Thursday, November 27, 2014

Tôn trọng sự khác biệt bẩm sinh


Nguyễn Khánh Trung 

Các bà mẹ hiểu rõ sự khác biệt thiên bẩm giữa
các con của mình
Qua hàng chục cuộc phỏng vấn xoay quanh chủ đề về giáo dục gia đình, quan niệm và phương cách giáo dục, một điều nổi bật, một điểm chung mà chúng tôi có thể rút ra đó là các bà mẹ nhận thức và mô tả sự khác biệt nơi từng đứa trẻ một cách sống động, đầy sự cuốn hút. Từ nhận thức này, đa số họ cho rằng, giáo dục không nên là sự áp đặt một khuôn mẫu nào đó lên tất cả trẻ nhỏ.
 
Tôi nhớ ở đâu đó trong tác phẩm Emile hay là giáo dục, Rousseau đã khen các mẹ là như những nhà giáo dục vĩ đại. Quả thật, họ đã đưa ra những đúc kết như những nhà lý luận và thực hành giáo dục chuyên nghiệp mặc dù đa số trong họ chẳng học hành, bằng cấp gì nhiều. Những đúc kết của họ bình dị nhưng có sức thuyết phục, đánh đổ nhiều lý thuyết nghiên cứu trong xã hội học và giáo dục học theo trường phái quyết định luận, kiểu cho rằng bối cảnh xung quanh, sự giáo dục của người lớn là những yếu tố quyết định nhân cách của trẻ nhỏ. Những kết luận của họ, các bà mẹ Pháp và Việt cũng tố cáo sự sai trái của những quốc gia có nền giáo dục tập quyền, những nơi lùa tất cả trẻ nhỏ vào chung một cái khung và cố tình đúc chúng trở nên giống nhau như những con người robot.  

Friday, November 21, 2014

Chuyện Đại tướng quân hai lúa, vấn đề thể chế và giáo dục

TS Nguyễn Khánh Trung

Thông tin về cha con ông Trần Quốc Hải được nước bạn Campuchia tặng huân chương Đại tướng quân do những đóng góp của mình....Theo quan điểm của TS Nguyễn Khánh Trung, chuyện này phản ánh một chuyện chung, vĩ mô hơn là chuyện cá nhân của ông Hải, đó là chuyện quan hệ giữa hệ thống và cá nhân, và điều này lại liên quan đến sự phát triển của một đất nước.

Quốc gia thành công và phát triển
Nói một cách dễ hiểu, một xã hội phát triển là gì nếu không phải là một xã hội trong đó mỗi một cá nhân được tạo môi trường và điều kiện để phát triển tối đa về mọi mặt. Nói cách khác, sự phát triển của một xã hội là tổng của tất cả sự phát triển của từng cá nhân cộng lại.



Như vậy, một quốc gia thành công, phát triển, là quốc gia biết tổ chức xã hội, biết thiết kế một thể chế sao cho mỗi một người dân có thể phát triển tốt nhất. Luật lệ, chính sách của quốc gia đó được sinh ra từ nhu cầu của người dân, và là phương tiện phục vụ cho cuộc sống chung, là bệ nâng trên đó người dân có thể sống tốt, an toàn và cho phép từng người phát huy hết khả năng của mình, và qua đó làm cho xã hội phát triển.
Ngược lại, trong một quốc gia mà con người bị công cụ hoá, bị biến thành những mắt xích thụ động cho hệ thống, cá nhân bị hoà tan, làm cho phi nhân cách, ai cũng giống ai thì xã hội đó có thể vẫn chuyển động nhưng khó có thể phát triển tốt, vì xã hội đó chỉ phụ thuộc vào tầm nhìn, vào nhân cách và khả năng của một người hay một nhóm người đứng đầu hệ thống, mà không tận dụng được sức sáng tạo và các khả năng tiềm tàng của từng người dân cộng lại.
Chúng ta có rất nhiều ví dụ để minh chứng cho những điều vừa nói, chẳng hạn, theo hai nhà nghiên cứu Dan Senor và Saul Singer, Israel vẫn có thể phát triển một cách mạnh mẽ mặc dầu chỉ là một quốc gia nhỏ, nằm trên một bãi sa mạc khô cằn, luôn phải sống trong tình trạng chiến tranh, tứ bề thọ địch, vì quốc gia này đã biết tổ chức một thể chế dân chủ, luôn dành cho từng thành viên trong xã hội những khoảng trống đủ để mỗi người có thể sáng tạo và phát triển tối đa khả năng riêng của mình. Dân chủ và nguyên tắc quản lý dân chủ được quốc gia này áp dụng triệt để trong toàn bộ đời sống xã hội, kể cả trong quân đội, nơi mà đáng lý ra phải răm rắp muôn người như một theo mệnh lệnh.
Nhìn vào bản thân mình, so sánh các giai đoạn lịch sử, chúng ta cũng thấy quy luật nói trên là đúng. Từ khi đổi mới đến này, Việt Nam đã phát triển kinh tế so với chính Việt Nam trước đây rất nhiều vì việc đổi mới đã tạo điều kiện cho các chủ thể trong xã hội (các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, các cá nhân) tham gia vào đời sống kinh tế.
Nói tóm lại, quốc gia nào xem từng người dân là chủ thể chủ động, tôn trọng và tạo điều kiện cho từng cá nhân thể hiện vai trò và sự sáng tạo của mình, quốc gia đó sống động và phát triển, ngược lại, đất nước nào nào tập trung quyền lực trong tay của một cá nhân hay một nhóm người, san bằng sự khác biệt, và không tôn trọng vai trò của cá nhân, nước đó sẽ chậm tiến, trì trệ.
Điều nói trên không chỉ đúng trong lĩnh vực kinh tế mà trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Làm SGK mới, chậm chắc còn hơn sau này rối

Ngân Anh ghi

"Một chương trình nhiều bộ SGK là chủ trương tiến bộ. Nhưng nếu Bộ đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK như dự định thì tình hình sẽ chẳng khác trước đây là mấy..." TS Nguyễn Khánh Trung đưa quan điểm sau khi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát biểu tại buổi thảo luận của Quốc hội về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sáng ngày 20/11. 

TS Nguyễn Khánh Trung, Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục: "Nên thay đổi tư duy một cách dứt khoát..."

Một chương trình nhiều bộ SGK là chủ trương tiến bộ trong đợt đổi mới giáo dục lần này. Nhưng nếu Bộ đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK như dự định thì tình hình sẽ chẳng khác trước đây là mấy.
Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng, chương trình, sách giáo khoa, Quốc hội
TS Nguyễn Khánh Trung
Tôi cho rằng Bộ GD-ĐT không nên làm công việc này, chỉ nên tập trung soạn thảo cho tốt chương trình khung quốc gia.
Để cho công bằng, Bộ GD-ĐT không đứng ra tổ chức soạn SGK, mà chỉ tạo ra một môi trường cho lành mạnh rồi làm trọng tài mà thôi. Việc tổ chức biên soạn và quản lý SGK nên tuân theo cơ chế thị trường, nghĩa là chấp nhận sự cạnh tranh một cách công bằng, lấy sự lựa chọn của các chủ thể trong nhà trường – là hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và phụ huynh làm căn cứ và làm động lực.
Ở nước ngoài, chương trình mới là quan trọng. SGK chẳng qua là một loại hình giáo cụ như cái bảng, viên phấn để giúp người giáo viên đạt được mục tiêu giáo dục quốc gia đề ra. Cái gì hay, rẻ, tốt và phù hợp thì người ta lựa chọn, cái nào không được lựa chọn thì Bộ không cần can thiệp cũng tự động bị đào thải.

Tổng lược về lý thuyết tái tạo trong xã hội học giáo dục : các lối tiếp cận và đối tượng nghiên cứu



 
Nguyễn Khánh Trung
(Bài đã đăng trên Tạp Chí xã hội học, số 3 - 2008)
            
Chúng ta đang chứng kiến những biến đổi hết sức mạnh mẽ về mọi mặt của Ðất nước, điều này tạo thuận lợi cho xã hội học (xhh) phát triển, bởi lẽ môn khoa học này đã xuất hiện và luôn gắn liền với những biến chuyển xã hội. Hay nói cách khác, biến chuyển xã hội luôn làm nảy sinh các sự kiện, các vấn đề xã hội mà các nhà xhh thường lấy làm đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, nhìn chung xhh ở nước ta còn ở mức độ đại cương, nghĩa là sự phát triển của xhh chưa theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của xã hội. Với mong muốn góp phần vào sự phát triển các chuyên ngành của xhh, trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng lược một số lý thuyết trong xhh giáo dục (xhh gd), cụ thể là các lý thuyết «tái tạo » (reproduction) bằng cách đề cập đến một số điểm chính lý thuyết và đối tượng nghiên cứu mà các nhà xhh đã khai thác qua các thời kỳ khác nhau. Cố gắng này vừa góp phần vào nghiên cứu lý thuyết trong xhh, vừa góp phần làm sáng tỏ các vấn đề mà nền gd của chúng ta hiện nay nói chung và gd đại học nói riêng đang phải đối diện.

1. Sự xuất hiện và quá trình phát triển của các lý thuyết tái tạo trong xhh gd.
           
Khái niệm « tái tạo » được nhiều nhà xhh lớn như P. Bourdieu, A. Petitat sử dụng để đặt tên cho các lý thuyết nhấn mạnh đến chức năng tạo ra và tái tạo lại các chuẩn mực, các giá trị, các trật tự, các kiến thức, kinh nghiệm... có sẵn trong xã hội của trường học. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét các trường phái khác nhau trong dòng chảy lý thuyết tái tạo này.

Wednesday, November 12, 2014

"Chúng mày không khá nổi vì...giáo dục gia đình"

Ngân Anh tổng hợp

- Bài viết “Chúng mày không khá nổi là vậy!” nhận được một lượng phản hồi lớn của độc giả, nói lên việc ý thức, hành vi, ứng xử là nỗi bức xúc của không ít người.
Thi nhau kể thêm lỗiĐộc giả có địa chỉ email trankiem@... kể câu chuyện: “Tôi vào bệnh viện B.T.L, có bác sĩ đi qua trước mặt bệnh nhân khạc nhổ ra đường ngay trước mặt mọi người. Có bác sĩ khoa nhi hỏi phụ huynh toàn hỏi trống không”.
ý thức, quy định, nội quy, nhà trường, gia đình

Anh Lê Mạnh Kiểm (kiemnhansu@...) than thở: “Tôi từng mở quán ăn, mỗi bàn ăn tôi đều để một sọt đựng rác ngay chân bàn ăn. Nhưng sau một tháng tôi phải bỏ sọt rác đi vì hiếm thấy ai bỏ rác vào sọt. Họ cậy họ có tiền, họ là thượng đế, nên họ vứt xả rác bừa bãi xuống nền nhà, thậm chí còn nhổ nước bọt ngay sát chỗ mình ăn”
“Tôi đi ra đường hay bị người đi xe phía trước nhổ nước bọt văng tùm lum...” là câu chuyện của độc giả tên Thế (dangthanhthe@...)
Độc giả ở địa chỉ quaycamera@... nói ra nỗi chán nản: “Chỉ bỏ ra 25.000 một tháng để cho cty công cộng gom rác họ cũng không làm, con đường đang đẹp họ chở nguyên bao rác quẳng xuống rồi chạy tuốt. Có lần tôi chứng kiến một nhóm bạn trẻ VN ăn uống cùng với mấy người nước ngoài ở điểm du lịch, khi ăn xong người nước ngoài họ gom nhặt hết rác bỏ vào thùng trong khi mấy người trẻ VN chỉ đứng nhìn.

Friday, November 7, 2014

Điều còn thiếu trong các đề án đổi mới giáo dục

 Nguyễn Khánh Trung (Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục)

- Một điều quan trọng không thấy trình bày trong các văn bản liên quan đến việc "đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” là việc cải cách hình thức tổ chức hành chính và nhân sự trong hệ thống giáo dục.

hành chính, nhân sự, đổi mới giáo dục
Nhóm học tập đang theo dõi nhóm trưởng ghi kết quả học tập. Ảnh: Hạ Anh
Gần đây, báo chí phản ánh sự lo lắng và cả căng thẳng của các giáo viên khi chuyển từ hình thức đánh giá bằng điểm số qua đánh giá bằng nhận xét theo Thông tư 30 của Bộ GD-ĐT.
Theo tôi, các khó khăn này là hiển nhiên khi sĩ số học sinh trong các lớp học hiện nay quá đông. Một giáo viên cho dù cố gắng đến mấy cũng không thể áp dụng cách thức giáo dục hiện đại và cách đánh giá mới một cách đến nơi đến chốn nếu lớp học gồm 22 học sinh trở lên.
Tôi nghĩ phải tăng con số giáo viên lên để giảm số học sinh trong các lớp học xuống. Trong những lớp trên 22 học sinh cần phải có trợ giáo, là những người phụ giúp giáo viên chính trong và ngoài lớp học để có thể kèm cặp từng học sinh, nhất là các học sinh gặp khó khăn theo nguyên tắc “khác biệt hoá” trong giáo dục. Nghĩa là phương cách, nội dung giảng dạy phải tuỳ theo các đặc điểm của từng học sinh như tâm lý, sức khoẻ, khuynh hướng, năng khiếu... của từng em.

Monday, November 3, 2014

Thu nhập giảng viên cao nhất lên đến hơn 1 tỷ/năm

 Phạm Hiệp – Đàm Quang Minh

 - Lời tòa soạn: Trong bài viết mang tựa đề “Thu nhập thực của giảng viên đại học Việt N­am ở mức khá cao so với thế giới”, các tác giả Phạm Hiệp và Đàm Quang Minh đã nêu ra những kết quả sơ bộ của một điều tra gần đây do một nhóm các nhà khoa học đang làm việc và học tập tại Trường ĐH FPT và Trường ĐH Văn hoá Trung Hoa (Đài Loan) thực hiện.Dưới đây là nội dung bài viết.



Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu (desk review) và phỏng vấn bán cấu trúc (semi structured interview) với hơn 40 nhà khoa học, giảng viên đã và đang làm việc tại một số cơ sở giáo dục ở Việt Nam, chúng tôi thu được một số kết quả khá bất ngờ: mặc dù mức lương cứng của giảng viên tại một số đại học hàng đầu ở Việt Nam có thể thấp, nhưng mức thu nhập thực lại khá cao; thậm chí cao hơn mức trung bình tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Nhật, Pháp hay Argentina.
Thu nhập giảng viên cao nhất lên đến hơn 1 tỷ/năm
Bảng 1 thống kê thu nhập trung bình và % lương cơ bản trên tổng thu nhập hàng năm của giảng viên tại một số cơ sở giáo dục đại học hàng đầu ở Việt Nam phân theo bốn cấp độ (ThS, TS, PGS, GS) bao gồm:
·        Phân nhóm 1: Các Đại học Quốc gia, Đại học vùng và các đại học trọng điểm không tự chủ tài chính (vd: ĐHQGHN, ĐH Huế, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam),
·        Phân nhóm 2: Các trường đại học công tự chủ tài chính (vd: Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Tôn Đức Thắng),
·        Phân nhóm 3: Các đơn vị/khoa/trung tâm liên kết quốc tế trực thuộc một số trường đại học công (vd: Khoa Quốc tế - ĐHQGHN, Trường Đại học Quốc tế - ĐHQGTpHCM),
·        Phân nhóm 4: Các trường đại học xuất sắc (vd: Trường Đại học Việt Đức, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội);
·        Phân nhóm 5: Các trường đại học tư hàng đầu có chủ sở hữu trong nước (vd: Trường Đại học Tân Tạo, Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học FPT).
·        Phân nhóm 6: Các trường đại học tư có chủ sở hữu nước ngoài (vd: Trường Đại học RMIT Việt Nam, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam).