Friday, January 4, 2013

Cải cách, hiện đại hóa giáo dục (tiếp và hết)

Viện Nghiên cứu Phát triển IDS

5.3. Xây dựng mới một hay hai đại học đa ngành hiện đại, đạt các chuẩn mực
quốc tế về mọi mặt, làm hoa tiêu thúc đẩy toàn ngành đại học hội nhập với thế
giới
Mối nguy hại của việc phát triển giáo dục bừa bãi bất chấp chuẩn mực đã quá rõ khi hội
nhập, buộc chúng ta phải thay đổi nhận thức và tìm mọi cách khắc phục tình trạng đó.
11) Cách phân ban từ 2007 đến nay tuy có mềm dẽo hơn trước (nhờ có ban cơ bản) nhưng vẫn còn rất cứng
nhắc đối với hai ban KHTN và KHXH và không hiệu quả đối với ban cơ bản.
15
Song cái khó là vì đã bỏ qua chuẩn mực một thời gian quá lâu, không chỉ trong giáo dục
mà cả trong khoa học, nên chúng ta rât thiếu những nhà quản lý thật sự am hiểu các
chuẩn mực phát triển giáo dục, khoa học hiện đại. Thời gian qua cho thấy nhận thức của
phần đông các nhà quản lý ở lĩnh vực này có nhiều mặt phiến diện, xa thực tế, nói chung
rất chủ quan trong hàng loạt vấn đề quan trọng liên quan việc đào tạo tiến sĩ, công nhận
các chức vụ GS, PGS, đánh giá các công trình khoa học, đánh giá chất lượng đại học nói
chung. Chỉ xem trong vấn đề đại học đẳng cấp quốc tế, đại học thuộc top 200, cũng đủ
thấy rõ sự hiểu biết của cơ quan quản lý của chúng ta về giáo dục đại học hiện đại trên
thế giới còn quá thô sơ, quá xa thực tế. Trong tình hình đó, khó có thể khắc phục tình
trạng phát triển bừa bãi và khó khôi phục được trật tự, chuẩn mực chỉ bằng công tác kiểm
định và xếp hạng. Bằng chứng là trong ba năm 2005-2008 đã tiêu tốn một số tiền không
nhỏ (gần 1,5 triệu Euro) cho dự án đảm bảo chất lượng đại học, nhưng đến nay công tác
này vẫn rất lúng túng chưa có kết quả gì rõ ràng. Cùng với những khoản chi tiêu về khảo
thí, các khoản chi tiêu về kiểm định và xếp hạng đã ngốn hết bao nhiêu phần ngân sách
và đã đưa lại những kết quả gì thiết thực giải quyết vấn đề chất lượng đại học Việt Nam,
có lẽ đây là lúc cần nhìn lại tỉnh táo hơn trước khi lao vào những dự án đầu tư mới.

 
Tốt hơn nên tập trung cố gắng xây dựng cho mỗi bậc học, ở mỗi địa phương, một số đơn
vị thật sự đáp ứng các chuẩn mực, lấy đó làm hoa tiêu, cung cấp kinh nghiệm phổ biến
rộng dần ra. Về giáo dục phổ thông, từ mẫu giáo đến THCS đã có hệ thông thực nghiệm
giáo dục, còn THPT thì sắp tới nên xúc tiến từng bước đổi mới như trên đã nói. Riêng v
đại học, vấn đề phức tạp hơn, phải mất nhiều năm mới chấn chỉnh được tình trạng rối ren
hiện nay. Một mặt cần nâng cấp một số đại học lớn sẵn có, việc này đòi hỏi phải có thời
gian, vì nếu làm tốt cũng phải mất không ít hơn mươi lăm năm mới có thể nâng được một
đại học hiện có lên đẳng cấp quốc tế (kinh nghiệm ĐHQG Hà Nội thành lập đã mười mấy
năm rồi nhưng còn kém xa các đại học loại tốt trong khu vực). Mặt khác cần bắt tay xây
dựng mới một hai đại học đa ngành thật hiện đại, theo các chuẩn mực quốc tế, có tính
chất làm “hoa tiêu” cho toàn bộ công cuộc hiện đại hóa đại học. Ý kiến này đã được đề
xuất trong bản điều trần 2004, và đã được Thủ Tướng Phan Văn Khải chấp thuận, nhưng
đến nay chưa làm được bao nhiêu. Ngay đến quan niệm cơ bản về mục tiêu “đại học đẳng
cấp quốc tế” hay “đại học lọt vào top 200 trên thế giới” hiện cũng còn nhiều vấn đề chưa
rõ ràng, chưa xác định, chưa ổn. Với tác phong làm việc lề mề như vậy, chúng ta dễ để
vuột hết mọi cơ hội.
Để hiểu rõ những việc cần làm, và làm như thế nào, điều đầu tiên là cần xác định đúng
đắn yêu cầu, chuẩn mực của một đại học “đẳng cấp quốc tế”. Còn chuyện đại học thuộc
top 200 thì xin đề nghị tạm gác lại, vì mục tiêu quá mơ hồ hoặc không thực tế, dễ đánh
lạc hướng cố gắng của chúng ta, làm chúng ta sao nhãng những nhiệm vụ cần kíp, thiết
thực khác.
Cũng giống như khái niệm “chuyên gia tầm cỡ quốc tế” khái niệm “đại học đẳng cấp
quốc tế” tuy không thể định nghĩa hoàn toàn chặt chẽ, chính xác, nhưng cũng không phải
quá mập mờ, tùy tiện. Điều không may là chúng ta không có nhiều chuyên gia tầm cỡ
quốc tế, cho nên khái niệm đại học đẳng cấp quốc tế dễ bị dung tục hóa. Với tình hình đó,
dễ có quan niệm quá đơn giản về chuẩn mực một đại học đẳng cấp quốc tế, nên dễ coi
thường các khó khăn và dễ đặt mục tiêu xa vời, thiếu thực tế. Cần xác định rõ một đại
16
học đẳng cấp quốc tế là một đại học đạt các chuẩn mực vào loại trung bình ở các nước
phát triển về các phương diện chủ yếu: cơ sở hạ tầng (khuôn viên, giảng đường, thư viện,
phòng thí nghiệm, sân vận động, ký túc xá, …), tỉ lệ giảng viên/sinh viên, trình độ khoa
học của tập thể giảng viên12), trình độ sinh viên nhập học, trình độ sinh viên tốt nghiệp và
thành tựu trong công tác của họ khi vào đời, thành tựu khoa học của từng cá nhân và của
cả tập thể giảng viên trong mươi năm gần đây nhất, mức độ hợp tác quốc tế, mức độ tham
gia của tập thể giảng viên vào các hoạt động học thuật quốc tế (tạp chí quốc tế, hội thảo
quốc tế, …). Hơn nữa, về mỗi chuyên ngành phải có ít ra 3-4 chuyên gia tầm cỡ quốc tế
làm nòng cốt 13). Như vậy ngay một lúc không thể xây dựng hết tất cả các khoa (chuyên
ngành) mà lúc đầu chỉ nên mở một số ít chuyên ngành lựa chọn rồi sau mở rộng dần.
Điều quan trọng là mở ngành nào nhất thiết đều phải hội đủ tiêu chuẩn quốc tế một cách
nghiêm túc. Ban đầu có thể chỉ có cấp thạc sĩ, tiến sĩ, sau đó dần dần có cả cấp cử nhân,
kỹ sư. Quy mô ban đầu có thể chỉ cần mấy trăm sinh viên, rồi tăng dần đến khoảng 10
nghìn. Chỉ nên tập trung khả năng và phương tiện xây dựng một hai đại học đẳng cấp
quốc tế từ nay đến 2020. Không nên tham vì nếu thất bại một lần thì không chỉ lãng phí
tiền của mà còn gây khó khăn về sau.
*
* *
Từ sau Nghị quyết TƯ II khóa 8 toàn dân đang mong đợi từng ngày những chuyển
biến cách mạng trong giáo dục, như lời Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã phát biểu, để đáp
ứng nguyện vọng học tập thiết tha của mỗi gia đình và yêu cầu bức thiết của công cuộc
phát triển đất nước.
Chúng ta đang bước vào một thế giới và một thời đại đầy thách thức đối với trí tuệ
và tài năng của các dân tộc. Lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm chứng tỏ
tiềm năng trí tuệ và tài năng của dân tộc ta không thiếu. Song muốn đánh thức tiềm năng
đó rất cần một nền giáo dục hiện đại dựa trên một triết lý giáo dục tiên tiến, nhằm trước
hết hoàn thiện con người như một chủ thể chứ không phải một phương tiện. Rất mong
chúng ta sẽ không trả giá quá đắt để học bài học đó từ các nước đi trước và có quyết sách
đúng đắn, kịp thời, chấn hưng giáo dục để chấn hưng đất nước, tranh thủ thời cơ mau
chóng vươn lên đuổi kịp thế giới, thực hiện trách nhiệm đối với các thế hệ hiện nay và
mai sau, và đối với di sản quý báu của các thế hệ tiền bối.
12) Để tham khảo có thể lấy ví dụ về chuyên ngành toán: nói chung (không kể ngoại lệ) trợ giảng phải là
tiến sĩ giỏi, có ít nhất 5-7 công trình công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín trong chuyên ngành, PGS đã
từng là trợ giảng giỏi khoảng 5 năm, có ít nhất 15-20 công trình, GS đã từng là PGS giỏi, có khoảng 30-40
công trình. Đó là nói về định lượng, còn phải xét định tính từng trường hợp cụ thể, dựa trên sự thẩm định
khách quan của các chuyên gia giỏi trong chuyên ngành.
13) Chuyên gia tầm cỡ quốc tế được hiểu là người có uy tín quốc tế trong chuyên ngành của mình. Trái với
quan niệm phổ biến hiện nay, ta hiện chưa có nhiều chuyên gia như vậy trong từng chuyên ngành. Nhiều
nhà khoa học trong nước rất nổi tiếng rồi được coi như chuyên gia tầm cỡ quốc tế, nhưng tên tuổi trên quốc
tế lại ít được biết đến. Dù không có tiêu chí thật chính xác, nhưng một chuyên gia tầm cỡ quốc tế phải có
những thành tựu khoa học được biết đến rộng rãi trong cộng đồng quốc tế về chuyên ngành đó, thể hiện ở
mức độ được trích dẫn trên các tạp chí quốc tế.

1 comment:

  1. Biết đâu, " một ngày nào đó" , NN sẽ trả anh một khoản hậu hĩnh cho những đóng góp này, phải kiên nhẫn chờ đó anh :-)

    ReplyDelete