Gần
đây tôi có được đọc hai cuốn sách hay. Một cuốn là Bàn về tự do của
John Stuart Mill, một triết gia người Anh viết từ năm 1859, cách ta một
thế kỷ rưỡi. Một cuốn là Tư duy tự do của Phan Huy Đường, một nhà nghiên
cứu học thuyết Mác có tên tuổi ở Pháp viết vừa mới đây. Khoảng mươi năm
nay tôi đọc tiểu thuyết không vào, cả của ta, của Tàu lẫn Tây, cả sách
mới dịch, mới xuất bản, cả sách của các đại gia của những thế kỷ trước.
Năm còn trẻ đọc thấy hay, bây giờ già rồi nhìn trang sách cứ dửng dưng
vì nó không chịu ăn nhập vào những trải nghiệm cá nhân của tôi, không mở
ra trong tôi một cách tiếp cận mới với hiện thực, không làm bùng cháy
một điều gì đang còn ẩn sâu trong đáy tiềm thức khiến tôi phải choàng
thức chợt nhận ra một vỉa sáng tạo mới vừa thoáng xuất hiện. Hai cuốn
sách trên, một cuốn do bạn cho mượn, một cuốn tình cờ mua được ở nhà
sách vì cái tên của một tác giả tôi vốn quan tâm. Tôi đọc say mê cả hai
cuốn như thời trẻ được đọc một cuốn tiểu thuyết hay, tất nhiên là khó
đọc hơn tiểu thuyết nhưng đã thích lại có trải nghiệm bản thân hướng
dẫn, không hiểu được đầy đủ thì cũng hiểu được cái đại thể. Nhiều ý của
bài viết này là được cảm hứng từ hai tác giả đó.
Năm tôi 60 tuổi, khi viết về một bà cô đã ngoài tám chục mà còn rất minh mẫn trong cách đối nhân xử thế, bà vẫn giữ được tính cách riêng mà không làm mất lòng một ai, từ con cháu trong nhà đến các mối quan hệ ngoài xã hội. Tôi đã viết nếu bà cụ được trời cho chứng sống đến trăm tuổi mà vẫn còn sáng suốt ắt hẳn bà sẽ biết mọi bí mật của then máy tạo hoá. Thật ra là tôi nói về tôi đấy, có hơi bốc đồng nhưng tôi tin là tôi sẽ biết được con người nhiều hơn nếu tôi được sống lâu hơn, không cần trăm tuổi, chỉ cần 90 là đủ, miễn là vẫn giữ được một cái đầu bén nhạy như bây giờ, sẵn sàng tiếp nhận mọi sự khác lạ như bây giờ, kể cả sự phủ định chính mình. Năm ấy tôi đã hiểu ra mọi sự rút gọn ở đời đều trái tự nhiên, đều dẫn đến thất bại.
Các cuộc cách mạng xã hội ở nước ta trong suốt ba chục năm đều hỏng cả, đều phải làm lại từ đầu, tất nhiên là theo hướng khác, mà kết quả vẫn vừa chậm vừa dây dưa. Nguyên do là các nhà lãnh đạo muốn rút gọn những công việc của trăm năm thành chuyện chỉ làm trong mấy năm. Vì họ chưa hiểu đầy đủ con người Việt Nam trong cuộc sống đời thường, cái cuộc sống không có chiến tranh, không có cách mạng xen vô, cái cuộc sống trôi đi lặng lẽ của muôn đời. Nghĩ rằng người Việt Nam của hôm nay đã khác nhiều với người Việt Nam trước năm 1945 là một cách nghĩ rất thiển cận, tự gây cho mình nhiều ảo tưởng trong việc trù liệu những việc phải làm để kiến tạo một xã hội dân chủ và văn minh. Mọi phong trào thi đua chả có ích lợi gì trong những việc cần nhiều chăm sóc nhẫn nại, bền bỉ, bắt đầu từ các cá nhân chứ không phải từ các đám đông với những khẩu hiệu, cờ quạt, kèn trống, diễn văn và đáp từ, vỗ tay và tặng hoa. Đám đông không thể đứng mãi dưới nắng để nghe lãnh tụ diễn thuyết. Họ luôn mong đợi được giải tán để về nhà. Con người ở nhà vẫn cũ kỹ nhưng là người thật chứ không phải là sự nhập đồng chốc lát khi đứng trong đám đông.
Tôi thật lòng yêu mến, ngưỡng mộ Fidel, một nhà yêu nước kiên cường, một nhân vật đã thuộc về lịch sử của Cuba. Ông là một trí thức lớn, bạn tâm giao của Marquez, nghe nói trong túi lúc nào cũng có một cuốn tiểu thuyết đang đọc dở. Bởi vậy tôi mới lấy làm lạ khi ông buộc dân chúng phải đứng hàng nửa ngày dưới nắng để nghe ông cao đàm khoát luận về đủ mọi vấn đề. Lúc cách mạng mới thành công nói dài thế vì người dân còn đang háo hức với cuộc sống mới và các ngôn từ cách mạng cũng rất mới. Như một cặp tình nhân đang yêu nhau, đang cần nhau, nói với nhau đủ thứ chuyện vớ vẩn nhưng chả ai thấy thời gian là dài. Còn đã thành vợ thành chồng thì chỉ cần nói ít thôi, chỉ nói những việc cần làm thôi, chứ cần gì những thuyết lý dông dài.
Mao Trạch Đông cũng thế, ông là một nhà chính trị thông kim bác cổ, quanh nơi ông làm việc và cả nơi ông nghỉ ngơi sách đang đọc xếp từng chồng, nhưng xem ra cũng chả hiểu đồng bào ông bao nhiêu. Người dân ở đâu cũng thế, đều muốn có một cuộc sống bình yên, được tính việc cá nhân và gia đình trong một khoảng thời gian dài, một trăm năm chẳng hạn, không có những thay đổi lớn trong lối sống, trong công ăn việc làm, trong các giá trị, đặt biệt là giá trị của đồng tiền. Chứ cứ phải sống mãi từ năm này qua năm khác trong các phong trào cách mạng, lúc chống tả lúc chống hữu, những hội nghị toàn quốc và địa phương nối nhau không dứt, những hô hào la hét từ trong nhà ra ngoài đường như một lũ hoá rồ, các quan hệ xã hội và các giá trị thay đổi soành soạch thì còn biết đằng nào mà sống. Vả lại các cuộc cách mạng ấy chả đem lại bất cứ lợi lộc nào, cho bất cứ giai cấp nào. Chỉ có những mất mát thôi, người giàu thì mất cơ nghiệp được kiến tạo từ nhiều đời, người nghèo thì mất những chỗ dựa cạy, có thể mất cả công việc kiếm sống mỗi ngày để được làm chủ một cái rỗng không. Có thực mới vực được đạo, đã đói ăn thì ngay đến cái tư cách làm người cũng không thế có nói gì đến đạo. Thành thử cái chủ trương rất quyến rũ, rất “văn nghệ”, nhất là với giới tri thức, của chủ nghĩa Mác “cải tạo thế giới, cải tạo con người” hoá ra chuyện không đâu, nói cho vui, bây giờ người ta cũng hay nhắc đến để chế giễu một học thuyết xã hội chứa đầy những hoang tưởng.
10.
Do không hiểu con người cá nhân, hoặc chỉ hiểu theo những phân tích máy móc, nông cạn của chủ nghĩa duy vật cơ giới của thế kỷ 19, nên các nước xã hội chủ nghĩa mới dám đặt ra những mục tiêu huênh hoang nhằm cải tạo con người trong vài thập kỷ nếu môi trường xã hội thay đổi. Nên mới gọi nhà văn là “ kỹ sư tâm hồn ” ! Văn chương do con người làm ra để trao tặng cho con người một cách tự do nhất, ít bị ép buộc nhất. Chỉ có văn chương mới tôn trọng mọi giá trị của cá nhân, tôn trọng mọi lựa chọn của cá nhân kể cả những thành kiến phi lý của họ. Họ có quyền yêu mình hoặc ghét mình , tôn vinh mình hoặc nguyền rủa mình, chả sao cả. Người viết cứ viết người ghét cứ ghét kể cả cái quyền ném sách vào lửa. Cái mục đích “ tải đạo ”, “ giáo dục ” của văn chương không bao giờ lộ liễu, lộ liễu là văn chương tồi. Vả lại chính người viết cũng không có ý định ấy, họ viết bằng tâm sự thành thật của mình, những trải nghiệm đau đớn của mình, họ viết cho họ trước rồi cho độc giả sau, có khi họ cũng chả nghĩ đến những người sẽ đọc họ, viết mà chơi thôi, viết để giải sầu rồi tự mình ngậm ngùi với mình, ứa lệ với riêng mình. Chả trách ai cả, chả giận ai cả, cũng chả lên án một ai. Vì không có vật cản nào nảy sinh trong ta khi đọc nên chữ nghĩa của tác phẩm cứ mặc nhiên trôi vào tận những kẽ ngách trong cái tâm sự u uẩn, những khát vọng thầm kín của riêng ta, đọng lại trong ấy, rồi cứ thẩm thấu dần dần vào cái thế giới tinh thần của ta một cách vô thức, giúp ta nhận ra một vùng sáng mới lạ nào đó, gột rửa một vài thành kiến, thay đổi một vài quan niệm, và ta vẫn nghĩ một cách khoan khoái là chính tự ta đã chủ động thay đổi, tuyệt nhiên không theo lời chỉ bảo của một ai cả, của một học thuyết nào cả, hoặc nhập vào một cách bất chợt một phong trào thời thượng nào cả.
Bất cứ cái gì xa lạ với bản tính của mình, với thói quen của mình, nói một câu, với những gì làm nên lai lịch của mình, chả sớm thì muộn đều bị đào thải để mình lại được trở về với cái nguyên gốc. Tôi được biết có một cụ linh mục yêu nước và cấp tiến được cách mạng tín nhiệm mời lên khu làm việc cho kháng chiến thời đánh Pháp. Những khi ngồi một mình cụ vẫn rất buồn vì ở trong rừng không có nhà thờ để cụ đi lễ và làm lễ. Cụ nhớ Chúa, nhớ bày chiên và nhớ cả những lời nói của đấng chăn chiên với bày chiên trong công việc của mỗi ngày. Khi cụ sắp mất cụ thiết tha yêu cầu được một linh mục đang coi sóc một xứ đạo nào đó tới rửa tội và xức dầu Thánh cho cụ.
Lại một chuyện khác, khi tôi được tiếp xúc với một vị lãnh đạo cấp cao của Đảng khi ông đang còn làm việc, quả thật tôi đã từng nghĩ ông là con người kiểu mẫu của một xã hội tương lai, chả nói gì, nghĩ gì về mình, tất cả cho tổ quốc, cho sự nghiệp, cho nhân dân. Nhưng rồi ông bị mất chức vì không được bầu lại vào uỷ ban trung ương của Đảng, một chuyện rất bất ngờ với nhiều người. Khi đại hội công bố kết quả bầu cử, nghe nói ông đã oà khóc, rồi khóc thầm lén tới mấy năm, không đi đâu cả, không gặp ai cả vì tự cho mình đã bị sỉ nhục, đã mất hết danh dự. Lại là một con người khác, tầm thường hơn cái lúc còn đeo tấm bài ngà rất nhiều. Con người mặc nhiều lớp áo là con người giả, con người đã bị lột truồng mới là con người thật. Con người đã bong một lớp sơn phủ kín chỉ còn trần lại cái lõi của nó mới là thật. Cái vỏ có thể luôn luôn thay đổi nhưng cái lõi muốn thay đổi phải mất có khi gần một đời người. Ấy là chỉ dám nói là có thể thay đổi chứ không dám nói chắc là sẽ thay đổi. Chỉ vì con người ta không chịu thay đổi theo những tiêu chuẩn đã được quy định hoặc theo mức tăng trưởng thu nhập tính theo đầu người. Sự phát triển của con người theo chiều hướng tích cực phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống tự do và dân chủ để tự nó khẳng định chính nó, tự nó đánh thức mọi tiềm năng sáng tạo đang nhen nhóm ở trong nó. Về cái thế giới tinh thần của mỗi cá nhân hãy để cho mỗi cá nhân tự lo liệu lấy, nó không thích người khác can thiệp bằng bất cứ cách nào. Nó sẽ biết cách tự điều chỉnh để thích ứng dần với mối quan hệ mới một cách có lợi nhất.
Năm tôi 60 tuổi, khi viết về một bà cô đã ngoài tám chục mà còn rất minh mẫn trong cách đối nhân xử thế, bà vẫn giữ được tính cách riêng mà không làm mất lòng một ai, từ con cháu trong nhà đến các mối quan hệ ngoài xã hội. Tôi đã viết nếu bà cụ được trời cho chứng sống đến trăm tuổi mà vẫn còn sáng suốt ắt hẳn bà sẽ biết mọi bí mật của then máy tạo hoá. Thật ra là tôi nói về tôi đấy, có hơi bốc đồng nhưng tôi tin là tôi sẽ biết được con người nhiều hơn nếu tôi được sống lâu hơn, không cần trăm tuổi, chỉ cần 90 là đủ, miễn là vẫn giữ được một cái đầu bén nhạy như bây giờ, sẵn sàng tiếp nhận mọi sự khác lạ như bây giờ, kể cả sự phủ định chính mình. Năm ấy tôi đã hiểu ra mọi sự rút gọn ở đời đều trái tự nhiên, đều dẫn đến thất bại.
Các cuộc cách mạng xã hội ở nước ta trong suốt ba chục năm đều hỏng cả, đều phải làm lại từ đầu, tất nhiên là theo hướng khác, mà kết quả vẫn vừa chậm vừa dây dưa. Nguyên do là các nhà lãnh đạo muốn rút gọn những công việc của trăm năm thành chuyện chỉ làm trong mấy năm. Vì họ chưa hiểu đầy đủ con người Việt Nam trong cuộc sống đời thường, cái cuộc sống không có chiến tranh, không có cách mạng xen vô, cái cuộc sống trôi đi lặng lẽ của muôn đời. Nghĩ rằng người Việt Nam của hôm nay đã khác nhiều với người Việt Nam trước năm 1945 là một cách nghĩ rất thiển cận, tự gây cho mình nhiều ảo tưởng trong việc trù liệu những việc phải làm để kiến tạo một xã hội dân chủ và văn minh. Mọi phong trào thi đua chả có ích lợi gì trong những việc cần nhiều chăm sóc nhẫn nại, bền bỉ, bắt đầu từ các cá nhân chứ không phải từ các đám đông với những khẩu hiệu, cờ quạt, kèn trống, diễn văn và đáp từ, vỗ tay và tặng hoa. Đám đông không thể đứng mãi dưới nắng để nghe lãnh tụ diễn thuyết. Họ luôn mong đợi được giải tán để về nhà. Con người ở nhà vẫn cũ kỹ nhưng là người thật chứ không phải là sự nhập đồng chốc lát khi đứng trong đám đông.
Tôi thật lòng yêu mến, ngưỡng mộ Fidel, một nhà yêu nước kiên cường, một nhân vật đã thuộc về lịch sử của Cuba. Ông là một trí thức lớn, bạn tâm giao của Marquez, nghe nói trong túi lúc nào cũng có một cuốn tiểu thuyết đang đọc dở. Bởi vậy tôi mới lấy làm lạ khi ông buộc dân chúng phải đứng hàng nửa ngày dưới nắng để nghe ông cao đàm khoát luận về đủ mọi vấn đề. Lúc cách mạng mới thành công nói dài thế vì người dân còn đang háo hức với cuộc sống mới và các ngôn từ cách mạng cũng rất mới. Như một cặp tình nhân đang yêu nhau, đang cần nhau, nói với nhau đủ thứ chuyện vớ vẩn nhưng chả ai thấy thời gian là dài. Còn đã thành vợ thành chồng thì chỉ cần nói ít thôi, chỉ nói những việc cần làm thôi, chứ cần gì những thuyết lý dông dài.
Mao Trạch Đông cũng thế, ông là một nhà chính trị thông kim bác cổ, quanh nơi ông làm việc và cả nơi ông nghỉ ngơi sách đang đọc xếp từng chồng, nhưng xem ra cũng chả hiểu đồng bào ông bao nhiêu. Người dân ở đâu cũng thế, đều muốn có một cuộc sống bình yên, được tính việc cá nhân và gia đình trong một khoảng thời gian dài, một trăm năm chẳng hạn, không có những thay đổi lớn trong lối sống, trong công ăn việc làm, trong các giá trị, đặt biệt là giá trị của đồng tiền. Chứ cứ phải sống mãi từ năm này qua năm khác trong các phong trào cách mạng, lúc chống tả lúc chống hữu, những hội nghị toàn quốc và địa phương nối nhau không dứt, những hô hào la hét từ trong nhà ra ngoài đường như một lũ hoá rồ, các quan hệ xã hội và các giá trị thay đổi soành soạch thì còn biết đằng nào mà sống. Vả lại các cuộc cách mạng ấy chả đem lại bất cứ lợi lộc nào, cho bất cứ giai cấp nào. Chỉ có những mất mát thôi, người giàu thì mất cơ nghiệp được kiến tạo từ nhiều đời, người nghèo thì mất những chỗ dựa cạy, có thể mất cả công việc kiếm sống mỗi ngày để được làm chủ một cái rỗng không. Có thực mới vực được đạo, đã đói ăn thì ngay đến cái tư cách làm người cũng không thế có nói gì đến đạo. Thành thử cái chủ trương rất quyến rũ, rất “văn nghệ”, nhất là với giới tri thức, của chủ nghĩa Mác “cải tạo thế giới, cải tạo con người” hoá ra chuyện không đâu, nói cho vui, bây giờ người ta cũng hay nhắc đến để chế giễu một học thuyết xã hội chứa đầy những hoang tưởng.
10.
Do không hiểu con người cá nhân, hoặc chỉ hiểu theo những phân tích máy móc, nông cạn của chủ nghĩa duy vật cơ giới của thế kỷ 19, nên các nước xã hội chủ nghĩa mới dám đặt ra những mục tiêu huênh hoang nhằm cải tạo con người trong vài thập kỷ nếu môi trường xã hội thay đổi. Nên mới gọi nhà văn là “ kỹ sư tâm hồn ” ! Văn chương do con người làm ra để trao tặng cho con người một cách tự do nhất, ít bị ép buộc nhất. Chỉ có văn chương mới tôn trọng mọi giá trị của cá nhân, tôn trọng mọi lựa chọn của cá nhân kể cả những thành kiến phi lý của họ. Họ có quyền yêu mình hoặc ghét mình , tôn vinh mình hoặc nguyền rủa mình, chả sao cả. Người viết cứ viết người ghét cứ ghét kể cả cái quyền ném sách vào lửa. Cái mục đích “ tải đạo ”, “ giáo dục ” của văn chương không bao giờ lộ liễu, lộ liễu là văn chương tồi. Vả lại chính người viết cũng không có ý định ấy, họ viết bằng tâm sự thành thật của mình, những trải nghiệm đau đớn của mình, họ viết cho họ trước rồi cho độc giả sau, có khi họ cũng chả nghĩ đến những người sẽ đọc họ, viết mà chơi thôi, viết để giải sầu rồi tự mình ngậm ngùi với mình, ứa lệ với riêng mình. Chả trách ai cả, chả giận ai cả, cũng chả lên án một ai. Vì không có vật cản nào nảy sinh trong ta khi đọc nên chữ nghĩa của tác phẩm cứ mặc nhiên trôi vào tận những kẽ ngách trong cái tâm sự u uẩn, những khát vọng thầm kín của riêng ta, đọng lại trong ấy, rồi cứ thẩm thấu dần dần vào cái thế giới tinh thần của ta một cách vô thức, giúp ta nhận ra một vùng sáng mới lạ nào đó, gột rửa một vài thành kiến, thay đổi một vài quan niệm, và ta vẫn nghĩ một cách khoan khoái là chính tự ta đã chủ động thay đổi, tuyệt nhiên không theo lời chỉ bảo của một ai cả, của một học thuyết nào cả, hoặc nhập vào một cách bất chợt một phong trào thời thượng nào cả.
Bất cứ cái gì xa lạ với bản tính của mình, với thói quen của mình, nói một câu, với những gì làm nên lai lịch của mình, chả sớm thì muộn đều bị đào thải để mình lại được trở về với cái nguyên gốc. Tôi được biết có một cụ linh mục yêu nước và cấp tiến được cách mạng tín nhiệm mời lên khu làm việc cho kháng chiến thời đánh Pháp. Những khi ngồi một mình cụ vẫn rất buồn vì ở trong rừng không có nhà thờ để cụ đi lễ và làm lễ. Cụ nhớ Chúa, nhớ bày chiên và nhớ cả những lời nói của đấng chăn chiên với bày chiên trong công việc của mỗi ngày. Khi cụ sắp mất cụ thiết tha yêu cầu được một linh mục đang coi sóc một xứ đạo nào đó tới rửa tội và xức dầu Thánh cho cụ.
Lại một chuyện khác, khi tôi được tiếp xúc với một vị lãnh đạo cấp cao của Đảng khi ông đang còn làm việc, quả thật tôi đã từng nghĩ ông là con người kiểu mẫu của một xã hội tương lai, chả nói gì, nghĩ gì về mình, tất cả cho tổ quốc, cho sự nghiệp, cho nhân dân. Nhưng rồi ông bị mất chức vì không được bầu lại vào uỷ ban trung ương của Đảng, một chuyện rất bất ngờ với nhiều người. Khi đại hội công bố kết quả bầu cử, nghe nói ông đã oà khóc, rồi khóc thầm lén tới mấy năm, không đi đâu cả, không gặp ai cả vì tự cho mình đã bị sỉ nhục, đã mất hết danh dự. Lại là một con người khác, tầm thường hơn cái lúc còn đeo tấm bài ngà rất nhiều. Con người mặc nhiều lớp áo là con người giả, con người đã bị lột truồng mới là con người thật. Con người đã bong một lớp sơn phủ kín chỉ còn trần lại cái lõi của nó mới là thật. Cái vỏ có thể luôn luôn thay đổi nhưng cái lõi muốn thay đổi phải mất có khi gần một đời người. Ấy là chỉ dám nói là có thể thay đổi chứ không dám nói chắc là sẽ thay đổi. Chỉ vì con người ta không chịu thay đổi theo những tiêu chuẩn đã được quy định hoặc theo mức tăng trưởng thu nhập tính theo đầu người. Sự phát triển của con người theo chiều hướng tích cực phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống tự do và dân chủ để tự nó khẳng định chính nó, tự nó đánh thức mọi tiềm năng sáng tạo đang nhen nhóm ở trong nó. Về cái thế giới tinh thần của mỗi cá nhân hãy để cho mỗi cá nhân tự lo liệu lấy, nó không thích người khác can thiệp bằng bất cứ cách nào. Nó sẽ biết cách tự điều chỉnh để thích ứng dần với mối quan hệ mới một cách có lợi nhất.
No comments:
Post a Comment