Thursday, January 31, 2013

Thị trường học đường và vai trò của Nhà nước

Nguyễn Khánh Trung - Viện Nghiên Cứu Phát Triển Giáo Dục (IRED)


(Tham luận Hội thảo « Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học » - Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, ngày 13/4/2012)


Tôi đang đọc say mê cuốn sách có tựa đề « Cuộc cạnh tranh chất xám vĩ đại” của Ben Wildavsky (2010), tác giả đã vẽ lên một bức tranh toàn cảnh về giáo dục đại học trên thế giới, nơi đó đang diễn ra một cuộc cạnh tranh lớn về chất xám, các nước như Hoa Kỳ, Canada, Úc, các nước Châu Âu, Ả Rập, Nhật, Trung Quốc, Singaport..., đang tung ra những chiến lược nhằm thu hút các nhà nghiên cứu tên tuổi, các giảng viên và sinh viên giỏi đến với mình. Điều này không những mang lại lợi nhuận cho các nước giàu mà còn mang lại hàm lượng chất xám hết sức có ý nghĩa trong thời đại kinh tế tri thức ngày nay. Dòng chảy chất xám đang chảy mạnh từ Đông sang Tây, từ những nước nghèo sang những nước giàu. Việt Nam chúng ta đang là một thị trường của họ. Trào lưu du học mà có nhiều người miêu tả như là hiện tượng “tị nạn giáo dục”, hay du học tại chỗ là những biểu hiện của việc chảy máu chất xám này.


Như vậy giáo dục, trong trường hợp này là giáo dục đại học, đang là một thị trường, một thị trường to lớn bao trùm toàn cầu, biên giới quốc gia ngày càng không mấy ý nghĩa. Hành động lựa chọn của người học quyết định sự thành bại của một cơ sở giáo dục cũng như sự nghiệp giáo dục của một quốc gia. Việt Nam mong muốn hội nhập với thế giới, nghĩa là chấp nhận chơi chung trên một sân chơi, nơi đó sự cạnh tranh là quyết liệt, nếu chúng ta không làm gì, hay làm nhưng lại quá dị biệt so với đường đi chung của thế giới, thì chúng ta sẽ phải hứng chịu hậu hoạ cả hiện tại và tương lai.

Wednesday, January 30, 2013

Vài suy nghĩ về văn hóa số, sách và giáo dục

TS. Nguyễn Khánh Trung 
Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục IRED

Chúng ta đang sống trong một cuộc cách mạng số. Cuộc cách mạng này đang và sẽ làm thay đổi một cách căn cơ đời sống của xã hội, của từng con người, của các mối quan hệ giữa các cá nhân một cách nhanh chóng. Nó được Hervé Le Crosnier - Đại học Caen (Pháp) ví như một ngọn sóng cao, mà tất cả chúng ta ở trên đó, ngọn sóng này vừa mới nổi lên và sẽ đưa tất cả chúng ta đi rất xa. Cách mạng số tác động và làm thay đổi mọi lĩnh vực từ kinh tế, luật pháp, chính trị, truyền thông… và đương nhiên là có cả giáo dục và công tác in ấn xuất bản. Lối sống, lối ứng xử, phương cách làm việc mới được thiết lập, tạo ra những nét văn hóa mới gọi là “Văn hóa số”[[1]] (culture numerique hay cyberculture).

Cách mạng số tạo ra một xã hội thông tin, một xã hội tri thức[[2]] mà giáo dục đóng vai trò chính yếu trong « lối vào » (accès) xã hội này. Bài tham luận này xin chia sẻ một vài suy nghĩ liên quan đến vai trò của giáo dục, của sách (hay nói đúng hơn là các ấn phẩm) trong bối cảnh « văn hóa số » hiện nay. Liệu Việt Nam, một nước nghèo, có thể tận dụng cuộc cách mạng này trong công cuộc phát triển đất nước nói chung và chấn hưng giáo dục nói riêng không?

Tuesday, January 29, 2013

Người Việt chưa có quyền chọn hệ thống giáo dục

 - TS Nguyễn Khánh Trung, Viện nghiên cứu giáo dục IRED, nghiên cứu viên hợp tác của Trung tâm nghiên cứu xã hội học thuộc ĐH Nantes, Pháp, chia sẻ quan điểm của anh sau sự kiện xô đổ cổng trường để xin học cho con ở Hà Nội.

TS Nguyễn Khánh Trung: "...Tôi không ủng hộ hành động xô đổ cổng trường, đó là điều không nên làm."
Hệ thống giáo dục chưa đáp ứng?

- Được biết anh đang làm đề tài về giáo dục tiểu học các nước, một năm anh dành một nửa thời gian làm việc ở Việt Nam, một nửa thời gian làm việc ở Pháp, anh có cảm xúc gì sau sự kiện phụ huynh xô đổ cổng trường PTCS thực nghiệm Hà Nội để xin học cho con?

TS Nguyễn Khánh Trung: Tôi rất đồng cảm với GS Hồ Ngọc Đại khi ông chia sẻ “rất thương phụ huynh”. Nhìn cảnh phụ huynh, ông bà thức đêm thức hôm để chờ mua đơn cho con cháu, tôi rất cảm động vì tình thương con cháu của họ, điều đó chứng tỏ tinh thần coi trọng việc học hành của con cháu, đó là điều tích cực.

Monday, January 28, 2013

Les enfants français et les enfants vietnamiens...

 Nguyen Khanh Trung

Je ne sais pas s’il existe des études comparant en détail les gestes, les comportements, le mode de vie des élèves vietnamiens par rapport à leurs collègues français. Par expérience personnelle, je trouve que les jeunes vietnamiens sont en général plus « sages », et aussi plus « passifs » que la plupart des jeunes français. Peut-être cela est-il un fait collectif, un phénomène social exprimant deux habitudes différentes, deux habitus sociaux, deux cultures dans deux pays. Nous pouvons analyser cette différence sous divers angles, mais ici, j’aborderai deux aspects, celui de l’éducation et celui de la communication.
Éducation
Tout d’abord, en ce qui concerne l’éducation, les slogans que l’on trouve souvent dans les écoles du Vietnam, sont : « Con ngoan trò giỏi – enfant sage, bon élève », et ensuite : « Tiên học lễ, hậu học văn – apprendre les rites d’abord, apprendre les lettres après ». Autrement dit, avant de devenir bon élève, avant d’acquérir les savoirs scientifiques et professionnels, les enfants se doivent de devenir sages, d’apprendre les rites, les règles pour vivre avec les autres. D’une certaine manière, on définit un élève sage comme un élève obéissant aux adultes. Conçus pour être obéissants, les enfants ne remettent pas en question la parole des adultes. Ils doivent accepter tout ce que les professeurs leur apprennent. Ce que les adultes trouvent juste est juste, ce qu’ils disent mal est mal. Parler trop, bouger beaucoup, parfois, est mal vu par les professeurs et les parents. De tels slogans n’apparaissent pas seulement dans les écoles maternelles et primaires ; ils suivent les élèves jusqu’à l’université et deviennent les normes communes pour la société tout entière. Sur cette base, les adultes jugent l’enfant bon ou mauvais. Les enfants eux-mêmes considèrent ces normes comme des repères dans leurs actions afin d’éviter d’être critiqués. Est-ce de cette façon que les Vietnamiens fabriquent la passivité chez leurs enfants ? Est-ce une cause de ce phénomène qui est décrite ainsi par un ami : un enfant vietnamien, à l’âge de commencer à parler, est très ouvert ; d’une manière très naturelle il pose plein de questions aux adultes, mais, ensuite, le nombre de questions se réduit avec l’âge et le niveau d’étude, de sorte qu’à l’université, les étudiants partagent la même pensée, peu de débat, de critique, de remise en questions des choses dans les études...

Saturday, January 26, 2013

Khái niệm thị trường giáo dục và vai trò các tác nhân

        Nguyễn Khánh Trung
Bài viết dưới đây bàn về vai trò của một số tác nhân chính trong thị trường giáo dục, vốn phải phụ thuộc và chịu ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng mỗi bên đều có khoảng trống và quyền hạn riêng - đó là Nhà nước, nhà trường, người học và phụ huynh, những tác nhân
Khái niệm thị trường giáo dục là chủ đề của 9 bài báo khoa học đăng trên Revue de recherche internationale et comparative en education (Tạp chí Nghiên Cứu Quốc Tế và So Sánh Giáo Dục), số 6/2011 vừa mới phát hành. Phải nói ngay để khỏi gây hiểu lầm cho những ai vốn dị ứng với khái niệm này rằng các tác giả các bài viết không có ý xem giáo dục như một loại hàng hóa trao qua đổi lại như các loại hàng hóa trên thị trường kinh tế.

Giáo dục trước hết là một dịch vụ, sản phẩm được tạo ra là những con người hoàn toàn có thể chủ động tham gia vào quá trình đào tạo, chính bản thân họ là những tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ trên sự điều tiết của thị trường giáo dục. Hơn nữa, giáo dục có những sứ mệnh và lý tưởng cao xa hơn thị trường kinh tế, chẳng hạn như vai trò của giáo dục trong việc đào tạo các công dân tự do, hay cuộc chiến của trường học với sự bất bình đẳng xã hội, vv. Vì những điều như vậy, chúng ta không thể sử dụng cùng những logic trong việc trao đổi hàng hóa trên thị trường kinh tế để bàn luận về giáo dục.

Friday, January 25, 2013

Mong khoa học xã hội được như Viện Toán cao cấp

  Trả lời Phỏng vấn của Nguyễn Khánh Trung trên Vietnamnet

Lần đầu tiên, Chính phủ chú trọng đầu tư cho khoa học cơ bản với một tinh thần có vẻ "rất Humboldt". Mong sao, sang năm mới này, khoa học xã hội và nhân văn cũng sẽ được hưởng một ngân sách và một tinh thần như thế. TS Nguyễn Khánh Trung, đang làm nghiên cứu tại ĐH Nantes của Pháp trao đổi với VietNamNet về lý do cần phải phát triển ngành khoa học xã hội và nhân văn trong bối cảnh ngành này đang không được coi trọng hiện nay.


Thí sinh sau giờ thi ĐH. Mùa tuyển sinh ĐH 2012 đang tới, xu hướng lựa chọn các ngành học khoa học xã hội và nhân văn ngày càng giảm. Ảnh: Lê Anh Dũng
 
Phóng viên: Theo thống kê từ 1996 – 2005, cả Việt Nam chỉ có 69 công bố quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội, nghĩa là trung bình chỉ khoảng 7 công bố mỗi năm cho hằng trăm viện nghiên cứu và đại học trong cả nước. Anh có số liệu nào mới hơn trong những năm gần đây? Năm qua, ĐHQG TP.HCM cũng công bố chỉ có 8 bài báo quốc tế về lĩnh vực KHXH&NV và không có bài nào lọt danh sách ISI. Theo anh, việc ít có bài báo quốc tế về lĩnh vực này có ảnh hưởng gì tới Việt Nam? Có phải do Việt Nam là nước nghèo nên mới có tình trạng này?

Thursday, January 24, 2013

Bàn tiếp về khái niệm thị trường giáo dục


Nguyễn Khánh Trung

Trong bài “Khái niệm thị trường giáo dục và vai trò các tác nhân” đăng trên Tia sáng ngày 29/12/2011, tôi đã đề cập đến khái niệm thị trường học đường với ba cụm tác nhân chính đó là Nhà nước với các chính sách giáo dục, nhà trường với các chiến lược cạnh tranh và gia đình với hành động lựa chọn trường lớp cho con cái họ. Theo Georges Felouzis (2011) [1], khái niệm này là công cụ mới mẻ nhất trong nghiên cứu giáo dục, giúp so sánh các nền giáo dục trên thế giới cũng như giúp suy nghĩ về các hình thái giáo dục khác nhau trong bối cảnh riêng của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam.

Trong bài này, tôi muốn tiếp tục bàn về khái niệm quan trong này bằng cách đào sâu một trong ba tác nhân chính đó là vai trò của gia đình - người học trong việc tự do lựa trường lớp. Dĩ nhiên, khi bàn về cụm tác nhân này cũng sẽ liên hệ đến vai trò của Nhà nước và nhà trường, cũng như môi trường văn hóa xã hội liên quan.
 
Trong bài viết “Libre choix des écoles - Libre choix de quoi et par qui ?” có thể dịch là Tự do chọn trường - Tự do chọn gì và chọn bởi ai ?, Karin Muller (2011) [2] cho thấy trên thế giới có ba hình thức: thứ nhất là không có chọn lựa, tức là Nhà nước quy định gia đình nào ở đâu, thì con cái học ở đó theo kế hoạch của nhà nước như tại Pháp trước đây hay Việt Nam hiện tại trong giáo dục phổ thông; thứ hai là chọn lựa giữa các trường công, tức là các gia đình chỉ có quyền chọn  lựa giữa các trường công, nếu chọn trường tư thì Nhà nước không tài trợ như ở Anh;  và cuối cùng, các phụ huynh có quyền chọn bất kỳ trường công hay trường tư, Nhà nước đều tài trợ, hoặc tài trợ cho trường như tại Phần Lan, Hà Lan, Ðan Mạch, hoặc tài trợ trực tiếp cho gia đình như tại Thủy Sĩ. 

Wednesday, January 23, 2013

Vài cảm nghĩ về khoa học xã hội Việt Nam

       
 
Nguyễn Khánh Trung*

Theo thống kê giai đoạn 1996 – 2005, cả Việt Nam chỉ có 69 công bố quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội, nghĩa là trung bình chỉ khoảng 7 công bố mỗi năm cho hằng trăm viên nghiên cứu và đại học trong cả nước. Tại sao lại thế? 
Tôi viết những dòng này sau khi đọc bài “Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn” của TS. Ðoàn Lê Giang. Tôi hoàn toàn chia sẻ với ông khi ông nhận định và được Tạp chí Hồn Việt nhấn mạnh: “Tôi xin lỗi tất cả để nói rằng: đào tạo KHXH&NV của chúng ta hiện nay là kém nhất trong lịch sử: thua giáo dục thời phong kiến và thời thực dân Pháp…”1. Và đương nhiên là thua xa so với thiên hạ, không những về đào tạo mà còn cả về nghiên cứu, bởi hai chuyện này vốn gắn bó hữu cơ với nhau. Chúng ta chẳng gây dấu ấn được gì, không tạo ra được các dòng, các lý thuyết nào mang tên Việt Nam, chẳng có ai kiểu như E. Kant của Ðức, J.P. Sartre hay P. Bourdieu của Pháp cả. Theo thống kê giai đoạn 1996 – 2005, thì cả Việt Nam chỉ có 69 công bố quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội2, nghĩa là trung bình chỉ khoảng 7 công bố mỗi năm cho hằng trăm viên nghiên cứu và đại học trong cả nước. Tại sao lại thế? Trong Hội thảo “Khoa học xã hội thời hội nhập” do ĐH Quốc gia TP HCM tổ chức trong ngày 15/12/2011 vừa rồi, các diễn giả đã giải thích là có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn do chúng ta “tự dựng nên một hàng rào về nhận thức” trước các lý thuyết khoa học Phương Tây, do khoa học xã hội bị “tầm thường hóa và chính trị hóa”3 v.v.

Do tôi chưa có điều kiện để phân tích sâu các nguyên nhân thực trạng KHXH, bài viết này chỉ là một vài cảm nghĩ về phương diện quản lý nghiên cứu, những gì ít nhiều đã được các diễn giả trong hội thảo nhắc tới ở trên đã đề cập.

Tuesday, January 22, 2013

Học sinh Ta và Tây - vai trò của giáo dục và truyền thông

       Nguyễn Khánh Trung

Không biết đã có nhà nghiên cứu nào so sánh chi tiết cử chỉ hành động, cách sống của các tú tài Việt Nam và Pháp chưa? Nhưng bằng kinh nghiệm thường, ai cũng thấy phần lớn các cô cậu tú Việt Nam “ngoan ngoãn” và cả “thụ động” hơn phần lớn các bạn đồng trang lứa người Pháp.
Có lẽ đây là một hiện tượng tập thể, một hiện tượng xã hội diễn tả hai thói quen, hai tập tính, hai nền văn hóa Âu – Á khác nhau chứ không phải là chuyện cá nhân. Chúng ta có thể phân tích vấn đề từ nhiều cách nhìn, nhưng ở đây tôi xin nói về hai khía cạnh đó là giáo dục và truyền thông.
 
Người Việt Nam nói: “trẻ em như tờ giấy trắng”, nghĩa là hai đứa trẻ sơ sinh, Tây hay Ta thì cũng giống nhau, những rồi người lớn chúng ta sẽ làm cho một bé trở thành một người Pháp và một bé khác trở thành một người Việt, khác nhau về đủ thứ, trong đó có những biểu hiện như đã nói ở trên. Người lớn làm điều đó bằng con đường nào nhỉ?

Monday, January 21, 2013

Khái niệm chất lượng đào tạo trong giảng dạy đại học ... (phan 2)

Phần hai của bài viết có những mô hình, nhưng trong nội dung dưới đây không xuất hiện. Quý vị nào muốn có bài đầy đủ xin liên hệ với tôi.

     
II. Một mô hình phân tích và chất lượng giảng dạy đại học Việt Nam

2.1. Thử phác hoạ một mô hình phân tích

Cũng như nhà trường nói chung, đại học là phiên bản của xã hội, là hình ảnh của xã hội thu nhỏ (E. Durkheim, 1968). Nghĩa là đại học chứa trong đó tất cả những đường nét và đặc tính của xã hội đang cưu mang nó, cũng như là nơi phản ánh những sự kiện, những xung đột, những giằng co xảy ra bên ngoài xã hội. Tại các nước dân chủ phát triển, đại học thường là nơi gặp gỡ, là gạch nối giữa khoa học, chính trị, kinh tế, xã hội công dân, bản thân sinh viên và gia đình của họ. Chúng tôi thử minh hoạ mối quan hệ này bằng sơ đồ sau:


Mô hình: Mối liên hệ - ảnh hưởng lẫn nhau giữa các bên trong trường đại học[1]
 
Chính trị
Kinh tế
 Xã hội dân s - văn hoá

Sinh viên và gia đình

Khoa học

Saturday, January 19, 2013

Khái niệm chất lượng đào tạo trong giảng dạy đại học và những vấn ... (Phan 1)

        NGUYEN KHANH TRUNG

Hiện nay nhan nhản trên báo chí, trên mạng internet khắp nơi xuất hiện hai từ “chất lượng” khi bàn đến đề tài giảng dạy đại học. Nào là “chất lượng giáo dục đại học”, “chất lượng sản phẩm đào tạo đại học”, “khủng hoảng chất lượng đào tạo đại học”, vv. Vậy ý nghĩa hai từ “chất lượng” trong những cụm từ này là gì? 

Chúng ta có vô số cách trả lời khác nhau, một người Tây Âu sẽ trả lời khác một người Á đông, một chính trị gia sẽ trả lời khác với một thầy tu, một giáo sư đại học sẽ có thể trả lời khác với một nhà tuyển dụng lao động… Tại sao lại khác như thế ? Vì câu trả lời tuỳ thuộc vào cách nhìn, vào trình độ, vào lăng kính và cả vào những lợi ích cá nhân hoặc nhóm mà người trả lời trực thuộc. Lăng kính đó lại nhuộm màu văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, tôn giáo… của môi trường xung quanh mà cá nhân sống. Khác vì mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội có những chuẩn mực, có những đòi hỏi, cũng như có những cách hiểu khác nhau. 

Có lẽ vì điều này, nhiều nhà nghiên cứu và giảng viên đại học cho rằng việc tìm một định nghĩa chung về khái niệm chất lượng trong giảng dạy đại học giữa các nước là “vô ích” và “không khả thi”(Perellon J.F, 2003), một định nghĩa như vậy là không thể trung lập bởi quan niệm, lợi ích, các giá trị và chuẩn mực nơi các tác nhân quy định thế nào là chất lượng tại các quốc gia là hoàn toàn khác nhau. 

Friday, January 18, 2013

Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp

Tác giả: Thu Hà
                
Nếu nhân dân được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì đây là một cơ hội to lớn do ta tạo ra để thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện công cuộc đổi mới đất nước - Nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An.
 
LTS: Gặp gỡ&Đối thoại thứ Năm tuần này là cuộc trò chuyện với cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An về việc tu chính Hiến pháp 1992 sắp tới.
 
Sẽ sửa Hiến pháp ngay cuối năm nay
 
- Thưa ông, tại phiên Thảo luận ở hội trường về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 và điều chỉnh chương trình 2010 hôm 9/6, hầu hết các ĐBQH phát biểu đều đề nghị sửa ngay một số điều của Hiến pháp 1992. Từng đảm nhiệm trọng trách người đứng đầu cơ quan lập pháp, ông chia sẻ sự quan tâm như thế nào về vấn đề này?
 
Cựu Chủ tịch  QH Nguyễn Văn An: Tôi rất quan tâm, vì sửa đổi Hiến pháp là một sự kiện trọng đại của toàn dân. Tôi vừa hy vọng, lại cũng vừa lo, vừa băn khoăn trăn trở, vì không biết sửa đổi lần này có đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân không?

Thursday, January 17, 2013

Di tim cai toi da mat (16 - 19)

     
-16-

Khi tôi nói, tôi sống và viết cũng thoái mải, vui vẻ trong một chế độ chuyên chế về tư tưởng cứ như là người nói dối, lại nói dối một cách trơ tráo, sống sượng. Nhưng đó là lời nói thật, không thật với nhiều người nhưng với tôi là thật. Tôi được thay đổi số phận từ cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chín năm đánh pháp với nhiều người là rất dài, với tôi lại rất ngắn vì tôi được sống trong niềm vui, trong những cái khác thường và cả trong nhiều hi vọng. Nhiều anh trong cơ quan tuyên huấn của quân khu đều xuất thân từ các gia đình viên chức nhỏ, địa chủ nhỏ, được ăn học đàng hoàng đến hết bậc cao đẳng tiểu học đã có những thói quen, những nền nếp của cuộc sống thị dân từ nhỏ. Họ rất thích quan sát những phản ứng của tôi khi phải đối mặt với mọi thiếu thốn của cuộc sống kháng chiến. Vì nhìn ngoài tôi như một thư sinh con nhà quý tộc chưa từng biết cái thiếu cái khổ là gì. Những việc làm rất tự nhiên của tôi đều được đánh giá phải có nhiều nghị lực, nhiều quyết tâm mới làm được thế. Tôi vẫn sống như xưa kia, ngày xưa thì bị chê bị chửi, bây giờ lại được khen, được tuyên dương, người cứ lâng lâng như nhập đồng, còn biết cái thiếu là gì cái khổ là gì. Nếu so sánh thì trước kia tôi chỉ là con số không, còn bây giờ tôi đã có một cái tên ký dưới các bài báo, đã được nhiều ông anh trong cơ quan nhờ vả, đòi hỏi, bực tức hoặc khen ngợi. Tôi đã được tách ra khỏi đám đông để tự bằng lòng mình và có cả chút ít “kế hoạch riêng” cho mình nữa. Còn các anh hơn tôi dăm bảy tuổi thì đã có nhiều thứ để so sánh những cái “đã có” trước kia và cái “đang có” bây giờ. Cái “đang có” của dân tộc thì nhiều, còn cái “đang có” của cá nhân như chả còn được bao nhiêu. Những kiến thức lịch sử và xã hội, triết học và văn chương xem ra phải bỏ đi quá nửa. Các quan hệ giao tiếp xã hội được dạy bảo từ thuở còn thơ nếu dùng lại cứ vênh váo, buồn cười thế nào trong hoàn cảnh kháng chiến. Sống tinh tế, tôn trọng người khác là cách sống của anh tiểu tư sản. Lòng thương người không đúng chỗ cũng được xem như biểu hiện của một tính cách nhu nhược, không đáng tin cạy. Còn nhưng câu đùa thông minh, kín đáo ánh lên như một vệt sáng vui trong cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt của mỗi ngày lại dễ bị đồng đội hiểu lầm là một cách chế diễu của người có học với những anh em ít học. Qua mỗi cuộc chỉnh huấn tầm vóc của mấy anh càng như nhỏ lại, mờ nhạt hơn, mất dần những vẻ riêng, cái phần độc đáo riêng để nhập vào cái dòng chảy chung, vào cách nghĩ cách sống của một tập thể bao bọc quanh mình. Đại để cái riêng của mỗi chúng tôi đã bị cái chung nuốt dần như thế. Tôi thì sao? Tôi đã có một may mắn lớn vì tôi thuộc về số đông, một quần thể vô danh tồn tại âm thầm trong nhiều thế kỷ dưới chế độ phong kiến. Cách mạng Tháng Tám đã nhất loạt giải phóng họ ra khỏi thân phận nô lệ, tạo cơ hội cho họ phát triển những tài năng riêng của mình, chủ yếu trong lĩnh vực quân sự để kịp thời phục vụ những nhu cầu của kháng chiến. Số đông trong họ chỉ mới biết đọc biết viết từ ngày vào quân đội nhưng học rất nhanh cách xây dựng một quân đội hiện đại với những cơ quan phục vụ cho công việc tham mưu, tác chiến, hậu cần vì họ đã có được một ông thầy lý tưởng là quân đội hiện đại của đối phương với ông tướng lừng danh trong thế chiến 2 của nó. Trong chín năm đánh Pháp quân đội đã trở thành cái nôi đào tạo, nuôi dưỡng nhiều nhân tài quân sự của thời hiện đại, cả những tài năng văn nghệ phục vụ trong quân đội, nó là tổ chức tiên tiến nhất của xã hội Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 20. Trong chiến tranh người chỉ huy quân sự là hình tượng đẹp nhất, lãng mạn nhất vì họ là con người của hành động, của đảm bảo chiến thắng, luôn ở vị trí thứ nhất, còn con người của học thuyết chỉ ở vị trí đứng sau, trong nhiều trường hợp chỉ là cái anh bàn thêm, nói góp. Còn những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội thì con người lý luận có nhiệm vụ bảo vệ sự trong sáng của học thuyết chính thống ở hàng đầu được tôn trọng và có quyền quyết định sự sống chết của nhiều người. Chính là trong những năm này mới sinh ra nhiều vụ án chính trị và văn chương, nay nghĩ lại vừa vô nghĩa vừa buồn cười nhưng thời ấy nó đã chôn sống nhiều tài năng thực sự ở mọi lĩnh vực vì họ đã tỏ ra ngờ vực sự đúng đắn của tư tưởng chính thống.
Một nửa nước đã được độc lập nhưng lòng người tan nát vì tài sản một đời chắt chiu của họ đã bị nhà nước tịch thu hoặc trưng thu khiến họ trở thành những người vô sản bất đắc dĩ. Tầng lớp trí thức chả có tài sản gì ngoài cái đầu được tư duy tự do, thì cái đầu cũng bị nhà nước trưng thu luôn, vì từ nay họ chỉ được nghĩ được viết theo sự chỉ dẫn của một học thuyết, của một đường lối nếu họ không muốn giẫm vào vết chân của nhóm “Nhân Văn Giai Phẩm”. Một dân tộc đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, mắt nhìn ngơ ngác, đi đứng long rom như một kẻ bại trận. Quả thật dân tộc Việt Nam đã thắng lớn trong phong trào chiến tranh giải nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến vậy!
Một xã hội tan nát, lòng người chĩu nặng những phiền muộn ưu tư, mà là những người đã hết lòng hết sức với kháng chiến bằng cách này hay cách khác. Vậy nhà văn phải viết như thế nào, phải viết cái gì để tạo được một hiện thực tràn đầy hy vọng như các nhà lãnh đạo cách mạng yêu cầu.

-17-

Những năm 50, 60 của thế kỷ 20, với tôi là những năm tràn đầy niềm vui. Nhìn vào đâu tôi cũng thấy tôi được, dân tộc tôi được. Nhưng cũng những năm ấy với hàng triệu người dân thường lại là những năm đầy lo lắng, hãi sợ và tuyệt vọng. Tôi vui là chuyện có thật, những trang viết của tôi vào những năm ấy là rất thành thật. Nhưng nước mắt của người khác cũng là chuyện có thật, tôi có biết, có được chứng kiến. Tôi nên nghiêng ngòi bút của tôi về phía nào. Về già tôi mới nhận ra nhà văn phải nghe theo tiếng gọi của tình cảm, của trái tim, của cái phần thiện lương trong con người mình. Nó đã bảo sai là sai, không có thứ lý luận nào chống đỡ nổi. Vả lại văn chương bao giờ cũng đồng cảm với nỗi đau của con người, những bất hạnh của con người. Chưa bao giờ vì sự mãn nguyện, sự thành công của con người mà cất lên tiếng hát ca ngợi cả. Ở các thể loại nghệ thuật ngôn từ con người phải chống chọi với mọi cảnh ngộ trái ngược chiếm gần hết các trang viết, các màn diễn, còn khi người nghèo đã thành giầu, người hèn được bước vào thế giới phú quý, trai gái phải chịu nhiều năm chia lìa tới lúc tái hợp là cuốn sách, vở diễn phải chấm hết ngay. Nó đã kết thúc cái phần nghệ thuật để bắt đầu sang phần tụng ca là cái thế giới của mãn nguyện của buồn chán, là cái phần phi nghệ thuật. Nhưng người lãnh đạo lại chỉ thích cái phần không phải là nghệ thuật, tặng giải thưởng, trao huân chương cho các tác giả chỉ để tưởng thưởng cái phần nhạt nhẽo vô vị ấy mà thôi. Cái cách cảm nhận hiện thực đầy tính lãng mạn ấy đã làm lệch lạc cách xem xét, cách ứng xử của nhiều thế hệ bạn đọc, nhất là bạn đọc ở tuổi mới trưởng thành, trước những biến hoá muôn mặt của cuộc sống. Họ chỉ có mỗi khả năng làm người phê bình văn học theo đường lối chính trị chính thống, tại sao cuộc sống đẹp như thế mà nhà văn lại miêu tả nó xấu đến thế. Làm sao dám cãi, hãy để cho những trải nghiệm của chính họ qua năm tháng sẽ âm thầm biện hộ giúp mình thôi.

-18-

Một xã hội không tự hiểu mình, mỗi cá nhân cũng không tự hiểu mình, vàng thau, phải trái, cao quí ti tiện lẫn lộn, các giá trị lẫn lộn bắt đầu từ sự không chuẩn xác của ngôn từ. Câu mở đầu kinh thánh Cựu ước “ Thoạt Tiên Là Ngôn Ngữ…” (Au conmmencement était le Verbe). Ngôn ngữ làm nên văn minh này, vì nó có thể lưu giữ và truyền lại toàn bộ kinh nghiệm của nhiều đời trước cho nhiều đời sau, càng ngày cái khả năng nhận thức càng gần đúng như nó có, khiến sự lựa chọn của con người khách quan hơn, có hiệu quả tích cực trong quá trình chủ động thích ứng với mọi đổi thay của môi trường sống và môi trường xã hội. Vậy mà ngôn từ lại là cái mặt yếu nhất trong các lãnh vực thuộc thượng tầng kiến trúc ở các nước xã hội chủ nghĩa. Công dân của các nước ấy dùng ngôn từ để che đậy chứ không nhằm giao tiếp, hoặc giao tiếp bằng cách che đậy, “ nói vậy mà không phải vậy”! Nó là cái vỏ cứng để bảo vệ mọi sự bất trắc, chống lại thói quen hay xét nét lời ăn tiếng nói của công dân của mọi chính quyền chuyên chế. Cái cách tự bảo vệ ấy lại càng rõ rệt ở cấp lãnh đạo và các viên chức nhà nước làm việc ở các cơ quan quyền lực. Họ nói bằng thứ ngôn ngữ khô cứng đã mất hết sinh khí, một thứ ngôn ngữ chết, ngôn ngữ “gỗ”, nói cả buổi mà người nghe vẫn không thể nhặt ra một chút thông tin mới nào. Các buổi trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của Đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Người cầm quyền cấp cao nhất và cấp thấp nhất đều biết cách nói mơ hồ, càng nói mơ hồ càng được đánh giá là chín chắn. Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy. Vẫn biết rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không một ai tin nhưng vẫn cứ nói. Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập trung và dân chủ, về nhân dân là người chủ của đất nước còn người cầm quyền chỉ là nô bộc của nhân dân. Rồi nói về cần, kiện liêm chính, về chí công vô tư, về lý tưởng và cả quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để kiểm tra. Hoặc giả hỏi lại và kiểm tra là không được phép, là tối kỵ, dễ gặp tai hoạ nên không hỏi gì cũng là một phép giữ mình. Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói, chả lẽ làm người lại không nói. Thật ra nói thế mà vẫn hiểu nhau cả. Người cầm quyền thì biết là nhân dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người cầm quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ đang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả nên hỏi lại [rằng] nói thế là thật hay không thật. Mình cứ làm theo ý mình và mình cũng sẽ nói dối, nói che đậy nếu như có dịp được người cầm quyền hỏi.
Trong hàng trăm cuốn hồi ký của các nhà văn hoá, của những người hoạt động chính trị, của nhiều tướng lĩnh, ta chả biết được bao nhiêu cái thế giới riêng của họ, cái thế giới cá nhân của họ. Cái phần đóng góp của họ càng nhỏ thì cái ý nghĩa quyết định của tập thể càng lớn, cái có tên thì bé tí xíu, vô nghĩa, cái không tên thì bao trùm rộng khắp nhưng cũng không có hình thù rõ rệt, cứ mờ mờ mịt mịt, có đấy mà cũng không có đấy, cái chung ấy chả phải chịu trách nhiệm với một ai, có biết nó là ai mà truy cứu.

Di tim cai toi da mat (19: ket)

       
-19-

Trong cái bối cảnh xã hội, chính trị như thế, mỗi người đều ít nhiều đánh mất cái cá nhân của mình cũng là lẽ đương nhiên. Nhà văn là chuyên viên nghiên cứu mọi chuyện của cá nhân, những sắc thái tâm lý cùng với những biến hoá vô tận của nó trong những hoàn cảnh khác nhau, những thời thế khác nhau. Nhưng đọc hồi ký của các nhà văn cũng nhạt nhẽo lắm, họ chỉ phô diễn cái tôi trong các cuộc gặp những bậc đàn anh và bạn bè trong nghề, nói toàn chuyện tào lao, vụn vặt, chuyện sinh hoạt và chả đả động chút nào tới thời thế, tới những bức xúc về thời thế và cái nghề của mình trong thời thế. Tính hiện thực và tính lịch sử của một thời rất mờ nhạt, đơn giản, thành thử cái ý nghĩa truyền đạt những giá trị đích thực của một thời tới các thế hệ đến sau hầu như không có. Đó là điều rất đáng tiếc, vì nếu các chứng nhân không nói gì cả thì lịch sử cũng không thể cất lên tiếng nói chân thực của nó, thời gian qua đi, bóng tối phủ lên, quên lãng phủ lên, cái thời mở nước, giữ nước chỉ còn lưu lại những cột mốc của các chiến công, còn cuộc chiến thầm lặng đã làm tan nát nhiều con người để con người được là chính mình, được là một thực thể thiêng liêng, đền đài lưu giữ muôn thuở cái tài sản tinh thần của một dân tộc, một dòng họ mãi mãi được vun xới, được phát triển tương ứng với sự phát triển của dân tộc, của thời đại thì chưa được văn thơ nói đến, triết học nói đến, các ngành khoa học nhân văn nói đến.

Di tim cai toi da mat (16 - 19)

  
-16-

Khi tôi nói, tôi sống và viết cũng thoái mải, vui vẻ trong một chế độ chuyên chế về tư tưởng cứ như là người nói dối, lại nói dối một cách trơ tráo, sống sượng. Nhưng đó là lời nói thật, không thật với nhiều người nhưng với tôi là thật. Tôi được thay đổi số phận từ cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chín năm đánh pháp với nhiều người là rất dài, với tôi lại rất ngắn vì tôi được sống trong niềm vui, trong những cái khác thường và cả trong nhiều hi vọng. Nhiều anh trong cơ quan tuyên huấn của quân khu đều xuất thân từ các gia đình viên chức nhỏ, địa chủ nhỏ, được ăn học đàng hoàng đến hết bậc cao đẳng tiểu học đã có những thói quen, những nền nếp của cuộc sống thị dân từ nhỏ. Họ rất thích quan sát những phản ứng của tôi khi phải đối mặt với mọi thiếu thốn của cuộc sống kháng chiến. Vì nhìn ngoài tôi như một thư sinh con nhà quý tộc chưa từng biết cái thiếu cái khổ là gì. 

Những việc làm rất tự nhiên của tôi đều được đánh giá phải có nhiều nghị lực, nhiều quyết tâm mới làm được thế. Tôi vẫn sống như xưa kia, ngày xưa thì bị chê bị chửi, bây giờ lại được khen, được tuyên dương, người cứ lâng lâng như nhập đồng, còn biết cái thiếu là gì cái khổ là gì. Nếu so sánh thì trước kia tôi chỉ là con số không, còn bây giờ tôi đã có một cái tên ký dưới các bài báo, đã được nhiều ông anh trong cơ quan nhờ vả, đòi hỏi, bực tức hoặc khen ngợi. Tôi đã được tách ra khỏi đám đông để tự bằng lòng mình và có cả chút ít “kế hoạch riêng” cho mình nữa. Còn các anh hơn tôi dăm bảy tuổi thì đã có nhiều thứ để so sánh những cái “đã có” trước kia và cái “đang có” bây giờ. Cái “đang có” của dân tộc thì nhiều, còn cái “đang có” của cá nhân như chả còn được bao nhiêu. Những kiến thức lịch sử và xã hội, triết học và văn chương xem ra phải bỏ đi quá nửa. Các quan hệ giao tiếp xã hội được dạy bảo từ thuở còn thơ nếu dùng lại cứ vênh váo, buồn cười thế nào trong hoàn cảnh kháng chiến. Sống tinh tế, tôn trọng người khác là cách sống của anh tiểu tư sản. 

Wednesday, January 16, 2013

Di tim cai toi da mat (13 - 15)

Con người có 2 mắt đều hướng ra cái thế giới vật chất bên ngoài, không có con mắt nào hướng vào trong để ngắm nghía, kiểm soát cái thế giới tinh thần của nó nên nó bị mù một nửa, cũng như nó không có cái tai bên trong nên không thể nghe được những tiếng thì thầm rất nhỏ mỗi đêm trong chính mình. Hai cái khuyết tật bẩm sinh ấy đã làm con người thiếu hoàn chỉnh, là nguyên do mọi đổ vỡ của nhiều danh nhân dũng tướng vào những năm cuối đời. Nhưng cũng có một số ít người có khả năng nhìn được sự vận động cả trong lẫn ngoài, nghe được những tiếng động rất nhỏ cả ngoài lẫn trong. Họ không có cấu tạo vật chất đặc biệt nào mà chỉ bằng cái năng lực tinh thần rất mạnh đã bù đắp được những khiếm khuyết bẩm sinh. Nhiều tập hồi ký của các danh nhân cả chính trị lẫn văn hoá đều thiếu cái phần còn nhày nhụa của họ, cái phần thú vật của con người nơi sản sinh ra những tội ác chưa hình thành, cái què quặt, cái buồn cười đã được kiềm chế đúng lúc, đã được giấu nhẹm, cái phần họ muốn quên đi và rất dễ trở thành lang sói với đồng loại nếu trong đồng chí, đồng nghiệp còn có người biết đến và nhớ tới. Cuộc chiến đấu lớn, có tính bi kịch giữa mình với mình bao giờ cũng hoành tráng, cũng đẹp, rực rỡ những màu sắc đối nghịch vì nó đã bộc lộ đầy đủ nhất cái phẩm chất LÀM NGƯỜI trong mỗi CON NGƯỜI. Không phải bất cứ ai cũng tạo ra được trận chiến thần thánh ấy, vì chiến trường ở ngay trong lòng mình, mình vừa là kẻ thách đấu vừa là kẻ dám nhận đấu, dẫu thua cũng là cái thua của thần thánh. Một công việc trang trọng đến thế, hùng tráng đến thế mà lại dám nghĩ là công việc của số đông, của những người chưa hề chuẩn bị một cái nhìn bên trong, một cái nghe bên trong cho riêng mình, cả đời họ sống trong tự mãn, trong u mê, bất thần mời gọi hãy nhìn lại mình, hãy nhìn lại người để có được những phán xét và điều chỉnh chuẩn xác! Ông tổng bí thư đã mở một cuộc chiến ảo nên ông cũng chỉ nhận được những kết quả ảo.

Monday, January 14, 2013

Di tim cai toi da mat (11 - 12)


11.
Trong nửa thế kỷ sống dưới sự lãnh đạo của một Đảng theo học thuyết Mác Lê, tôi luôn luôn được nhắc nhở phải tôn trọng quần chúng, sức mạnh của quần chúng có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử và số phận của nhiều cá nhân. Nhưng cũng thật trớ trêu, không có một chế độ cộng hoà nào ở thế kỷ 20 lại dám coi thường quần chúng như tại các nước xã hội chủ nghĩa. Sống trong thể chế này suốt mấy mươi năm không có một cuộc biểu tình nào được tổ chức để phản đối một chính sách nào đó của nhà nước. Như thời làm cải cách ruộng đất hay thời huy động nông dân vào các hợp tác xã nông nghiệp. Giám đốc xí nghiệp nhà nước tham ô, mức sống của công nhân giảm sút cũng không có đình công. Nông dân bị kẻ cường quyền đàn áp, làm nhiều việc trái pháp luật, vừa mới nhen nhóm bày tỏ sự bất bình liền bị giập tắt ngay. Vì người lãnh đạo đã nhận định rất đúng rằng, nhân dân ta rất tốt, rất dễ bảo, bỗng dưng họ dám nói xược, dám đòi hỏi này nọ là do có mấy thằng cán bộ về hưu bất mãn cầm đầu. Cứ nhắm mấy thằng đó mà đe, nếu cần thì bắt là đâu vào đấy ngay. Quả nhiên thế thật. Tức là người cầm quyền chả coi dân chúng vào đâu. Họ chỉ sợ các cá nhân hiểu nhiều biết rộng, rất khó bắt nạt, là hay bày trò xúi giục thôi. Giống hệt cái thời còn vua còn Tây, kẻ cai trị rất sợ người cộng sản vì họ là kẻ hay gây rối. Đã là người cầm quyền với nước ta thì xưa là thế nay vẫn là thế, người dân vẫn sống dưới chế độ chuyên chế chứ chưa bao giờ được biết chế độ dân chủ là gì, đâu là dân chủ tư sản. Đã chuyên chế là chuyên chế làm gì có sự phân biệt chuyên chế tư bản với chuyên chế vô sản.

Saturday, January 12, 2013

Di tim cai toi da mat (9 - 10)

 9.
Gần đây tôi có được đọc hai cuốn sách hay. Một cuốn là Bàn về tự do của John Stuart Mill, một triết gia người Anh viết từ năm 1859, cách ta một thế kỷ rưỡi. Một cuốn là Tư duy tự do của Phan Huy Đường, một nhà nghiên cứu học thuyết Mác có tên tuổi ở Pháp viết vừa mới đây. Khoảng mươi năm nay tôi đọc tiểu thuyết không vào, cả của ta, của Tàu lẫn Tây, cả sách mới dịch, mới xuất bản, cả sách của các đại gia của những thế kỷ trước. Năm còn trẻ đọc thấy hay, bây giờ già rồi nhìn trang sách cứ dửng dưng vì nó không chịu ăn nhập vào những trải nghiệm cá nhân của tôi, không mở ra trong tôi một cách tiếp cận mới với hiện thực, không làm bùng cháy một điều gì đang còn ẩn sâu trong đáy tiềm thức khiến tôi phải choàng thức chợt nhận ra một vỉa sáng tạo mới vừa thoáng xuất hiện. Hai cuốn sách trên, một cuốn do bạn cho mượn, một cuốn tình cờ mua được ở nhà sách vì cái tên của một tác giả tôi vốn quan tâm. Tôi đọc say mê cả hai cuốn như thời trẻ được đọc một cuốn tiểu thuyết hay, tất nhiên là khó đọc hơn tiểu thuyết nhưng đã thích lại có trải nghiệm bản thân hướng dẫn, không hiểu được đầy đủ thì cũng hiểu được cái đại thể. Nhiều ý của bài viết này là được cảm hứng từ hai tác giả đó.

Năm tôi 60 tuổi, khi viết về một bà cô đã ngoài tám chục mà còn rất minh mẫn trong cách đối nhân xử thế, bà vẫn giữ được tính cách riêng mà không làm mất lòng một ai, từ con cháu trong nhà đến các mối quan hệ ngoài xã hội. Tôi đã viết nếu bà cụ được trời cho chứng sống đến trăm tuổi mà vẫn còn sáng suốt ắt hẳn bà sẽ biết mọi bí mật của then máy tạo hoá. Thật ra là tôi nói về tôi đấy, có hơi bốc đồng nhưng tôi tin là tôi sẽ biết được con người nhiều hơn nếu tôi được sống lâu hơn, không cần trăm tuổi, chỉ cần 90 là đủ, miễn là vẫn giữ được một cái đầu bén nhạy như bây giờ, sẵn sàng tiếp nhận mọi sự khác lạ như bây giờ, kể cả sự phủ định chính mình. Năm ấy tôi đã hiểu ra mọi sự rút gọn ở đời đều trái tự nhiên, đều dẫn đến thất bại.

Friday, January 11, 2013

Di tim cai toi da mat (7 - 8)

  7.

Bất cứ nhà nước nào lấy học thuyết xã hội hoặc tôn giáo thay cho hiến pháp thì trước sau sẽ chuyển đổi thành nhà nước chuyên chế. Vì trong hàng triệu công dân sẽ có nhiều nhóm người không cùng lòng tin, không cùng tín ngưỡng với nhà cầm quyền. Họ trở thành những cộng đồng đáng ngờ, sẽ bị phân biệt đối xử, trước hết là mất quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do xuất bản. Đó là nói về tầng lớp trí thức. Còn những người làm các nghề khác, chả dính dáng gì đến sách vở cũng sẽ cảm thấy bị tước đoạt nhiều quyền tự do, như quyền tự do lựa chọn cách sống của riêng mình chẳng hạn. Đã độc quyền về tư tưởng tất nhiên sẽ độc quyền cả về cách sống, vì mỗi học thuyết đều có phần đạo lý của nó, nó cần tiêu chuẩn làm người đã được lý tưởng hoá của nó để làm khuôn mẫu cho tu sĩ và tín đồ.

Tôi có một bà cô sống ở Hà Nội suốt thời Pháp tạm chiếm, là dân cũ của Hà Nội, sau này giải phóng được một năm, bà than thở với tôi, nghĩ rằng sống với cách mạng thì dễ mà hoá ra rất khó. Bà bảo chính phủ gì việc lớn không lo toàn lo việc vặt, từ cách ăn mặc, cách yêu đương, cách nuôi dạy con cái là những việc người dân tự biết cách lo, tự biết cách học, lo không nổi thì đã có dư luận xã hội lo giùm, từ cổ tới nay vẫn thế mà. Lại nói về những tín đồ trung thành của chủ nghĩa Mác, những chiến sỹ theo cách mạng từ thuở mới lập nước là đám văn nghệ sỹ chúng tôi cũng “ sống không dễ ” trong sự viết lách. Viết đúng luật lệ thì chỉ có hai chủ đề : căm thù và hy sinh. Cũng chỉ có ba loại người được tôn vinh : công, nông, binh. Cái thế giới mênh mông, nhiều màu sắc ngày một thu hẹp và chỉ có hai màu : đỏ là quân ta, đen là quân địch.

Thursday, January 10, 2013

Ði tim cái tôi đã mất (5 - 6)

Nguyen Khai

5.
Một đất nước bị xâm lược, rồi bị nô dịch, dân chúng thành nô lệ không được pháp luật che chở, làm người cũng khó nói gì tới ý thức cá nhân trong mỗi con người. Ý thức cá nhân là ý thức về cái riêng biệt của mình, về cái có thể cống hiến của mình cho cộng đồng không giống với một ai do có một cách cảm nhận riêng, một cách suy nghĩ riêng, từ đó… Những cái giá trị cá nhân chỉ được nhìn nhận, được tôn vinh ở những xã hội tương đối tự do, các mối quan hệ giữa người với người tương đối tốt đẹp. Ở xã hội tư bản mà chúng ta vốn có thành kiến là rất xấu xa lại thường hay cho những tiếng kêu cứu, bảo vệ những giá trị truyền thống của cá nhân, vì đồng tiền đang làm mất phẩm giá của con người, phá vỡ nền tảng đạo đức, làm rối loạn các mối quan hệ xã hội.

Con người được sống no đủ, trong tiện nghi mà vẫn đối địch với nó, muốn thoát ly khỏi nó vì không được thoả mãn những nhu cầu về tinh thần. Ta hay lấy những chuyện đó để làm chứng một cách hả hê cho sự tha hoá của con người sống dưới chế độ tư bản. Vậy các công dân của chế độ xã hội chủ nghĩa thì sao ? Chả có ai kêu ca gì. Nhà văn là người có trách nhiệm chăm lo cuộc sống tinh thần của đồng loại cũng không kêu. Có một nhà văn Nga [Vladimir Dudinzev / Владимир Дудинцев - chú thích của Diễn Đàn] viết cuốn sách Người ta không chỉ sống bằng bánh mì [Не хлебом единым - chú thích của Diễn Đàn] bị cả giới văn nghệ Liên Xô phê phán. Ông đã viết sai vì các nước xã hội chủ nghĩa rất coi trọng cuộc sống tinh thần của các công dân. Họ đọc sách rất nhiều, trên xe điện, xe buýt, trong công viên, đứng xếp hàng từng dãy dài mua thực phẩm, mua vé xem vũ kịch, nghe âm nhạc họ đều mở sách đọc rất chăm chú, tưởng đâu như cuộc sống đích thực của họ là ở các trang sách. Chỉ có những giây phút chìm đắm trong sự đọc họ mới có cơ hội ngẫm nghĩ về thân phận của mình, của đồng loại, tìm lại cái bản gốc cá nhận đang lưu lạc ở một góc khuất nào đó của riêng mình. Rời khỏi trang sách là rơi ngay vào vòng quay của trăm ngàn công việc chả có nghĩa lý gì ngoài sự mưu sinh để tồn tại.

Những ngày nghỉ, những giờ tạm gọi là rảnh rỗi họ cũng không được ngồi một mình, ngẫm nghĩ một mình, có bao nhiêu buổi lễ kỷ niệm lớn nhỏ, những phong trao cam kết thi đua và vô vàn cuộc họp của ngành của giới đã choán hết phần thời gian còn sót lại… Cuộc sống tập thể đã nhấn chìm cuộc sống cá nhân, cuộc sống trong chiến tranh đã xoá nhoà mọi thói quen của cuộc sống thời bình. Lúc nào cũng có kẻ thù rình rập đâu đó để tìm cớ lật đổ chế dộ bằng vũ trang, hay bằng diễn biến hoà bình. Lúc nào cũng được đồng chí trong chi bộ, bàn bè cơ quan giám sát mọi tư tưởng và hành vi để ngăn chặn mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân của mỗi thành viên. Lúc nào cũng phải đề phòng, phải đề cao cảnh giác cách mạng, không tin cậy bất cứ ai, kể cả bạn bè. Chỉ có một điều lạ, là trong hoàn cảnh sống không có một tí tự do nào cho cá nhân mà chúng tôi vẫn sống được, lại còn viết văn làm thơ được !

6.
Suốt 80 năm sống dưới ách đô hộ của Pháp, chúng ta vẫn đặt được những viên gạch đầu tiên cho nền văn xuôi Việt Nam. Những truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, tuỳ bút của thời ấy được in trên các tuần báo hoặc xuất bản thành sách nay đọc lại vẫn thích thú, vẫn làm ta cảm động. Nhiều truyện được đọc từ tuổi niên thiếu vẫn ám ảnh ta tới tận lúc tuổi già, và một loạt các nhà thơ, nhà phê bình văn học của cái thời gọi là thuộc địa đã trở thành những tên tuổi lớn tồn tại mãi mãi trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc. Làm thân nô lệ mà vẫn trỗi lên thành những tài năng lớn là sao ? Không chỉ trong văn chương mà còn cả trong mỹ thuật, trong kịch nghệ. Không chỉ trong văn nghệ mà trong cả khoa học, giáo dục, trong kinh doanh theo kiểu tư bản và trong nhiều nghề truyền thống.

Tất cả đều được bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ, được phát sáng, được bộc lộ mạnh mẽ các tài năng cá nhân và họ đã trở thành người khai sáng, người mở đường, thành tổ nghề, không chỉ có tài lớn mà còn có đức lớn, là những nhân cách kiểu mẫu cho con cháu, cho giống nòi, đều là chuyện có thật cả, không thể bóp méo hoặc bác bỏ. Mà giải thích về nó cũng rất đơn giản. Chế độ tư bản của Pháp và Châu Âu tiến bộ hơn, văn minh hơn chế độ phong kiến tập quyền của Châu Á tới vài thế kỷ, là khoảng cách giữa hai thời đại, nói như cụ Phan Chu Trinh. Thời Pháp thuộc bọn thực dân chỉ cấm, bỏ tù, xử bắn những người dám chống đối nó, trước hết là những người cộng sản. Cuộc sống của dân chúng vẫn lầm than như thời xưa, như thời phong kiến, khổ nhất vẫn là nông dân, nhưng xã hội có thêm nhiều nghề mới do công cuộc khai thác tài nguyên ở thuộc địa, hình thành dần nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, có đô thị và các trung tâm buôn bán, có các đường lớn xuyên quốc gia và liên tỉnh, có cầu cống và đường sắt, có báo hàng ngày, có tuần báo và tạp chí.

Tiếng nói của công chúng sau nhiều thế kỷ câm bặt đã được cất lên bày tỏ thân phận và nguyện vọng của mình, dẫu còn yếu ớt nhưng đã gây được tiếng vang trong cả nước. Dầu xã hội phát triển một cách nhem nhuốc, đau đớn nhưng vẫn hơn cái thời tù mù, tối tăm của thời phong kiến. Thời thế là vị tư lệnh tối cao, không có học thuyết nào, một thiên tài chính trị nào dám chống lại những mệnh lệnh của nó. Dám chống lại nó học thuyết sẽ tiêu tan, các chính khách thì thân bại danh liệt. Chế độ thực dân tuy tàn bạo nhưng nó là sản phẩm của thời đại này nên nó vẫn có khả năng ươm cấy nhiều nhân tố tích cực, có giá trị bền vững cho những xứ sở nó đô hộ. Còn những vương triều phong kiến dẫu được cai trị bởi các bậc minh quân thánh trí vẫn là những xã hội hủ lậu và thuộc về quá khứ. Tài giỏi như Khang Hy, Càn Long nếu còn trị vì Trung Quốc tới cuối thế kỷ 19 mà không chịu thay đổi thể chế đã quá cũ kỹ thì vẫn cứ thua, có khi còn thảm bại hơn vì lòng kiêu hãnh bệnh tật của họ.

Cách tổ chức xã hội của giai cấp tư sản dẫu có xấu xa tới tận đâu cũng vẫn tạo được những môi trường tự do và dân chủ hơn, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển tài năng của mọi cá nhân và của cả cộng động. Lại lấy thêm một ví dụ về nước Nga trong non một thế kỷ qua. Dưới chế độ Xô Viết, người dân Nga được nhà nước chăm lo hoàn toàn từ khi sinh đến khi chết, nhưng họ vẫn không thích, vẫn thấy ngột ngạt vì đó là cuộc sống không phải lo nghĩ của một trại tập trung, con người bị đánh số, bị xếp theo khuôn, theo hàng, chỉ nhìn thấy đám đông chứ không thể nhìn ra từng con người riêng biệt, kể cả trong triết học và văn chương. Còn thời bây giờ là một xã hội mạnh ai nấy lo, người người lấn chen nhau, tranh cướp nhau vì những tham vọng không được kìm nén, kỷ cương cũ bị xoá bỏ, kỷ cương mới chưa kịp hình thành, mọi sự đều phải làm lại từ đầu từ quốc kỳ, quốc ca, quân kỳ… Nhưng xem ra chả có mấy ai than thở về hiện trạng hỗn loại, họ cảm thấy thoải mái, bằng lòng với cuộc sống đầy bất trắc của hiện tại vì lần đầu tiên họ được lựa chọn cách sống của mình, thắng thua tự mình gánh chịu, cũng là lần đầu họ biết nhận ra cái “ bản lai diện mục” của chính họ.

Wednesday, January 9, 2013

Đi tìm cái tôi đã mất (3-4)

Nguyen Khai

3.
Tính hài hước là cái thứ mà người cộng sản ghét nhất vì nó có thể biến mọi chuyện thiêng liêng thành trò cười. Một học thuyết không thể chứng minh sự đúng đắn của nó trong thực tiễn thì trước sau sẽ biến thành tôn giáo. Vì tôn giáo là niềm tin, là thói quen, là tập quán, là vâng phục, là ở thế giới này chỉ có một chân lý, ngờ vực nó, đặt quá nhiều câu hỏi về nó chỉ là kẻ phản đồ, phải bị trục xuất khỏi cộng đồng, phải bị cách ly, bị ngồi tù để tránh mọi sự truyền nhiễm có thể. Học thuyết xã hội đã phải đội lốt tôn giáo để tồn tại thì mọi thứ thuộc về nó đều là thiêng liêng. Lãnh tụ thành thần thánh, lời nói bài viết của họ thành kinh bổn, cuộc sống cá nhân và xã hội của họ đầy ắp những chuyện phi thường. Hình ảnh của Lenin và Stalin, của Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành và lời nói của các vị ấy bao trùm lên toàn bộ cuộc sống tinh thần của các quốc gia họ cầm quyền, làm gì, nói gì, nghĩ gì đều không thoát ra khỏi cái bóng che ấy. Bài hát về lãnh tụ trang nghiêm như thánh ca, người hát có dáng điệu sùng bái như tín đồ. Cái thế giới cá nhân của các công dân đã bị đốt cháy, đã thành tro bụi và tan biến trong hương khói của đền đài.  


Trong không khí ngùn ngụt lửa cháy cùng với tiếng sóng hoan hô khi gần khi xa không lúc nào dứt, vậy những người làm việc bằng trí tuệ sẽ tìm đâu ra một khoảng trời yên tĩnh và tự do để suy nghĩ về những công trình một đời của riêng mình. Người cộng sản sẽ không bao giờ hiểu được cách làm việc cá nhân, đơn độc, xa rời quần chúng, xa rời các phong trào cách mạng có tính địa phương của các nhà trí thức thấm đẫm “tư tưởng tư sản” ấy. Phải cải tạo họ bằng các chuyến đi thực tế, bằng các lớp học chính trị ngắn hoặc dài ngày, và bằng cả những lần được gặp gỡ thân mật với lãnh tụ để có thêm lòng tin vào những lý do phải tự phủ định, để khẳng định sự nghiệp vĩ đại của quần chúng.  

Tuesday, January 8, 2013

Đi tìm cái tôi đã mất

Nguyễn Khải

Nguyễn Khải (1930 - 2008), quê Nam Định, vào quân đội nhân dân khi 17 tuổi, thời gian đầu làm y tá, về sau làm báo, viết văn, 20 năm trong ban biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội, cấp đại tá, từng là phó tổng thư ký Hôi nhà văn, đại biểu Quốc hội, năm 2000 được giải thưởng quốc gia về Văn học nghệ thuật.
MD sẽ lần lượt đăng tuỳ bút chính trị - lời trăng trối đầy tâm huyết của Nguyễn Khải vì nhận thấy trong tác phẩm này không những có giá trị về mặt văn chương mà còn về mặt xã hội học nhìn từ góc độ nghiên cứu định tính. Thông qua tác phẩm, chúng ta hiểu nhiều về con ngưuời, về xã hội của một giai đoạn lịnh sử của Đất Nước.
NGUYỄN KHẢI (1 -2)
Năm 70 tuổi tôi bắt đầu chán viết, người rã ra, đọc sách cũng nằm, đọc được mười lăm phút chữ nghĩa đã loè nhoè, chả rõ mình đang đọc cái gì. Rồi ngủ. Ngủ như chim, một chớp mắt đã tỉnh, tiếp tục đọc nốt cái nửa trang đọc dở vẫn cứ lờ mờ vì chả còn nhớ họ viết cái gì trong cái nửa trang vừa đọc. Cũng năm ấy tôi được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2. Mừng thì rất mừng nhưng tôi đã nhận ra ngay đây là tấm bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc. Thế là lại buồn, ra vào ngẩn ngơ cả tháng.  
Rồi quyết định ra chơi ngoài Bắc, trở lại quê ngoại là nơi tôi đăng ký tòng quân năm 1946, cũng là nơi tôi tập tọng viết những bài báo kháng chiến đầu tiên in litô vào năm 1949. Nó mở đầu cho nhiều chục năm tiếp theo, vừa là anh bộ đội vừa là nhà báo nhà văn. Cái thị xã quạnh quẽ, tơi tớp, tối tăm, toàn một màu xanh và đen những năm nào, giờ đã biến hoá thành một quận của Hà Nội hay Sài Gòn hôm nay. Lại nhớ tới những dãy phố ngắn ngủi, nhà thấp, hè hẹp, rợp bóng nhãn, mặt người hiền lành, dáng đi thong thả, thị xã như cái làng lớn, đi một đoạn đường phải chào hỏi không biết bao nhiêu là người vì toàn người quen cả.
Năm chục năm sau, trở lại cái thị xã của tuổi mới trưởng thành, mà là trở về lần thứ ba (hai lần trước cách đây đã hơn hai chục năm) , cái mảnh đất thân thuộc đã hoá ra xa lạ. Đạp xe cả ngày chả gặp người quen nào, hoặc có gặp nhưng đã là hai ông già ở tuổi bảy mươi làm sao nhớ lại gương mặt của nhau cái thời mới mười tám đôi mươi. Lần về thứ hai vẫn còn ba người quen cũ, một người là Thuận, đại tá về hưu, một người là Tùng, trung đội phó, một người là Mễ, tiểu đội trưởng là những cấp chỉ huy đầu tiên của tôi trong cuộc sống quân ngũ.
Lần này về gặp anh Thuận, cũng là ông chủ báo đầu tiên của tôi, anh hơn tôi vài tuổi. Còn hai người kia đều mới mất ở tuổi ngoài bảy mươi cả. Đường phố không quen, mặt người không quen, còn lại một ông bạn thân tối ngày đi họp, đủ các thứ hội hè để ông đến họp, vẫn là cái khát khao của người đã già, đã nghỉ hưu có dịp gặp lại bạn cũ, trò chuyện là chính, nhắc lại chuyện ngày xưa là chính, rồi than thở, đủ thứ than thở, chuyện nhà chuyện nước. Cũng buồn nhỉ ? Chuyện người già có vui bao giờ, người đã xong một việc có làm gì cũng không thể vui.
Vì tôi là người có gốc địa phương nên tỉnh uỷ có gặp và mời ăn một lần cho phải phép. Nhưng nhìn những gương mặt quan chức của tỉnh hôm nay mà kinh ngạc. Mặt người nào cũng đầy những múi thịt, sần sùi, nói nhiều, cười to, lời lẽ nhạt nhẽo, dung tục, và không bao giờ nhìn thẳng vào mặt mình để nói, cứ như là đang nói với một ai khác ngồi cạnh mình hoặc ngồi sau mình.
Bữa sắp về Hà Nội, bí thư tỉnh uỷ lại mời gặp, không phải là gặp chính thức mà là cùng ngồi ăn sáng với ông vì ông cũng đang bận. Buổi gặp vừa hình thức vừa khó chịu vì chỉ có người lãnh đạo của tỉnh nói, nói như người rao hàng, mắt nhìn đâu đâu, bụng nghĩ đâu đâu. Tôi chỉ còn nhớ một chuyện, có một ông tướng, là danh tướng, người địa phương, có đem một giống hoa lạ từ Hà Nội về, tự tay ông trồng ở vườn hoa của tỉnh uỷ vì phải chọn đúng ngày, đúng giờ, cả đúng hướng nữa mới đem lại thịnh vượng, hạnh phúc cho dân trong tỉnh. Thật vậy sao ?
Trong mấy ngày xuống xã vừa vui vừa buồn. Ai cũng giàu có hơn trước, nấu cơm bằng nồi cơm điện, tối xem tivi mầu, giờ rảnh thì xem phim bộ. Mỗi xóm đều có cửa hàng cho thuê băng vidéo, có gái điếm cho ngủ chịu đến mùa trả bằng thóc, có cờ bạc, có hút thuốc phiện và chích heroin, thành phố có gì ở làng quê đều có, cả hay lẫn dở, dở nhiều hơn hay. Tôi về một xã, xã cho tôi ở nhà một anh bưu tá, lúc rảnh rỗi hỏi chuyện gì anh cũng bảo không biết. Ở xã ba ngày, đảng uỷ, uỷ ban không ai tiếp cả.
Có một buổi tối có một anh chàng to béo đến chơi với gia đình, cả vợ lẫn chồng nhà chủ ăn nói thưa gửi, bộ điệu khúm núm. Anh ta ngồi ưỡn người trên ghế tựa, hai chân xoạc rộng, hai bàn tay đặt lên bụng, nói hỏi trống không, thỉnh thoảng đưa mắt nhìn tôi nhưng không hỏi gì, chào cũng không, mắt nhìn cứ lừ lừ, mà hắn chỉ đáng tuổi con tuổi cháu. Tôi cứ nghĩ tay này hẳn là dân buôn bán ở tỉnh có họ hàng gì với anh chủ nhà, tạt qua chốc lát rồi đi. Nhưng anh bưu tá lại bảo đó là ông chủ tịch xã.  Lại một ngạc nhiên nữa !
Mấy ngày sau lại về một xã thuộc phía Bắc tỉnh. Cách đây đã ba chục năm tôi đã đi đi về về xã đó khoảng một năm để viết về một anh chủ tịch xã chưa tới ba mươi tuổi trong cái thời có cao trào lập hợp tác xã nông nghiệp. Ngồi chơi ở phố huyện kề liền xã bất ngờ lại gặp người quen cũ của mấy chục năm trước. Hiện giờ ông ấy đã ngoài sáu chục tuổi, có cửa hiệu chụp ảnh ở ngay phố, to béo, rềnh ràng, chuyện gì cũng biết, lại biết cách thuật lại về mọi cái biết của mình một cách sống động, tươi rói, nghe chuyện mà tưởng như chính mình cũng được chứng kiến. Nhà văn mà gặp được một người như thế là có thể nghĩ ngay một cuốn sách sẽ viết, viết cũng nhanh thôi, vì mọi vật liệu đã sẵn sàng. Bao nhiêu chuyện xui xẻo, buồn bã của chuyến đi bất thần được đền bù quá hậu hĩ nhân một lần gặp lại người quen cũ.
Đang mừng khấp khởi liền bị mấy ông xã nhảy vô phá đám, đi một bước có trưởng công an xã theo một bước, vừa là người hướng dẫn vừa là người bảo vệ. Chỉ được trò chuyện với người đã được xã giới thiệu và ăn ngủ tại nhà ông bí thư xã. Nhưng tôi đâu có chịu thua hoàn toàn. Xuống cái xã bị ghẻ lạnh thì tôi chơi với dân, viết về một ông nông dân bị giời hành, được bạn bè khen là rất khá. Về cái xã được chiều chuộng quá mức tôi viết được cái bút ký “Mất toi một cuốn sách”. Sang tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém, riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa, vẫn viết rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn. Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người.
2.
Tôi là một đứa trẻ khi bước vào đời có nhiều điều thua thiệt nhưng tôi đã biết níu chặt lấy thời thế mà leo dần lên. Tôi nói thế chả phải vì cái thói cơ hội, thời này có mấy ai thích nói mình thành tài là nhờ cách mạng. Nhưng có nhiều người được cách mạng ôm hẳn vào lòng nâng niu, vỗ về mà vẫn không nên người thì sao ? Là vì họ còn thiếu một yếu tố nữa, thiếu cái đó dầu họ có được bước trên thảm đỏ, kẻ nâng người dắt một đời vẫn không ra con người tử tế. Mà tôi thì có, có dư thừa. Ấy là cái tính hài hước bẩm sinh, trước hết là biết giễu mình, theo dõi từng bước đi, từng câu nói của chính mình bằng cái nhìn của người khác vừa nghiêm khắc vừa bỡn cợt. Sau mình đến người, tôi cũng hay nhìn ra cái khía cạnh buồn cười ở người khác dầu họ xuất hiện dưới cái vỏ trang trọng đến thế nào.
Cái buồn cười là cái trái nghịch trong cùng một người, kẻ vô luân nói chuyện đạo đức, tên ăn cắp dạy dỗ phải bảo vệ của công, người hống hách lại là tên nịnh bợ bậc nhất. Nếu tán rộng ra thì còn vô vàn chuyện buồn cười mà ta bắt gặp ở mọi nơi, trong mọi thời gian của cuộc sống. Anh dốt thường làm ra vẻ thông thái, thằng nhát rất thích xuất hiện như người anh hùng, một chính khách đầu óc rỗng tuếch luôn tỏ ra uyên bác bằng những lời nói vô nghĩa. Nếu những người đó có được một chút hài hước, có khả năng tự ngắm mình trong khi diễn trò thì họ sẽ biết cách tự kiềm chế trong một giới hạn nào đó.
Muốn có cái mình không thể có không chỉ là chuyện buồn cười mà còn là căn bệnh không thể cứu chữa của nhân loại. Các triết gia, giáo chủ cũng không thoát khỏi cái trò cười ấy. Họ muốn cho nhân loại cái họ không thể có, muốn cứu nhân loại bằng những phương tiện nhiều lắm chỉ đem lại mê say tự huyễn hoặc mà thôi. Học thuyết xã hội hay tôn giáo khôn ngoan phải là học thuyết mở, có thể là thế này mà cũng có thể là thế khác, luôn luôn biến hoá, lấy sự biến hoá của thời thế và con người làm mục tiêu tối thượng để tự điều chỉnh.
Học thuyết là do con người làm ra, một trí tuệ sáng láng nhất vẫn cứ bị ràng buộc bởi nhiều vòng tự giác và không tự giác của thời thế, của cuộc đời. Bởi vì họ không thể là Thượng Đế để biết hết vô vàn nguyên nhân những tác động qua lại, uốn éo, bất ngờ của nó đưa đẩy mọi sự vật tới những thay đổi rất nhỏ, không mấy ai chú ý, cuối cùng là những biến thiên cực lớn. Chả có học thuyết nào dự đoán đúng những gì sẽ xảy ra trong tương lai và cũng chẳng thể dự đoán được cái kết cuộc của nhiều sự việc đang xảy ra trong hiện tại. Mọi lời tiên tri đều có tính mê sảng, đồng cốt. Dành cả một thời thanh xuân để tin vào những lời tiên tri ấy, về già nhìn lại cái tài sản tinh thần thâu góp một đời chỉ là một cái kho chứa đủ tạp nham chẳng có một chút giá trị gì.

Monday, January 7, 2013

Đại học là bộ não tư duy của xã hội

Trong truyền thống đại học các nước Âu - Mỹ, triết học được xem la trung tâm, là khoa học của mọi khoa học bởi công việc chính của nó là tư duy, là suy tư, nói cho dễ hiểu là suy nghĩ. Suy nghĩ, biết suy nghĩ có phương pháp, kết hợp với trí tưởng tượng, tính tò mò nơi con người sẽ dẫn đến sáng tạo, phát minh, phát kiến, và cứ như thế cái mới được thành hình, các lý thuyết mới, các ngành khoa học mới ra đời và phát triển. Như vậy, vai trò của tư duy là hết sức quan trọng, là sức sống, sức khoẻ của đại học. Trường này hơn trường kia là có tích tụ được nhiều hàm lượng tri thức thông qua hoạt động tư duy hay không, xã hội này hơn xã hội khác là có tạo ra được một hệ thống giáo dục nói chung và đại học nói riêng nuôi dưỡng, phát triển  tư duy của con người hay không.

Như vậy tư duy là hoạt động nền tảng, là dưỡng khí của đại học, và đại học lại là bộ não của xã hội, là nơi soi sáng, dẫn đường cho cả xã hội đi. Cứ lô - gic này, chúng ta nhìn vào hiện trạng, vào đời sống của nền giáo dục, của hệ thống đại học của một nước sẽ biết hiện trạng và tương lai của nước đó. Có lẽ giáo dục đang là đề tài nóng bỏng, được đề cập, tranh luận nhiều ở nước ta hiện nay cũng vì ít nhiều mọi người ý thức được tầm quan trọng của nó.

Saturday, January 5, 2013

Giảng dạy đại học: tinh thần, phương pháp và văn hoá

Nguyen Khanh Trung

(TTCT) Trước khi nói đến giảng dạy tinh thần, phương pháp và văn hoá trong đại học, chúng ta cần bàn về mục tiêu đào tạo.


Mục tiêu đào tạo (sản phẩm đào tạo) 


Chúng ta muốn đào tạo mẫu người sinh viên ra trường như thế nào ? Vì nhiều lý do khác nhau, câu hỏi đơn giản nhưng căn bản này vẫn chưa được trả lời một cách rõ ràng. Phải dứt khoát trả lời cấu hỏi này thật rõ trước khi bắt tay thay đổi các khâu khác trong giảng dạy. Tuyên ngôn Quốc tế về giáo dục đại học trong thế kỷ 21 đã tuyên bố về vấn đề này: “Các định chế gd đại học cần phải giáo dục sinh viên như thế nào để họ thực sự trở thành những công dân được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết và có động cơ hoạt động đúng đắn, sâu sắc. Đó phải là những người có khả năng tư duy phê phán, biết cách phân tích các vấn đề của xã hội, biết tìm ra các giải pháp cho các vấn đề của xã hội, và thực hiện điều này với ý thức trách nhiệm đầy đủ.” (điều 9, điểm b). Nghĩa là đại học phải tạo ra một biến đổi nơi người học sau khi ra trường, sinh viên không những phải có kiến thức, nhưng còn phải biết làm, biết sống, biết làm cho những kiến thức kỹ năng học hỏi được trở thành máu thịt của mình. Người sinh viên, sau khi trải qua quá trình đào tạo phải trở thành một người hoàn toàn khác so với bản thân họ trước khi vào trường. Họ phải biết và biết làm, biết phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, biết phê phán một cách độc lập, biết khiêm tốn trong tinh thần khoa học, biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt trong văn hoá, biết dấn thân và giám chịu trách nhiệm, biết hợp tác với người khác, biết làm việc nhóm và thích ứng với mọi môi trường công việc. vv. 


Để thực hiện mục tiêu trên, đại học phải thay đổi trong mọi khâu trong quy trình đào tạo, từ nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy đến cách thức tổ chức hành chánh, nhân sự, sư phạm cũng như các sinh hoạt đoàn thể trong trường đại học với tinh thần như sau:


Giảng dạy tinh thần khoa học


Giảng dạy tinh thần khoa học trước tiên là truyền thụ tinh thần “nói có sách mách có chứng”, nghĩa là chúng ta tránh chuyện khẳng định như “đinh đóng cột” mà không có đủ bằng chứng để chứng minh, hay bằng chứng chưa được kiểm chứng, một chiều, bị chính trị hoá. Trong thực tế giảng dạy đại học hiện nay, chúng ta thường xuyên vi phạm nguyên tắc này vì nhiều lý do, nhất là trong lãnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nhiều điều chỉ mới ở dạng giả thuyết, nhưng chúng ta đã truyền thụ đến sinh viên như là những chân lý bất di bất dịch. Tinh thần khoa học còn là sự chủ động, biết nghi ngờ, biết đặt lại các vấn đề và phê phán, phản biện, tranh luận… với thái độ khiêm tốn, biết tôn trọng ý kiến người khác, tôn trọng tư tưởng ngược chiều. Trong môi trường đại học hiện nay, chúng ta thiếu tinh thần này. Trong các hội thảo, các buổi bảo vệ các loại luận văn cuối khoá, người ta sẵn sàng “choảng” nhau với thái độ và ngôn ngữ khẳng định kiểu “hết sức sai lầm” hoặc “rất đúng đắn”… những kiểu nói mà tôi chưa bao giờ được nghe ở các hội nghị khoa học ở nước ngoài. Trong khoa học, nhất là trong khoa học xã hội, không ai giám xem các kết luận khoa học là tuyệt đối và có giá trị phổ quát. Một kết luận khoa học đã được kiểm chứng trong môi trường văn hoá này, có thể không đúng trong một môi trường văn hoá khác, một công trình khoa học được thực hiện ở thời điểm hiện nay, không có nghĩa là nó có giá trị trong mười năm nữa. Tinh thần của thế giới hiện nay là đa cực tương đối, các khẳng định tuyệt đối kiểu “chủ nghĩa“ có lẽ không còn phù hợp. 


Giảng dạy phương pháp khoa học


Trong thời đại thông tin hiện này, chúng ta không thể lo nhồi nhét kiến thức mà xem nhẹ giảng dạy phương pháp như thực tế hiện nay tại các trường đại học. Bởi kiến thức là vô tận và liên tục biến đổi trong khi đời sinh viên là hữu hạn, nên tại trường, các em phải được trang bị vững về phương pháp (phương pháp học, phương pháp làm, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tư duy…), để từ đó các em có khả năng tự học, tự nghiên cứu và thực hành ở mọi môi trường và trải dài suốt cuộc đời. Phương pháp sư phạm hiện đại phải đặt sinh viên làm trung tâm của mọi quan tâm, của mọi quan hệ. Sinh viên phải là đối tác độc lập trong quá trình tiếp nhận các kỹ năng và kiến thức, xa hơn nữa, phải làm cho họ trở thành những chủ thể xây dựng chính các kiến thức và kỹ năng đó với sự trợ giúp, hướng dẫn của giảng viện, chứ không chỉ bị động đón nhận những kiến thức của người khác như sinh viên của chúng ta hiện nay. Điều này đòi hỏi phải có một đội ngũ giảng viên thấm nhuần tinh thần này và được trang bị các phương pháp sư phạm hiện đại, cũng như đại học phải tạo ra một môi trường phù hợp từ cơ sở vật chất, sắp xếp cấu tạo chương trình về nội dung, về thời lượng, và những chính sách hỗ trợ.



Giảng dạy văn hoá


Giáo dục ở đâu và thời điểm nào cũng có chức năng chuyển tải văn hoá bên cạnh chức năng chuyển tải và sản xuất tri thức và kỹ năng. Hiểu theo nghĩa thông thường đó là chuyển tải những cái hay, cái đẹp, những chuẩn mực, giá trị, những kiến thức kinh nghiệm được tích lọc từ những thế hệ trước. Trường đại học làm nhiệm vụ này thông qua mọi khâu trong quy trình giảng dạy. Tuy nhiên thế nào là “văn hoá” được truyền thụ trong nhà trường, hay nói theo ngôn ngữ của Pierre Bourdieu là “văn hoá học đường” (culture scolaire)[1], lại là một vấn đề lớn cần tranh luận. Bourdieu đã khẳng định, văn hoá học đường tại Pháp (vào trước cuộc cách mạng gd tháng 5/1968) là văn hoá của giai cấp cai trị, điều này tạo ra hiện tượng “sốc văn hoá” nơi con em thuộc các giai cấp dưới, và hiện tượng này giải thích tại sao con em của tầng lớp này lại không thành công trong đường học vấn so với con em của giai cấp trên. Như vậy, nhà trường đã bị biến thành công cụ làm tái tạo lại bất công xã hội kiểu “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”, chứ không hề là định chế góp phần làm giảm bất công xã hội như lý tưởng của các nhà sáng lập nền cộng hoà Pháp đã tuyên bố. Tại Việt Nam, xét trên mọi bình diện, văn hoá học đường hiện nay cũng chỉ là thứ văn hoá của một nhóm, và điều đáng ngại là văn hoá này hầu như không mấy ăn nhịp với các văn hoá đến từ các vùng khác trong xã hội như định chế gia đình, định chế kinh tế hay từ “ xã hội dân sự”... Đáng ngại, vì trường đại học trở thành nơi “hà hiếp” văn hoá hơn là nơi gặp gỡ giao thoa văn hoá. Sinh viên có nguồn gốc xã hội khác nhau đang bị đóng khung trong một thứ văn hoá không phải lúc nào cũng thân thiện, phù hợp với “tập tính” của các em đã được hình thành thông qua quá trình xã hội hoá trong môi trường gia đình, khu xóm, tôn giáo, môi trường xã hội hiện đại với sự ảnh hưởng tác động của phim ảnh, sách vở, internet chuyển tải đủ thứ văn hoá khác. Các em sẽ khó phát triển một cách hài hoà khi giáo dục nhà trường mâu thuẫn với gd gia đình, gd tôn giáo. Các em sẽ lúng túng nếu những chuẩn mực và giá trị được đón nhận từ nhà trường lại chẳng ăn nhằm gì với các chuẩn mực và giá trị đòi hỏi từ thị trường lao động… Tóm lại, văn hoá học đường mà trường đại học chuyển tải phải là một tích hợp một cách hài hoà, công bằng từ nhiều nguồn, nhiều nhóm, nhiều tầng lớp ở trong xã hội và rộng ra là trên thế giới, chứ không chỉ là ý chí riêng của bất kỳ một nhóm nào. Văn hoá học đường phải ở dạng mở và cách thức chuyển tải nó đến với sinh viên cũng phải ở dạng mở, nhằm tạo điều kiện phát triển óc tư duy và phê phán độc lập nơi sinh viên, cũng như tạo điều kiện cho sinh viên ra trường có thể thích ứng với mọi môi trường làm việc trong nước hay quốc tế trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/304034/giang-day-dai-hoc-tinh-than-phuong-phap-va-van-hoa.html




[1] Dưới góc độ xã hội học, văn hoá luôn gắn liền với những điều kiện, với những hoàn cảnh, với môi trường sống của con người. Trong một xã hội, có thể có nhiều nền văn hoá khác nhau trong đó văn hoá được chọn lựa, được phổ biến bao trùm lên các nhóm xã hội khác nhau cũng chỉ là một loại, và đó thường là văn hoá của nhóm cầm quyền.

Friday, January 4, 2013

Cải cách, hiện đại hóa giáo dục (tiếp và hết)

Viện Nghiên cứu Phát triển IDS

5.3. Xây dựng mới một hay hai đại học đa ngành hiện đại, đạt các chuẩn mực
quốc tế về mọi mặt, làm hoa tiêu thúc đẩy toàn ngành đại học hội nhập với thế
giới
Mối nguy hại của việc phát triển giáo dục bừa bãi bất chấp chuẩn mực đã quá rõ khi hội
nhập, buộc chúng ta phải thay đổi nhận thức và tìm mọi cách khắc phục tình trạng đó.
11) Cách phân ban từ 2007 đến nay tuy có mềm dẽo hơn trước (nhờ có ban cơ bản) nhưng vẫn còn rất cứng
nhắc đối với hai ban KHTN và KHXH và không hiệu quả đối với ban cơ bản.
15
Song cái khó là vì đã bỏ qua chuẩn mực một thời gian quá lâu, không chỉ trong giáo dục
mà cả trong khoa học, nên chúng ta rât thiếu những nhà quản lý thật sự am hiểu các
chuẩn mực phát triển giáo dục, khoa học hiện đại. Thời gian qua cho thấy nhận thức của
phần đông các nhà quản lý ở lĩnh vực này có nhiều mặt phiến diện, xa thực tế, nói chung
rất chủ quan trong hàng loạt vấn đề quan trọng liên quan việc đào tạo tiến sĩ, công nhận
các chức vụ GS, PGS, đánh giá các công trình khoa học, đánh giá chất lượng đại học nói
chung. Chỉ xem trong vấn đề đại học đẳng cấp quốc tế, đại học thuộc top 200, cũng đủ
thấy rõ sự hiểu biết của cơ quan quản lý của chúng ta về giáo dục đại học hiện đại trên
thế giới còn quá thô sơ, quá xa thực tế. Trong tình hình đó, khó có thể khắc phục tình
trạng phát triển bừa bãi và khó khôi phục được trật tự, chuẩn mực chỉ bằng công tác kiểm
định và xếp hạng. Bằng chứng là trong ba năm 2005-2008 đã tiêu tốn một số tiền không
nhỏ (gần 1,5 triệu Euro) cho dự án đảm bảo chất lượng đại học, nhưng đến nay công tác
này vẫn rất lúng túng chưa có kết quả gì rõ ràng. Cùng với những khoản chi tiêu về khảo
thí, các khoản chi tiêu về kiểm định và xếp hạng đã ngốn hết bao nhiêu phần ngân sách
và đã đưa lại những kết quả gì thiết thực giải quyết vấn đề chất lượng đại học Việt Nam,
có lẽ đây là lúc cần nhìn lại tỉnh táo hơn trước khi lao vào những dự án đầu tư mới.

Thursday, January 3, 2013

Cải cách, hiện đại hóa giáo dục (tiếp theo)

       
Viện Nghiên cứu Phát triển IDS

5. Một số việc cấp bách cần làm trong khi chưa cải cách

Việc chuẩn bị cải cách có thể mất một vài năm. Trong thời gian đó, cần chú ý một số vấn
đề cấp bách cần giải quyết để tạo cơ sở và mở đường chuyển dần sang cải cách một cách
thuận lợi. Chúng tôi kiến nghị tạm dừng việc thông qua Chiến lược phát triển Giáo dục
2009-2020 và một số Dự án, Đề án khác có liên quan. Bản điều trần 2004 có đề nghị 3
vấn đề về giáo dục phổ thông và 7 vấn đề về giáo dục đại học. Gần bốn năm qua, tuy các
vấn đề này có tiến triển ít nhiều, nhưng đến nay hầu hết vẫn chưa được thật sự giải quyết,
do đó vẫn cần được tiếp tục quan tâm. Mặt khác, tình hình kinh tế khó khăn với nhiều
thách thức trước mắt đòi hỏi ngành giáo dục cần có những nổ lực đặc biệt góp phần
cùng toàn xã hội vượt qua thách thức, khó khăn, biến thách thức thành cơ hội tạo
chuyển biến mạnh mẽ chuẩn bị cho công cuộc chấn hưng giáo dục về lâu dài.