Sunday, March 31, 2013

Nghề giáo - Vì sao hết “hot”?

GS.TS Đinh Quang Báo - Nguyên hiệu trưởng trường ĐH Sư Phạm Hà Nội:
 
(GD&TĐ) - Trong nhiều năm trở lại đây tình trạng thí sinh không chọn ngành sư phạm để ghi tên dự thi và theo học đã dẫn tới khan hiếm nguồn tuyển, điểm đầu vào cũng hạ thấp, chất lượng giáo sinh sau khi tốt nghiệp chưa cao. Nguyên nhân vì sao một nghề vốn được xã hội tôn vinh là “cao quý” lại rơi vào thực trạng đáng lo lắng như vậy? GS.TS Đinh Quang Báo- Nguyên hiệu trưởng trường ĐH Sư Phạm Hà Nội đã có những kiến giải xung quanh vấn đề trên. 
Nghề giáo nhiều áp lực
 
Trong cuộc sống khi nhìn vào người thầy chúng ta thường chỉ thấy được sự chỉnh tề, đàng hoàng đĩnh đạc, ngồi bàn giấy... một công việc nhẹ nhàng, ổn định nhưng thực tế giáo viên là nghề có nhiều áp lực và những áp lực đó nếu không phải người trong nghề thì khó nhận ra. Mà khi khó nhận ra thì xã hội sẽ không thể đánh giá được hết những nặng nhọc hay công lao của họ. Do vậy, để có được những chính sách, chế độ đãi ngộ tốt hơn cho giáo viên không đơn giản. 
Áp lực trước hết của nghề giáo chính là đối tượng truyền thụ- học sinh, sinh viên. Giáo viên phải tiếp xúc, dạy dỗ những thực thể tâm lý sống động, đang trong quá trình phát triển biến đổi cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ. Đối tượng của nghề giáo không như các nghề khác là mang tính tĩnh tại mà vô cùng đa dạng và phức tạp, cũng chính vì thế buộc người giáo viên phải luôn luôn có cải tiến nghiên cứu, học hỏi để đáp ứng được nhu cầu phức tạp đó. 

Friday, March 29, 2013

Que nous dit la comparaison avec les USA ?


Denis Meuret


Les idées et l’organisation de l’école française sont ici très sérieusement interrogées, surtout quand on en compare, comme ce spécialiste de l’Iredu (Institut de recherche sur l’éducation, université de Bourgogne), ses performances avec celles des USA. L’éloge de ce grand pays fera sans doute réagir, tout comme la féroce proposition qui clôt l’article !


Si l’on accepte pour nécessaires les conditions qui sont mises en France à l’orientation des élèves, et d’abord à leur passage dans la classe supérieure, on ne comprend pas que les États-Unis puissent tout simplement tenir debout, sans même parler du fait qu’ils soient à l’avant-garde de la science et de la culture (je parle ici bien sûr de « grande » culture, pas de Walt Disney). Les élèves, en effet, y choisissent leurs cours dans une palette improbable, ils arrivent en fin de high school sans redoublement, ni brevet des collèges, ni orientation, les universités « sont obligées » - c’est ainsi que nous le formulons en France - de proposer des cours de remise à niveau, ils n’ont même pas d’agrégation ni de classes préparatoires, et en maths et en sciences, leurs élèves de 15 ans sont moins bons que les nôtres.

Friday, March 15, 2013

Học như thế nào?


Ngô Bảo Châu

GS Ngô Bảo Châu ký tặng sinh viên trường Đạo học
Bách khoa Hà Nội ngày 13-3. Ảnh: TTXVN.
Trong khuôn khổ Chuỗi các sự kiện Cầu nối ASEAN lần thứ tư do International Peace Foundation tổ chức, chiều 13/3 tại Hà Nội, GS Ngô Bảo Châu đã có buổi nói chuyện với sinh viên ĐH Bách khoa về chủ đề "Học như thế nào?". Dưới đây là nội dung bài nói chuyện.
Tôi rất hay được các em học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh hỏi về “bí quyết học tập”.  Tôi thường trả lời “Không có bí quyết gì cả. Quan trọng là niềm say mê.” Trả lời như vậy là một cách né tránh. Không sai nhưng cũng không đầy đủ. Tôi bắt buộc phải trả lời như thế khi mình chưa bao giờ suy nghĩ về vấn đề này một cách thấu đáo. Nhưng không thể nào né tránh được mãi câu hỏi này. Cũng không thể nào trút hết trách nhiệm lên đầu người khác bằng cách nói: “đây là chuyện chuyên môn của những người làm công tác nghiên cứu khoa học giáo dục”.

Điểm lại cuộc đời mình, tôi thấy cho đến thời điểm này mình không làm gì khác ngoài việc đi học, sau đó dạy học và nghiên cứu khoa học. Trong quá trình ấy, chắc tôi cũng đã từng có những suy nghĩ riêng. Chỉ có điều những suy nghĩ đó chưa bao giờ được sắp xếp lại một cách hệ thống và được diễn đạt một cách mạch lạc. Chuẩn bị cho buổi nói chuyện này là cơ hội rất tốt để tôi làm việc này, cái việc mà phải thú thật là rất vất vả nhưng hy vọng là có ích.

Tuyên truyền một chiều làm người Trung Quốc thêm xấu xí

Giáp Văn Dương 
1. Khoảng năm 2000-2001, trong quá trình tìm hiểu văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là những thói hư tật xấu của họ đến văn hóa Việt Nam, như thói háo danh hư học, tôi đọc được cuốn “Người Trung Quốc xấu xí” của Bá Dương – một nhà báo người Đài Loan. Càng đọc và suy ngẫm, tôi càng thấy người Trung Quốc quả thực có những thói quen rất xấu, như kỳ thị chủng tộc, tự tôn quá đáng, cãi lấy được v.v. 
Vài năm sau đó, tôi có dịp làm việc với nhiều đồng nghiệp đến từ Trung Quốc lục địa. Về chuyên môn họ khá vững vàng, nhưng về văn hóa, ngoài những mô tả của Bá Dương ra, tuy đậm nhạt khác nhau tùy người, thì còn một đặc điểm chung rất nặng nề mà Bá Dương đã không nhắc đến. Đó là: những người Trung Quốc mới này, dù là nhà khoa học, cũng bị chính phủ Trung Quốc tuyên truyền một chiều kiểu nhồi sọ tạo ra những định kiến rất khó gỡ bỏ, đặc biệt là trong các tranh luận liên quan đến tranh chấp biên giới, hải đảo, trong đó có tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 

Monday, March 11, 2013

"Chín người mười ý" và hình thức tổ chức xã hội



(NKT) - Bài đăng trên Tia Sáng online

Nguyễn Khánh Trung
Không biết câu “chín người mười ý” mà người Việt hay nói hằng ngày có gốc gác từ đâu, có lẽ là một sự đúc kết kinh nghiệm sống của ông cha ta, nó thật hay và thật đúng trong đời sống không những với xã hội Việt Nam mà với tất cả mọi xã hội. Nhà tôi có ba cháu nhỏ, cứ mỗi lần các cháu được phép xem một cuốn phim nào đó, là lại nảy sinh cãi vã vì mỗi cháu mỗi ý, lắm khi các cháu tự thỏa thuận với nhau không được, buộc chúng tôi phải dàn xếp. Chỉ có ba đứa nhỏ còn vậy, huống hồ là cả một xã hội?

Khỏi phải lý thuyết gì cao xa cũng có thể khẳng định, chuyện “chín người mười ý” là bản chất của xã hội con người, bất kể là ở đâu, thuộc về nền văn hóa nào. Nếu có xã hội nào mà luôn luôn muôn người một ý, có lẽ đó không còn là xã hội con người bình thường nữa, đó là một xã hội robot, nơi con người đã bị biến thành công cụ, bị điều khiển và chắc chắn xã hội đó sẽ tẻ nhạt và chậm phát triển.

Chuyện “chín người mười ý” và hình thức tổ chức xã hội - vài suy nghĩ nhân được kêu gọi góp ý sửa đổi Hiến pháp


(NKT) - Dưới đây là bản nguyên của bài viết đăng trên Tạp Chí Tia Sáng


Nguyễn Khánh Trung


Không biết câu “chín người mười ý” mà người Việt hay nói hằng ngày có gốc gác từ đâu, có lẽ là một sự đúc kết kinh nghiệm sống của ông cha ta, nó thật hay và thật đúng trong đời sống không những với xã hội Việt Nam mà với tất cả mọi xã hội. Nhà tôi có ba cháu nhỏ, cứ mỗi lần các cháu được phép xem một cuốn phim nào đó, là lại nảy sinh cãi vã vì mỗi cháu mỗi ý, lắm khi các cháu tự thoả thuận với nhau không được, buộc chúng tôi phải dàn xếp. Chỉ có ba đứa nhỏ còn vậy, huống hồ là cả một xã hội?

Khỏi phải lý thuyết gì cao xa cũng có thể khảng định, chuyện “chín người mười ý” là bản chất của xã hội con người, bất kể là ở đâu, thuộc về nền văn hoá nào. Nếu có xã hội nào mà luôn luôn muôn người một ý, có lẽ đó không còn là xã hội con người bình thường nữa, đó là một xã hội rô bô, nơi con người đã bị biến thành công cụ, bị điều khiển và chắc chắn xã hội đó sẽ tẻ nhạt và chậm phát triển.

 Chiến tranh và độc tài trong một xã hội

Chuyện “chính người mười ý” tưởng chừng đơn giản, ấy vậy mà trên thế giới đã tốn bao nhiêu xương máu vì chuyện này, bởi có những cá nhân, hay nhóm người không hiểu hay cố tình không hiểu. Xã hội được kết cấu bởi các cá nhân và các nhóm người khác nhau, trong đó nhóm nào cũng có cái lý của mình, nhờ cái lý đó mà các thành viên quy tụ chia sẻ với nhau. Khi có nhiều thành phần khác nhau như thế, chắc chắn sẽ có sự xung đột giữa các thành viên trong nhóm hoặc giữa các nhóm với nhau. Những chuyện này xảy ra cũng là điều tự nhiên như hơi thở, là bản chất của xã hội con người, cũng giống như chuyện “chín người mười ý” đã nói. Nội chiến xảy ra là do các nhóm thương lượng, thoả thuận với nhau không được bằng lời, bằng lý luận dẫn đến sử dụng vũ lực, dùng đến vũ khí.

Friday, March 8, 2013

Lược ghi cuộc nói chuyện của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang tại CLB Thăng Long 8h 00 ngày 19/2/2013 – Đoàn Sự


Lời Ban biên tập Cùng viết Hiến pháp,

Tài liệu dưới đây đã đăng trên trang Dân Luận và một số trang khác. Mặc dù chưa có bản gốc song xét thấy tài liệu này rất hữu ích, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
Từ Đại hội khóa 7 đến nay vẫn tồn tại 4 nguy cơ mà các đ/c cũng đã rõ. Mỗi nhiệm kỳ đều có nhắc lại, nhưng suy thoái ngày càng phức tạp, càng nguy cấp, không giảm mà chỉ có tăng mỗi năm một cao và phức tạp hơn.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (hình minh họa)

Hội nghị TƯ. 4 với ý đồ tạo chuyển biến rõ rệt, chỉ có thể làm giảm còn phần nguy cơ suy thoái chứ không thể thay đổi cơ bản ngay được,chỉ có thể thực hiện ở một vài khâu, không phải là tất cả. Nghị quyết nhấn mạnh vào 3 vấn đề suy thoái là: Lối sống, Dân chủ và công tác cán bộ. Về giải pháp đã đề ra 4 giải pháp: Tự phê bình và phê bình từ trên xuống dưới. Chấn chỉnh tổ chức cán bộ – Cải tiến cơ chế chính sách và cuối cùng là việc xây dựng Đảng. Cũng chỉ làm được các việc đó mà thôi, đó là những vấn đề cấp bách trước mắt.

Thursday, March 7, 2013

Chuyên gia Pháp bàn sửa Hiến pháp Việt

Chuyên gia Luật Hiến pháp hàng đầu nước Pháp bàn về tinh thần Hiến pháp và cải tổ Hiến pháp ở Việt Nam.

Bertrand Mathieu: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam được đưa ra lấy ý kiến của nhân dân trong thời hạn 3 tháng. Thực sự là rất hiếm gặp ở Pháp, hay theo cách thức chung trên thế giới, việc lấy ý kiến toàn dân để sửa đổi một bản Hiến pháp. Thông thường nhất là có một Ủy ban nhóm họp trước khi tiến hành cải tổ Hiến pháp và thông qua các tranh luận trong Ủy ban này mà những người quan tâm có thể đến để tranh biện. Tiếp theo là các tranh luận ở quốc hội mà ở đó Ủy ban chuẩn bị cải tổ Hiến pháp sẽ phải bảo vệ dự thảo của mình trước các ban chuyên gia.
Cũng có một cách khác, đó là có thể yêu cầu người dân góp ý kiến thông qua internet. Nhưng cách này lại đặt ra một vấn đề khác đó là không phải tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được với internet và việc góp ý kiến chỉ dành cho nhóm những người có một trình độ hiểu biết và trang bị vật chất cao. Tình huống đặt ra đó là một thiếu sót về dân chủ tham dự (participative democracy), tức là chỉ cho phép một vài nhóm người có thể tham dự vào tiến trình.
Có một việc quan trọng khác mà tôi nghĩ cần làm trước khi tiến hành cải tổ Hiến pháp, đó là việc cần phải có một hành động sư phạm. Người dân cần phải hiểu được họ đang muốn làm gì trước khi được hỏi xem là họ nghĩ gì. Đó là điều rất quan trọng. Nếu không, việc cải tổ Hiến pháp sẽ có nguy cơ chỉ là hình thức bởi một mặt, Hiến pháp là lĩnh vực đòi hỏi sự hiểu biết nhất định, mặt khác, thời hạn ngắn sẽ khiến người dân khó phản ứng kịp.

Wednesday, March 6, 2013

Hiến pháp là gì ?


Cao Huy Thuần - Giáo sư đại học (Pháp)

Montesquieu
Trước hết, tôi xin bày tỏ tình cảm đặc biệt của tôi đối với các trí thức, nhân sĩ, bạn bè đang bàn luận sôi nổi về hiến pháp ở trong nước và ngoài nước. Trong tình cảm liên đới đó, và ý thức rằng đây là vấn đề có liên quan đến sự tồn vong của đất nước, tôi xin có đôi lời góp ý vào quan tâm chung, với tư cách của một người làm nghề dạy học, không biết gì nhiều hơn là chút kiến thức trường ốc phổ thông. Tôi cố tránh mọi lý thuyết rườm rà, duy nhất hạn chế vào một câu hỏi thôi, câu hỏi đầu tiên của mọi câu hỏi khác: hiến pháp là gì?

Tôi biết: trong thế giới ngày nay, hầu như nước nào cũng có hiến pháp, càng độc tài hiến pháp của họ lại càng hay, càng đầy mơ ước, càng đậm triết lý, càng rộng mở ra nhiều lĩnh vực "hiện đại" - xã hội, môi trường, sinh thái... Chính vì vậy mà tôi phải lấy lập trường trước khi đi vào đề: tôi đứng ở đâu mà nói chuyện, đứng trong thế giới văn minh hay lạc hậu hằng mấy thế kỷ? Chẳng lẽ tôi đi ngược lại khẩu hiệu của nước ta là một nước "văn minh"? Bởi vậy, tôi quyết định đứng trong thế đứng của một người dân trong một nước văn minh để gạt ra khỏi đề tài mọi chuyện hoa lá cành chẳng có liên quan gì đến việc định nghĩa hiến pháp trong bước đi đầu tiên của lịch sử đã hình thành ra khái niệm văn minh này. Từ đó, mỗi nước có thể hiểu theo cách hiểu của họ về hiến pháp, tùy hoàn cảnh lịch sử riêng biệt. Nhưng đã gọi là "hiến pháp" thì đương nhiên không thể không biết nguồn gốc của nó, ý nghĩa nguyên thủy của nó, tinh túy của nó. Nhân loại học văn minh của nhau là chuyện bình thường của mọi xã hội văn minh.

Friday, March 1, 2013

Bí quyết 'đứng trên đỉnh thế giới' của giáo dục Phần Lan


,
“Trước đây, thế giới hầu như biết rất ít về Phần Lan. Nhưng hơn 10 năm trở lại đây, cả thế giới đều biết và ngưỡng mộ Phần Lan bởi hai sự kiện chính; điện thoại Nokia và thành tích nổi bật trong giáo dục”.
Mô tả ảnh.
Giờ học của HS Phần Lan


Ông Leo Pahkin, đại diện cho Bộ Giáo dục Phần Lan đã giới thiệu như vậy với đoàn cán bộ nghiên cứu của Bộ GD - ĐT Việt Nam trong chuyến công tác tới đất nước này.

Ông Pahkin chơi chữ: “về giáo dục, hiện nay chúng tôi đang đứng trên đỉnh thế giới” (top of the world), vì nhìn vào bản đồ thế giới, Phần Lan thuộc vùng đỉnh cực bắc địa cầu.

Là thành viên của Tổ chức kinh tế hợp tác và phát triển (OECD), từ khi có Chương trình đánh giá học sinh quốc tế ( PISA), cứ ba năm một lần, HS Phần Lan luôn dẫn đầu với số điểm cao nhất thế giới vào các năm 2000, 2003, 2006. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới về GD Đại học – Cao đẳng, Phần Lan xếp hạng thứ nhất về số lượng tốt nghiệp và chất lượng, xếp thứ hai về toán và giáo dục khoa học.

Giáo dục Phần Lan có được thành tích mà các nước có thu nhập bình quân lớn hơn như Mỹ, Thụy Sĩ, Áo, Đan Mạch, Ai-xơ len, Ý, Pháp, Bỉ, Nhật... phải kính nể.