Thursday, January 3, 2013

Cải cách, hiện đại hóa giáo dục (tiếp theo)

       
Viện Nghiên cứu Phát triển IDS

5. Một số việc cấp bách cần làm trong khi chưa cải cách

Việc chuẩn bị cải cách có thể mất một vài năm. Trong thời gian đó, cần chú ý một số vấn
đề cấp bách cần giải quyết để tạo cơ sở và mở đường chuyển dần sang cải cách một cách
thuận lợi. Chúng tôi kiến nghị tạm dừng việc thông qua Chiến lược phát triển Giáo dục
2009-2020 và một số Dự án, Đề án khác có liên quan. Bản điều trần 2004 có đề nghị 3
vấn đề về giáo dục phổ thông và 7 vấn đề về giáo dục đại học. Gần bốn năm qua, tuy các
vấn đề này có tiến triển ít nhiều, nhưng đến nay hầu hết vẫn chưa được thật sự giải quyết,
do đó vẫn cần được tiếp tục quan tâm. Mặt khác, tình hình kinh tế khó khăn với nhiều
thách thức trước mắt đòi hỏi ngành giáo dục cần có những nổ lực đặc biệt góp phần
cùng toàn xã hội vượt qua thách thức, khó khăn, biến thách thức thành cơ hội tạo
chuyển biến mạnh mẽ chuẩn bị cho công cuộc chấn hưng giáo dục về lâu dài.


 
Trên tinh thần ấy chúng tôi xin kiến nghị ba giải pháp lớn sau đây, vừa để ngăn chặn xu
hướng tha hóa, bước đầu khôi phục lại phẩm chất giáo dục trên ba mặt: đạo đức, thực
học, chuẩn mực, vừa để góp phần tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư
trong giáo dục.
5.1 Cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy, giải tỏa nghịch lý lương/thu
nhập, để nhà giáo ở mọi cấp an tâm làm việc, toàn tâm toàn ý với trách nhiệm
cao cả của mình.
8) Theo tin http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/2008/12/818768/
12
Sự thật, phần lớn giáo viên nay đã có mức sống không đến nỗi khó khăn như cách đây
mấy năm, thậm chí một bộ phận còn có thu nhập khá. Song cái nghịch lý lương/thu nhập
vẫn còn y nguyên, mà nguồn thu nhập bù lương vẫn là nguyên nhân gây nhiều tiêu cực
nhức nhối. Cần giải quyết vấn đề này một cách minh bạch, qua việc chấn chỉnh quản lý
tài chính ngay trong nội bộ ngành giáo dục, rà soát lại để kiên quyết bỏ hay giảm bớt mọi
khoản chi tiêu không hiệu quả, trên cơ sở đó tăng lương, bảo đảm lương đủ sống và là thu
nhập chính của mỗi người, từ đó lập lại kỷ cương, đạo đức trong giáo dục. Trong các
tính toán kế hoạch, hãy đặt vấn đề trước hết bảo đảm đồng lương hợp lý cho mọi giáo
viên và công nhân, viên chức trong ngành, sau đó mới xét đến các khoản chi tiêu
khác. Nếu ngân sách được cấp cộng các khoản thu khác (do đóng góp của dân, hay do
viện trợ, vay mượn quốc tế) không đủ thì mới xin bổ sung ở mức tối thiểu cần thiết nhất.
Làm như vậy không cần đợi giải pháp chung cho tất cả các ngành, mà nhân đó còn có thể
chống tham nhũng và lãng phí một cách thiết thực hơn. Theo tính toán sơ bộ9), nếu bỏ đi
những khoản chi vớ vẩn hoặc không thật sự cần thiết (hội họp, thi đua hình thức, thi dạy
giỏi các kiểu, các khoản chi “nâng cao năng lực quản lý”, v.v.) thì hoàn toàn có thể trả
lương đàng hoàng cho thầy cô giáo để họ sống được bằng tiền lương. Nếu cần Nhà Nước
chi phụ thêm thì cũng chỉ cần phụ thêm một khoản hoàn toàn trong khả năng hiện thực.
Ai cũng hiểu đây là việc rất khó, vì tuy khả thi về điều kiện vật chất khách quan nhưng
chắc chắn sẽ vấp trở ngại tư tưởng rất lớn vì đụng chạm đến những thói quen, kể cả lãng
phí và tham nhũng, đã hình thành và cắm rễ quá lâu trong thời gian qua. Song không làm
bây giờ thì sẽ ngày càng khó hơn và có thể chẳng bao giờ có hy vọng trả lại được lòng tự
trọng cho giáo dục.
Dù thế nào, trong khi chính sách đối với người thầy còn quá bất cập, nếu chưa làm được
gì để cho thầy, cô giáo an tâm thì không nên đưa ra sớm quá những chủ trương gây thêm
bất ổn lòng người, như cái tin vừa mới loan báo trong bản dự thảo chiến lược: “xóa bỏ
biên chế, chuyển sang hợp đồng trong đội ngũ giáo viên”. Nếu đây chỉ là thực hiện một
nghị định đã có của Chính Phủ thì không nên đưa ra như một sáng kiến của ngành, mà
ngay trong trường hợp này cũng nên nghiên cứu cách thực hiện như thế nào cho thích
hợp với các đặc thù của giáo dục. Trong khi tiêu cực, tham nhũng còn nặng, mà đồng
lương của giáo viên lại quá thấp, việc xóa biên chế khó tạo nên được cạnh tranh lành
mạnh mà còn có thể gây thêm bất ổn, có hại nhiều hơn lợi. Ở một số nước phát triển, mọi
điều kiện đều thuận lợi hơn ta nhiều, mà chính sách này cũng chỉ mới được đưa ra mấy
năm gần đây đối với giảng viên đại học công lập (và cũng không phải áp dụng đồng loạt
cho mọi người) vì trong giáo dục và khoa học không phải kiểu cạnh tranh nào cũng tốt
cả. Trong giáo dục phổ thông càng nên thận trọng, vận dụng máy móc cơ chế thị trường
vào đây có thể đưa đến thảm họa. Sự cạnh tranh lành mạnh ở đây nên được thực hiện chủ
yếu qua khâu tuyển dụng, còn sau khi tuyển dụng thì điều cần thiết là tạo điều kiện, môi
trường, để giáo viên an tâm phục vụ, vì khác với ở đại học, ngoài việc dạy chữ họ còn
phải quan tâm đến nhiều việc mà thiếu an tâm thì không thể làm tốt. Cũng như vậy, trong
điều kiện quản lý và sử dụng cán bộ như hiện nay, chủ trương để hiệu trưởng quyết định
lương của giáo viên là một việc phiêu lưu, có thể đẻ ra nhiều bất ổn, tiêu cực mới. Trước
hết chúng ta hãy nên khiêm tốn làm những điều bình thường nhất mà ở mọi nước văn
minh đều đã thành nề nếp (ví dụ: bỏ độc quyền của Bộ về sách giáo khoa), đồng thời cải
9) Theo “Đề án cải cách giáo dục” của nhóm nghiên cứu giáo dục Việt Nam, đã dẫn.
13
cách và tăng cường hệ thống đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, để giúp cho giáo viên không
những đủ năng lực truyền thụ kiến thức mà còn có khả năng rèn luyện cho học sinh tư
duy phê phán, đầu óc sáng tạo và những kỹ năng mềm cần thiết trong đời sống hiện đại.
5.2. Đổi mới căn bản việc học và thi ở THPT, khắc phục giáo dục đồng loạt và
xóa bỏ khổ dịch thi cử
Hiện nay từ mẫu giáo đến THCS đã có hệ thống thực nghiệm giáo dục được xây dựng từ
gần ba mươi năm nay trên cơ sở những nghiên cứu khoa học nghiêm túc, và đã hoạt động
có hiệu quả trên nhiều vùng đất nước. Đã đến lúc cần chính thức mở rộng thực hiện hệ
thống đó trong cả nước. Đồng thời để dần dần khôi phục lại thực học trong toàn bộ hệ
thông giáo dục, cần một giải pháp đột phá cho việc học và thi ở THPT. Có những lý do
sau đây để chọn THPT: 1) THPT là cấp cuối của giáo dục phổ thông, chất lượng ở đây
thể hiện chất lượng toàn cấp, đồng thời là chất lượng đầu vào cho ĐH, CĐ trong nước và
du học ở nước ngoài; điều này rất quan trọng đối với việc đào tạo đại học, cả trong nước
và ngoài nước; 2) việc học và thi ở THPT căng thẳng nhất trong cả hệ thống giáo dục, do
hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ quá tốn kém bất hợp lý, giải quyết tốt
khâu này chẳng những nâng cao thiết thực chất lượng học tập mà còn xóa được một
nguồn lãng phí lớn về nhân, tài, vật lực; 3) trong cả đời người, tuổi 15-18 là giai đoạn dò
dẫm con đường phát triển về cả sinh lý, tâm lý, tình cảm, trí tuệ, là tuổi bắt đầu suy nghĩ
về tương lai nghề nghiệp, hình thành xu hướng, sở thích, ước mơ, hoài bão, …, cho nên
giáo dục THPT không tốt sẽ để lại cho từng cá nhân cũng như cho cả xã hội dấu ấn nặng
nề.
Hệ thống giáo dục THPT hiện tại có hai lãng phí lớn. Lãng phí thứ nhất là hàng năm có
một số lớn thanh niên tốt nghiệp THPT không qua lọt cánh cửa ĐH, CĐ, phải bước vào
thị trường lao động, chịu bằng lòng với một việc làm đơn giản (không cần tay nghề), dù
đã tốn 12 năm đèn sách, hoặc phải chấp nhận vào học nghề ở một trường trung cấp kỹ
thuật vốn chỉ đòi hỏi trình độ THCS. Trong khi đó nếu tổ chức tốt hơn hệ thống giáo dục
thì chỉ cần 12 năm học tập, thêm một thời gian 6-12 tháng tập việc, cũng hoàn toàn đủ để
có được một văn hóa cơ bản và việc làm có nghề. Tình trạng đó vừa gây ra lãng phí lớn
cho xã hội vừa tạo tâm lý bất ổn cho thanh niên. Lãng phí lớn thư hai, khó thấy hơn,
nhưng nghiêm trọng hơn, là cách học và thi quá lạc hậu ở THPT gắn liền với nạn hư học
cổ lỗ, hoàn toàn không chú ý các đặc điểm và đòi hỏi của lứa tuổi, làm phí sức học sinh
một cách vô ích, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý, đến tương lai nghề nghiệp của
một số khá đông, lại rất tốn kém cho gia đình và xã hội.10) Ngoài ra chương trình và nội
dung từng môn học quá cũ kỹ, chưa giúp rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự tìm
kiếm kiến thức và sáng tạo.
Để khắc phục những bất hợp lý trên cần cải cách việc học và thi trên cơ sở tổ chức lại hệ
thống giáo dục để sau THCS có hai nhánh rẽ: trung học nghề, hay trung học phổ thông,
10) Sinh viên ta du học ở các nước ngoài thường học giỏi những năm đầu, nhưng những năm sau, khi đòi
hỏi sáng tạo và chủ động nhiều hơn thì mau đuối sức. Nguyên do là lối học nhồi nhét ở THPT trong nước
đã làm họ mệt mỏi, không bền sức, kém chủ động, sáng tạo khi lên học đại học. Trong nước, có hiện tượng
nhiều sinh viên khi lên đại học không chăm chỉ, say sưa học tập như lúc ở THPT, một phần do cách dạy ở
đại học nhưng phần khác cũng do những năm ở THPT đã phải cố gắng quá sức.
14
học xong nếu không học lên cao hơn (cao đẳng hay đại học) được thì đều có thể đi ngay
vào thị trường lao động tìm một việc làm có nghề. Theo hướng đó nên cấu trúc lại
chương trình và cách học ở THPT để “tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho thế hệ trẻ trên cơ s
bảo đảm một mặt bằng văn hóa chung thích hợp, đồng thời đủ mềm dẻo để cho phép điều
chỉnh những sự lựa chọn chưa phù hợp” (bản điều trần 2004, trang 5). Cụ thể là bãi bỏ
cách phân ban cứng nhắc như hiện nay11) để tổ chức lại việc học ở THPT như ở nhiều
nước tiên tiến, về mỗi môn học đều có một chương trình bình thường và một hoặc nhiều
chương trình nâng cao, theo nhiều mức độ nâng cao khác nhau, cho phép học sinh được
tự do lựa chọn chương trình nào hợp sức và hợp sở thích, đồng thời đễ dàng điều chỉnh
sự lựa chọn khi thấy cần thiết. Chỉ với cách học đó học sinh mới không bị quá tải, vì
được học sâu những môn ưa thích và không phải học quá kỹ nhiều thứ mà sau này sẽ
chẳng bao giờ cần đến (như chương trình toán THPT hiện nay có quá nhiều phần hoàn
toàn không cần thiết sau này cho đại đa số học sinh). Hơn nữa về những môn hợp xu
hướng sở thích thì có cơ hội được học đủ sâu để đến khi tốt nghiệp THPT có đủ hiểu biết
để tìm được việc làm có nghề, và nếu xuất sắc thì khi học tiếp lên ĐH hay CĐ có thể học
vượt lớp, tiết kiệ__________m thời gian. Tuổi 15-18 là tuổi vàng, nhiệm vụ của nhà trường là tạo
điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển đến mức tối đa của mình, chứ không phải chỉ nhằm
bảo đảm cho mọi cá nhân môt mức tối thiểu đồng loạt như cách dạy hiên nay ở THPT.
Đồng thời với cách học, thì cách thi cử và đánh giá cũng phải thay đổi. Trong một nhà
máy làm ra một sản phẩm gồm nhiều bộ phận riêng rẽ (môđun) ghép lắp lại, người ta
phải kiểm tra kỹ chất lượng khi sản xuất từng bộ phận, đến khi lắp ráp chỉ kiểm tra chất
lượng lắp ráp. Việc học và thi trong nhà trường cũng vậy: mỗi môn, mỗi học phần như
một môđun, học môn nào, học phần nào phải kiểm tra, thi nghiêm túc môn đó, phần đó,
đến cuối cấp không thi lại nữa, mà chỉ phải làm một tiểu luận hoặc qua một kỳ thi nhẹ
nhàng, với mục đích kiểm tra trình độ văn hóa phổ quát thu nhận được (giống như chất
lượng lắp ráp các môđun). Hơn nữa, kỳ thi nhẹ nhàng này cũng có thể không bắt buộc
cho mọi người mà có thể coi như một kỳ thi sơ tuyển (ST) vào ĐH, CĐ chỉ bắt buộc đối
với những ai muốn vào học ĐH, CĐ. Còn việc tuyển sinh vào ĐH, CĐ thì cần trả lại cho
từng trường. Mỗi trường tuyển sinh căn cứ vào kết quả thi (ST) và học bạ hoặc qua một
kỳ thi tuyển nếu trường nào có yêu cầu đào tạo đặc biệt.
Với cách học và thi ở THPT được tổ chức lại hợp lý, sẽ bỏ được kỳ thi THPT tốn kém
(tiết kiệm ít ra hàng nghìn tỉ đồng cho một kỳ thi), đồng thời việc tuyển sinh cũng được
hợp lý hóa để giảm bớt chi phí và đỡ căng thẳng cho thí sinh. Chất lượng đầu vào cho
ĐH, CĐ trong nước hay chất lượng học sinh VN gửi đi du học các nước ngoài sẽ nhờ đó
được nâng cao đáng kể.
(còn tiêp)

No comments:

Post a Comment