Friday, January 29, 2016

NHỮNG SAI LẦM TRONG QUAN NIỆM DẠY CON CỦA NGƯỜI VIỆT

Phi Tuyết gửi đến cho Đài Á Châu Tự Do:

NHỮNG SAI LẦM TRONG QUAN NIỆM DẠY CON CỦA NGƯỜI VIỆT:
1. Thương cho roi cho vọt
2. Con là trung tâm của thế giới
3. Thưởng mọi lúc mọi nơi
4. Không tôn trọng con như những cá thể độc lập
5. Xem công sinh thành như là một công cụ để kiểm soát và điều khiển con
Xin cùng làm rõ hơn trong từng quan niệm này:
1. Thương cho roi cho vọt
Triết lý dạy con sai lầm và nguy hiểm nhưng “kinh điển” này khiến chúng ta mặc nhiên cổ súy rằng bạo lực là đúng, là cần thiết, là tốt. Những câu nói "mày muốn ăn đòn không" "cái thằng này nó cần roi" "ngứa đít phải không" hay thậm chí “tát cho vỡ mồm mày bây giờ"... không phải là ít trong quá trình "dạy dỗ" con cái của các bậc cha mẹ. Đứa trẻ ngoài việc mặc định rằng bạo lực là điều được ủng hộ, bạo lực là tình yêu thì còn có nguy cơ trở nên nhút nhát, sợ hãi trước bạo lực, trước cường quyền. Chúng yêu cha mẹ bằng một tình yêu sợ hãi, chứ không phải yêu thương. Hệt như cách tôn giáo làm cho người ta khiếp sợ Thượng đế hay vì yêu thương Thượng đế vậy.
Thế rồi người ta lại ngạc nhiên khi con mình nhiễm thói bạo lực của mình, chúng cũng đòi “đánh chết bây giờ”, “đập cho bây giờ”, “muốn ăn đòn không?” bất kì ai trái ý chúng. Chúng không hư đâu, chúng chỉ bắt chước một cách rập khuôn những gì chính cha mẹ chúng thể hiện.
Nếu bạn muốn con bạn nhiễm thói bạo lực, khiếp sợ bạo lực, yêu bạo lực, muốn dùng bạo lực trong mọi khúc mắc của cuộc sống, bao gồm cả bạo lực với người khác và với chính mình, thì hãy cứ tiếp tục “yêu cho roi cho vọt” đi.
Nhưng hãy nhớ rằng chỉ những bậc cha mẹ nào bất lực trong việc dạy con mới phải dùng tới bạo lực mà thôi.

Tuesday, January 19, 2016

Terrorisme : "Le sociologue n'a pas à dire ce qui est bien ou mal"


Selon Manuel Valls, comprendre le terrorisme, c'est l'excuser. Une déclaration que démonte le sociologue Bernard Lahire dans son dernier livre. Interview.

Publié le  - Modifié le  | Le Point.fr
Depuis près de quarante ans, la sociologie, parce qu'elle cherche à comprendre, est accusée de justifier ou d'excuser aussi bien la délinquance ou les crimes que les incivilités ou l'absentéisme scolaire. Depuis les attentats, la charge se fait plus dure. « J'en ai assez de ceux qui cherchent en permanence des excuses culturelles ou sociologiques à ce qui s'est passé », déclarait Manuel Vallsle 26 novembre dernier. Le 9 janvier, un an après la tuerie de l'Hyper Cacher, il dénonçait : « Expliquer, c'est déjà vouloir un peu excuser. » Bernard Lahire, professeur de sociologie à l'École normale supérieure de Lyon, remet les pendules à l'heure dans un petit ouvrage limpide, Pour la sociologie. Et pour en finir avec une prétendue « culture de l'excuse ». Un plaidoyer pour sa discipline à destination du grand public.
Le Point.fr : Pourquoi les détracteurs de la sociologie entendent-ils « excuser » quand les sociologues parlent de « comprendre » ?

Friday, January 15, 2016

10 cách rèn con thông minh được khoa học chứng minh

  • Nguyễn Thảo (Theo Time)
Dưới đây là 10 cách nuôi dạy con thông minh đã được khoa học chứng minh bằng các nghiên cứu.
1. Học nhạc
Các nghiên cứu khẳng định rằng học nhạc giúp trẻ thông minh hơn bởi khi so sánh những đứa trẻ ở nhiều nhóm khác nhau thì những trẻ ở nhóm học nhạc có IQ cao hơn. Mặc dù, sự thật là âm nhạc hữu ích với tất cả mọi người, bất kể già hay trẻ.
Hiện tại, một nghiên cứu của ĐH Northwestern cho thấy học nhạc mang lại lợi ích khi học Ngữ pháp bằng cách bù đắp một số tác hại của việc lão hóa.
2. Tập thể dục
Sau khi tập thể dục, chúng ta có thể học từ mới nhanh hơn 20%.
Thật vậy, trong một nghiên cứu về con người vào năm 2007, các nhà nghiên cứu của Đức phát hiện ra rằng sau khi tập thể dục con người học từ mới nhanh hơn 20% trước khi tập.
Một chế độ tập luyện kéo dài 3 tháng trở lên sẽ làm tăng tuần hoàn máu đến các khu vực não bộ tập trung bộ nhớ và học tập khoảng 30%.
Trong nghiên cứu này, một nhóm tình nguyện viên đã được yêu cầu tập luyện 3 tháng, sau đó não của họ được chụp lại. Kết quả cho thấy khối lượng mao mạch ở khu vực bộ nhớ tăng lên 30% - một thay đổi đáng kể.

Wednesday, January 6, 2016

L’enfant, la littérature et la philosophie


Edwige Chirouter, L’Harmattan, 2015

4 janvier 2016


La légitimité de la philosophie avec les enfants prend une allure officielle par la recommandation de discussions à visée philosophique en classe dans le programme d’enseignement moral et civique entré en vigueur à la rentrée 2015. L’ouvrage d’Edwige Chirouter, professeure de philosophie, est bienvenu dans cette perspective, d’autant qu’il explore les liens que l’on peut faire entre philosophie et littérature de jeunesse, très prisée à l’école primaire (les enfants adorent les histoires). L’un des intérêts de l’ouvrage est de tisser pédagogiquement deux types de débats réflexifs, le débat d’interprétation sur des textes littéraires et la discussion à visée philosophique sur les problèmes de fond qu’ils soulèvent.
Dans une première partie, plus théorique, l’auteur montre la porosité de la frontière entre littérature et philosophie, qui, «  au-delà des formes spécifiques qu’elles entretiennent avec le langage, sont toutes les deux des discours qui visent à donner sens et intelligibilité à notre existence  ». Elle rappelle l’émergence en France et les enjeux de la philosophie avec les enfants, ainsi que ses principaux courants. Elle souligne ensuite la consistance et la résistance d’une partie récente de la littérature de jeunesse, littérature à part entière, et son rôle dans la construction de soi, comme «  laboratoire de l’imaginaire  » permettant «  des explorations menées dans le royaume du bien et du mal  » (P. Ricœur). Elle précise enfin comment une reprise problématisante et conceptuelle d’une narration ancrée dans la sensibilité et l’imagination permet d’en expliciter plus rationnellement les tenants et aboutissants éthiques et existentiels.

Trường học, giáo viên đi sau đổi mới giáo dục: Phải thay đổi cách đào tạo người thầy

Quý Hiên
Yêu cầu các trường sư phạm phải đổi mới đào tạo từ trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực.
Đó là nội dung phát biểu của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển tại đợt tập huấn phát triển chương trình đào tạo giáo viên (GV) phổ thông cho các trường ĐH, CĐ sư phạm (SP) do Bộ GD-ĐT, tổ chức ở Hải Phòng ngày 5.1.
“Thế là chết rồi” !
Tại buổi tập huấn, ông Hiển kể: “Mới tuần trước thôi, khi trao đổi với tôi, một lãnh đạo trường CĐ địa phương nói rất hồn nhiên rằng trường ấy đang chờ chương trình giáo dục phổ thông mới ra để xây dựng chương trình đào tạo cho mình. Thế là chết rồi! Một dịp sinh hoạt chuyên môn hồi giữa năm trước, Bộ đã mời tất cả các trường có đào tạo SP đến để bàn thảo, rồi Bộ cũng đã có văn bản thông báo các trường phải chủ động xây dựng chương trình để từ năm học 2016 - 2017 thực hiện được việc đào tạo theo chương trình mới. Thế mà lãnh đạo một trường CĐ SP còn phát biểu như vậy!”.
Ông Hiển cho rằng trường SP và phổ thông phải đồng thời đổi mới. “Nhưng trước khi nói chuyện đào tạo, bồi dưỡng GV phổ thông thì năng lực đào tạo của giảng viên SP phải được nâng lên. Giảng viên SP phải coi việc tự bồi dưỡng là chính để nâng cao năng lực của mình”.
Năng lực sư phạm thay vì kiến thức
heo ông Hiển, trong thời gian qua, 7 trường SP trọng điểm đã thành lập câu lạc bộ hiệu trưởng, có nhiều sinh hoạt, hội thảo xung quanh công tác nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên SP, xây dựng, phát triển chương trình đào tạo bồi dưỡng GV.
Một số trường SP của trung ương và địa phương đã chủ động trao đổi giảng viên, GV, sinh viên để giảng viên gắn bó hơn với thực tiễn phổ thông. Cũng nhiều GV phổ thông được mời tham gia góp ý chương trình của trường SP, đào tạo giáo viên mới...
Ông Hiển yêu cầu năm học 2016 - 2017 các trường SP triển khai được chương trình đào tạo mới. “Bây giờ cần phải tránh kiểu tư duy cũ, rằng đổi mới chương trình phổ thông rồi mới đổi mới đào tạo SP. Tư duy mới yêu cầu đổi mới quá trình đào tạo từ trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học. Như vậy các trường SP phải đào tạo GV có năng lực dạy học, năng lực giáo dục để có thể ứng dụng vào nhiều chương trình giáo dục phổ thông khác nhau, nhiều sách giáo khoa, hoạt động khác nhau. GV có năng lực chung để đáp ứng được nhiều chương trình và đáp ứng được thực tế giáo dục ở nhiều địa phương, có yêu cầu đặc thù khác nhau. Quan trọng là trường SP phải giúp người học hình thành nên năng lực SP của một GV”.
Chương trình đào tạo GV mới cần phải đổi mới so với chương trình cũ để đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực. Trường phổ thông yêu cầu ở học sinh những năng lực gì thì chính giảng viên SP phải đào tạo được cho GV phổ thông những năng lực đó. Vì thế mà đổi mới ở phổ thông và đổi mới trong trường SP là đồng bộ.
Hiện Bộ đã “đặt hàng” nhóm 7 trường SP trọng điểm xây dựng một chương trình đào tạo chung chiếm khoảng 70% tổng dung lượng cho các trường ĐH, 30% còn lại sẽ do mỗi trường tự xây dựng nhằm đáp ứng được yêu cầu của từng vùng miền và từng trường. “Tuy nhiên, chương trình này chỉ có tính chất gợi ý, còn sử dụng hay không là quyền của mỗi trường. Nếu nơi nào xây dựng được chương trình riêng cho mình tốt hơn thì Bộ càng hoan nghênh”, ông Hiển nói.

Monday, January 4, 2016

15 cuon sach can doc nen doc khi ban con tre

Đinh Bá Anh (dịch giả)
Đọc sách đối với nhiều người là một việc nhàm chán, thậm chí là một cực hình. Phần đông người Việt Nam sau khi học xong phổ thông hoặc đại học, nhất là sau khi đã lập gia đình và có con cái, thường không bao giờ cầm đến một cuốn sách nào nữa. Đi tàu, đi máy bay, đi xe bus, thỉnh thoảng ta mới thấy những bạn trẻ đọc sách. Nói chung người lớn Việt Nam ít đọc sách và dĩ nhiên càng ít đến thư viện. Đây là một hình ảnh hoàn toàn trái ngược so với những hình ảnh ta thường thấy ở các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Thực ra, để trở thành người thành đạt, bạn không nhất thiết phải mê đọc sách. Mỗi người có một thế mạnh riêng, và nếu bạn biết phát huy thế mạnh của mình thì bạn sẽ thành công. Nhưng nhìn trên tổng thể, một xã hội mà các công dân của nó ít đọc sách thì xã hội ấy thực sự có vấn đề, bởi vì cho đến nay, đọc sách (kể cả sách điện tử) vẫn là cách để người ta thu nhận tri thức và cảm nhận cái đẹp một cách mạnh mẽ và sâu sắc hơn hẳn các hình thức nghe-nhìn. Chính vì vậy, một xã hội ít đọc sách là một xã hội dân trí thấp. Tất nhiên, một xã hội dân trí thấp vẫn sinh ra ai đó trở thành thủ tướng hoặc triệu phú, nhưng nhìn chung, khi phải đối chọi với thế giới, xã hội ấy sẽ có sức cạnh tranh kém. Nó sẽ rất khó vươn lên thành một xã hội tri thức, nơi con người đạt tới trình độ tổ chức và công nghệ cao, mà chủ yếu nó vẫn sống dựa vào đất đai, tài nguyên và nhân công giá rẻ. Xét về mặt nhân văn, một xã hội ít đọc sách cũng là một xã hội thô lậu, kém tinh tế, rất khó sinh ra các nhà tư tưởng, nhà văn hoặc nghệ sĩ lớn.

Sunday, January 3, 2016

Comment lire un livre en 20 minutes

Clara Carlesimo
Plus de deux heures pour parcourir l'Alchimiste, 7h30 pour le Da Vinci Code et presque une semaine pour venir à bout de Guerre et Paix. Lire prend du temps. "L'adulte moyen lit entre 250 et 300 mots par minute", explique Nicolas Beretti, auteur de deux livres d'efficacité professionnelle.
Avec des conseils et des astuces, les spécialistes du speed-reading, lecture rapide en français, vous promettent de doubler, voire tripler votre vitesse de lecture. "Il ne suffit que d'une dizaine ou d'une quinzaine de minutes", annonce Nicolas Beretti. La première des astuces à mettre en oeuvre est d'oublier la façon avec laquelle vous avez appris à lire.