Tuesday, January 1, 2013

Cải cách, hiện đại hóa giáo dục (tiếp)

Viện Nghiên cứu Phát triển IDS


3. Các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng của giáo dục

Tại sao một dân tộc vốn có truyền thống hiếu học lâu đời mà giáo dục lại rơi vào suy
thoái trầm trọng vào đúng lúc nó phải là bệ phóng cho sự phát triển của đất nước?
Hoàn toàn không phải do nghèo, vì công sức, tiền của lãng phí, thất thoát ngay trong
ngành giáo dục rất lớn. Nguyên nhân khủng hoảng phải trung thực nhìn nhận chủ yếu là
do lãnh đạo bất cập, trước hết là lãnh đạo của TƯ.
2) Theo trình bày của Bộ GD-ĐT (http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/2008/12/818314/), đến 2020 mỗi đại
học ấy sẽ có 50% giảng viên trở lên có bằng tiến sĩ, mỗi cán bộ có ít nhất 2 công bố trên tạp chí quốc tế uy
tín, ... . Nêu chỉ vậy chưa thể coi là “đẳng cấp quốc tế”, càng không thể thuộc top 200 trên thế giới, mà mới
chỉ là loại kém đối với một nước, chưa nói đến quốc tế. Chúng ta đã phạm sai lầm lớn hạ thấp chuẩn mực
để có hàng vạn tiến sĩ, hàng nghìn PGS, GS, với hậu quả như thế nào mọi người đã biết. Giờ đây lại hạ thấp
chuẩn mực để chóng có nhiều đại học đẳng cấp quốc tế và đại học lọt vào top 200 trên thế giới ?
Đương
nhiên phấn đấu để ta sớm có đại học đẳng cấp quốc tế là cần thiết, nhưng phải thực chất. Còn nếu chạy theo
một mục tiêu chính đáng, nhưng chỉ chú trọng hình thức, số lượng, thì sẽ vung phí tiền của mà sẽ xao lãng
những việc cần kíp khác. Các bảng xếp hạng tung ra trên thế giới mấy năm gần đây chỉ mới có tính chất
thương mại, quảng cáo, nên theo dõi để tham khảo, nhưng lọt vào top 200 trong các bảng ấy chẳng để làm
gì. Từng có một đại học của một nước được xếp hạng cao bất ngờ, hỏi ra chỉ là do … “quan hệ” giỏi, liệu
ta có định “chạy” để len vào top 200 theo kiểu đó ? Còn nếu lọt vào top 200 một cách xứng đáng thì mục
tiêu ấy không hiện thực, đến 2020 khó có thể đạt được.
6
Trong thời gian dài lãnh đạo các cấp đều chưa nhận thức đúng mức tầm quan trọng của
giáo dục trong sự nghiệp phát triển của đất nước nên đã thiếu quyết tâm và thiếu trách
nhiệm đối với công tác này. Sau khi nghị quyết Hội nghị TƯ II khóa 8 ra đời, người dân
đã trông chờ những chuyển biến mạnh mẽ trong các chính sách và hành động cụ thể để
chấn hưng giáo dục. Nhưng từ khâu phân bổ và quản lý ngân sách cho đến quan trọng
nhất là khâu tổ chức, bố trí nhân sự lãnh đạo giáo dục ở các cấp, xây dựng bộ máy tham
u, quản lý và điều hành giáo dục ở TƯ, tất cả đều theo nếp cũ. Lẽ ra chủ trương lấy
phát triển giáo dục làm quốc sách hàng đầu phải biến thành ý chí chính trị của toàn xã hội
và được quán triệt trong toàn hệ thống chính quyền, thì ngay các bộ và ban ngành xung
quanh TƯ và lãnh đạo các địa phưong cũng chưa thật sự thông suốt với chủ trương đó.
Rất nhiều chính sách, quy định cụ thể về cán bộ, về tài chính, v.v. đều tỏ rõ giáo dục,
khoa học trên thưc tế vẫn được đối xử như những lĩnh vực ưu tiên cuối cùng.3) Trong
nhiều năm, sự quan tâm của TƯ đối với hai lĩnh vực này chỉ thu gọn lại là đảm bảo tỉ lệ
ngân sách phân bổ theo đúng nghị quyết. Một số ít chính sách có thể hiện ít nhiều sự
quan tâm thì cũng chỉ mang tính chắp vá, tùy tiện, đối phó miễn cưỡng, hơn là thật sự
chăm lo cho giáo dục, khoa học vì sự nghiệp phát triển của đất nước. Rốt cuộc, tuy đầu tư
cho giáo dục có tăng, kể cả ngân sách và vốn vay quốc tế, nhưng tổ chức quản lý không
hiệu quả nên năm này qua năm khác giáo dục vẫn thuộc loại đề tài bức xúc nhất của xã
hội. Đối mặt với sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt nhưng cách suy nghĩ thiển cận
khá phổ biến của nhiều quan chức vẫn thiên về so sánh ta với ta để dễ dàng tự thỏa mãn
với những tiến bộ chậm chạp đạt được mà không thấy trong khi đó các nước xung quanh
ta và trên thế giới tiến nhanh hơn ta gấp bao nhiêu lần. Tụt hậu mà không nhận thức
được sự tụt hậu cho đến nay vẫn là trở ngại tư tưởng lớn nhất về phía lãnh đạo. Căn bệnh
chủ quan, thiếu trung thực trước những thách thức của tình hình đã ru ngủ chúng ta quá
lâu, giờ đây hình như đang biến tướng thành bệnh thoát ly thực tế, chạy theo những mục
tiêu nặng về phô trương chính trị nhiều hơn là thiết thực.
Nghị quyết TƯ II khóa 8 chỉ mới xác định vị trí quan trọng của công tác giáo dục và phê
phán những tàn tích của lối học từ chương khoa cử lạc hậu, chứ chưa nêu rõ những
nguyên lý cơ bản của đường lối giáo dục (triết lý giáo dục) mới, thay thế cho đường lối
giáo dục cũ không còn thích hợp nữa. Những điều ghi lại trong các văn kiện, nghị quyết,
kể cả trong luật giáo dục đã hai lần chỉnh sửa, đều chưa đủ và có nhiều điểm chưa đúng,
dễ dàng bị sử dụng làm căn cứ biện hộ cho những quan điểm lỗi thời.4) Vì thế, trong suốt
thời gian dài, tuy các quan chức phụ trách giáo dục mỗi lần báo cáo đều thừa nhận “chậm
3) Theo quy định của Bộ tài chính, không gian và phương tiện làm việc của những giáo sư và nhà khoa học
hàng đầu của đất nước cũng kém hơn trưởng, phó phòng. Chi cho xây dựng trụ sở, trang thiết bị phòng làm
việc, phương tiện làm việc của các quan chức thì thoải mái, nhiều nơi hơn cả ở các nước giàu, nhưng chi
cho xây dựng thư viện, chỗ làm việc của giáo sư, giáo viên rất khó khăn. Trong thang lương do bộ nội vụ
xây dựng, bậc cao nhất của giáo sư (và nhà khoa học) thấp hơn bậc thấp nhất của “chuyên gia cao cấp”, thù
lao giờ dạy cũng tính theo chức vụ hành chính: bộ, thứ trưởng cao nhất rối mới đến giáo sư, phó giáo sư,
v.v. Những ví dụ này thường được cho là chi tiết lặt vặt không đáng quan tâm, nhưng thật ra thể hiện cách
nhìn của lãnh đạo đối với giáo dục, thật hơn mọi nghị quyết.
4) Chẳng hạn mục tiêu “đào tạo con người yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội …” có thể giải thích theo nhiều
cách khác nhau, và muốn an toàn nhiều người thường chọn cách giải thích y hệt 50-60 năm trước, thời đấu
tranh giai cấp “ai thắng ai”, “tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội”. Khi nhìn nhận rằng tư duy chậm
đổi mới thì cũng chỉ nhấn mạnh chậm ở chỗ chưa thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, mà nhận định này lại cũng chỉ được dùng để biện minh cho xu hướng tự do hóa giáo dục cực đoan,
phát triển ồ ạt trường tư thục kinh doanh giáo dục kiếm lời đơn thuần vô trách nhiệm.
7
đổi mới tư duy”, song đổi mới như thế nào thì không rõ và dĩ nhiên tình hình mập mờ ấy
hậu thuẫn cho tư duy lạc hậu, cũ kỹ, cứ tiếp tục phát triển. Vẫn các quan điểm xơ cứng về
xây dựng giáo dục từ thời bao cấp trước đây, chỉ có khác là loay hoay tìm cách thích ứng
với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn nghiêm
trọng giữa lời nói và việc làm, mà hậu quả là sự giả dối lan tràn khắp mọi lĩnh vực, mọi
khâu, mọi ngóc ngách đời sống học đườ__________ng. Lẽ ra là nơi gìn giữ sự trung thực và khuyến
khích sáng tạo, là nơi hình thành nhân cách và phát triển trí tuệ, thì nhiều nhà trường đã
trở thành nơi dung túng dối trá, nơi tập cho con em nói theo, nghĩ theo, làm theo, động
viên con em chỉ học để thi cho đỗ và ra đời … làm quan hoặc kiếm được nhiều tiền. Nấp
dưới lý luận ngây thơ về thị trường hóa giáo dục đã xuất hiện những chủ trương xã hội
hóa giáo dục vô nguyên tắc, cổ súy cho thương mại hóa giáo dục không lành mạnh, gây
nhiều hậu quả tiêu cực ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng giáo dục đại học vốn đã quá
thấp (thậm chí quy chế trường ngoài công lập đã ban hành chỉ thừa nhận loại trường hoạt
động vì lợi nhuận!).
Trong thời toàn cầu hoá và kinh tế tri thức, giáo dục muốn cạnh tranh và hội nhập thành
công cần một triết lý giáo dục đúng đắn, sáng suốt, cập nhật thời đại, một tầm nhìn chiến
lược dựa trên triết lý đó và một bộ máy quản lý điều hành năng động, có trình độ chuyên
nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao. Thế nhưng suốt một phần tư thế kỷ qua vẫn một tầm
nhìn hạn hẹp, nông cạn, cùng với một bộ máy quản lý điều hành thiếu chuyên nghiệp,
cả tâm và tầm đều dưới xa yêu cầu. Trong điều kiện đất nước còn nghèo, việc quản lý
tốt các nguồn lực, nhất là các phương tiện tài chính, đặc biệt quan trọng, nhưng đây lại là
lĩnh vực có quá nhiều bất cập, thiếu minh bạch, khiến nhiều người nghi ngờ tăng đầu tư
cho giáo dục sẽ tăng chất lượng tương ứng. Một phần khá lớn ngân sách được chi không
hiệu quả, đặc biệt là trong khuôn khổ các dự án và trong loại việc mang tên “nâng cao
năng lực quản lý” mà thực chất là gì không minh bạch (gần đây nhất, một dự án 70,5
triệu USD để nâng cấp đại học phải dành tới gần 5 triệu USD để nâng cao năng lực quản
lý của Bộ). Nhiều việc trong nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan quản lý lại trở thành
những “đề tài nghiên cứu khoa học”, có khi là đề tài cấp Nhà Nước, với kinh phí vượt
nhiều lần kinh phí cấp cho các đề tài nghiên cứu khoa học thật sự. Nào là soạn thảo chiến
lược giáo dục, soạn thảo cơ chế tài chính, nào là xây dựng công tác kiểm định, xếp hạng
các đại học, nghiên cứu chương trình học các cấp, làm thí điểm các chương trình mới,
v.v. Bấy nhiêu nghiên cứu kéo dài năm này qua năm nọ, thiếu chuyên nghiệp, sửa đi sửa
lại nhiều lần, tốn phí nhiều mà hiệu quả thấp, có lẽ cái lợi duy nhất dễ thấy là bảo đảm
nguồn thu nhập thường xuyên đáng kể cho các quan chức và cán bộ. Do quản lý tập trung
quan liêu và thiếu chuyên nghiệp, chi phí quản lý tăng cao (ước tính chi phí quản lý có
thể hơn gấp đôi tổng chi cho lương của giáo viên)5). Một tình trạng tuy đã bị phê phán từ
lâu nhưng đến nay chưa có tiến bộ đáng kể là Bộ ôm quá nhiều việc của cấp dưới nên làm
không xuể, trong khi đó lại bê trễ, bỏ trống hoặc làm tắc trách nhiều việc trong nhiệm vụ
của chính mình. Hậu quả hiển nhiên của lối quản lý tập trung quan liêu đó là lãng phí và
tham nhũng phát triển. Song đáng nói hơn là trong khi hai căn bệnh này ngày càng trầm
trọng thì Bộ GD-ĐT mới đây vẫn công khai tuyên bố trong ngành không có lãng phí,
tham nhũng.
5) Xem “Đề án cải cách giáo dục: Phân tích và đề nghị của nhóm nghiên cứu giáo dục VN”(Hồ Tú Bảo,
Trần NamBình, Trần Hữu Dũng, Ngô Vĩnh Long, Trần Hữu Quang, Hồng Lê Thọ, Trần Văn Thọ, Hà
Dương Tường,Vũ Quang Việt, Nguyễn Xuân Xanh, Võ Tòng Xuân).
8
(còn tiếp)

No comments:

Post a Comment