Nguyễn Khải (1930 - 2008), quê Nam Định, vào
quân đội nhân dân khi 17 tuổi, thời gian đầu làm y tá, về sau làm báo,
viết văn, 20 năm trong ban biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội, cấp đại
tá, từng là phó tổng thư ký Hôi nhà văn, đại biểu Quốc hội, năm 2000
được giải thưởng quốc gia về Văn học nghệ thuật.
MD sẽ lần lượt đăng tuỳ bút chính trị - lời trăng trối đầy tâm huyết của Nguyễn Khải vì nhận thấy trong tác phẩm này không những có giá trị về mặt văn chương mà còn về mặt xã hội học nhìn từ góc độ nghiên cứu định tính. Thông qua tác phẩm, chúng ta hiểu nhiều về con ngưuời, về xã hội của một giai đoạn lịnh sử của Đất Nước.
NGUYỄN KHẢI (1 -2)
Năm 70 tuổi tôi bắt đầu chán viết, người rã ra, đọc sách cũng nằm, đọc được mười lăm phút chữ nghĩa đã loè nhoè, chả rõ mình đang đọc cái gì. Rồi ngủ. Ngủ như chim, một chớp mắt đã tỉnh, tiếp tục đọc nốt cái nửa trang đọc dở vẫn cứ lờ mờ vì chả còn nhớ họ viết cái gì trong cái nửa trang vừa đọc. Cũng năm ấy tôi được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2. Mừng thì rất mừng nhưng tôi đã nhận ra ngay đây là tấm bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc. Thế là lại buồn, ra vào ngẩn ngơ cả tháng.
Rồi quyết định ra chơi ngoài Bắc, trở lại quê ngoại là nơi tôi đăng ký tòng quân năm 1946, cũng là nơi tôi tập tọng viết những bài báo kháng chiến đầu tiên in litô vào năm 1949. Nó mở đầu cho nhiều chục năm tiếp theo, vừa là anh bộ đội vừa là nhà báo nhà văn. Cái thị xã quạnh quẽ, tơi tớp, tối tăm, toàn một màu xanh và đen những năm nào, giờ đã biến hoá thành một quận của Hà Nội hay Sài Gòn hôm nay. Lại nhớ tới những dãy phố ngắn ngủi, nhà thấp, hè hẹp, rợp bóng nhãn, mặt người hiền lành, dáng đi thong thả, thị xã như cái làng lớn, đi một đoạn đường phải chào hỏi không biết bao nhiêu là người vì toàn người quen cả.
Năm chục năm sau, trở lại cái thị xã của tuổi mới trưởng thành, mà là trở về lần thứ ba (hai lần trước cách đây đã hơn hai chục năm) , cái mảnh đất thân thuộc đã hoá ra xa lạ. Đạp xe cả ngày chả gặp người quen nào, hoặc có gặp nhưng đã là hai ông già ở tuổi bảy mươi làm sao nhớ lại gương mặt của nhau cái thời mới mười tám đôi mươi. Lần về thứ hai vẫn còn ba người quen cũ, một người là Thuận, đại tá về hưu, một người là Tùng, trung đội phó, một người là Mễ, tiểu đội trưởng là những cấp chỉ huy đầu tiên của tôi trong cuộc sống quân ngũ.
Lần này về gặp anh Thuận, cũng là ông chủ báo đầu tiên của tôi, anh hơn tôi vài tuổi. Còn hai người kia đều mới mất ở tuổi ngoài bảy mươi cả. Đường phố không quen, mặt người không quen, còn lại một ông bạn thân tối ngày đi họp, đủ các thứ hội hè để ông đến họp, vẫn là cái khát khao của người đã già, đã nghỉ hưu có dịp gặp lại bạn cũ, trò chuyện là chính, nhắc lại chuyện ngày xưa là chính, rồi than thở, đủ thứ than thở, chuyện nhà chuyện nước. Cũng buồn nhỉ ? Chuyện người già có vui bao giờ, người đã xong một việc có làm gì cũng không thể vui.
Vì tôi là người có gốc địa phương nên tỉnh uỷ có gặp và mời ăn một lần cho phải phép. Nhưng nhìn những gương mặt quan chức của tỉnh hôm nay mà kinh ngạc. Mặt người nào cũng đầy những múi thịt, sần sùi, nói nhiều, cười to, lời lẽ nhạt nhẽo, dung tục, và không bao giờ nhìn thẳng vào mặt mình để nói, cứ như là đang nói với một ai khác ngồi cạnh mình hoặc ngồi sau mình.
Bữa sắp về Hà Nội, bí thư tỉnh uỷ lại mời gặp, không phải là gặp chính thức mà là cùng ngồi ăn sáng với ông vì ông cũng đang bận. Buổi gặp vừa hình thức vừa khó chịu vì chỉ có người lãnh đạo của tỉnh nói, nói như người rao hàng, mắt nhìn đâu đâu, bụng nghĩ đâu đâu. Tôi chỉ còn nhớ một chuyện, có một ông tướng, là danh tướng, người địa phương, có đem một giống hoa lạ từ Hà Nội về, tự tay ông trồng ở vườn hoa của tỉnh uỷ vì phải chọn đúng ngày, đúng giờ, cả đúng hướng nữa mới đem lại thịnh vượng, hạnh phúc cho dân trong tỉnh. Thật vậy sao ?
Trong mấy ngày xuống xã vừa vui vừa buồn. Ai cũng giàu có hơn trước, nấu cơm bằng nồi cơm điện, tối xem tivi mầu, giờ rảnh thì xem phim bộ. Mỗi xóm đều có cửa hàng cho thuê băng vidéo, có gái điếm cho ngủ chịu đến mùa trả bằng thóc, có cờ bạc, có hút thuốc phiện và chích heroin, thành phố có gì ở làng quê đều có, cả hay lẫn dở, dở nhiều hơn hay. Tôi về một xã, xã cho tôi ở nhà một anh bưu tá, lúc rảnh rỗi hỏi chuyện gì anh cũng bảo không biết. Ở xã ba ngày, đảng uỷ, uỷ ban không ai tiếp cả.
Có một buổi tối có một anh chàng to béo đến chơi với gia đình, cả vợ lẫn chồng nhà chủ ăn nói thưa gửi, bộ điệu khúm núm. Anh ta ngồi ưỡn người trên ghế tựa, hai chân xoạc rộng, hai bàn tay đặt lên bụng, nói hỏi trống không, thỉnh thoảng đưa mắt nhìn tôi nhưng không hỏi gì, chào cũng không, mắt nhìn cứ lừ lừ, mà hắn chỉ đáng tuổi con tuổi cháu. Tôi cứ nghĩ tay này hẳn là dân buôn bán ở tỉnh có họ hàng gì với anh chủ nhà, tạt qua chốc lát rồi đi. Nhưng anh bưu tá lại bảo đó là ông chủ tịch xã. Lại một ngạc nhiên nữa !
Mấy ngày sau lại về một xã thuộc phía Bắc tỉnh. Cách đây đã ba chục năm tôi đã đi đi về về xã đó khoảng một năm để viết về một anh chủ tịch xã chưa tới ba mươi tuổi trong cái thời có cao trào lập hợp tác xã nông nghiệp. Ngồi chơi ở phố huyện kề liền xã bất ngờ lại gặp người quen cũ của mấy chục năm trước. Hiện giờ ông ấy đã ngoài sáu chục tuổi, có cửa hiệu chụp ảnh ở ngay phố, to béo, rềnh ràng, chuyện gì cũng biết, lại biết cách thuật lại về mọi cái biết của mình một cách sống động, tươi rói, nghe chuyện mà tưởng như chính mình cũng được chứng kiến. Nhà văn mà gặp được một người như thế là có thể nghĩ ngay một cuốn sách sẽ viết, viết cũng nhanh thôi, vì mọi vật liệu đã sẵn sàng. Bao nhiêu chuyện xui xẻo, buồn bã của chuyến đi bất thần được đền bù quá hậu hĩ nhân một lần gặp lại người quen cũ.
Đang mừng khấp khởi liền bị mấy ông xã nhảy vô phá đám, đi một bước có trưởng công an xã theo một bước, vừa là người hướng dẫn vừa là người bảo vệ. Chỉ được trò chuyện với người đã được xã giới thiệu và ăn ngủ tại nhà ông bí thư xã. Nhưng tôi đâu có chịu thua hoàn toàn. Xuống cái xã bị ghẻ lạnh thì tôi chơi với dân, viết về một ông nông dân bị giời hành, được bạn bè khen là rất khá. Về cái xã được chiều chuộng quá mức tôi viết được cái bút ký “Mất toi một cuốn sách”. Sang tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém, riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa, vẫn viết rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn. Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người.
2.
Tôi là một đứa trẻ khi bước vào đời có nhiều điều thua thiệt nhưng tôi đã biết níu chặt lấy thời thế mà leo dần lên. Tôi nói thế chả phải vì cái thói cơ hội, thời này có mấy ai thích nói mình thành tài là nhờ cách mạng. Nhưng có nhiều người được cách mạng ôm hẳn vào lòng nâng niu, vỗ về mà vẫn không nên người thì sao ? Là vì họ còn thiếu một yếu tố nữa, thiếu cái đó dầu họ có được bước trên thảm đỏ, kẻ nâng người dắt một đời vẫn không ra con người tử tế. Mà tôi thì có, có dư thừa. Ấy là cái tính hài hước bẩm sinh, trước hết là biết giễu mình, theo dõi từng bước đi, từng câu nói của chính mình bằng cái nhìn của người khác vừa nghiêm khắc vừa bỡn cợt. Sau mình đến người, tôi cũng hay nhìn ra cái khía cạnh buồn cười ở người khác dầu họ xuất hiện dưới cái vỏ trang trọng đến thế nào.
Cái buồn cười là cái trái nghịch trong cùng một người, kẻ vô luân nói chuyện đạo đức, tên ăn cắp dạy dỗ phải bảo vệ của công, người hống hách lại là tên nịnh bợ bậc nhất. Nếu tán rộng ra thì còn vô vàn chuyện buồn cười mà ta bắt gặp ở mọi nơi, trong mọi thời gian của cuộc sống. Anh dốt thường làm ra vẻ thông thái, thằng nhát rất thích xuất hiện như người anh hùng, một chính khách đầu óc rỗng tuếch luôn tỏ ra uyên bác bằng những lời nói vô nghĩa. Nếu những người đó có được một chút hài hước, có khả năng tự ngắm mình trong khi diễn trò thì họ sẽ biết cách tự kiềm chế trong một giới hạn nào đó.
Muốn có cái mình không thể có không chỉ là chuyện buồn cười mà còn là căn bệnh không thể cứu chữa của nhân loại. Các triết gia, giáo chủ cũng không thoát khỏi cái trò cười ấy. Họ muốn cho nhân loại cái họ không thể có, muốn cứu nhân loại bằng những phương tiện nhiều lắm chỉ đem lại mê say tự huyễn hoặc mà thôi. Học thuyết xã hội hay tôn giáo khôn ngoan phải là học thuyết mở, có thể là thế này mà cũng có thể là thế khác, luôn luôn biến hoá, lấy sự biến hoá của thời thế và con người làm mục tiêu tối thượng để tự điều chỉnh.
Học thuyết là do con người làm ra, một trí tuệ sáng láng nhất vẫn cứ bị ràng buộc bởi nhiều vòng tự giác và không tự giác của thời thế, của cuộc đời. Bởi vì họ không thể là Thượng Đế để biết hết vô vàn nguyên nhân những tác động qua lại, uốn éo, bất ngờ của nó đưa đẩy mọi sự vật tới những thay đổi rất nhỏ, không mấy ai chú ý, cuối cùng là những biến thiên cực lớn. Chả có học thuyết nào dự đoán đúng những gì sẽ xảy ra trong tương lai và cũng chẳng thể dự đoán được cái kết cuộc của nhiều sự việc đang xảy ra trong hiện tại. Mọi lời tiên tri đều có tính mê sảng, đồng cốt. Dành cả một thời thanh xuân để tin vào những lời tiên tri ấy, về già nhìn lại cái tài sản tinh thần thâu góp một đời chỉ là một cái kho chứa đủ tạp nham chẳng có một chút giá trị gì.
MD sẽ lần lượt đăng tuỳ bút chính trị - lời trăng trối đầy tâm huyết của Nguyễn Khải vì nhận thấy trong tác phẩm này không những có giá trị về mặt văn chương mà còn về mặt xã hội học nhìn từ góc độ nghiên cứu định tính. Thông qua tác phẩm, chúng ta hiểu nhiều về con ngưuời, về xã hội của một giai đoạn lịnh sử của Đất Nước.
NGUYỄN KHẢI (1 -2)
Năm 70 tuổi tôi bắt đầu chán viết, người rã ra, đọc sách cũng nằm, đọc được mười lăm phút chữ nghĩa đã loè nhoè, chả rõ mình đang đọc cái gì. Rồi ngủ. Ngủ như chim, một chớp mắt đã tỉnh, tiếp tục đọc nốt cái nửa trang đọc dở vẫn cứ lờ mờ vì chả còn nhớ họ viết cái gì trong cái nửa trang vừa đọc. Cũng năm ấy tôi được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2. Mừng thì rất mừng nhưng tôi đã nhận ra ngay đây là tấm bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc. Thế là lại buồn, ra vào ngẩn ngơ cả tháng.
Rồi quyết định ra chơi ngoài Bắc, trở lại quê ngoại là nơi tôi đăng ký tòng quân năm 1946, cũng là nơi tôi tập tọng viết những bài báo kháng chiến đầu tiên in litô vào năm 1949. Nó mở đầu cho nhiều chục năm tiếp theo, vừa là anh bộ đội vừa là nhà báo nhà văn. Cái thị xã quạnh quẽ, tơi tớp, tối tăm, toàn một màu xanh và đen những năm nào, giờ đã biến hoá thành một quận của Hà Nội hay Sài Gòn hôm nay. Lại nhớ tới những dãy phố ngắn ngủi, nhà thấp, hè hẹp, rợp bóng nhãn, mặt người hiền lành, dáng đi thong thả, thị xã như cái làng lớn, đi một đoạn đường phải chào hỏi không biết bao nhiêu là người vì toàn người quen cả.
Năm chục năm sau, trở lại cái thị xã của tuổi mới trưởng thành, mà là trở về lần thứ ba (hai lần trước cách đây đã hơn hai chục năm) , cái mảnh đất thân thuộc đã hoá ra xa lạ. Đạp xe cả ngày chả gặp người quen nào, hoặc có gặp nhưng đã là hai ông già ở tuổi bảy mươi làm sao nhớ lại gương mặt của nhau cái thời mới mười tám đôi mươi. Lần về thứ hai vẫn còn ba người quen cũ, một người là Thuận, đại tá về hưu, một người là Tùng, trung đội phó, một người là Mễ, tiểu đội trưởng là những cấp chỉ huy đầu tiên của tôi trong cuộc sống quân ngũ.
Lần này về gặp anh Thuận, cũng là ông chủ báo đầu tiên của tôi, anh hơn tôi vài tuổi. Còn hai người kia đều mới mất ở tuổi ngoài bảy mươi cả. Đường phố không quen, mặt người không quen, còn lại một ông bạn thân tối ngày đi họp, đủ các thứ hội hè để ông đến họp, vẫn là cái khát khao của người đã già, đã nghỉ hưu có dịp gặp lại bạn cũ, trò chuyện là chính, nhắc lại chuyện ngày xưa là chính, rồi than thở, đủ thứ than thở, chuyện nhà chuyện nước. Cũng buồn nhỉ ? Chuyện người già có vui bao giờ, người đã xong một việc có làm gì cũng không thể vui.
Vì tôi là người có gốc địa phương nên tỉnh uỷ có gặp và mời ăn một lần cho phải phép. Nhưng nhìn những gương mặt quan chức của tỉnh hôm nay mà kinh ngạc. Mặt người nào cũng đầy những múi thịt, sần sùi, nói nhiều, cười to, lời lẽ nhạt nhẽo, dung tục, và không bao giờ nhìn thẳng vào mặt mình để nói, cứ như là đang nói với một ai khác ngồi cạnh mình hoặc ngồi sau mình.
Bữa sắp về Hà Nội, bí thư tỉnh uỷ lại mời gặp, không phải là gặp chính thức mà là cùng ngồi ăn sáng với ông vì ông cũng đang bận. Buổi gặp vừa hình thức vừa khó chịu vì chỉ có người lãnh đạo của tỉnh nói, nói như người rao hàng, mắt nhìn đâu đâu, bụng nghĩ đâu đâu. Tôi chỉ còn nhớ một chuyện, có một ông tướng, là danh tướng, người địa phương, có đem một giống hoa lạ từ Hà Nội về, tự tay ông trồng ở vườn hoa của tỉnh uỷ vì phải chọn đúng ngày, đúng giờ, cả đúng hướng nữa mới đem lại thịnh vượng, hạnh phúc cho dân trong tỉnh. Thật vậy sao ?
Trong mấy ngày xuống xã vừa vui vừa buồn. Ai cũng giàu có hơn trước, nấu cơm bằng nồi cơm điện, tối xem tivi mầu, giờ rảnh thì xem phim bộ. Mỗi xóm đều có cửa hàng cho thuê băng vidéo, có gái điếm cho ngủ chịu đến mùa trả bằng thóc, có cờ bạc, có hút thuốc phiện và chích heroin, thành phố có gì ở làng quê đều có, cả hay lẫn dở, dở nhiều hơn hay. Tôi về một xã, xã cho tôi ở nhà một anh bưu tá, lúc rảnh rỗi hỏi chuyện gì anh cũng bảo không biết. Ở xã ba ngày, đảng uỷ, uỷ ban không ai tiếp cả.
Có một buổi tối có một anh chàng to béo đến chơi với gia đình, cả vợ lẫn chồng nhà chủ ăn nói thưa gửi, bộ điệu khúm núm. Anh ta ngồi ưỡn người trên ghế tựa, hai chân xoạc rộng, hai bàn tay đặt lên bụng, nói hỏi trống không, thỉnh thoảng đưa mắt nhìn tôi nhưng không hỏi gì, chào cũng không, mắt nhìn cứ lừ lừ, mà hắn chỉ đáng tuổi con tuổi cháu. Tôi cứ nghĩ tay này hẳn là dân buôn bán ở tỉnh có họ hàng gì với anh chủ nhà, tạt qua chốc lát rồi đi. Nhưng anh bưu tá lại bảo đó là ông chủ tịch xã. Lại một ngạc nhiên nữa !
Mấy ngày sau lại về một xã thuộc phía Bắc tỉnh. Cách đây đã ba chục năm tôi đã đi đi về về xã đó khoảng một năm để viết về một anh chủ tịch xã chưa tới ba mươi tuổi trong cái thời có cao trào lập hợp tác xã nông nghiệp. Ngồi chơi ở phố huyện kề liền xã bất ngờ lại gặp người quen cũ của mấy chục năm trước. Hiện giờ ông ấy đã ngoài sáu chục tuổi, có cửa hiệu chụp ảnh ở ngay phố, to béo, rềnh ràng, chuyện gì cũng biết, lại biết cách thuật lại về mọi cái biết của mình một cách sống động, tươi rói, nghe chuyện mà tưởng như chính mình cũng được chứng kiến. Nhà văn mà gặp được một người như thế là có thể nghĩ ngay một cuốn sách sẽ viết, viết cũng nhanh thôi, vì mọi vật liệu đã sẵn sàng. Bao nhiêu chuyện xui xẻo, buồn bã của chuyến đi bất thần được đền bù quá hậu hĩ nhân một lần gặp lại người quen cũ.
Đang mừng khấp khởi liền bị mấy ông xã nhảy vô phá đám, đi một bước có trưởng công an xã theo một bước, vừa là người hướng dẫn vừa là người bảo vệ. Chỉ được trò chuyện với người đã được xã giới thiệu và ăn ngủ tại nhà ông bí thư xã. Nhưng tôi đâu có chịu thua hoàn toàn. Xuống cái xã bị ghẻ lạnh thì tôi chơi với dân, viết về một ông nông dân bị giời hành, được bạn bè khen là rất khá. Về cái xã được chiều chuộng quá mức tôi viết được cái bút ký “Mất toi một cuốn sách”. Sang tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém, riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa, vẫn viết rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn. Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người.
2.
Tôi là một đứa trẻ khi bước vào đời có nhiều điều thua thiệt nhưng tôi đã biết níu chặt lấy thời thế mà leo dần lên. Tôi nói thế chả phải vì cái thói cơ hội, thời này có mấy ai thích nói mình thành tài là nhờ cách mạng. Nhưng có nhiều người được cách mạng ôm hẳn vào lòng nâng niu, vỗ về mà vẫn không nên người thì sao ? Là vì họ còn thiếu một yếu tố nữa, thiếu cái đó dầu họ có được bước trên thảm đỏ, kẻ nâng người dắt một đời vẫn không ra con người tử tế. Mà tôi thì có, có dư thừa. Ấy là cái tính hài hước bẩm sinh, trước hết là biết giễu mình, theo dõi từng bước đi, từng câu nói của chính mình bằng cái nhìn của người khác vừa nghiêm khắc vừa bỡn cợt. Sau mình đến người, tôi cũng hay nhìn ra cái khía cạnh buồn cười ở người khác dầu họ xuất hiện dưới cái vỏ trang trọng đến thế nào.
Cái buồn cười là cái trái nghịch trong cùng một người, kẻ vô luân nói chuyện đạo đức, tên ăn cắp dạy dỗ phải bảo vệ của công, người hống hách lại là tên nịnh bợ bậc nhất. Nếu tán rộng ra thì còn vô vàn chuyện buồn cười mà ta bắt gặp ở mọi nơi, trong mọi thời gian của cuộc sống. Anh dốt thường làm ra vẻ thông thái, thằng nhát rất thích xuất hiện như người anh hùng, một chính khách đầu óc rỗng tuếch luôn tỏ ra uyên bác bằng những lời nói vô nghĩa. Nếu những người đó có được một chút hài hước, có khả năng tự ngắm mình trong khi diễn trò thì họ sẽ biết cách tự kiềm chế trong một giới hạn nào đó.
Muốn có cái mình không thể có không chỉ là chuyện buồn cười mà còn là căn bệnh không thể cứu chữa của nhân loại. Các triết gia, giáo chủ cũng không thoát khỏi cái trò cười ấy. Họ muốn cho nhân loại cái họ không thể có, muốn cứu nhân loại bằng những phương tiện nhiều lắm chỉ đem lại mê say tự huyễn hoặc mà thôi. Học thuyết xã hội hay tôn giáo khôn ngoan phải là học thuyết mở, có thể là thế này mà cũng có thể là thế khác, luôn luôn biến hoá, lấy sự biến hoá của thời thế và con người làm mục tiêu tối thượng để tự điều chỉnh.
Học thuyết là do con người làm ra, một trí tuệ sáng láng nhất vẫn cứ bị ràng buộc bởi nhiều vòng tự giác và không tự giác của thời thế, của cuộc đời. Bởi vì họ không thể là Thượng Đế để biết hết vô vàn nguyên nhân những tác động qua lại, uốn éo, bất ngờ của nó đưa đẩy mọi sự vật tới những thay đổi rất nhỏ, không mấy ai chú ý, cuối cùng là những biến thiên cực lớn. Chả có học thuyết nào dự đoán đúng những gì sẽ xảy ra trong tương lai và cũng chẳng thể dự đoán được cái kết cuộc của nhiều sự việc đang xảy ra trong hiện tại. Mọi lời tiên tri đều có tính mê sảng, đồng cốt. Dành cả một thời thanh xuân để tin vào những lời tiên tri ấy, về già nhìn lại cái tài sản tinh thần thâu góp một đời chỉ là một cái kho chứa đủ tạp nham chẳng có một chút giá trị gì.
No comments:
Post a Comment