Monday, December 29, 2014

Viết sách giáo khoa: Từ những bộ sách âm thầm…- Hoàng Hương, Thư Hiên


TTCT – Từ nhiều năm nay ở Hà Nội và TP.HCM, không ít giáo viên và nhóm giáo viên đã tự biên soạn các bộ tài liệu dạy học để sử dụng bên cạnh hoặc thay thế kênh tài liệu chính thức là sách giáo khoa (SGK). 

Liệu đây có là một tiền đề thuận lợi cho chủ trương một chương trình – nhiều bộ SGK đang được triển khai?
 
Câu chuyện Hà Nội: Động lực để viết sách
Thầy Phạm Văn H. – cán bộ quản lý Trường THPT Nguyễn Trãi, Ba Đình, Hà Nội – là một giáo viên toán giàu kinh nghiệm. Để cuốn hút được học sinh, ông đúc kết: ngoài cái duyên sư phạm thì người thầy cần có nền tảng kiến thức tốt dựa trên một thời gian dài tích lũy của một quá trình học hỏi không ngừng.
Vì thế, thầy H. mua và đọc rất nhiều sách, rồi bắt đầu viết sách. Trong số sách tham khảo môn toán cấp THPT mà thầy tham gia viết, ba bộ đã được xuất bản.
Làm sao cạnh tranh về giá?
Trên thực tế, TP.HCM đã và đang biên soạn một bộ tài liệu dạy học cho bậc THCS, riêng bộ tài liệu môn vật lý đã được thử nghiệm tại một số trường THCS từ năm 2011 đến nay.
Bộ sách được đánh giá khá tốt vì tính ứng dụng, thực tiễn của nó. Tại nhiều trường, học sinh đã sử dụng tài liệu này thay cho SGK môn vật lý do Bộ GD-ĐT ban hành.
Tuy nhiên, giá thành của cuốn tài liệu dạy học vật lý cao hơn nhiều so với giá thành SGK của Bộ GD-ĐT. Chẳng hạn, cuốn tài liệu dạy học vật lý 7 có giá 40.000 đồng/cuốn, trong khi SGK Vật lý 7 của Bộ GD-ĐT chỉ có 5.500 đồng/cuốn.
Giải thích về điều này, một cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: SGK Vật lý 7 của bộ chỉ có 88 trang, ít hình ảnh và được in chủ yếu với ba màu: trắng, đen, đỏ. Còn tài liệu dạy học vật lý 7 của Sở GD-ĐT TP.HCM có tới 180 trang, nhiều hình ảnh hơn, in bằng nhiều màu rất bắt mắt. Do số lượng bản in thấp hơn, lại không được trợ giúp về nhiều mặt (kể cả kinh phí) như SGK do bộ thực hiện, nên loại sách gần như “tư nhân” này (Nhà xuất bản giữ quyền công bố tác phẩm, chịu trách nhiệm biên tập, in ấn, phát hành… rồi trả tiền bản quyền cho tác giả) rất khó có mức giá thấp.
Theo các chuyên gia trong ngành xuất bản, giá thành SGK chính là sự lo lắng lớn nhất, khiến họ rất băn khoăn trong việc quyết định có tham gia làm SGK cho chương trình đổi mới sắp tới hay không. Sách “tư nhân” chắc chắn không thể cạnh tranh được với sách “nhà nước” về giá thành, chưa nói đến việc cạnh tranh trên những “kênh” phát hành, thẩm định…
H.HG.

Thursday, December 18, 2014

VÌ SAO TỘI ÁC LÊN NGÔI?




Tống Văn Công

Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết người cướp của ghê rợn xảy ra cùng thời gian ở Bắc Giang và Bình Dương. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn thị Bình vốn là nhà giáo, bà bức xúc “rung chuông về giáo dục nhân cách.” Nhiều vị tiến sĩ tâm lý vào cuộc. TS Thạch Ngọc Yến có bài viết Thiếu vách chắn trước cơn bốc đồng, cho rằng các vụ này có “mẫu số chung là: Họ có một quá khứ không bình thường. Có thể là sự xáo trộn trong gia đình, là tuổi thơ bị bỏ rơi…” PGS-TS Lê Trọng Ân có bài Người lớn hãy làm gương, với mở đầu “Ông bà ta dạy: Con dại cái mang. Do đó con cái hư hỏng, cha mẹ phải xem lại mình..” Nhà báo Cao Tuấn có bài Sức mạnh kháng thể, “khái quát hơn cái ác có vẻ như đang ẩn hiện khắp nơi”. Thế nhưng ông lại nhận định: “Nó là sản phẩm “quái gỡ” (nhưng không nhiều) của một xã hội đang vận động đi lên-các yếu tố cũ, lạc hậu chưa mất hẳn và yếu tố mới, tiến bộ chưa định hình…Xét về mặt triết học, đây là thời kỳ chuyển tiếp không dễ dàng đối với bất cứ xã hội nào”. Lạ lùng là ông khuyên đừng “quá chú tâm truy tìm gốc rễ của những hiện tượng quái gỡ, hãy dành nhiều thời gian hơn để thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng lành mạnh”. Thật không khác nào trước con bệnh ngặt, lại khuyên thấy thuốc chớ chẩn đoán bệnh, mà hãy khuyến khích họ vui chơi, chạy nhảy!
Tôi không phải nhà nghiên cứu tâm lý, nhưng có lưu tâm đến vấn đề đạo đức xuống cấp, khi nghe anh Thái Duy (tức nhà văn Trần Đình Vân tác giả Sống như anh) từ miền Nam trở ra Hà Nội tâm sự: “Cậu ạ, Đảng mình có trách nhiệm đã làm xuống cấp đạo đức người dân Hà Nội. Hồi tớ đi học, mỗi khi thấy đám ma từ xa, cả bọn xuống xe đạp, giở mũ cuối đầu, chờ xe đi qua. Còn nay, bọn trẻ ngang nhiên phóng xe, lại còn lớn tiếng chửi thề, tại sao xe tang đi chậm cản đường!”. Tôi nghĩ đạo đức xuống cấp bắt đầu từ chuyện lớp trẻ chửi xe tang cản đường đã phát triển dần từng năm một! Tết Nguyên đán năm 2009, Hà Nội xảy ra vụ hằng trăm người xô đạp nhau tranh cướp hoa anh đào, tôi đã viết bài Vì sao đạo đức băng hoại tặng nhà thơ Hoàng Hưng và giáo sư Nguyễn Huệ Chi là hai người quan tâm vụ việc này. Gần ba năm qua, tình trạng xã hội và con người Việt Nam đã đi tới câu hỏi bức thiết hơn: Vì sao tội ác lên ngôi?