Sunday, December 11, 2016

Bài 3: Con người tự chủ là ai ?

Nguyễn Khánh Trung

Triết gia Rousseau mô tả về hình ảnh lý tưởng của một người trẻ vào độ tuổi 15 qua nhân vật Emile trong tác phẩm Emile hay là về giáo dục thế này :
“Trí óc đúng đắn và không thành kiến, tâm hồn tự do... Không phá rối sự an tĩnh của ai hết, nó đã sống hài lòng, hạnh phúc và tự do, hết mức mà thiên nhiên cho phép” (tr. 277).
Nói đến con người tự chủ là nói đến 3 khía cạnh : cái đầu (trí tuệ) ; trái tim (đạo đức và cảm xúc) ; thể chất hành động.
Lần lượt tôi sẽ trình bày 3 khía cạnh này :
Tự chủ về trí tuệ
 Trí tuệ liên quan đến học hành, tri thức, tư duy, tư tưởng, sáng tạo… Mục tiêu của mọi sự học và sự dạy chân chính trong gia đình, ngoài nhà trường và ngoài xã hội liên quan đến mặt tri thức đều phải dẫn đến giúp người học đạt được sự tự chủ về mặt trí tuệ.
Ông cha ta nói «con hơn cha là nhà có phúc », thế hệ sau phải khá hơn thế hệ trước thì xã hội mới đi lên được.

Saturday, December 3, 2016

Bài 2: Đừng đẩy con cái tới tình trạng tàn tật !

Nguyễn Khánh Trung

Bài trước đã nói giáo dục tự chủ là việc thuận theo tự nhiên, thuận theo những gì thiên phú cho con người.
Lý do kế tiếp nữa là cần giáo dục tự chủ cho con để con có thể sinh tồn, có thể đứng trên đôi chân của chính mình và bước đi …
 Cũng như mọi loài khác, con người trước tiên muốn tồn tại thì phải có khả năng tự lo. Sống thì phải ăn phải mặc, phải có chỗ để ở, phải lấy vợ gã chồng, sinh con đẻ cái. Nếu không thể đi trên đôi chân của mình thì sẽ phải làm sao ?
Trong xã hội ta hiện nay, có nhiều cô chiêu cậu ấm, ăn rồi ngồi phá, hay ăn rồi chỉ biết học mà không biết có học thật không !
Một bà mẹ nói về đứa con trai đang là sinh viên của chị: “làm sao nó biết việc nhà, thức dậy thì đã có dì, có Osin của gia đình xếp mùng mền, dọn phòng, nó chỉ biết ăn rồi đi học”.

Thursday, December 1, 2016

Bài 1: Tại sao lại cần giáo dục tự chủ cho con?

Nguyễn Khánh Trung

Trước hết là vì bản tính tự nhiên thiên phú, con người ngay từ trong lòng mẹ đã tỏ ra là một sinh linh cao cả và đầy khả năng hơn lòai vật, đã tỏ ra là một chủ thể chủ động, duy nhất và khác biệt (chủ thể duy biệt).
 Trẻ mới lọt lòng như “tờ giấy trắng” ở chỗ chưa có tì vết gì của người lớn trên đó, nhưng đã được thiên nhiền cài sẵn đầy khả năng mà chỉ cần người lớn tạo ra một môi trường thích hợp, thì cái “ phôi thai” thể xác và tinh thần  của trẻ sẽ tự phát triển một cách tốt lành.
Vậy nên Montaigne đã nói “Người học không phải là một cái bình để chúng ta đổ đầy, mà là một ngọn lửa mà chúng ta phải thắp lên”
 Trẻ là một chủ thể, một tác nhân, một bên trong quá trình giáo dục nên phải tôn trọng trẻ, phải nhìn nhận vai trò chủ động của trẻ.

Friday, November 11, 2016

Giới thiệu sách mới của Nguyễn Khánh Trung

Xin trân trọng giới thiệu với Quý đồng nghiệp, Quý phụ huynh và tất cả Quý bạn đọc cuốn sách mới của tôi sẽ được Nhà Xuất bản Khó học Xã hội chính thức phát hành vào đầu tuần tới (15/11/2016).

Thưa Quý bạn đọc,
Cuốn sách « So sánh giáo dục gia đình giữa phụ huynh Pháp và Việt Nam» là kết quả của một dự án nghiên cứu do Viện IRED chủ trương, được Nhà xuất bản KHXH ấn hành.
Để có các dữ liệu, ngoài việc nghiên cứu các tài liệu, chúng tôi đã phỏng vấn sâu một số các phụ huynh Việt và Pháp, cũng như đã chọn một số gia đình tại hai quốc gia để thực hiện quan sát trực tiếp.

Vì đây là kết quả một dự án nghiên nghiên cứu, tôi hi vọng cuốn sách sẽ phục vụ được phần nào cho các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục cũng như các nhà làm chính sách, các nhà quản lý giáo dục.
Nội dung chính mà cuốn sách đề cập là cách tư duy và cách giáo dục con cái của các bậc cha mẹ, nên tôi nghĩ nó gần gũi và hữu ích cho các bậc phụ huynh đang phải nuôi dạy con cái của mình với những câu chuyện mà các bậc cha mẹ thường gặp hằng ngày chẳng hạn : vấn đề máy tính, điện thoại di động, game và internet trong việc giáo dục con cái; dạy con tự chủ; các hình thức thưởng phạt con cái ; vấn đề ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc nhà, làm việc bên ngòai ; sự phối hợp giữa người lớn với nhau (vợ - chồng, ông bà – cha mẹ) trong việc giáo dục con cái, vv.
Cuốn sách được chia làm 5 chương : trong Chương 1, chúng tôi tổng quan các tài liệu, lý thuyết liên quan đến đề tài, cũng như trình bày cách đặt vấn đề, cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu của đề tài ; từ Chương 2 đến Chương 4 là phần trình bày các kết quả nghiên cứu. Một cách cụ thể, Chương 2 trình bày nhận thức của các phụ huynh Việt và Pháp về con trẻ và về cách thức giáo dục con cái họ. Chương 3 trình bày về những chờ đợi của các phụ huynh về con cái họ ngay hiện tại và trong tương lai, nghĩa là trình bày nhận thức, quan niệm của họ về mục tiêu mà họ đặt ra trong giáo dục gia đình. Chương 4 mô tả so sánh về cách thức thực hành giáo dục hằng ngày của các phụ huynh. Và cuối cùng trong Chương kết luận, chúng tôi  tổng kết lại tất cả những gì đã trình bày, từ đó đề cập đến khuynh hướng biến chuyển trong nhận thức vá cách thức thực hành giáo dục con trẻ trong gia đình tại hai nước, bàn luận làm rõ lý thuyết chúng tôi rút ra từ đề tài, cũng như trình bày những suy nghĩ của mình về hiện trạng giáo dục gia đình Việt Nam hiện nay và từ đó nói đến một phương thức giáo dục khả dĩ như là một khuyến nghị.
Như trong Lời cám ơn đã trình bày, cuốn sách này là thành quả từ công sức của nhiều người, nên tôi xin ghi nhận và gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo và các đồng nghiệp trong và ngoài viện IRED, các thành viên trong hội đồng phản biện và Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội đã rất nhiệt tình tạo điều kiện cho cuốn sách được đến với bạn đọc một cách sớm nhất.
Xin chân thành cám ơn và mong sự ủng hộ của tất cả Quý bạn đọc.

Nguyễn Khánh Trung


Tuesday, October 4, 2016

Điểm số, xếp loại hiện nay có phản ánh chân thực đạo đức học sinh?

.Nguyễn Khánh Trung


(GDVN) - Những điều ác, tật xấu vẫn sẽ tồn tại và ngày càng trầm trọng nếu những người làm giáo dục không chịu thay đổi trong tư duy và hành động.
 
LTS: Nhìn nhận về vấn đề đánh giá đạo đức học sinh tại các trường phổ thông hiện nay, Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung (hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED), thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng chúng ta không thể cứng nhắc đánh giá đạo đức học sinh chỉ dựa trên mức độ các em chấp hành các quy định của Bộ GD&ĐT.

Điều quan trọng nhất là giáo dục các em “khả năng tự trị”, tức là tự ý thức, tự phân định, tự phán đoán với lòng tự trọng để học sinh có những hành vi, ứng xử phù hợp trong cuộc sống hàng ngày.

Trong bài viết này, tác giả chỉ rõ điều đó. Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!


Trường học phổ thông ở ta hiện nay vẫn đánh giá đạo đức của học sinh bằng những con số, và xếp loại hạnh kiểm theo thứ bậc Tốt, Khá, Trung bình, Kém, dựa trên mức độ các em thực hiện những yêu cầu của Bộ GD&ĐT.

Có nghĩa là ngành Giáo dục đang số hóa khía cạnh đạo đức dựa vào những biểu hiện bên ngoài của học sinh trong việc đánh giá.  

Liệu cách nghĩ và cách làm như vậy có còn phù hợp?

Số hóa chất lượng đạo đức trong giáo dục 


Nói một cách ngắn gọn, đạo đức một người là tập hợp những niềm tin, giá trị, chuẩn mực được nội tâm hóa, cấu tạo nên chiếc la bàn định hướng, căn cứ để người đó suy xét, hành sự hàng ngày.
Đạo đức là những thứ thuộc về bên trong, không phải lúc nào cũng bộc lộ ra ngoài, bởi thế mới có câu “dò sông dò biển dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người”.

Vậy làm sao có thể định lượng đạo đức của người khác bằng những con số?
Ấy thế mà trong giáo dục nhà trường tại Việt Nam, người lớn vẫn hàng ngày giáo dục và đo đạo đức của học sinh bằng những con số.

Và dĩ nhiên những con số phần trăm này cũng được sử dụng phục vụ cho những đợt thi đua khen thưởng

 
Chẳng hạn một trường Tiểu học đưa ra các chỉ tiêu thi đua đầu năm, trong đó có thi đua về mặt đạo đức là “chất lượng đạo đức: 100% thực hiện đầy đủ”.
Có nghĩa là thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ được Bộ GD&ĐT quy định trong Điều lệ trường Tiểu học như chấp hành nội quy, kính trọng cha mẹ, giáo viên, tham gia các hoạt động nhà trường…

Những điều này chỉ mô tả phần nào những thể hiện bên ngoài chứ không đánh giá hoàn toàn đạo đức bên trong của học sinh.  

Wednesday, September 28, 2016

Vài dòng nhân dịp ra đời Thông tư 22 thay Thông tư 30



Nguyễn Khánh Trung
Giáo dục là một con đường đưa trẻ vào xã hội, đóng dấu ấn sâu đậm trên nhân cách của trẻ, nói rộng ra, giáo dục làm nên chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia, quyết định mức độ phát triển và thịnh vượng của quốc gia đó.

Đích đến

Con đường đó sẽ rõ ràng thông thoáng, đầy tiếng ca hát, tiếng nói tiếng cười của khách bộ hành và các hướng đạo (học sinh và giáo viên) khi đích đến được xác định rõ ràng, đầy thuyết phục, diễn tả đúc kết được ý nguyện của mọi người, phù hợp với thời cuộc, trong đó lợi ích của những người cầm lái, của các giáo viên, nhất là của học sinh và đằng sau đó là phụ huynh gặp nhau, thống nhất với nhau để rồi cùng nhìn về một hướng.
Còn khi người dẫn đầu khăng khăng tự xác định mục tiêu dựa trên ý muốn chủ quan và lợi ích của riêng mình, bất chấp nó thế nào, bất chấp số đông còn lại đang bước đi có muốn hay không, cố lùa ép mọi người bước đi, lúc đó những cá nhân vốn là những nhân vị tự do đang bước đi trên đường sẽ không còn là mình nữa, những bước đi sẽ gượng ép, thụ động, vô định, và buồn chán, riết, rồi những cá nhân đó sẽ tựa như những con cừu trong đàn cừu lầm lủi bước đi theo ý muốn của chủ, chứ nói gì đến chuyện khai phóng, sáng tạo hay phát triển ! Bourdieu nói, hành động giáo dục kiểu đó là hành động bạo lực biểu trưng.

Chuyện đánh giá

Khi có được đích đến rõ và thuyết phục, những người tổ chức và những hướng đạo sẽ chỉ cho học sinh trong lớp mà mình dẫn dắt đích đến xa (mục tiêu giáo dục phổ thông quốc gia, khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 chẳng hạn) và gần, tựa như cắm những cột mốc cụ thể trên đường đi ( mục tiêu của môn học, của học kỳ và năm học) để các trẻ dễ nhìn thấy.
Trong nhóm mà mình dẫn dắt, chắc chắn sẽ có trẻ đi nhanh, có trẻ đi chậm, có trẻ đầy năng lượng nhưng cũng có trẻ ốm yếu, hay mệt mỏi … vì mỗi con trẻ là mỗi bản thể duy biệt nên người hướng đạo phải tùy đó để kèm, để động viên đặc biệt đối với những trẻ yếu, có vấn đề. Đây mới là sứ mệnh chân chính của dạy kèm của các giáo viên, chứ không phải dạy để kiếm thêm thu nhập bên ngoài trường !

Saturday, September 24, 2016

Nền giáo dục Việt Nam đang đứng ở vị trí nào?



Nguyễn Khánh Trung

(GDVN) - Mục tiêu của nền giáo dục quốc gia là gì và tại sao lại như vậy? Mẫu hình lý tưởng điển hình của học sinh sau khi tốt nghiệp giáo dục phổ thông phải ra sao?

LTS: Triết lý giáo dục không phải là một bản tuyên bố, mà ám chỉ những suy tư, những truy vấn mang tính triết lý trên mọi khía cạnh của giáo dục, là việc “đặt vấn đề trên tất cả những gì chúng ta biết và chúng ta tin trong giáo dục” (Reboul, 1989).

Trong ba bài viết liên quan đến chủ đề “triết lý giáo dục”, TS.Nguyễn Khánh Trung đã tập trung chủ yếu bàn về khía cạnh mục tiêu giáo dục, khâu quan trọng nhất trong một hệ thống giáo dục, và đã lấy trường hợp Pháp và Phần Lan như những minh họa điển hình.

Giáo dục Việt Nam hiện nay có lẽ đã có nền tảng lý luận của nó, nhưng nền tảng đó đã thực sự mang tính triết lý, đã rõ ràng, nhất quán, thuyết phục và phù hợp với thời đại chưa ?

Hôm nay, TS. Nguyễn Khánh Trung hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED), TP.Hồ Chí Minh tiếp tục góp ý cho công cuộc đi tìm câu trả lời này.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. 

Mẫu học sinh lý tưởng mà hệ thống giáo dục Phần Lan theo đuổi là gì?





NGUYỄN KHÁNH TRUNG
(GDVN) - Người Phần Lan luôn lấy con trẻ và tương lai của chúng làm trung tâm, với mong muốn đem lại những gì tốt đẹp nhất cho thế hệ tương lai.

LTS: Gần hai thập kỷ nay, Phần Lan được biết đến như vùng “đất thánh” trong giáo dục phổ thông, đất nước Bắc Âu này đã và đang thu hút các nhà lãnh đạo giáo dục, các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới đến để quan sát và học hỏi.

Bàn về chủ đề “triết lý giáo dục”, nếu như bài viết trước TS. Nguyễn Khánh Trung hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED), TP.Hồ Chí Minh nêu chi tiết, cụ thể những mục đích của nền giáo dục nước Pháp thì hôm nay, tác giả nêu mẫu học sinh lý tưởng mà hệ thống giáo dục Phần Lan theo đuổi như một minh họa thứ hai gửi tới độc giả.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 


Mẫu hình học sinh lý tưởng

Đọc các văn bản pháp luật liên quan cũng như nội dung Chương trình khung quốc gia và địa phương dành cho giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9), tôi xin rút ra những nét chính liên quan đến mẫu hình học sinh lý tưởng sau khi kết thúc lớp 9, khoảng độ tuổi 15, mà nhà trường Phần Lan lấy làm mục tiêu nhắm tới, tôi tạm gọi đó là mẫu người “tự do, tự chủ và có trách nhiệm”.

Mẫu người đó phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần cho cuộc sống, có khả năng tự học hỏi và tự phát triển bản thân, có đam mê học lên cao và học suốt đời, trở thành những công dân có trách nhiệm.

Và có những cách tư duy mới, có tinh thần và khả năng phản biện, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt, có ý thức cộng đồng, tôn trọng tự do cá nhân của người khác, tôn trọng môi trường thiên nhiên. 

Sunday, September 4, 2016

Ở nước Pháp, người ta không dạy cho trẻ con kiến thức


(GDVN) - Mục tiêu của giáo dục Pháp không phải là dạy cho trẻ em kiến thức, mà dạy cho trẻ biết làm thế nào để có kiến thức.


LTS: Pháp là quê hương của các triết gia, của các nhà giáo dục, những tư tưởng triết lý chi phối nền giáo dục hiện nay của họ được xây dựng và thừa hưởng từ truyền thống phong phú này.

Đề cập đến triết lý giáo dục, các học giả thường nhắc đến triết gia Rousseau (1712 – 1778). Vậy triết lý giáo dục của Pháp hướng đến trang bị cho học sinh những gì?

Trong kỳ 2 của chủ đề “triết lý giáo dục”, TS. Nguyễn Khánh Trung  hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED), TP.Hồ Chí Minh nêu chi tiết, cụ thể những mục đích của nền giáo dục nước Pháp.

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả. 


J J Rousseau và mục tiêu giáo dục 
Trong tác phẩm “Emile hay là về giáo dục” được xuất bản năm 1762, triết gia này đã vẽ lên một chân dung lý tưởng về học sinh được đào tạo sau tuổi 15, thông qua nhân vật Emile bao gồm nhiều mặt.

Đó là con người tự lập, tự tin vào bản thân, mạnh khỏe về cơ thể và tinh thần, chân tay lanh lẹ, “trí óc đúng đắn và không thành kiến, tâm hồn tự do... Không phá rối sự an tĩnh của ai hết, nó đã sống hài lòng, hạnh phúc và tự do, hết mức mà thiên nhiên cho phép” (tr. 277).

Là “người tự do”, con người đó không “phục tùng luồn cúi của một nô lệ”, cũng không có “giọng điệu hách dịch của một chủ nhân” (tr. 206) kiểu thượng đội hạ đạp;

Triết lý giáo dục, đích đến là ta muốn đào tạo ra con người như thế nào?



NGUYỄN KHÁNH TRUNG

(GDVN) - Khi bàn về mục tiêu của một hệ thống giáo dục nghĩa là tìm đáp án cho câu hỏi muốn đào tạo ra mẫu người học sinh lý tưởng sau khi tốt nghiệp phổ thông thế nào?


LTS: Mỗi nền giáo dục dựa trên một hệ triết lý giáo dục có ảnh hưởng mang tính quyết định đến nội dung, phương pháp dạy và học.
Vậy thử hỏi, mẫu người mà Việt Nam muốn đào tạo chuẩn là như thế nào trong khi “triết lý giáo dục” nước ta vẫn đang là câu hỏi gây nhiều tranh cãi.

Hôm nay, trong kỳ đầu về chủ đề “triết lý giáo dục”, TS.Nguyễn Khánh Trung hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED), TP.Hồ Chí Minh đem đến cho độc giả cái nhìn tổng quan về khái niệm “triết lý giáo dục”.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.


Triết lý và giáo dục

Nói đến khái niệm “triết lý giáo dục” là nói tới triết và giáo dục.

Triết gia là những chuyên gia làm việc, suy tư trên các ý tưởng, các khái niệm. Họ phân tích, xếp loại, truy vấn hay tạo ra các khái niệm mới dựa trên cơ sở lý tính, sự chặt chẽ của phép logic.

Triết học là mẹ của các khoa học vì khoa học nào cũng cần sự chặt chẽ, biện chứng, lý tính và tinh thần truy vấn. Giáo dục cũng là khoa học, ngành có đối tượng là con người nên lại càng cần sự soi sáng của triết học.

Như vậy, khái niệm “triết lý giáo dục” ám chỉ những suy tư, những truy vấn mang tính triết lý trên mọi khía cạnh của giáo dục, là việc “đặt vấn đề trên tất cả những gì chúng ta biết và chúng ta tin trong giáo dục” (Reboul, 1989, tr.13).

Friday, August 19, 2016

Học sinh Pháp học thêm thế nào?

NGUYỄN KHÁNH TRUNG (VIỆN IRED)

TTO - Ở Pháp trước đây, chuyện dạy thêm học thêm cũng tràn lan, trở thành “thị trường” béo bở cho nhiều người, gây bức xúc cho xã hội. 

Yếu chỗ nào học thêm chỗ đó
Tuy nhiên từ thời Bộ trưởng giáo dục Xavier Darcos tới nay, người Pháp đã cải cách theo hướng "trả công việc của nhà trường về cho nhà trường". Trong bài viết này, tôi sẽ nói về cách làm cụ thể trong ngôi trường mà các con tôi đang theo học hiện nay diễn ra như thế nào.
Trong năm học rồi, con trai đầu đang học lớp 4 đã học thêm 2 buổi, còn con trai thứ ba đang học lớp 1 thì phải học thêm nhiều hơn, nhưng hình thức học thêm không theo kiểu Việt Nam. Tôi đặt câu hỏi về vấn đề này với cô giáo của cháu, sau đây xin lược ghi nội dung trả lời của cô như sau:
Trong lớp, nếu giáo viên phát hiện cháu nào đó có vấn đề cần kèm riêng thì trước hết giáo viên đó sẽ nói chuyện và đề xuất với phụ huynh cho cháu học thêm ngoài giờ học chính thức. Nếu phụ huynh đồng ý, giáo viên sẽ trình bày với ban giám hiệu về kế hoạch học thêm của cháu. Tùy mức độ vấn đề của cháu để nhà trường có kế hoạch. Thường là có ba mức độ như sau:
Ở mức độ nhẹ với những vấn đề không quan trọng, chẳng hạn học sinh chưa biết cách tra cứu từ điển, cháu có thể được kèm bởi một tình nguyện viên (thường là những người đã làm trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục, đã về hưu, tự nguyện cộng tác với nhà trường), việc kèm thêm chỉ diễn ra một vài lần, khi vấn đề của cháu được giải quyết thì dừng lại.
Mức độ thứ hai phổ biến nhất là các học sinh gặp khó khăn với các môn học như toán, tiếng Pháp, khoa học... Trong trường hợp này, chính giáo viên đứng lớp là người dạy thêm cho học sinh. Ở trường của con tôi, các giáo viên thường đề nghị phụ huynh đưa học sinh đến trường trước 30 phút để cô giáo kèm riêng cho cháu. Thời lượng học thêm này tùy mức độ vấn đề của học sinh, lúc nào giáo viên thấy cháu hết gặp khó khăn thì dừng lại.
Mức độ thứ ba là những học sinh có những vấn đề thuộc về thể trạng, tâm lý, chẳng hạn những trường hợp trẻ chậm phát triển, thì ban giám hiệu nhà trường, giáo viên đứng lớp (có khi là cả các giáo viên khác đã từng dạy cháu), cha mẹ của học sinh và chuyên gia tâm lý phải họp lại để phân tích và lên kế hoạch giúp cháu. Nếu cần thiết, chuyên gia tâm lý sẽ can thiệp hoặc lập hồ sơ đề nghị cấp quản lý giáo dục địa phương cử chuyên gia được đào tạo đến kèm riêng cho cháu trong các giờ học. Những trường hợp học sinh này thường được quan tâm một cách đặc biệt, những buổi họp nhiều bên thường được triệu tập theo yêu cầu của giáo viên đứng lớp dựa trên nhu cầu của học sinh.
Ngoài ra trường học còn tổ chức một buổi trong tuần (ở trường của các con tôi là vào chiều thứ ba), để học sinh nào có nhu cầu thì đăng ký và được các tình nguyện viên kèm làm bài tập ngay tại trường.
Nghĩa là chuyện dạy thêm vẫn được duy trì tại Pháp (cũng như ở Phần Lan và các nước khác mà tôi đã thấy), điều này thuộc trách nhiệm của nhà trường, dựa trên nhu cầu của từng học sinh, được tổ chức trong nhà trường và không liên quan gì đến tiền bạc. Giáo viên đứng lớp thường là người khởi xướng, đề nghị kế hoạch dạy thêm, vì chính giáo viên này là người am hiểu về từng học sinh của mình.

Saturday, August 13, 2016

A Room of One’s Own : l’apprentissage au féminin


RÉSUMÉ
L’objectif de ce colloque est d’aborder la problématique de l’apprentissage au féminin selon les différentes disciplines dont il peut être l’objet, à savoir la littérature, l’histoire et l’histoire de l’art, mais aussi le droit, la linguistique, les études du genre ainsi que les sciences de l’éducation. Le colloque s’inscrit dans le cadre du projet Médias au féminin dirigé par Greta Komur-Thilloy (université de Haute-Alsace) et Hélène Barthelmebs (université Paul Valéry).

Argumentaire

L’objectif de ce colloque est d’aborder la problématique de l’apprentissage au féminin selon les différentes disciplines dont il peut être l’objet, à savoir la littérature, l’histoire et l’histoire de l’art, mais aussi le droit, la linguistique, les études du genre ainsi que les sciences de l’éducation. Le colloque s’inscrit dans le cadre du projet Médias au féminin dirigé par Greta Komur-Thilloy (Université de Haute-Alsace) et Hélène Barthelmebs (Université Paul Valéry). 
Le point de départ de notre réflexion est Virginia Woolf, prise comme symbole de l’engagement dans la question féminine, car elle aborda la place et l’éducation des femmes dans la société. Son œuvre militante Une chambre à soi décrit la lutte menée par les femmes pour leur indépendance, afin d’obtenir une considération sociale. Comme elle, ce colloque se propose d’offrir un parcours sur l’histoire littéraire des femmes pour qu’il puisse revendiquer le rôle culturel des femmes. Sous cet angle, l’apprentissage féminin est envisagé comme une formation intellectuelle, puisqu’il revendique le désir des femmes à évoluer intellectuellement et artistiquement aux côtés des hommes.
La littérature est ainsi le point de départ de cette réflexion, car elle consacre à l’apprentissage un espace privilégié, à savoir le genre du roman de formation au féminin. Même si une certaine attention à la formation de la psychologie féminine était déjà présente dans Pamela de Richardson, le roman d’apprentissage au féminin se développa ensuite grâce à l’œuvre de Charlotte Brontë, Jane Eyre. Plus récemment, l’intérêt pour la thématique a été relevé par d’autres disciplines et, en particulier, la naissance des études de genre, à partir des années 60, est fondamentale dans cette perspective.
Dans le champ politique et social, l’apprentissage au féminin constitue également un espace de réflexion fortement contemporain, comme le démontrent les nombreuses conférences de l’ONU sur ce sujet entre les années 1975 (Conférence de Mexico) et 2000 (Conférence de New York). Bien que le féminisme soit aujourd’hui l’objet d’études de plusieurs disciplines, l’apprentissage au féminin reste encore, quant à lui, un sujet à approfondir.
En effet, quel rôle joue l’apprentissage dans le parcours de l’émancipation de la femme ? Voici la question fondamentale que ce colloque pose, puisque la formation représente le parcours des femmes vers la liberté, l’autonomie financière, sociale et culturelle.
Afin de proposer des pistes de réflexion pertinentes, plusieurs axes thématiques sont susceptibles de répondre à cette problématique.

Giáo dục chưa làm được sứ mạng khai sáng

Kim Yen phong van Ho Thieu Hung


Nguyên là giám đốc sở Giáo dục đào tạo TP.HCM, từng là người thầy nhiều năm đứng trên bục giảng, hơn ai hết ông cảm nhận rõ những thất bại của giáo dục, và coi chấn hưng giáo dục là món nợ suốt đời mình. Nên dù đã nghỉ hưu, ông vẫn cùng đồng nghiệp ở viện Nghiên cứu giáo dục thực hiện những nghiên cứu sâu và toàn diện hơn, hướng tới một nền giáo dục khai minh.


- Theo ông, những xói mòn, đổ vỡ trong các thang giá trị, sự xuống cấp của đạo đức xã hội và tội ác tràn lan phải chăng có nguyên nhân từ bệnh chạy theo thành tích, coi nhẹ khoa học nhân văn, coi nhẹ giáo dục cái đẹp và cái thiện?

Đổ mọi cái tệ hại cho bệnh chạy theo thành tích (phải gọi là sự dối trá mới đúng tên) là không đúng đâu. Chủ nghĩa cá nhân còn ghê gớm hơn. Mất tính người còn khủng khiếp hơn nữa. Einstein – nhà vật lý hàng đầu thế giới – từng cho rằng: “Dạy cho con người một chuyên ngành thì chưa đủ, anh ta tuy có thể trở thành một cái máy khả dụng nhưng không thể trở thành một con người với đầy đủ phẩm giá. Anh ta phải được dạy để có một ý thức sống động về cái gì là đẹp và cái gì là thiện. Nếu không, với kiến thức chuyên môn hoá của mình, anh ta chỉ giống như một con chó được huấn luyện tốt hơn là một con người được phát triển hài hoà. Anh ta cần phải học để hiểu những động cơ của con người, hiểu những ảo tưởng và nỗi thống khổ của họ để tìm được một thái độ ứng xử đúng đắn với từng con người đồng loại của mình cũng như đối với cộng đồng”. Sự đổ vỡ sâu xa bên trong của nhiều mối quan hệ xã hội hiện nay là do lòng người thiếu tính người. Giáo dục của chúng ta đã coi trọng cung cấp học vấn hơn là dạy văn hoá làm người. Do vậy nhiều người có học vấn cao nhưng lại sống vô văn hoá. Trong cộng đồng người vô văn hoá mà tiếc thay có vẻ như ngày một đông lên, quan niệm “cái có lợi cho mình là cái tốt” đã thành tiêu chí duy nhất trong ứng xử, trong đánh giá mọi sự vật – hiện tượng, thành điểm tựa biện minh cho mọi cái xấu, cái ác mình làm đối với người khác, với cộng đồng. Đó còn là nguồn gốc của xung đột, của chiến tranh.

Wednesday, June 15, 2016

7 LỜI KHUYÊN QUÝ BÁU CỦA TỶ PHÚ WARREN BUFETT


 *Khi Buffett nói, hãy dừng mọi thứ lại và lắng nghe.
Warren Buffett là ...một trong những nhà đầu tư tài ba nhất mọi thời đại.
Ông cũng nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới với tài sản lên đến 72 tỷ USD.
Những lời khuyên của Buffett đã trở thành bài học quý giá đối với rất nhiều người trên thế giới.
Dưới đây là 7 điều 'nhà hiền triết xứ Omaha' khuyên bạn nên đầu tư càng nhiều càng tốt.

1. Chính bạn
"Đầu tư càng nhiều vào bản thân mình càng tốt, bạn là tài sản lớn nhất của chính mình cho đến thời điểm này" - Warren Buffett
Bạn sẽ không bao giờ có được khoản lợi nhuận nào tốt hơn trong cuộc sống so với khi bạn thực sự đầu tư vào chính mình. Sau đây là một vài cách giúp bạn kiếm được nhiều nhất từ việc đầu tư của mình.
2. Duy trì sức khỏe trong ba lĩnh vực sau: trí tuệ, cơ thể, tinh thần
"Bạn chỉ có một bộ óc và một cơ thể. Và nó sẽ tồn tại suốt đời. Bạn có thể dễ dàng bắt chúng hoạt động hết công suất trong nhiều năm. Nhưng nếu bạn không chăm sóc bộ óc và cơ thể đó, 40 năm sau chúng sẽ hỏng hóc giống như chiếc xe hơi". - Warren Buffett
Tất cả đều bắt đầu từ đây. Bạn cần cháy hết mình, nếu không bạn sẽ không thể nào tận dụng tối đa cuộc sống của mình.
Điều này không có gì khó khăn hay tốn kém thời gian. Chỉ cần bạn lưu ý về việc cải thiện bản thân. Dưới đây là một vài cách làm đơn giản:
Trí óc: đọc một cuốn sách (thậm chí chỉ 1 trang sách một ngày), tạp chí và cập nhật các ý tưởng.
Cơ thể: tập thể dục ( cho dù chỉ trong 7 phút), ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe, uống nhiều nước và có một giấc ngủ ngon vào buổi tối.
Tinh thần: cầu nguyện (cho dù bạn có theo tôn giáo nào đó hay không) hoặc đơn giản chỉ cần nói "cảm ơn" và đối xử tốt với mọi người. Bạn cũng thể viết ra một danh sách những điều mình cảm thấy trân trọng và biết ơn.
3. Nuôi dưỡng các thói quen tích cực và thực hiện chúng hàng ngày
"Các chuỗi thói quen quá nhẹ để cảm nhận cho đến khi chúng quá nặng để bị phá vỡ" - Warren Buffett
Bạn cảm thấy tuyệt vời hơn như thế nào trong những ngày bạn làm điều gì đó tốt đẹp cho chính mình?
Có thể đó là ngày mà bạn tập thể dục hoặc là khi bạn thực sự tập trung vào công việc. Ngày đó diễn ra suôn sẻ hơn phải không?
Bạn có thể có được điều này mỗi ngày. Vấn đề chỉ là quyết định xem bạn muốn làm gì và thực hiện chúng.
Khởi đầu nhỏ. Hãy quyết định một thói quen tích cực mà bạn có thể bắt đầu làm hôm nay và làm điều đó. Ngày mai bạn lại tiếp tục làm điều này thêm một lần nữa. Khi đã làm chủ một thói quen, bạn có thể sử dụng nó để có được những ngày tốt đẹp trong cuộc sống.
4. Không ngừng học hỏi
Một trong những bí quyết tuyệt vời nhất để đạt được thành công của Warren Buffett là không ngừng học tập. Charlie Munger, Phó chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway đã từng nói về người đồng nghiệp huyền thoại như sau:
"Warren Buffett đã trở thành nhà đầu tư giỏi hơn rất nhiều kể từ ngày tôi gặp ông ấy và tôi cũng vậy. Nếu chúng tôi bị đóng băng ở giai đoạn nào đó với kiến thức chúng tôi có, thì kết quả có thể sẽ tồi tệ hơn nhiều. Vì vậy, cuộc chơi là tiếp tục học tập, và tôi không nghĩ mọi người sẽ tiếp tục học theo người không thích quá trình học tập."
Hầu hết mọi người nghĩ rằng việc học kết thúc sau khi họ ra trường. Nhưng cuộc sống là quá trình học tập liên tục và có rất nhiều cách để bạn làm điều đó như:
Tham dự các hội thảo, hội nghị và các cuộc họp.
Tham dự các khóa học online miễn phí.
Nói chuyện với mọi người và đặt ra các câu hỏi cho họ (hãy nghe nhiều hơn nói).
Nghiên cứu thứ gì đó bạn quan tâm.
Đi du lịch.
5. Ở bên cạnh những người xuất sắc
"Tốt hơn là bạn nên giao du với những người giỏi hơn mình. Chọn những cộng sự có hành vi tốt hơn bạn và bạn sẽ bị cuốn theo hướng đó." - Warren Buffett
Người ta nói rằng bạn là trung bình cộng của 5 người mà bạn dành nhiều thời gian với họ nhất. Nói cách khác, những người bạn dành thời gian cùng sẽ ảnh hưởng tới con người mà bạn trở thành.
Hãy nhìn những người trong cuộc sống của bạn ngay bây giờ và tự hỏi những câu hỏi sau:
Họ đang giúp bạn trở nên tốt hơn hay tệ hơn?
Hầu hết họ tích cực hay tiêu cực?
Bạn cảm thấy tốt hơn hay tệ hơn khi ở cạnh họ?
Nếu có ai đó ảnh hưởng tiêu cực tới bạn, hãy gạt họ sang một bên (hoặc hạn chế tối đa thời gian dành cho họ). Điều này có vẻ rất khó khăn nếu đó là một thành viên trong gia đình hoặc đồng nghiệp, nhưng nếu muốn trở thành phiên bản tốt nhất của mình, bạn phải hành động.
6. Hãy dành thời gian để tìm hiểu bản thân
"Tôi dành rất nhiều thời gian mỗi ngày chỉ để ngồi và suy nghĩ. Điều này rất không phổ biến ở các doanh nghiệp Mỹ. Tôi đọc và suy nghĩ nhiều hơn trong khi đưa ra những quyết định bốc đồng ít hơn hầu hết những người kinh doanh khác. Tôi làm điều đó vì tôi thích cuộc sống như vậy." - Warren Buffett.
Thời gian của bạn là vô cùng giá trị và quý báu. Hãy dành chút thời gian tìm hiểu rõ hơn về bản thân mình. Những hoạt động sau có thể giúp bạn tìm ra mình thực sự là ai:
Thiền định (ngay cả khi bạn nghĩ mình không thể thiền được).
Tập yoga.
Viết vài trang nhật ký vào buổi sáng.
Tìm những hoạt động mà bạn yêu thích (và thực hiện chúng).
7. Làm những điều bạn yêu thích
"Đến thời điểm bạn phải làm những điều mình muốn. Làm công việc mà bạn yêu thích. Bạn sẽ nhảy ra khỏi giường vào buổi sáng. Tôi nghĩ rằng bạn sẽ phát điên nếu tiếp tục làm công việc mà mình không thích chỉ vì bạn nghĩ nó sẽ khiến hồ sơ của bạn đẹp hơn. Như thế chẳng khác nào để dành 'sex' đến khi già" - Warren Buffett
Bạn chỉ có một cuộc đời để sống, tại sao không sống hết mình với nó?
Đầu tư vào chính bản thân mình nhiều nhất có thể, và bạn sẽ thấy lợi ích thu về vượt qua cả những điều bạn mơ ước.


Nguon: https://www.facebook.com/longchaucusy.ho/posts/911797385632694

Friday, May 20, 2016

Thư mời tham dự buổi trao đổi học thuật "Nghiên cứu so sánh nhận thức của phụ huynh về con trẻ, mục tiêu và phương thức thực hành giáo dục gia đình giữa Pháp và Việt Nam hiện nay"

Trung tâm Nghiên cứu Giới và Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 5 năm 2016

Thư mời tham dự buổi trao đổi học thuật
"Nghiên cứu so sánh nhận thức của phụ huynh về con trẻ, mục tiêu và
phương thức thực hành giáo dục gia đình giữa Pháp và Việt Nam hiện nay"

Kính thưa quý đồng nghiệp, thân hữu và các bạn sinh viên,

Trung tâm nghiên cứu Giới và Xã hội (GAS) trường Đại học Hoa Sen sẽ tổ chức buổi trao đổi học thuật  "Nghiên cứu so sánh nhận thức của phụ huynh về con trẻ, mục tiêu và phương thức thực hành giáo dục gia đình giữa Pháp và Việt Nam hiện nay" do TS. Nguyễn Khánh Trung trình bày.

Thời gian: 9:00 đến 11:00 ngày thứ ba 24/05/2016
Địa điểm: Phòng 309, lầu 3, Trường Đại học Hoa Sen - Số 8 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, TP.HCM
Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt. Vào cửa tự do.

Xin vui lòng bấm vào đường link dưới đây để đăng ký tham dự:

Tóm tắt nội dung
Gia đình là nơi đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình hình thành nhân cách một con người, là khúc đường đầu tiên đưa cá thể hội nhập vào xã hội, đóng dấu ấn sâu đậm trên căn tính của mỗi cá nhân cũng như góp phần tạo ra và duy trì những tập tính chung của cả xã hội. Hằng ngày trong nước xuất hiện nhan nhản những hiện tượng tiêu cực liên quan đến giới trẻ từ các vụ thảm sát một cách tàn bạo của những thanh niên mới lớn, đến chuyện học sinh đánh nhau ngoài đường, trong lớp học,… Khi những vụ việc như thế xảy ra một cách thường xuyên và phổ biến, thì chúng đã trở thành những «hiện tượng xã hội» (Durkheim, 2010) cần phải suy nghĩ và nghiên cứu. Trong bối cảnh và ý thức như thế, chúng tôi đã tiến hành dự án nghiên cứu so sánh này để tìm định dạng nhận thức và quan niệm của các phụ huynh, đặc biệt của những bà mẹ, về con trẻ, về mục tiêu và phương pháp giáo dục con cái, cũng như tìm định dạng những mô thức thực hành giáo dục con cái hằng ngày của họ...

Tuesday, May 3, 2016

Câu chuyện của người tự học


1. Lời khuyên đầu tiên.
Ở trường đại học ra, sau khi thu xếp được một chỗ làm việc tàm tạm, cái việc mà một thanh niên tự trọng hiện nay phải lo đầu tiên, theo tôi chưa phải là lo học thạc sĩ rồi lần lên tiến sĩ... mà là học để có được một ngoại ngữ có thể sử dụng tự do và trước tiên, dư sức đọc các tài liệu chuyên môn.
Mỗi khi có dịp trò chuyện với các bạn trẻ, lời khuyên đầu tiên tôi muốn nói - nếu như được yêu cầu có một lời khuyên - đơn giản như vậy. Đây là kinh nghiệm tự học của tôi, mà cũng là điều tôi rút đúc được, qua nhiều thành bại của các đồng nghiệp.

Friday, April 29, 2016

Các danh ngôn liên quan đến giao duc

Citations

"Il faut aimer l'enfant pour ce qu'il est et non pour ce qu'on veut qu'il soit."
- 
Janusz Korczack
"Tout le monde est un génie. Mais si on juge un poisson sur sa capacité à grimper à un arbre, il passera sa vie à croire qu'il est stupide."
- 
Albert Einstein
"On ne doit pas seulement éduquer des enfants d'après l'état présent de l'espèce humaine, mais d'après son état futur, possible et meilleur, c'est-à-dire conforme à l'idée de l'humanité et à sa destination totale."
- 
Kant
"Faire naître un enfant n'est pas suffisant, il faut aussi le mettre au monde."
- 
Boris Cyrulnik
"Celui qui est maître de l'éducation peut changer la face du monde."
- 
Leibniz
"La véritable éducation consiste à tirer le meilleur de soi-même."
- 
Gandhi
"Deviens qui tu es ! Fais ce que toi seul peut faire."
- 
Nietzsche
"L'éducation ne consiste pas à gaver, mais à donner faim."
- 
Michel Tardy
"Comment se fait-il que les enfants étant si intelligents, la plupart des hommes soient bêtes ? Cela doit tenir à l'éducation."
- 
Alexandre Dumas fils
"L'éducation est un progrès social... L'éducation est non pas une préparation à la vie, l'éducation est la vie même."

Tuesday, April 19, 2016

Lý lẽ của ông chủ


  • Đỗ Minh Tuấn
Trong dân gian Việt Nam có câu chuyện vui kể về một ông quan đi ăn cỗ bị tên hầu ăn hết món ngon nên dọc đường về nhà ông ta dở lý lẽ đạo đức ra hành tên hầu. Tên hầu đi trước ngựa thì ông quát “Láo! Sao mày dám đi trước tao?”. Tên hầu đi ngang ông cũng cáu: “Thằng này hỗn thật! Mày lại dám sánh ngang với ông à?!”. Tên hầu vội lùi lại đi sau ngựa, ông càng cáu: “Thằng mất dạy! Ông là tù hay sao mà mày áp giải ông?”.
Tên hầu ức đến phát khóc nhưng vẫn cố nén giận từ tốn hỏi chủ: “Con đi kiểu gì ông cũng nói, con biết làm thê nào cho ông vừa lòng?”. Lúc ấy, ông chủ mới nói toạc cội nguồn những lý lẽ của ông, rằng: “Tại sao lúc nãy mày ăn tranh cái bánh rán của tao?”
Câu trả lời của ông quan bộc lộ cái tâm thế của ông trong lúc đó, cái tâm thế đã đẻ ra những lý lẽ đưa tên hầu vào ngõ cụt. Thực chất của những lý sự mà ông quan đã đưa ra là ông ta đã luôn thay đổi hệ quy chiếu để liên tiếp đặt tên hầu vào vào vị thế của kẻ có tội.
Khi tên hầu đi trước, thì ông đặt quan hệ hai người vào hệ quy chiếu đạo đức để phê phán nó không nhường bước chủ. Khi nó đi ngang ông, ông lại đặt quan hệ hai người vào hệ quy chiếu quyền lực để cho rằng tên hầu dám tự coi mình bằng vai bằng lứa với ông. Khi tên hầu đi sau lưng ông, ông lại đặt quan hệ của ông với nó vào hệ quy chiếu hình sự để kết tội nó coi ông là tội phạm.
Ở đây, quyền lực đã tham dự vào lý luận trong vai trò xoay đảo các chuẩn mực, các hệ toạ độ để xem xét hành vi. Không có lý lẽ nào cãi lại được ông quan vì ông nắm quyền quy định luật chơi!

Monday, March 28, 2016

Học cách học: Một bài học quan trọng bậc nhất đang bị bỏ quên


Dương Trọng Tấn

Khi giải một bài toán, não sẽ tập trung với số ít
các tế bào thần kinh.
Nếu bạn gặp một bài toán khó, dù cố gắng nhiều mà giải mãi không xong, thì làm thế nào? Câu trả lời phổ biến nhất là cố gắng tìm ra chỗ sai trong lập luận rồi đi tiếp hoặc “làm lại từ đầu”. Cả hai phương án theo kinh nghiệm này không phù hợp với những lời khuyên của các chuyên gia về não bộ.

Theo họ, não bộ của chúng ta hoạt động theo hai cơ chế khác nhau: tập trung (focused mode) và thư giãn (diffused mode). Khi ta tập trung cao độ vào giải quyết một bài toán, não sẽ vào cuộc sử dụng cơ chế tập trung với số ít các tế bào thần kinh tại một vùng tập trung của não bộ được huy động. Khi ta rơi vào thế bí như tình huống đã dẫn, thì dù có cố gắng đến mấy, cũng chỉ có vùng não tập trung được hoạt động. Có nghĩa là chúng ta có xu hướng lặp đi lặp lại các cách giải quyết vấn đề, và khó lòng thoát ra khỏi bế tắc. Khi đó hành động rà soát lại lời giải hay đi lại từng bước từ đầu không có ích gì mấy. Như thiên tài Albert Einstein từng nhận xét đại ý “bạn không thể giải bài toán theo 1000 cách giống nhau rồi hy vọng có lời giải khác!”. Trong những lúc bí bách như thế này, cách tốt nhất là tạm rời xa bài toán đấy, đi chơi, thư giãn rồi hẵng quay lại với bài toán. Đây không phải là lời xúi bậy vô trách nhiệm. Việc bạn tạm rời bài toán đó để đi bộ, hóng gió, hoặc ngồi thiền ít phút sẽ giúp não bộ chuyển sang chế độ thư giãn, lúc này các vùng khác của não bộ được kích hoạt. Nếu quay trở lại giải toán, bạn sẽ có khả năng tìm ra một con đường khác, không bế tắc như lúc đầu.

Sunday, March 27, 2016

MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM VÀ PHẦN LAN

GS NGUYỄN VĂN TUẤN/ BT 27/1/2016
Thời gian ở trong nước, tôi có dịp đọc một công trình nghiên cứu về so sánh giáo dục VN và Phần Lan của Nguyễn Khánh Trung (Viện IRED) (1). Đây là một nghiên cứu có giá trị mà tôi nghĩ những ai quan tâm đến giáo dục nên tìm đọc. Tôi thì thích thú với cách đặt vấn đề và tiếp cận của tác giả. Tôi đọc đến phần so sánh mục tiêu giáo dục của 2 nước thì thấy rất khác biệt, và có thể giải thích một phần tại sao nền giáo dục VN đào tạo ra những con người góp phần tạo nên cái mà nhà báo Đoàn Khắc Xuyên nói là "Cơn sóng dữ" (2).

Monday, March 7, 2016

Autorisé en France, fesser un enfant est interdit dans 44 pays


Anne-Aël Durand


Une sanction pour ne pas avoir interdit la fessée aux enfants. C'est ce qui devrait arriver à la France mercredi, au motif qu'elle « ne prévoit pas d'interdiction suffisamment claire, contraignante et précise des châtiments corporels » selon le Conseil de l'Europe.


En effet, le droit français autorise un « droit de correction » des enfants au sein des familles, alors même que les punitions corporelles sont interdites à l'école et dans l'armée. La France a pourtant signé la Charte européenne des droits sociaux, qui précise, dans son article 17 que les Etats doivent « protéger les enfants et les adolescents contre la négligence, la violence ou l'exploitation ».
En mai 2014, un amendement interdisant les châtiments corporels déposé par un député écologiste a été retiré de la loi sur la famille, après l'engagement du gouvernement de « reprendre la discussion lors d'une prochaine proposition de loi ».
En 2014, 27 des 47 pays membres du Conseil de l'Europe interdisent tout châtiment corporel à l'encontre des enfants et ils sont au total 44 à travers le monde, selon le recensement de l'association End corporal punishment of Children, qui note une progression rapide ces dernières années.