in: from social constructivism to social realism in the sociology of education (Giành lại tri thức: từ cách tiếp cận kiến tạo xã hội tới cách tiếp cận duy thực xã hội trong ngành xã hội học giáo dục). London,  Routledge, 2008, xx + 247 pp., £30 (bìa cứng), ISBN-10: 0-415-32121-2.

Mở Đầu
Có một thực tế là hiện nay trong khi các quốc gia trên thế giới đang hô hào hướng tới một “xã hội tri thức”, thì một cách vô tình hay hữu ý, bản thân khái niệm tri thức lại bị bỏ qua trong các công trình nghiên cứu giáo dục và trong việc làm các chính sách giáo dục. Một loạt câu hỏi liên quan đến khái niệm tri thức như, Nhà trường cần cung cấp cho người học tri thức gì? Bản chất của các tri thức đó là gì? Chúng được tổ chức,  đổi mới, và bổ sung dựa trên nguyên lý nào trong chương trình học?
Đây là những câu hỏi không hề đơn giản xoay quanh lý thuyết và thực tiễn xây dựng các chương trình học. Người đặt ra câu hỏi này, đồng thời cũng chính là người cất công góp phần đi tìm câu trả lời là Michael Young, giáo sư ngành xã hội học giáo dục từ Học Viện Giáo Dục, Đại Học London, Anh Quốc, đồng thời là một trong những lý thuyết gia tiên phong về chương trình học. Đem ánh sáng từ xã hội học tri thức cùng kết quả nghiên cứu mới nhất trong trong ngành, được kết tinh trong trào lưu “duy thực xã hội” (social realism) mà ông là một trong những người chủ trương, những luận giải của ông đã góp phần xác định rõ cái cốt lõi mà một chương trình học cần hướng tới. 
Bài viết này tóm tắt tư tưởng về cách tiếp cận duy thực xã hội đối với chương trình học trong cuốn sách của tác giả nhan đề “Giành lại tri thức: từ cách tiếp cận kiến tạo xã hội tới cách tiếp cận duy thực xã hội trong ngành xã hội học giáo dục”. Bài viết nhấn mạnh lý do vì sao cách tiếp cận duy thực xã hội ra đời, cơ sở nào nó giúp đem lại một cách giải quyết cho những vấn đề về chương trình học hiện nay ra sao, và một số ý nghĩa của nó đối với giáo dục.

Từ Trường Phái Tân Xã Hội Học Giáo Dục tới Trường Phái Duy Thực Xã Hội (tiếp và hết)

  8 .Các dạng tri thức và ý nghĩa của chúng

Trong phần cuối này tôi muốn nói ngắn gọn về ý nghĩa giáo dục qua năm điểm chính rút ra từ sự biệt hóa mang tính xã hội của tri thức, với nền tảng từ Durkheim, Vygotsky và Bernstein. 

•    Sự khác biệt căn bản giữa tri thức và kinh nghiệm 

Nếu không có sự khác biệt trọng tâm trong lý thuyết xã hội về tri thức của Durkheim này thì quan điểm về chương trình học hay thậm chí là giáo dục nói chung đều không có ý nghĩa gì hơn là những cơ quan tổ chức kiểm soát trí óc con trẻ - giống như ý kiến của Foucault về cuốn sách gây ảnh hưởng của mình nhan dề Kỉ luật và Trừng Phạt (Foucault  1977). Tại sao xã hộ lại muốn các cơ sở giáo dục với chức năng chuyên môn hóa như nhà trường nếu tất cả những gì nó có thể mang lại cho đứa trẻ là các kinh nghiệm mới? Hậu quả nảy sinh từ việc chối bỏ quan điểm phân biệt các dạng tri thức của Durkheim này đã được chứng minh qua những thất bại liên tiếp của các nhà giáo dục cấp tiến trong những nỗ lực đồng hóa các phạm trù tri thức với kinh nghiệm và nỗ lực xây dựng một chương trình học dựa trên kinh nghiệm. Những chương trình học gây tai hại nhất lại chính là những chương trình có thiện ý giúp trẻ em học chậm hoặc thiếu hứng thú học tập bằng cách dựa trên kinh nghiệm của chúng và chỉ dừng ở đó. Hậu quả tương tự đối với chương trình học hướng nghiệp cũng được trình bày hết sức kĩ lưỡng qua cuốn sách mới xuất bản của Leesa Wheelahan (Wheelahan 2010). Mặc dù bối cảnh Wheelahan phân tích là nước Úc nhưng qua đó người đọc hoàn toàn có thể liên hệ với những chương trình hướng nghiệp ở các quốc gia khác. 

Saturday, February 2, 2013

Từ Trường Phái Tân Xã Hội Học Giáo Dục tới Trường Phái Duy Thực Xã Hội (tiếp)

5. Luận đề “Tri thức Là Quyền Lực” và Những Vấn Đề Của Nó

Sau này tôi nhận ra rằng với tư cách là một lý thuyết cách tiếp cận theo quan điểm xã hội đối với chương trình học, hay nói cách khác quan điểm rằng “tri thức là quyền lực” mà tôi đề ra trong cuốn sách  bộc lộ ít nhất ba vấn đề căn bản:


· Nó có tính mâu thuẫn – nó không tự áp dụng được luận đề đó cho chính mình – tại sao người ta cần phải chấp nhận nó trong khi nó tự nhận mình làm cơ sở để bác bỏ quan điểm rằng có những dạng tri thức có tính tin cậy hơn những dạng khác?


· Nó đi ngược với thực tế rằng trong mọi xã hội có những dạng tri thức được cho là ưu việt hoặc đáng tin cậy hơn, giúp con người tiến tới gần hiện thực hơn những dạng tri thức khác. 


· Nó không mang lại cơ sở nào cho một chương trình học mới,   hay cơ sở cho việc thêm vào hay giảm tải thứ kiến thức nào đó trong chương trình học ngoài việc chỉ công nhận rằng người có quyền là người được quyết định. Nếu chương trình học được định nghĩa như là hệ thống “tri thức của kẻ mạnh” thì định nghĩa ngược lại sẽ là hệ thống “tri thức của kẻ yếu” – và còn là gì nữa?  

Từ Trường Phái Tân Xã Hội Học Giáo Dục tới Trường Phái Duy Thực Xã Hội

  (NKT) Michael F D Young là một nhà lập thuyết người Anh, ông đã tạo ra tiếng vang trong giới nghiên cứu giáo dục trên thế giới khi cho ra đời tác phẩm "Tri thức và Kiểm soát" (1971), trong đó có những ý tưởng mạnh mẽ đặt nền móng cho trường phái "Tân xã hội học giáo dục". Tôi đã đọc tác phẩm này, dã sử dụng nó trong luận án tiến sĩ (2006) và có bài "Giới thiệu xã hội học curriculum" đăng trên Tạp chí Xã Hội Học số 1 - 2008. Từ đó đến nay, tôi không cập nhật lý thuyết của Young. Duyên phận, tôi may mắn được gặp cô học trò mới tinh của ông người Hà Nội tại Sài Gòn, và cũng từ đó biết được Young đã thay đổi thế nào trong tư tưởng của ông. Ông đã đi từ trường phái "Tân xã hội học giáo dục" của chính ông sang trường phái "duy thực xã hội". Sự thay đổi này giúp soi sáng được nhiều điều khi lý luận về chương trình giảng dạy mà những tư tưởng trong "Tri thức và kiểm soát" vốn nặng về "Kiến tạo luận" đã bí không giải thích được một cách cặn kẽ.

Một điều vinh dự hơn nữa, chúng tôi đã thành công trong việc mời GS. M. Young thuyết trình về các tư tưởng của ông tại IRED trong cuối tháng 7/2012. Đây là một dịp hiếm có với chúng tôi, các nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà lãnh đạo giáo dục, cũng như những người làm nghề "trồng người" ở Việt Nam. Nhân dịp này, tôi xin giới thiệu các bài viết mới của ông đã được đồng nghiệp Kim Quý, học trò cưng của M. Young chuyển ngữ. Xin cám ơn Kim Quý, cám ơn GS.  M Young.
Sau đây là bài viết về quá trình thay đổi trong nhận thức luận của GS. Young. Bài viết dài, nên sẽ được post trong nhiều lần.

Những cuộc đua phản chức năng

 Nguyễn Khánh Trung


Meghan Vogel dìu bạn để cùng về đích
Cách đây mấy tuần, báo giới Mỹ đã đưa tin và bình luận về một cuộc đua chạy cự ly 3.200m của bang Ohio, trong đó Meghan Vogel 17 tuổi, đáng lý đã về đích, nhưng khi phát hiện một bạn đua gần kiệt sức cách đích đến 30m, thay vì vượt lên để giành chiến thắng, Volgel đã quàng tay qua vai McMath và dắt dìu cô này cùng về đích.1
Theo luật chơi thì đáng lý Vogel và McMath đều bị loại, nhưng ban tổ chức giải đua đã quyết định cho McMath về thứ 14 và Vogel về thứ 15 để biểu dương tinh thần fair play trong thể thao của Vogel. Báo chí sau đó đã khen ngợi hành động cao đẹp này. Trả lời phỏng vấn, Vogel cho biết là đã choáng với những khen ngợi “quá lời” của báo chí, cô bé chỉ giản dị rằng: “Giúp đỡ bạn ấy đến được đích làm cho tôi thấy thỏa mãn hơn là đoạt được chức vô địch của toàn bang”. Câu chuyện đang tác động tích cực lên xã hội nói chung và lứa tuổi teen nói riêng.

Cũng trong thời gian này, tại Việt Nam cũng diễn ra một cuộc đua khác, đó là thi tốt nghiệp phổ thông. Qua các clip video mà một em học sinh quay được ở Đồi Ngô, người ta thấy người lớn và các cô cậu sĩ tử rất đoàn kết dắt dìu nhau về đích. Câu chuyện này cũng đang gây xôn xao báo giới và xã hội, tạo ra một ảnh hưởng tiêu cực nặng nề, không những làm nhiều người chẳng còn tin tưởng gì vào các con “số đẹp” tỷ lệ tốt nghiệp được công bố sau đó, mà đáng ngại hơn là sự kiện này đang phản ánh hiện tượng dối trá, gian lận đang tồn tại ngay trong môi trường giáo dục.

Ông Tây phân làn và bài học người con dành cho cha

   Nguyễn Khánh Trung (viết từ Pháp)  

-Tôi viết những dòng này sau khi xem clip trong bài “Tây ‘ba lô’ điều khiển giao thông tại Hà Nội” đăng trên VietNamNet. Cảnh quay này làm tôi nhớ lại một câu chuyện khác khi tôi đang ngồi trên chuyến bay từ Bangkok về sân bay Tân Sơn Nhất.

Trật tự giao thông phụ thuộc ý thức người dân


Trên chuyến bay đó, người Việt mình chen nhau giành nhà vệ sinh rất mất trật tự, thấy thế một ông Tây ở hàng ghế gần đó đã tự nguyện đứng lên làm trật tự bằng cách đứng giữa lối đi và chỉ định cho từng người một đi vệ sinh tuỳ theo thời gian người đó đến trước hay sau. Nghĩa là ông Tây tập cho bà con mình xếp hàng để đảm bảo sự công bằng và trật tự trong khu vực gần nhà vệ sinh của máy bay.