Tuesday, May 13, 2014

Nhật Bản cải cách giáo dục như thế nào

Nguyễn Quốc Vương

Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đang được thảo luận sôi nổi, trong đó có ý kiến bàn luận về “triết lý giáo dục” - vấn đề trọng tâm cần phải nhìn nhận cho thấu đáo trước khi định ra phương án và tiến hành cải cách giáo dục.
Đang nghiên cứu về giáo dục lịch sử tại Đại học Kanazawa, Nhật Bản và là người từng dịch cuốn "Cải cách giáo dục Nhật Bản", tôi xin phác thảo triết lý giáo dục Nhật Bản cận - hiện đại để giúp bạn đọc có thêm thông tin tham chiếu, suy ngẫm.
Nói về triết lý giáo dục sẽ có nhiều cách hiểu nhưng tôi cho rằng, xét ở nghĩa hẹp nó là câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi: “Giáo dục định tạo ra con người như thế nào?”
Nhìn một cách tổng quát, giáo dục Nhật Bản cận - hiện đại được bắt đầu từ thời Minh Trị (1868-1912). Vào cuối thời Mạc phủ Edo, đứng trước áp lực ngày một lớn của các nước đế quốc phương Tây, lực lượng võ sĩ bậc thấp, cùng các trí thức Tây học của Nhật Bản đã liên kết với thế lực quý tộc ủng hộ Thiên hoàng tiến hành đảo Mạc thành công. Chính phủ Minh Trị dựa vào tầng lớp trí thức mới đã tiến hành cải cách mạnh mẽ giáo dục nhằm nhanh chóng cận đại hóa đất nước theo mô hình phương Tây.

Saturday, May 10, 2014

Qu'est ce qu'un bon prof ?



Clermont Gauthier 

La question des méthodes pédagogiques a toujours soulevé des discours passionnés. Au Québec comme en France, le débat fait rage autour des réformes de l’enseignement. De plus en plus de travaux soulignent l’impact d’un « effet-prof » sur les performances des élèves. À partir de travaux anglo-saxons, le chercheur québécois Clermont Gauthier propose des clés pour un « enseignement efficace », s’appuyant sur une pédagogie explicite. Au passage, il renvoie dos à dos la pédagogie traditionnelle, centrée sur la transmission de savoirs, et les pédagogies « centrées sur l’élève ».
Existe-t-il des pratiques pédagogiques plus efficaces que d’autres ? Qu’en est-il de l’influence de l’enseignant sur l’apprentissage des élèves ? Celle-ci est-elle plus ou moins importante que d’autres facteurs tels que le milieu familial, la motivation de l’élève, son potentiel intellectuel ?
Sur le continent nord-américain, un nombre imposant d’études converge vers les conclusions suivantes : l’école, plus particulièrement l’enseignant par la manière dont il gère sa classe et son enseignement, a une forte influence sur l’apprentissage des élèves. En améliorant les pratiques pédagogiques, on améliore le rendement scolaire des élèves, et particulièrement ceux provenant de milieux socio-économiques faibles. C’est ce qu’avait déjà montré, en 1993, la publication de trois chercheurs américains (« What helps students learn ? » (1)) qui, à partir d’une recherche de grande envergure, soutenaient que l’enseignant est le premier facteur d’influence sur l’apprentissage des élèves, à travers, d’une part, sa manière de gérer sa classe et, d’autre part, son rôle dans le développement des processus métacognitifsu des élèves.

Friday, May 2, 2014

Phải thế nào thì mới có thể hy vọng có một nền giáo dục tử tế?

Nguyễn Trần Sâm 
Trong mấy chục năm qua, không biết bao nhiêu tiền của thấm đẫm mồ hôi nước mắt của các tầng lớp lao động đã đổ ra để tiến hành những cuộc cải cách rầm rộ trong giáo dục. Không biết bao nhiêu giấy mực đã tốn để bàn về việc nâng cao chất lượng giáo dục. Hàng chục quan chức cao cấp, hàng trăm nhà quản lý giáo dục và các giáo sư, tiến sỹ, nhà báo, nhà văn,… đã viết những bài rất hay ho về lĩnh vực cốt tử này.

Có những người còn đề cập đến những vấn đề cao siêu như “triết lý giáo dục”, cao siêu đến mức hình như đa số những người nói đến cụm từ đó cũng chưa rõ nó là cái gì, nó có vai trò gì trong sự nghiệp giáo dục của chúng ta, và cần bao nhiêu thập niên với bao nhiêu ngàn tỉ để tìm ra nó.
Với hiểu biết của một người lao động bình thường, kẻ viết bài này xin mạo bàn về một “nền giáo dục tử tế”, một khái niệm không có trong khoa học nào. Và tôi xin nói rõ cái tôi gọi là “nền giáo dục tử tế” đó là gì.
Xin thưa, đó là nền giáo dục đáp ứng được những yêu cầu hết sức bình thường. Nói ngắn gọn là nó đào tạo được những con người tử tế, tức là có những phẩm chất cơ bản sau: có lòng tự trọng và biết tôn trọng người khác (riêng với cha mẹ, thầy cô và những người cao tuổi còn phải biết lễ phép, nhưng không tuân theo những đòi hỏi phi lý và phi pháp), có năng lực lao động để đem lại lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho chính mình và xã hội (có kiến thức và kỹ năng tốt hoặc đạt yêu cầu về nghề nghiệp), có ý thức tôn trọng pháp luật (nhưng không tuân theo vô điều kiện những luật lệ phản động, lạc hậu). Trong lịch sử các dân tộc phương Đông như Việt Nam, Trung Hoa,… người ta đã diễn đạt những yêu cầu đó bằng những khái niệm “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Chỉ thế là đủ. Chỉ có điều ở thời đại ngày nay, đừng lồng vào những khái niệm đó những nội dung như trung thành tuyệt đối với một cá nhân hay nhóm người nào.

DẠY LÀM NGƯỜI Ở NHẬT BẢN



Đã từng đặt chân đến 80 quốc gia khác nhau trên thế giới, vậy mà sau 20 năm sinh sống tại nước Nhật, nhà toán học người Do Thái Peter Frankl đã phải thốt lên rằng ông ngưỡng mộ nước Nhật và cách giáo dục ở đây.
Trẻ con Nhật được dạy cảm ơn cha mẹ, thầy cô... những người đã phải lao động để mang đến cho mình một bữa ăn ngon miệng.
Sở dĩ nước Nhật được cả thế giới khâm phục vì sự phát triển kinh tế thần kỳ chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng với những ai đã từng sống hay nghiên cứu về Nhật Bản đều nhận ra rằng, sự khâm phục đó phải xuất phát từ cách người Nhật giáo dục đạo đức con người.
Trẻ em Nhật được giáo dục về đạo đức không chỉ từ nhà trường mà còn bởi xã hội. Tất cả các môn học đều có nhiệm vụ giáo dục đạo đức chứ không chỉ có những môn tương tự như môn Giáo dục công dân. Học sinh từ khi học mẫu giáo đã được rèn luyện thực hành đạo đức ngay trong các hoạt động hàng ngày như cách nói cảm ơn cha mẹ, tự nguyện giúp đỡ và phục vụ các bạn xung quanh, vệ sinh trường lớp…
Khi trẻ lớn hơn bắt đầu bước vào hệ thống giáo dục phổ cập từ lớp 1 đến lớp 9, các em sẽ được học và thực hành các bài học đạo đức với một chương trình được phân ra làm 4 nhóm liên hệ từ gần đến xa, từ dễ đến khó. Nhóm 1 là liên quan đến bản thân, nhóm 2 là liên quan đến người khác, nhóm 3 liên quan đến tập thể, xã hội và nhóm 4 là liên hệ với thế giới tự nhiên. Học sinh ở các độ tuổi khác nhau sẽ học đủ cả 4 nhóm này nhưng với mức độ khác nhau. Ví dụ như với nhóm liên quan đến bản thân, học sinh lớp 1- 2 sẽ được học về “sự cần cù, chăm chỉ” thì học sinh lớp 7-9 sẽ được học về “yêu quý sự thật”.