Saturday, December 28, 2013

Đi tìm sự thật ở nhà trường Việt Nam

  • Hạnh Ngân phong van GS Vũ Đức Vượng
- Lời tòa soạn: Theo dõi những thảo luận trên các trang mạng xã hội hiện nay, những khái niệm "debate", "critical thinking" được đề cập nhiều.

Ở các nền giáo dục tiên tiến, đây là những phương pháp có tính cạnh tranh giúp thay đổi môi trường và không gian học tập cho giới trẻ; xây dựng khả năng tư duy độc lập, trách nhiệm trong diễn đạt tư duy và thái độ tôn trọng trong giao tiếp.
Còn ở Việt Nam, câu chuyện "tranh luận" và "tư duy phản biện" ở trong nhà trường ra sao? VietNamNet giới thiệu một góc nhìn của GS Vũ Đức Vượng, Giám đốc Chương trình Giáo dục Tổng quát, ĐH Hoa Sen, TP HCM.
Giáo dục, góc nhìn,  tranh luận, Việt Nam
GS Vũ Đức Vượng

“Tư duy phản biện” mới chỉ được dạy một chiều
Ông có thể cho biết cụ thể về tranh biện trong giáo dục?
- Tranh biện là xương sống của giáo dục. Trong các môn khoa học tự nhiên, người nghiên cứu có thể chứng minh được sự thật khi dùng những dữ kiện hay thử nghiệm tự nhiên vào việc này. Gallileo, dù có phải “phản tỉnh” để tránh bị hỏa thiêu, nhưng cuối cùng vẫn được công nhận là người đã tìm ra sự thật về vũ trụ.
Trong các môn khoa học xã hội hoặc nhân văn, một là vì hoàn cảnh phức tạp hơn (cứ thử định nghĩa hai chữ “tình yêu” đi) và hơn nữa, nhà nghiên cứu xã hội chỉ có thể quan sát và phân tích, chứ không thể dùng con người để thí nghiệm như nhà sinh học dùng con chuột bạch, nên tìm ra sự thật buộc lòng phải tranh luận. Cũng đã từng có những thuyết sai lệch được thừa nhận như sự thật một thời gian, nhưng rồi cũng bị đào thải. Trong nhiều thế kỷ trước đây, người da mầu bị người da trắng coi là thiếu thông minh, lạc hậu, và đã có nhiều nhà khoa học “chứng minh” giả thuyết này. Hoặc những lời dạy của Khổng tử về thân phận phụ nữ đã từng được coi như “chân lý” ở Á châu trong nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ này, chúng ta đã chứng minh ngược lại.
Vì thế, con người vẫn hy vọng là với tranh luận, chúng ta sẽ dần dần tìm ra sự thật về chính chúng ta, và về xã hội chúng ta đang sống.

Friday, December 27, 2013

Lời giới thiệu của Nguyễn Khánh Trung cho dịch phẩm “Giành lại tri thức - từ lý thuyết kiến tạo xã hội đến lý thuyết duy thực xã hội trong xã hội học giáo dục” được viện IRED cho xuất bản vào tháng 12 năm 2013




Sau đây là là lời giới thiệu của Nguyễn Khánh Trung cho dịch phẩm “Giành lại tri thức” được viện IRED cho xuất bản vào tháng 12 năm 2013
 

Lời giới thiệu


Gần đây, trên các phương tiện truyền thông, nhiều trí thức đã lên tiếng báo động về tình trạng thấp kém trong nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam nói chung (Nguyễn Văn Tuấn 2011) và khoa học giáo dục nói riêng (Philip Hallinger 2012) so với các nước trong khu vực. Giải thích về sự đuối sức một cách bất thường này, trong Hội thảo “Khoa học xã hội thời hội nhập” do Ðại học Quốc gia Tp. HCM tổ chức trong ngày 15/12/2011, một số diễn giả cho rằng một trong những nguyên nhân quan trọng là do một thời, chúng ta “tự dựng nên một hàng rào về nhận thức” trước các lý thuyết khoa học Phương Tây. Hệ quả của việc này vẫn kéo dài cho đến hôm nay, nó hình thành thói quen tư duy xem nhẹ lý thuyết của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Vì thiếu cơ sở lý thuyết làm nền, nên những nghiên cứu trong nước chủ yếu là những nghiên cứu thực nghiệm, nếu có sử dụng lý thuyết, thì cũng rất manh mún, chắp vá, không thể hội nhập vào các dòng chảy lý luận trên thế giới trong nghiên cứu giáo dục. Trong bối cảnh như thế, việc Viện Nghiên Cứu Phát Triển Giáo Dục (Viện IRED) mời giáo sư Michael Young, nhà lập thuyết nổi tiếng người Anh, đến thuyết trình tại Viện (ngày 28/7/ 2012) là hết sức có ý nghĩa, mà công việc hậu toạ đàm là sự ra đời của cuốn sách Giành lại tri thức. Từ Lý Thuyết Kiến Tạo Xã Hội đến Lý Thuyết Duy Thực Xã Hội trong ngành xã hội học giáo dục bằng tiếng Việt mà quý vị đang có trên tay.

Saturday, December 7, 2013

Cựu trợ lý Bộ trưởng Giáo dục Mỹ giải mã kết quả PISA

Nguyễn Thảo(biên dịch)

Diane Ravitch, một sử gia giáo dục, một nhà phân tích chính sách giáo dục có tiếng. Bà cũng là giáo sư nghiên cứu về văn hóa, giáo dục và phát triển con người ở Trường Steinhardt thuộc ĐH New York. Trước đây, bà là trợ lý cho Bộ trưởng Giáo dục Mỹ.
Bài viết của bà sau khi có kết quả PISA 2012, cung cấp góc nhìn từ bên trong nước Mỹ - nơi mà truyền thông nước này cũng đang đặt ra nhiều bàn luận sau mỗi kỳ có kết quả PISA (kết quả xếp hạng các nền giáo dục theo một chương trình khảo sát trình độ học sinh quốc tế của tổ chức OECD).

PISA 2012 cũng giống như kết quả từ nửa thế kỷ trước
Bộ Giáo dục Mỹ một lần nữa lại khiến chúng ta nghĩ rằng mình gặp một cuộc khủng hoảng chưa từng có, rằng chúng ta phải tăng gấp đôi những chiến lược kiểm tra và trừng phạt của hàng chục năm qua.
Những lời than vãn vẫn sẽ tiếp tục cho đến khi Mỹ dẫn đầu thế giới trong các bài kiểm tra quốc tế. Nhưng ít ai biết rằng từ trước đến giờ, chúng ta vẫn yếu thế về điểm số.
Thật là sai lầm!

Wednesday, December 4, 2013

Về Pisa 2012 của Việt Nam – Bộ GD và ĐT

Bộ GD&ĐT

I. TỔNG QUAN VỀ PISA

1.1. PISA là gì?
PISA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for International Student Assessment – Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” do Hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả – chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông. PISA được thực hiện theo chu kì 3 năm một lần (bắt đầu từ năm 2000). Đối tượng đánh giá là học sinh trong độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng – độ tuổi PISA). PISA hướng vào các trọng tâm về chính sách, được thiết kế và áp dụng các phương pháp khoa học cần thiết để giúp chính phủ các nước tham gia rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông.
1.2. Mục đích của PISA
Mục tiêu tổng quát của PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc[1], học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào. Ngoài ra PISA còn hướng vào các mục đích cụ thể sau:
– Xem xét đánh giá các mức độ năng lực đạt được ở các lĩnh vực Đọc hiểu, Làm Toán và Khoa học của học sinh ở lứa tuổi 15.
– Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của học sinh.
– Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy – học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
1.3. Đặc điểm của PISA
a)   Quy mô của PISA là rất lớn và có tính toàn cầu. Qua 5 cuộc khảo sát đánh giá, ngoài các nước thuộc khối OECD còn có rất nhiều quốc gia là đối tác của khối OECD đăng ký tham gia. Trong lần đánh giá thứ năm (2012) đã có gần 70 quốc gia tham gia.
b)   PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì (3 năm một lần) tạo điều kiện cho các quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản.
c)   Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh giá về năng lực phổ thông của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.
d)   PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau:
– Chính sách công (public policy). Các chính phủ, các nhà trường, giáo viên và phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như “Nhà trường của chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc sống của người trưởng thành chưa?”, “Phải chăng một số loại hình giảng dạy và học tập của những nơi này hiệu quả hơn những nơi khác?” và “Nhà trường có thể góp phần cải thiện tương lai của học sinh có gốc nhập cư hay có hoàn cảnh khó khăn không?”,…
– Hiểu biết phổ thông (literacy). Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về các năng lực của học sinh trong việc ứng dụng các kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản vào các tình huống thực tiễn. Ngoài ra còn xem xét đánh giá khả năng phân tích, lí giải và truyền đạt một cách có hiệu quả các kiến thức và kĩ năng đó thông qua cách học sinh xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề.
– Học tập suốt đời (lifelong learning). Học sinh không thể học tất cả mọi thứ cần biết trong nhà trường. Để trở thành những người có thể học tập suốt đời có hiệu quả, ngoài việc thanh niên phải có những kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản họ còn phải có cả ý thức về động cơ học tập và cách học. Do vậy PISA sẽ tiến hành đo cả năng lực thực hiện của học sinh về các lĩnh vực Đọc hiểu, Làm toán và Khoa học, đồng thời còn tìm hiểu cả về động cơ, niềm tin vào bản thân cũng như các chiến lược học tập hỏi học sinh.

Bộ Giáo dục bất ngờ với kết quả xếp hạng học sinh

Văn Chung - Nguyễn Thảo

- Sáng 4/12, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: "Tôi vui và bất ngờ với kết quả đánh giá học sinh quốc tế 2012 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế vừa công bố ngày 3/12".

"Lần đầu tiên Việt Nam tham gia chương trình đánh giá này vào năm 2012. Chúng ta là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong 65 nước nhưng chất lượng gây bất ngờ cho cả thế giới" - Thứ trưởng Hiển, cũng là người phụ trách dự án PISA của Việt Nam, bày tỏ.
Bộ Giáo dục, bất ngờ, học sinh, VN, Mỹ, vượt xa, Olympic, PISA, OECD
Danh sách những thành phố, quốc gia đứng đầu bảng

Theo kết quả đánh giá học sinh quốc tế 2012 (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế (OECD), Việt Nam xếp hạng 17 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Kết quả ở từng môn cho thấy, Việt Nam xếp thứ 8 về Khoa học (528 điểm), xếp thứ 17 về môn Toán (511 điểm) và xếp thứ 19 về môn Đọc hiểu (508 điểm).

Monday, December 2, 2013

Bắt đầu từ việc cải cách tư duy và tầm nhìn lãnh đạo


Nguyễn Khánh Trung 

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình tại Hội thảo
Tôi viết những dòng này sau khi đã dự Hội thảo “Khởi nghiệp - kiến quốc, công thức thành công từ các cường quốc và bài học cho Việt Nam” tại Dinh Thống Nhất ngày 23/11/2013. Các học giả, chuyên gia, nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng với rất đông thanh niên tề tựu để thảo luận về hiện tình đất nước cũng như để nghe những bài học thành công từ các quốc gia phát triển gần gũi xung quanh chúng ta như Dubai, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel...
Những câu hỏi về hiện tình đất nước

Trong rất nhiều những phát biểu, tôi và có lẽ rất nhiều người khác ấn tượng nhất, nhớ nhất là những câu hỏi đại ý: Một Dubai chỉ hơn 2 triệu dân, sống trên một sa mạc, vậy mà có thể phát triển thần kỳ trong vòng 20 năm, còn Việt Nam thì sao ? Hay từ một làng chài nghèo của Malaysia, Singapore đã vươn lên đứng trong tốp hàng đầu thế giới, trong khi Việt Nam có “rừng vàng biển bạc”, có một vị trí thuận lợi, có một lực lượng lao động đông, trẻ lại không thể ? Điều gì khiến Hàn Quốc từ một đống đổ nát do nội chiến trong thập niên 1950, đã trở thành một trong mười cường quốc trên thế giới hiện nay, trong khi Việt Nam vẫn nghèo khổ mặc dầu chiến tranh đã kết thúc gần 40 năm ?

Những câu hỏi đặt ra không thể không suy nghĩ. Tại sao? Yếu tố nào đã cản trở chúng ta? Kinh nghiệm rút ra từ bài học của các nước xung quanh đều cho thấy, những yếu tố đóng vai trò quyết định nhất, đó là tầm nhìn, là quyết tâm chính trị của các nhà lãnh đạo, là giáo dục.

Những hình ảnh về giáo dục miền Nam trước 1975

Phong Đăng(tổng hợp)

- Hình ảnh và những tư liệu về giáo dục Miền Nam Việt Nam trước 1975 đang được chia sẻ trên các trang mạng. Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.

Mô hình giáo dục này trong những năm 1970 có khuynh hướng chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn.
Hệ thống giáo dục gồm tiểu học, trung học và ĐH, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệthống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.
Dưới đây là một số hình ảnh về chuyện học, chuyện dạy ở thời kỳ này:
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Sách giáo khoa cho học sinh.

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Một buổi lễ ở Trường Petrus Ký (Trường THPT Lê Hồng Phong ngày nay)
Triết lý giáo dục dựa trên 3 nguyên tắc “nhân bản”, “dân tộc” và “khai phóng”.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần Quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Người dân miền Nam biểu tình phản đối Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, năm 1974.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Bậc tiểu học bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5. Theo quy định, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc).
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Thẻ căn cước học sinh Trường Võ Trường Toản
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Hệ thống giáo dục trung học gồm: trung học đệ nhất cấp
Trong ảnh: Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 năm 1972- 1973
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Trường trung học Đệ nhị. Trong ảnh: Các nam sinh Trường Võ Trường Toàn
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Hệ thống trường trung học còn có: Trung học tổng hợp, Trung học kĩ thuật Trong ảnh: Trường Quốc-Gia Nông-Lâm-Mục B’Lao.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học. Trong ảnh: Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của Trường Lasan Taberd 17/2/1974.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các viện ĐH, trường ĐH, và học viện trong nước. Vì số chỗ trong một số trường có giới hạn nên học sinh phải dự kỳ thi tuyển có tính chọn lọc rất cao.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Viện đại học Đà Lạt.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Viện Pasteur Nha Trang.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Trường Kỹ Sư Công Nghệ, Trường Hàng Hải thuộc Trung tâm Quốc gia Kỹ Thuật.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Các giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ đồng tấu: Trần Thanh Tâm (đờn kìm), Phan Văn Nghị (đờn cò), Trương Văn Đệ (đờn tam), Vũ Văn Hòa (sáo) và Nguyễn Vĩnh Bảo (đờn tranh)
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Buổi học hình họa tại lớp dự bị của trường Quốc gia Mỹ thuật Sài Gòn đầu thập niên 60
Thời điểm này, một số sinh viên bậc ĐH được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Chương trình hai năm (còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc) nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp. Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học. Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm).Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu ký hợp đồng 10 năm làm việc cho nhà nước ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470. Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người giúp việc trong nhà. Sau đó, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy vậy, lúc nào các nhà giáo cũng giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Đề thi trắc nghiệm đã được sử dụng cho môn Công dân, Sử, Địa trong các kỳ thi Tú tài I và Tú tài II từ niên khóa 1965-1966. Đến năm 1974, toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm. Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1.800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích hợp.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí đã ký hợp đồng với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230. 

Nguon:  http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/151893/nhung-hinh-anh-ve-giao-duc-mien-nam-truoc-1975.html

Việc 'khủng khiếp" của các thầy cô giáo

Song Nguyên 

 - “Giáo án của giáo viên phổ thông thật khủng khiếp". Thầy Huỳnh Văn Thế (Trường THPT Măng Thít, Vĩnh Long) thốt lên như vậy tại một hội thảo bàn chuyện tự học, tự nghiên cứu của giáo viên do Viện Nghiên cứu Sư phạm TP.HCM tổ chức cuối tuần qua.


Thầy Thế cho hay, giáo viên phổ thông có đủ loại giáo án: giáo án theo lớp (lớp khá, lớp yếu phải khác nhau); giáo án tự chọn (chủ đề bám sát, chủ đề nâng cao), giáo án trái buổi, giáo án ngoài giờ, hướng nghiệp.
Các thầy cô còn phải đối diện 2 tuần kiểm tra một lần, nếu không kịp sẽ bị nhắc nhở, kiểm điểm. Chỉ việc"copy giáo án từ trên mạng, chỉnh sửa rồi in ra còn không kịp".
Còn thời gian rảnh, cũng có vô số công việc khác "chiếm" mất thời gian tự học: dự giờ đến thao giảng; viết sáng kiến kinh nghiệm; hồ sơ, sổ sách đủ loại như sổ hội họp, chủ nhiệm, phiếu liên lạc, sổ điểm lớn, sổ điểm cá nhân, vào điểm...
Ngoài việc dạy, còn phải đeo hàng loạt công việc như viết sáng kiến kinh nghiệm, công tác chủ nhiệm, theo sát tình hình học trò... cùng đủ các loại họp hành (họp tổ, hội đồng, phụ huynh, công đoàn...) kéo dài suốt năm.