Thursday, December 31, 2015

Đọc sách như một bản năng



Nguyễn Trần Bạt

Trong cuộc đời của mỗi một con người phải phấn đấu để có nhiều thứ. Thường thì đa số đều mong muốn phấn đấu để trở nên giàu có. Đấy là mong muốn chính đáng. Tuy nhiên, tiền không làm cho con người trở nên có giá trị hơn. Có nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để có được những giá trị tinh thần nhưng họ không bao giờ có cơ hội ấy cả, dù họ có nhiều tiền. Cho nên, ngoài việc phấn đấu trở nên giàu có người ta còn phải phấn đấu để trở nên hiểu biết và cao hơn nữa là phấn đấu để trở nên cao thượng. Nếu nhìn dưới góc độ của lý thuyết về tự do thì để có những điều kiện tự do cơ bản, mỗi người cần phải phấn đấu để giải phóng mình ra khỏi sự nghèo khổ, ra khỏi sự ngu dốt và ra khỏi sự tầm thường. Đấy chính là ba nấc thang mô tả lộ trình phấn đấu của con người. Có thể có người làm dần từng bước, có thể làm song song cả ba việc hoặc hai việc. Trong quá trình phấn đấu ấy, sách là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người và là công cụ không thể thiếu.

Wednesday, December 30, 2015

Richard Étienne

Michèle Guigue et Rébecca Sirmons, L’Harmattan, Savoir & Formation, 2015.

22 décembre 2015


École obligatoire, obligation scolaire, combien d’expressions impropres sont utilisées par les personnels politiques et les administrations de notre pays ? C’est, à juste titre, par une étude de ces inexactitudes que commence le livre rédigé par Michèle Guigue et Rébecca Sirmons avec les contributions de Laetitia Branciard et Aleksandra Pawlowska. Elles rappellent que l’article 4 de la loi Ferry n’instaure que l’instruction primaire obligatoire et que la décision de la forme et du lieu appartient de nos jours à «  l’autorité parentale  ». C’est même par un retournement assez inattendu que cette obligation va s’inscrire dans les droits de l’enfant qui peut être instruit dans une école publique, privée ou par toute personne désignée par cette autorité qui a remplacé en 1985 celle du «  père de famille  » (1882).


Nhà bác học thiên tài Albert Einstein đã nói “Thế giới được tạo ra bởi tiến trình tư duy của chính chúng ta. Vì thế sẽ chẳng thể đổi thay thế giới nếu bản thân ta không thay đổi lối tư duy.”




Tư duy hôm nay ảnh hưởng tới quyết định, hành động ngày mai và từ đó sẽ góp phần tạo nên tương lai phía trước.
Mặc dù tư duy chỉ là nền tảng và cần phải có hành động để hiện thực hóa nên thành công. Thế nhưng, thành công sẽ là “bờ bến lạ” nếu bạn lệch lạc ngay trong suy nghĩ.
Hãy bỏ ngay những suy nghĩ này nếu bạn muốn trở nên thành đạt trong tương lai.
1. So sánh với người khác
Phật dạy “kẻ thù lớn nhất của đời mình đó chính là bản thân mình”. Vì thế hãy chiến thắng bản thân trước đã rồi hãy nghĩ tới thắng người khác.
Thế nhưng “người ta, con nhà người ta...” bao giờ cũng được dùng làm ví dụ so sánh (mặc dù bản thân người được so đó cũng tự so mình với người khác).
Nếu bạn muốn tìm một mục đích để theo đuổi và vượt qua, hãy nhìn vào gương và bắt đầu bằng việc tập bỏ cái lối tư duy này đi nhé.
2. Không có lòng tin
“Ôi chắc mình không làm được đâu.” “Việc này là quá sức với bản thân mình” là những suy nghĩ phổ biến của người không có lòng tin.
Nếu một người chỉ phí hoài thời gian để hoài nghi chính khả năng của bản thân thì làm thế nào để có thể phát triển? Và khi bạn không có lòng tin ngay ở bản thân thì sẽ chẳng thể nào tin tưởng người khác dù người đó thực tâm muốn giúp bạn. Vì thế đây là một suy nghĩ tiêu cực cần loại bỏ.
3. Lo lắng thái quá về suy nghĩ của người khác
Thay vì đi lo lắng về việc người ta nghĩ xấu hoặc không hay về bạn, hãy thể hiện khả năng tốt nhất của bạn và dành thời gian để phát triển thế mạnh đó. Vì sao ư? Vì bạn đâu có thể điều khiển được suy nghĩ của người khác. Cứ để họ nghĩ, việc của bạn là tìm ra con đường thành công của riêng mình.
4. Phức tạp hóa mọi vấn đề
Thực tế mọi việc đều đơn giản nhưng đôi lúc chính suy nghĩ lại khiến nó phức tạp thêm. Lo lắng không giải quyết được vấn đề. Chuyện gì đến sẽ đến! Dũng cảm đối mặt cũng là một tính cách của người thành công.
5. Ảo tưởng sức mạnh
Chúng ta luôn muốn có thể kiểm soát những gì sẽ xảy ra. Bạn không thể kiểm soát tất cả mọi thứ, tất nhiên, nhưng bạn có thể kiểm soát cách bạn đối mặt với chúng. Cách bạn đối mặt với khó khăn chính là cách bạn tạo nên sự khác biệt của riêng bạn.
6. Không lạc quan
Khi bạn chỉ nghĩ tới những mặt xấu của vấn đề, bạn sẽ bỏ qua nhiều khả năng thành công. Vì sao ư, vì không dám nghĩ thì cũng không dám làm. Và tất nhiên thành công đành lỗi hẹn. Hãy luôn nhớ rằng một cánh cửa đóng lại sẽ có một cánh cửa khác mở ra cho bạn. Vấn đề là bản có đủ kiên nhẫn tìm kiếm nó hay không.
Tất nhiên, lạc quan ở đây không phải lạc quan tếu. Lạc quan là bạn như “Tái ông thất mã”. Mọi vấn đề đều có hướng giải quyết và chính bạn sẽ là người cố gắng để giải quyết vấn đề đó.
7. Ngủ quên với quá khứ
Nếu bạn dành nhiều thời gian suy nghĩ, dằn vặt mình về những lỗi lầm trong quá khứ bạn đang đánh mất cơ hội xây dựng tương lai của mình. Thành công nằm ở sự hiểu biết, rút kinh nghiệm từ những sai lầm chứ không phải để những cảm xúc tiêu cực đó bủa vây bạn. Hãy học cách đứng dậy sau vấp ngã và rút kinh nghiệm để tránh va vấp đó lần sau.
8. Không để bản thân có thời gian nghỉ ngơi
Biết rằng con đường thành công không trải hoa hồng thẳng tắp nhưng đôi lúc trên hành trình khó khăn đó hãy để bản thân bạn nghỉ ngơi. Nghỉ để lấy sức, để refesh bản thân tiếp tục hành trình. Nếu không, bạn sẽ chẳng đủ sức đi tới cuối con đường.
Người thành công tìm phương pháp, người thất bại tìm lý do. Phương pháp sẽ được tìm ra khi bạn có lối tư duy hợp lý, bạn nhé.

Nguon:
http://cafebiz.vn/life-style/neu-cu-giu-loi-tu-duy-nay-ban-se-mai-loi-hen-voi-thanh-cong-20151230173501273.chn

Wednesday, December 23, 2015

Thứ bậc Việt Nam trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu: Báo động đỏ


Trần Xuân Hoài
Những con số khách quan do Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (World Intellectual Property Organization - WIPO thuộc LHQ) công bố tưởng như vô hồn đã nói lên rằng trí tuệ quốc gia Việt nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng ngày càng chìm sâu, thụt lùi xa so với láng giềng.
Hệ thống Đổi mới/Sáng tạo quốc gia - Nguồn gốc tạo nên  trí tuệ của đất nước
Khi người cha già yếu vẫn vắt sức làm cửu vạn, còn bà mẹ bệnh tật chạy bới từng thùng rác kiếm từng đồng lẻ, cắn răng để nuôi con ăn học, chỉ với một ước nguyện duy nhất là mong con có được trí tuệ để đổi đời, không còn phải bán thân, bán sức như đời bố mẹ chúng, thì ông bà già tội nghiệp đó hiểu hơn ai hết sức mạnh và sự cần thiết của trí tuệ đối với một con người. Một quốc gia muốn “đổi đời” cũng cần có trí tuệ. Nhưng trí tuệ của một quốc gia không phải đơn thuần là phép cộng của trí tuệ từng con người, nó là do cả một hệ thống tạo lập nên. Đó chính là Hệ thống đổi mới / sáng tạo của quốc gia (national innovation system -NIS), trong đó trí tuệ của từng con người là một thành tố. NIS được định nghĩa là hệ thống các chủ thể và các mối tương tác với nhau của các chủ thể đó, bao gồm tổ chức nhà nước, các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp công và tư (lớn hoặc nhỏ), các trường đại học và các cơ quan chính phủ, nhằm mục đích sản sinh các sản phẩm sáng tạo, các sản phẩm khoa học và công nghệ (S&T) trong khuôn khổ lãnh thổ một quốc gia. Các mối tương tác giữa các chủ thể này bao gồm các vấn đề thuộc về chính sách, kỹ thuật, thương mại, pháp lý, xã hội và tài chính của các hoạt động đổi mới /sáng tạo dưới các dạng thức như sự phát triển, bảo hộ, tài trợ hoặc quy phạm…

Từ năm 2007, WIPO đã cùng một số đại công ty, tổ chức phi chính phủ cho ra đời hệ thống Chỉ số Đổi mới/Sáng tạo toàn cầu - Global Innovation Index (GII) và lập ra bảng xếp hạng hằng năm của các quốc gia trên thế giới.

Định nghĩa của sự đổi mới/sáng tạo nay đã mở rộng, nó không còn giới hạn với các phòng thí nghiệm R&D hoặc với  việc xuất bản các bài báo khoa học, mà còn bao gồm cả những đổi mới/sáng tạo về tổ chức quản lý xã hội cũng như đổi mới/sáng tạo mô hình kinh doanh. Đổi mới /sáng tạo được thể hiện ở đầu vào và đầu ra của cả một quốc gia. Đó là một chỉ số đánh giá về trí tuệ, về hoạt động và thành quả của hoạt động trí tuệ con người, không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, về tài sản thừa kế, vay mượn, cướp bóc hay những may mắn bất ngờ nào cả [1].

Đổi mới/sáng tạo là động lực quan trọng cho sự tiến bộ kinh tế và sức cạnh tranh đối với các nước đã phát triển cũng như đang phát triển. Nhiều Chính phủ đang đặt sự đổi mới/sáng tạo thành trung tâm của chiến lược phát triển.

Thứ bậc Việt Nam trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu


Năm 2011 chúng ta vui mừng trên bảng chỉ số Đổi mới/sáng tạo toàn cầu Việt Nam ngoi lên được trên trung bình đứng thứ 51 trong 125 nước. Niềm vui ngắn chẳng tầy gang, 2012 ta lại tụt sâu xuống nửa dưới của thế giới, thứ 76 trên 141 nước! Nhìn lại quá trình từ 2007 khi bắt đầu có sự đánh giá thì tình hình còn bi đát hơn, chẳng những kém cỏi mà xu hướng là suy giảm liên tục. Sự ngoi lên năm 2011 có thể là ngẫu nhiên, không phải là thực chất như sẽ phân tích về điểm số ở phần dưới. Thứ bậc đơn lẻ chưa nói lên điều gì nhiều, cần phải có sự so sánh với bạn bè xung quanh thì mới biết ta đang ở đâu. Bảng 1, liệt kê thứ bậc và điểm số đánh giá của Việt Nam và các nước lân bang [2,3].


Bảng 1: Thứ bậc, Điểm đánh giá Chỉ số Đổi mới /Sáng tạo của Việt nam và các nước xung quanh
Năm
Số nước
Điểm cao nhất
Việt Nam
 Malaysia
Singapore
Thailand
Điểm
Bậc
Điểm
Bậc
Điểm
Bậc
Điểm
Bậc
2008
153
5.8
2.38
65
3.47
26
4.1
7
3.01
34
2009
130
5.28
2.97
64
4.06
25
4.81
5
3.4
44
2010
132
4.86
2.95
71
3.77
28
4.65
7
3.06
60
2011
125
74.1
36.71
51
44.05
31
74.11
1
43.33
48
2012
141
68.2
33.9
76
45.9
64.8
64.8
3
36.9
57

Vì tổng số nước được đánh giá hàng năm là khác nhau,cho nên không thể lấy thứ hạng tuyệt đối hàng năm để so sánh sự lên xuống của một nước, mà phải có một thước đo thống nhất. Chúng ta sẽ chia thế giới làm hai nửa bằng nhau, lấy đường phân chia làm gốc số không,thứ hạng được tính là bao nhiêu bậc trên (+) hoặc dưới (-) trung bình (số không). Thế vẫn chưa ổn, vì mỗi nửa hàng năm có tổng số bậc khác nhau, nên ta phải quy ra thành mỗi nửa đều có 100 bậc, và thứ bậc của mỗi nước hàng năm được quy thành số phần trăm trên (+) hoặc dưới (-) trung bình. Nói một cách hình ảnh, nếu thường xuyên ngụp lặn ở dưới mức trung bình thì nguy cơ được xem là một quốc gia thiểu năng trí tuệ chắc khó tránh khỏi.

Trên hình 1 ta có thể thấy trực tiếp sự kém cỏi của ta so với Malaysia cũng như Thailand, còn Singapore thì ở mức quá cao, so sánh thứ bậc chẳng có ích gì nữa.

Thứ hạng chỉ số đổi mới/sáng tạo của các nước có lúc tăng lúc giảm, nhưng khuynh hướng là tăng và luôn luôn trên trung bình, còn Việt Nam ta chủ yếu là ở nửa dưới, nhấp nhổm ngoi lên trên trung bình đôi chút, mà khuynh hướng nói chung là càng ngày càng giảm. Sự tăng đột biến năm 2011 có lẽ là nhờ năm đó chỉ có 125 nước tham gia xếp hạng, thấp nhất trong các năm.

Thứ hạng cho ta sự so sánh với cộng đồng, và căn cứ để xếp hạng là điểm số. Chính điểm số đánh giá chất lượng của thứ hạng. Tuy nhiên, việc chấm điểm hàng năm có thể khác nhau, thang điểm cũng có thể khác nhau, cho nên không có cách nào định điểm trung bình làm gốc. Chúng ta chỉ có thể lấy một nước nào đó để làm mốc so sánh chúng ta với nước đó hàng năm. Singapore là nước luôn nằm trong tốp 10 thế giới và số 1 châu Á. Vì vậy, hãy so sánh điểm số của Việt Nam với Singapore, ít nhất cũng cho ta cảm nhận Việt Nam được bao nhiêu phần của Singapore và khoảng cách đó giảm hay tăng. Nhìn vào hình 2, thấy rõ trí tuệ sáng tạo của ta chỉ bằng trên dưới một nửa của Singapore, và càng ngày càng lùi xa. Ngay cả năm 2011 mà chúng ta vui mừng, thì qua cách đánh giá bằng điểm số, chất lượng của thứ hạng vượt lên trung bình năm đó cũng không thực chất, vì khoảng cách với Singapore về điểm số lại giãn ra chứ không thu hẹp như vị trí thứ hạng.

Thật là đáng buồn khi những con số khách quan, tưởng như vô hồn đó lại đã nói lên rằng trí tuệ quốc gia Việt Nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng ngày càng chìm sâu, thụt lùi xa so với láng giềng, nếu cứ đà này tiếp diễn thì nguy cơ dẫn đến mức Việt Nam trở thành quốc gia trí tuệ kém phát triển là nhãn tiền!

Phải chăng trí tuệ của con người và dân tộc Việt Nam thấp?

Như đã biết, Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII- Global Innovation Index) được tính theo hai nhóm chỉ số con, là nhóm các chỉ số đổi mới/sáng tạo đầu vào và nhóm các chỉ số đầu ra. Có tổng cộng 7 tiêu chí (gốc) cơ bản.

Năm tiêu chí gốc tạo nên nhóm đầu vào (Innovation Input) đều gắn chặt với các yếu tố quản lý điều hành nhà nước và môi trường hoạt đông kinh tế quốc dân, tạo tiền đề cho các hoạt động đổi mới/sáng tạo. Đó là: (1) Các tổ chức nhà nước, (2) Nguồn lực con người, (3) Cơ sở hạ tầng, (4) Độ chín của thị trường, và (5)  Mức hoàn thiện của kinh doanh.

Hai tiêu chí gốc hợp lại thành nhóm Đầu ra của  đổi mới/sáng tạo (Innovation Output) [1]  gồm: (6) Kết quả khoa học (Scientific outputs), (7) Thành quả sáng tạo (Creative outputs) .
Để tìm hiểu xem, nguyên nhân nào làm cho trình độ Đổi mới /Sáng tạo của Việt Nam kém cỏi như vậy, ta hãy xem xét vài tiêu chí cơ bản có ảnh hưởng nhiều nhất.

Nhóm đầu ra gồm kết quả khoa học và các thành quả của sáng tạo. Đó là những tiêu chí phản ảnh trí tuệ cũng như cách vận dụng trí tuệ để tạo ra kết quả sáng tạo. Nếu những tiêu chí này thấp tức trình độ trí tuệ con người ở đó thấp. Trong các tiêu chí đầu vào, thì hai tiêu chí về Các tổ chức Nhà nước (Institutions) và Nguồn vốn con người (Human Capital/Capacity) là rất quan trọng. Chẳng hạn về tổ chức, người ta phải đánh giá 3 tiêu chí nhánh: Môi trường chính trị, Môi trường điều hành, Môi trường kinh doanh. Đây đều thuộc về trách nhiệm của tổ chức nhà nước. Về Nguồn vốn con người thì phải đánh giá đến Giáo dục phổ thông, Đào tạo Đại học và dạy nghề, Nghiên cứu và triển khai. Việc đầu tư và chăm lo cho những nhiệm vụ này cũng là trách nhiệm chính của các cơ quan quản lý nhà nước. Những tiêu chí này tạo tiền đề cho Đổi mới /sáng tạo. Nếu những tiêu chí này thấp, thì Chỉ số Đổi mới sáng tạo không những không cao mà còn bị kéo thấp xuống. Có nghĩa làm trí tuệ của đất nước thụt lùi. Bảng 2 là số liệu của thế giới đánh giá Việt Nam về mặt Tổ chức, Vốn con người và Đầu ra đổi mới/sáng tạo [2,3]. 

Bảng 2 : Việt Nam - Điểm và thứ hạng của các tiêu chí Tổ chức, Vốn con người và Đầu ra sáng tạo

Năm
Số nước xếp hạng
Tổ chức nhà nước
Vốn về con người
Đầu ra sáng tạo
Điểm
Bậc
Điểm
Bậc
Điểm
Bậc
2009
130
3.38
99
3.82
69
2.52
63
2010
132
3.47
113
3.27
92
2.38
67
2011
125
54.9
84
31.7
85
33.34
42
2012
141
40.9
112
26.1
107
30.8
59
Chúng ta cũng sử dụng phương pháp chuẩn hóa số liệu như trình bày ở phần trên, và kết quả có một hình ảnh trực quan về ba yếu tố này như trình bày ở hình 3. Không khó khăn để nhận ra rằng chỉ số về Tổ chức và Nguốn vốn con người của Việt Nam chẳng những dưới trung bình mà có lúc còn nằm gần sát đáy nửa dưới. Trong lúc chỉ số đầu ra, đánh giá năng lực con người Việt Nam thì luôn nằm khá cao ở nửa trên của thế giới. Rõ ràng là trí tuệ của con người và dân tộc Việt Nam không hề thấp.
Nguyên nhân khiến chỉ số về trí tuệ của Việt Nam đang ngày càng thụt lùi không phải do con người Việt Nam kém cỏi mà là do sự bất cập của Tổ chức quản lý nhà nước và  sự yếu kém trong chăm lo đầu tư cho Vốn con người.

Thay lời kết

Cộng đồng quốc tế phải thu thập phân tích hàng vạn số liệu, và chúng ta phải nghiền ngẫm hàng ngàn trang giấy, xây dựng mô hình tính toán xử lý hàng ngàn con số vô hồn chỉ để đưa ra một kết luận giản đơn ai cũng biết cả, về nguyên nhân yếu kém của hệ thống Đổi mới / sáng tạo quốc gia của Việt Nam. Nhìn lại thấy việc làm này thật là “ngớ ngẩn”, vì chỉ cần liếc mắt đã có thể dễ dàng thấy hiện tượng này khắp nơi. Chẳng hạn như ở vùng sâu, tận cuối đồng bằng sông Cửu Long, thầy Hải cùng 3 học trò trường THPT An Lạc Thôn (Kế Sách, Sóc Trăng) mày mò tự bỏ tiền của công sức sáng tạo nghiên cứu thành công  công trình “Thu giữ dầu loang bằng thảm vỏ tràm”, rất hữu ích và đạt được giải thưởng. Không có tiền làm lộ phí đi nhận thưởng, thầy trò đăng báo xin tài trợ. Số tiền chắc không bằng một bữa nhậu của quan chức địa phương .Nhưng thầy trò chẳng những không nhận  được sự hỗ trợ kinh phí nghiên cứu cũng như đi lại của chính quyền, thay vào đó là bị huyện yêu cầu kiểm điểm vì dám công khai xin tài trợ (làm xấu mặt quan chức) [4].

Đó chỉ là chuyện ở một nơi xa xôi hẻo lánh, dân trí và trình độ cán bộ còn thấp, bàn đến chuyện Đổi mới/Sáng tạo làm gì. Thế nhưng chuyện một vị giáo sư, Hiệu trưởng một trường Đại học hàng đầu ở Hà nội đã thở dài mà than “… Hà Nội vừa mới mua mấy trăm cái iPad thời thượng (hết hơn 3 tỷ!) để phát cho Đại biểu HĐND [5] mỗi người một cái (để làm gì...?). Trong khi đó cả năm nay, trường Đại học chúng tôi không được kho bạc Hà Nội giải ngân cho một xu để mua máy tính cho Sinh viên,Thầy giáo sử dụng cho học tập và nghiên cứu. Lý do họ bảo là phải tiết kiệm đầu tư công!”, thật đáng để suy ngẫm!

Khi một đất nước được xem là kém cỏi trong Đổi mới/Sáng tạo, thì đồng nghĩa với việc đất nước ấy không thể tự phát triển được. Nó chỉ tồn tại được bằng cách bán cho đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, vắt cho đến cùng cực sức cơ bắp để làm thuê cho người khác. Khi những thứ đó không còn nữa thì sao?

---

Tài liệu tham khảo:

[1] Thứ bậc của Trí tuệ Việt Nam trong bảng xếp hạng toàn cầu http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid= 111&CategoryID=2&News=4227

[2] 2012 Rankings  http://www.globalinnovationindex.org/gii/main/2012rankings.html

[3] Previous Editions http://www.globalinnovationindex.org/gii/main/previous/

[4] Nỗi buồn thầy giáo bị kiểm điểm vì ‘làm bẽ mặt’ địa phương http://www.tienphong.vn/xa-hoi/583547/ Noi-buon-thay-giao-bi-kiem-diem-vi-lam-be-mat-dia-phuong-tpp.html

[5] Đại biểu HĐND Hà Nội dùng iPad nghìn USD để làm gì? http://vtc.vn/2-340630/xa-hoi/dai-bieu-hdnd-ha-noi-dung-ipad-nghin-usd-de-lam-gi.htm

Nguon: http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=5434

Saturday, December 19, 2015

Tổng Cục Thống kê và UNICEF công bố Kết quả chính của Điều tra Đánh giá các Mục tiêu về Trẻ em và Phụ nữ (MICS) năm 2013-2014

UNICEF

Báo cáo sơ bộ kết quả Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2013-14 (2013-14 MICS) đã được Tổng cục Thống kê thực hiện trong năm 2013-1014 với sự hợp tác chặt chẽ của các Bộ, ngành và được UNICEF hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật.
© UNICEF Việt Nam\2014\Trương Việt Hùng
Báo cáo sơ bộ kết quả Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2013-14 (2013-14 MICS) đã được Tổng cục Thống kê thực hiện trong năm 2013-1014 với sự hợp tác chặt chẽ của các Bộ, ngành và được UNICEF hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật.
Hà Nội, 4 tháng 9 năm 2014 - Báo cáo sơ bộ kết quả Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2013-14 (2013-14 MICS) đã được công bố hôm nay tại Hà Nội đã cho thấy vẫn còn tồn tại sự chênh lệch trong đời sống của trẻ em và phụ nữ giữa các vùng miền, theo giới, nơi sinh sống, giàu/nghèo và dân tộc
Cuộc Điều tra đã được Tổng cục Thống kê thực hiện trong năm 2013-1014 với sự hợp tác chặt chẽ của các Bộ, ngành và được UNICEF hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật. Cuộc điều tra đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh cập nhật về các vấn đề liên quan đến tình hình của trẻ em và phụ nữ Việt Nam. Báo cáo toàn văn của cuộc Điều tra MICS 2013-14 sẽ được chính thức công bố vào đầu năm 2015
“Kết quả chính của điều tra MICS 2013-2014 cung cấp những số liệu có chất lượng nhằm phản ánh những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được các mục tiêu phát triển” Tiến sĩ NGuyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống Kê đã nói. “Thực hiện điều tra MICS ở Việt Nam là một cơ hội để quốc gia tăng cường năng lực trong thu thập, xử lý, phân tích và phổ biến các số lệu liên quan đến trẻ em và phụ nữ thông qua một quá trình giám sát chất lượng chặt chẽ. Căn cứ trên những kết quả chính được công bố ngày hôm nay, chúng ta vẫn còn nhiều thách thức cần phải giải quyết như sự chênh lệch về phát triển làm ảnh hưởng tới điều kiện sống, giáo dục, y tế cho trẻ em Việt Nam, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số” Tiến sĩ Nguyễn Bích Lâm đã nêu trong bài phát biểu khai mạc hội thảo công bố kết quả điều tra.
“Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị báo cáo đánh giá tiến độ thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ vào năm 2015 và việc công bố các phát hiện chính của điều tra MICS năm 2013-14 đã kịp thời giúp theo dõi đánh giá các tiến bộ đạt được trong việc thực hiện các Mục tiêu Quốc gia và các cam kết toàn cầu. Kết quả Điều tra cũng sẽ bổ sung vào sự thiếu hụt các số liệu giúp cho quá trình hoàn thiện báo cáo về thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ cũng như đánh giá tình hình thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam”, Ông Jesper Moller, Phó Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) phát biểu. “Giải quyết các vấn đề bất bình đẳng để cải thiện cuộc sống của các trẻ em thiệt thòi và tăng cường sự phát triển hòa nhập cho xã hội Việt Nam”.
Số liệu của Điều tra MICS 2013-14 sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách xác định và tập trung các nguồn lực cho những nhóm dân cư thiệt thòi, là nhóm trọng tâm cho các nỗ lực hỗ trợ phát triển. Kết quả Điều tra cũng giúp tăng cường phương pháp tiếp cận thân thiện với trẻ em , dựa vào bằng chứng khoa học trong việc xây dựng Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội và các chương trình liên quan đến trẻ em giai đoạn 2016-2020.