Sunday, March 16, 2014

Mẹ Pháp dạy mẹ Mỹ bí quyết ‘nói không’

Sinh Phạm 


- Không cần roi vọt, thậm chí cũng chẳng phải quát mắng, chỉ cần điều chỉnh giọng điệu, bạn sẽ dễ dàng "thu phục" được đứa trẻ.

TIN LIÊN QUAN:


‘Ông tướng đeo bỉm’

Nhìn những đứa trẻ Pháp ngoan ngoan tự ăn, tự chơi một mình, đã có lúc Pamela băn khoăn rằng, liệu chúng có bị bố mẹ dụ dỗ, hay thậm chí là đe nẹt?

Nhưng dường như không phải như vậy. Qua quan sát, cô thấy chúng vẫn tán gẫu vui vẻ, thoải mái. Và bố mẹ bọn trẻ cũng luôn tỏ ra rất chu đáo, tình cảm với con mình. Bà mẹ Mỹ này tự hỏi: Phải chăng người Pháp có một thế lực văn minh vô hình nào đó mà các ông bố bà mẹ ở đất nước cô đang thiếu.

Thoạt đầu, Pamela cảm thấy rất khó diễn đạt về cách thức bố mẹ Pháp đối xử với con cái mình. Nó vừa như có phần cực kỳ nghiêm khắc mà cũng lại vừa như dễ dãi đến kinh ngạc.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, họ không bao giờ bị mắc hội chứng "ông tướng đeo bỉm”.

Trong khi đó, hội chứng này rất phổ biến ở Mỹ. Có câu truyền miệng rằng: Nếu bạn không biết những "ông tướng đeo bỉm", hãy đến New York. ("You don't know from "child kings". Please visit New York).

Friday, March 7, 2014

Ở nơi tiến sĩ rởm mất đất sống

Nguyễn Khánh Trung

- Ở nơi đó chống lại chuyện trường giả, bằng giả, bằng thật học giả hiệu quả, không cần đến những lệnh cấm từ Nhà nước, trong khi dân lại được nhờ, được thực sự làm chủ.


 
Thời gian gần đây, dư luận khen câu nói của Bộ trưởng Giáo dục: “Thực tế những người có bằng giả hay bằng thật, nhưng chất lượng giả, chỉ có thể ‘chui’ vào hệ thống công chức Nhà nước, chứ không thể vào được các doanh nghiệp tư nhân”. Cũng như nhiều người, tôi thấy Bộ trưởng nói đúng quá.Tuy vậy cũng có người chê: Là Bộ trưởng tại sao Ông để bằng cấp giả, chất lượng giả tràn lan trong xã hội, và để nó “chui” vào hệ thống cơ quan Nhà nước ?
Theo tôi điều này không thể trách riêng Bộ trưởng Luận, mà nên trách anh “cơ chế” hiện tại. Hay nói cách khác, đây là lỗi hệ thống, liên quan đến toàn bộ xã hội, đến lòng người mà dân ta lại hay nói “dò sông dò biển dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người”.
Bởi lẽ bằng giả thì có thể kiểm soát, nhưng bằng thật mà học giả thì rất khó, khi người ta đã muốn.
Tôi có một người quen, nghề tay trái của anh ấy là viết luận văn thạc sĩ thuê. Khách hàng của anh toàn là các cán bộ, giảng viên muốn có “vé” để trèo cao hơn hay để không bị đuổi. Những người thuê anh viết vẫn đến lớp, vẫn có thầy hướng dẫn, vẫn bảo vệ luận văn và đương nhiên vẫn tốt nghiệp thạc sĩ hoành tráng với mũ cao áo dài, hoa và những lời chúc tụng.
Anh kể, trước khi đến gặp thầy hướng dẫn, đối tượng đến gặp anh ấy để được huấn luyện cách trả lời những câu hỏi nếu có của thầy. Cũng bằng cách này, trước khi bảo vệ, anh huấn luyện “khách hàng” mình mấy ngày để trình diễn trước hội đồng.
Vậy đó, đến cả thầy hướng dẫn và hội đồng chấm luận văn còn không phát hiện ra chuyện học giả, thì làm sao Bộ trưởng có thể kiểm soát ? Trong câu chuyện trên và những câu chuyện tương tự, chẳng ai có thể ra lệnh cấm mà có thể có hiệu quả khi lương tâm con người không còn ngay thẳng để tự điều chỉnh mình, khi sự gian dối trong xã hội lên ngôi và được dung dưỡng.

Khi bạo lực tái tạo bạo lực

Nguyễn Khánh Trung

- Trong bài viết phân tích hiện tượng "bạo lực học đường nhìn từ góc độ xã hội", Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung (Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục -  IRED) cho biết: Bạo lực sẽ tái tạo bạo lực, bởi đứa trẻ không những có khuynh hướng là “tái bản” của người lớn trong tương lai mà còn có khuynh hướng “xuất xưởng” sớm những hành vi bạo lực này ngay hiện tại với những người xung quanh. Dưới đây, VietNamNet giới thiệu nội dung bài viết.


Gần đây, những vụ bạo lực học đường đình đám được quay clip tung lên mạng internet đang làm nóng xã hội, mà vụ gần đây nhất là sự kiện thầy trò hỗn chiến trên bục giảng trước mặt cả một lớp học đã được nhiều người phân tích, báo động về một tình trạng xuống cấp của luân lý, đạo đức xã hội.
Trước hết phải nói rằng, những vụ bạo lực được ghi hình này chỉ là một phần nhỏ của tảng băng chìm xảy ra trong giáo dục hiện nay. Hậu quả của những sự kiện tiêu cực này đụng chạm đến nhiều khía cạnh của xã hội hiện tại và tương lai, chứ không chỉ liên quan đến các cá nhân của từng vụ việc.

Monday, March 3, 2014

Kỹ thuật viên Việt Nam thiếu kỹ năng nhiều nhất


 Nguyễn Thảo - Chi Mai

- Ngày 29/11, Ngân hàng Thế giới đã công bố báo cáo có tựa đề "Phát triển kỹ năng: Chuẩn bị lực lượng lao động cho một nền kinh tế hiện đại ở Việt Nam".
kỹ năng, doanh nghiệp, người lao động, Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, báo cáo, thị trường việc làm

Nghiên cứu được thực hiện trong vòng một năm nêu rõ những kỹ năng nào mà người sử dụng lao động Việt Nam đang cần, những kỹ năng nào người lao động đang thiếu, cũng như các giải pháp để Việt Nam xây dựng lực lượng lao động cho nền kinh tế thị trường hiện đại.

Học sinh Việt Nam đứng cuối bảng về sự linh hoạt

 Chi Mai

- Kết quả khảo sát PASEC 10, đồng thời những thống kê mới từ cuộc khảo sát PISA mà Bộ GD-ĐT mới đưa ra có tác dụng khẳng định những gì mà các chuyên gia giáo dục cảnh báo cũng như người dân lo ngại từ lâu. 

Ngoài kiến thức được đo đạc thì những hạn chế của học sinh Việt Nam cũng được “xếp hạng” theo các tiêu chí của quốc tế một cách “đàng hoàng”, chứ không chỉ còn là lo ngại cảm tính.
“Chăm học vị tất đã là hay”
Câu nói của GS Hoàng Tuỵ thêm một lần được minh chứng từ các số liệu của hai cuộc khảo sát.
Các bài kiểm tra PASEC đã không cho phép đo lường sự tiến bộ về năng lực của 75% học sinh giỏi nhất ở lớp 5, bởi vì các em đã đạt được mức độ kết quả cao nhất ngay từ đợt khảo sát đầu năm học ở môn Tiếng Việt. Con số này ở môn Toán là 25%.
Lưu ý đây là chương trình phân tích hệ thống giáo dục của hội nghị Bộ trưởng các nước sử dụng tiếng Pháp, sử dụng các tiêu chí chung trong cộng đồng này.
Thế nhưng, với một kết quả cao ngất trong khảo sát PASEC 10, khuyến cáo về chương trình và sách giáo khoa, các chuyên gia lại nhấn mạnh tới : “Tăng cường năng lực lý giải và lập luận của học sinh” và “gắn chặt chẽ hơn chương trình với cuộc sống”. Khuyến cáo này đã chỉ rõ học sinh tiểu học Việt Nam đang thiếu điều gì.
Những số liệu thống kê mới từ PISA cũng vẽ nên một bức tranh chân dung học sinh bậc THCS.
Khảo sát PISA 2012 tập trung vào môn toán. Diễn giải những con số PISA có thể thấy học sinh Việt Nam rất yêu thích môn Toán (Thái độ yêu thích môn Toán xếp thứ 6/68). Động lực học môn toán của các em khá cao (Động lực học môn Toán: 15/68) và các em nhận được sự hỗ trợ từ giáo viên khá lớn (Hỗ trợ của giáo viên môn Toán: 16/68).
Có điều, kiến thức, phương pháp học toán các em tiếp nhận chắc chắn không phải là những gì mới mẻ, tiên tiến nhất bởi sự “Quen thuộc với các khái niệm toán học trong đề thi PISA” của học sinh Việt Nam chỉ xếp thứ 37/68.
Thời gian học toán mỗi tuần của các em cũng thuộc diện khá, xếp thứ 26/68. Tuy nhiên, kinh nghiệm đối với nhiệm vụ học tập môn Toán tại trường chỉ xếp 58/68. Điều này lý giải tại sao học sinh phải đi học thêm ngoài nhà trường nhiều đến thế - 5/68?
Và con số nhức nhối nhất, là “Sự cởi mở, linh hoạt trong giải quyết vấn đề của học sinh: 67/68”.