Sunday, December 11, 2016

Bài 3: Con người tự chủ là ai ?

Nguyễn Khánh Trung

Triết gia Rousseau mô tả về hình ảnh lý tưởng của một người trẻ vào độ tuổi 15 qua nhân vật Emile trong tác phẩm Emile hay là về giáo dục thế này :
“Trí óc đúng đắn và không thành kiến, tâm hồn tự do... Không phá rối sự an tĩnh của ai hết, nó đã sống hài lòng, hạnh phúc và tự do, hết mức mà thiên nhiên cho phép” (tr. 277).
Nói đến con người tự chủ là nói đến 3 khía cạnh : cái đầu (trí tuệ) ; trái tim (đạo đức và cảm xúc) ; thể chất hành động.
Lần lượt tôi sẽ trình bày 3 khía cạnh này :
Tự chủ về trí tuệ
 Trí tuệ liên quan đến học hành, tri thức, tư duy, tư tưởng, sáng tạo… Mục tiêu của mọi sự học và sự dạy chân chính trong gia đình, ngoài nhà trường và ngoài xã hội liên quan đến mặt tri thức đều phải dẫn đến giúp người học đạt được sự tự chủ về mặt trí tuệ.
Ông cha ta nói «con hơn cha là nhà có phúc », thế hệ sau phải khá hơn thế hệ trước thì xã hội mới đi lên được.

Saturday, December 3, 2016

Bài 2: Đừng đẩy con cái tới tình trạng tàn tật !

Nguyễn Khánh Trung

Bài trước đã nói giáo dục tự chủ là việc thuận theo tự nhiên, thuận theo những gì thiên phú cho con người.
Lý do kế tiếp nữa là cần giáo dục tự chủ cho con để con có thể sinh tồn, có thể đứng trên đôi chân của chính mình và bước đi …
 Cũng như mọi loài khác, con người trước tiên muốn tồn tại thì phải có khả năng tự lo. Sống thì phải ăn phải mặc, phải có chỗ để ở, phải lấy vợ gã chồng, sinh con đẻ cái. Nếu không thể đi trên đôi chân của mình thì sẽ phải làm sao ?
Trong xã hội ta hiện nay, có nhiều cô chiêu cậu ấm, ăn rồi ngồi phá, hay ăn rồi chỉ biết học mà không biết có học thật không !
Một bà mẹ nói về đứa con trai đang là sinh viên của chị: “làm sao nó biết việc nhà, thức dậy thì đã có dì, có Osin của gia đình xếp mùng mền, dọn phòng, nó chỉ biết ăn rồi đi học”.

Thursday, December 1, 2016

Bài 1: Tại sao lại cần giáo dục tự chủ cho con?

Nguyễn Khánh Trung

Trước hết là vì bản tính tự nhiên thiên phú, con người ngay từ trong lòng mẹ đã tỏ ra là một sinh linh cao cả và đầy khả năng hơn lòai vật, đã tỏ ra là một chủ thể chủ động, duy nhất và khác biệt (chủ thể duy biệt).
 Trẻ mới lọt lòng như “tờ giấy trắng” ở chỗ chưa có tì vết gì của người lớn trên đó, nhưng đã được thiên nhiền cài sẵn đầy khả năng mà chỉ cần người lớn tạo ra một môi trường thích hợp, thì cái “ phôi thai” thể xác và tinh thần  của trẻ sẽ tự phát triển một cách tốt lành.
Vậy nên Montaigne đã nói “Người học không phải là một cái bình để chúng ta đổ đầy, mà là một ngọn lửa mà chúng ta phải thắp lên”
 Trẻ là một chủ thể, một tác nhân, một bên trong quá trình giáo dục nên phải tôn trọng trẻ, phải nhìn nhận vai trò chủ động của trẻ.