Wednesday, January 2, 2013

Cải cách, hiện đại hóa giáo dục (tiếp theo)

       
Viện Nghiên cứu Phát triển IDS

4. Chấn hưng, cải cách giáo dục là mệnh lệnh cuộc sống

Trước tình hình khủng hoảng của giáo dục, bản điều trần 2004 đã kiến nghị xây dựng lại
giáo dục từ gốc, trên cơ sở một triêt lý giáo dục mới, phù hợp với xu thế chung của thời
đại và yêu cầu phát triển của đất nước. Nội dung cơ bản của triết lý này đã được trình bày
rõ trong bản điều trần (toàn bộ phần II của bản điều trần), xin không nhắc lại ở đây.
Vài năm nay, nhận thấy giáo dục vẫn tiếp tục sa lầy trong suy thoái, nhiều nhà giáo, nhà
khoa học, nhiều thức giả trong và ngoài nước cũng đã góp thêm tiếng nói tâm huyết kêu
gọi cải cách giáo dục. Đặc biệt Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã bày tỏ lo lắng sâu sắc
trước sự suy thoái của giáo dục. Chưa bao giờ xã hội Việt Nam có sự đồng thuận cao
như hiện nay về sự cần thiết phải cải cách giáo dục.

Thật ra không phải chỉ gần đây khủng hoảng giáo dục mới được báo động, mà ngay từ
năm 1995, trong một hội nghị ba ngày do Thủ Tướng Võ Văn Kiệt hồi ấy triệu tập và chủ
trì đã có ý kiến thẳng thắn nêu lên thực trạng nguy kịch của giáo dục và lên tiếng kêu cứu
cho ngành này. Nghị quyết TƯ II khóa 8 đã đúc kết những nhận định và kiến nghị tâm
huyết đề xuất trong hội nghị đó và trong một số hội thảo tiếp theo. Tiếc rằng từ bấy đến
nay đã 13 năm giáo dục vẫn ì ạch, chưa có dấu hiệu bứt ra được khỏi thế trì trệ triền
miên. Trong thời gian ấy biết bao cơ hội đã mở ra, và cũng có biết bao thách thức xuất
hiện ở phía trước! Nếu tới đây sức ỳ này vẫn tiếp tục chi phối giáo dục thì mục tiêu Việt
Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 rất ít hy
vọng có thể thực hiện được.

 
Hiển nhiên, cũng như bất cứ ai có ý thức trách nhiệm với đất nước, các nhà quản lý giáo
dục không phải không nhận ra những vấn nạn đã gây bức xúc thường xuyên trong xã hội.
Nhưng do tư duy cũ kỹ và trình độ hạn chế nên trong suốt hai mươi năm trời từ khi công
cuộc đổi mới bắt đầu, ngành giáo dục đã loay hoay không tìm được hướng đổi mới đúng
đắn, chỉ cải sửa từng phần vụn vặt, chắp vá, gặp đâu sửa đó. Kết quả của những cải cách
vụn vặt liên miên đó là đã đẻ ra một hệ thống giáo dục dị dạng, đầu Ngô mình Sở, đi lạc
hướng so với thế giới văn minh, thường xuyên gặp khó khăn, đòi hỏi phải liên tục cải
sửa, song càng sửa càng rối, càng bất cập.
Chính hoàn cảnh ấy đã thôi thúc một nhóm trí thức viết bản điều trần 2004. Cần ghi nhận
rằng bản điều trần đã được Chính Phủ và Bộ GD-ĐT khi ấy tiếp nhận tương đối thuận
lợi, với một thái độ thực sự cầu thị. Nhờ đó một số mặt công tác bắt đầu có chuyển biến
theo chiều hướng tốt, như một số đổi mới bước đầu trong chương trình phân ban của
THPT, trong xây dựng quy chế đào tạo tiến sĩ, quy chế công nhận các chức danh GS,
PGS, … Tiếc rằng do sức ỳ của bộ máy quá lớn nên những thay đổi chỉ mới nửa vời,
chậm chạp, vất vả, trầy trật, và còn xa yêu cầu. Tình trạng chung là dùng dằng nửa thấy
cần đổi mới nửa còn luyến tiếc lối cũ, phần vì trình độ, vì quán tính, phần vì không muốn
quyền lực (kèm theo lợi ích) bị chia sẻ. Trong khi đó, mấy năm gần đây lãnh đạo của Bộ
ngày càng nghiêng về xu hướng phiêu lưu muốn lái giáo dục theo chiều hướng tự do hóa
cực đoan như thể hiện trong đề án “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học giai
đoạn 2006-2020” đã trình lên Chính Phủ thông qua hai năm trước. Sức ỳ và tinh thần
9
ngại thay đổi lớn (đòi hỏi đầu tư cao về trí tuệ), tiến vài bước lùi vài bước, có khi quay
ngược 180 độ, chứng tỏ duy lãnh đạo của giáo dục còn rất lấn cấn, chưa thông suốt,
chưa sẵn sàng đổi mới, ngay cả khi đổi mới giáo dục đã là đòi hỏi bức thiết của cả xã
hội.
n một năm nay, Bộ GD-ĐT bắt tay xây dựng “Chiến lược phát triển giáo dục 2008-
2020”. Xin lưu ý rằng trước đây đề án “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học giai
đoạn 2006-2020” đã được thông qua trong lúc bản “Chiến lược phát triển giáo dục giai
đoạn 2000-2010” trên nguyên tắc còn 4 năm nữa mới hết hiệu lực. Bây giờ, trong lúc vừa
mới thông qua đề án “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học giai đoạn 2006-
2020” được hai năm, và “Chiến lược phát triển giáo dục 2000-2010” còn hiệu lực hai
năm nữa thì đã có “Chiến lược phát triển giáo dục 2008- 2020”, rồi 2009-2020. Mỗi bản
dự thảo chiến lược là công trình cả năm trời hay hơn của một viện hàng mấy trăm người,
sửa đi sửa lại nhiều lần (bản này sửa đến lần thứ 14), sau mỗi lần sửa, bản dự thảo lại
được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trong các cuộc hội thảo mà nhiều vị tham gia thiếu sự
nghiên cứu nghiêm túc thấu đáo cũng mạnh dạn phát biểu về “đại học đẳng cấp quốc tế”,
“đại học top 200”, v.v. Thật ít thấy cách làm việc nào tùy tiện, thiếu nghiêm túc, thiếu
khoa học, thiếu chuyên nghiệp hơn mà lại tốn kém như vậy, trong lúc Chính Phủ đang
kêu gọi tiết kiệm, chống lãng phí, để góp phần khắc phục các khó khăn kinh tế nghiêm
trọng. Khác với hai văn bản trước, dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn
2009-2010” xuất phát từ ý tốt muốn mau chóng thay đổi cục diện giáo dục của đất nước
ngay trong nhiệm kỳ 10 năm, nhưng chủ quan, không thực tế. Phần quan trọng của dự
thảo nói về thực trạng giáo dục của ta và bối cảnh trong nước và quốc tế chưa phân tích
được sự không thành công của giáo dục như nhận định trước đây của nguyên Thủ Tướng
Phan Văn Khải, mà thiên về chứng minh điều ngược lại. Hai phần tiếp theo nói về các
quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục và các mục tiêu chiến lược, thể hiện một triết lý
giáo dục tuy có được một số yếu tố cấp tiến trên lý thuyết, nhưng về căn bản vẫn chưa
thoát ra khỏi tư duy giáo điều trước đây, lại được bổ sung thêm những yếu tố mở đường
cho quan điểm thị trường cực đoan phiêu lưu sai lầm (quan điểm 5, phần III)6) mà nếu
thực hiện sẽ có tác dụng đẩy giáo dục càng suy thoái xa hơn. Phần V, trên thực tế mới là
phần trọng yếu, thực ra chỉ là một bản kế hoạch dài hạn 12 năm, xây dựng duy ý chí theo
duy và phương pháp kế hoạch hóa tập trung quan liêu thời bao cấp đã phá sản từ
những năm đầu 80 thế kỷ trước. Chúng ta đang sống trong thời đại đầy biến động khó
lường, năng lực dự báo kinh tế của ta lại rất yếu, dự báo ngắn hạn đã khó, huông hồ dự
báo cho 12 năm tới. Mà khi đã không có dự báo kinh tế tin cậy được thì căn cứ vào đâu
có thể tính toán chi tiết các chỉ tiêu phát triển giáo dục trong 12 năm tới như trong bản dự
thảo? 6*) Có chăng đây chỉ là một bảng uớc muốn tốt đẹp của lãnh đạo, thể hiện phần nào
tâm huyết đối với giáo dục, nhưng không thể coi là đã có tính toán cân đối khả năng,
nguồn lực và yêu cầu. Hơn nữa, các chỉ tiêu, biện pháp chỉ nặng về phát triển qui mô dễ
gây ấn tượng mà không tính hết các khó khăn và thách thức, xem nhẹ chuyển biến về
6) Một số biện pháp quản lý doanh nghiệp trong cơ thế thị trường có thể vận dụng vào quản lý các đại học
để nâng cao hiệu quả hoạt động, nhưng phần lớn các biện pháp đó cũng đòi hỏi một môi trường giáo dục
lành mạnh mà ta chưa có và chưa thể có trong mấy năm tới. Quan điểm 5 này quá ngây thơ.
6*) Ví dù có thông tin dự báo chính xác thì do nguồn lực có hạn, các chỉ tiêu đều phụ thuộc lẫn nhau, không
dễ gì tính toán khoa học được một kế hoạch khả thi theo dự báo đó. Còn nếu chỉ bấm độn để tính toán thì
càng xa thực tế.
10
chất, trong khi cuộc khủng hoảng giáo dục hiện nay trước hết là khủng hoảng về
đương lối, triết lý, khủng hoảng về chất.
Cần ghi nhận những tiến bộ hai năm qua đã tạo được một số chuyển biến tích cực, bước
đầu kéo giáo dục ra khỏi một số điểm trì trệ lâu ngày. Nhưng đồng thời cũng cần thấy
rằng những tiến bộ ấy chỉ mới ở ngoại biên, chưa động tới chiều sâu các vấn đề cốt lõi.
Chẳng hạn, tiêu cực trong thi cử chỉ là một mảng nhỏ, thậm chí chỉ là thứ yếu, mà cái gốc
là bệnh giả dối thâm căn cố đế của giáo dục, làm sao chỉ bằng phong trào “hai không” mà
khắc phục được. Ngay trong thi cử thì cái tiêu cực nhất không chỉ là chuyện quay cóp,
gian lận, mà ở chứng bệnh hư học và những lãng phí to lớn nó gây ra cho xã hội. Còn
bệnh thành tích thì không chỉ ở thói xấu báo cáo không trung thực kết quả các kỳ thi, mà
như đã phân tích ở trên, nghiêm trọng nhất là xu hướng từ trên xuống dưới chạy theo số
lượng, bất chấp chất lượng, bất chấp chuẩn mực, đặc biệt là chuẩn mực quốc tế, chạy
theo những hoạt động phô trương tốn kém, những thành tích giả tạo. Do đó, còn chưa
động tới những vấn đề cốt lõi đó thì chưa thể nói có chuyển biến gì đáng kể về chất.7)
Khác nào con bệnh đang đau nhức bên trong các nội tạng mà chỉ được bôi xức ngoài da
hay cho uống thuốc giảm sốt, giảm đau, những việc này tuy cần thiết trong một giai đoạn
nhưng không chữa được bệnh, hơn nữa nếu kéo dài lâu quá còn có thể làm bệnh trầm
trọng thêm.
Tóm lại, bài học kinh nghiệm hai chục năm qua là không thể chấn hưng giáo dục chỉ
bằng những cải cách nửa vời, chắp vá, tùy tiện, hay những giải pháp cục bộ, bề nổi, có
tính phong trào. Đó không chỉ là ý kiến lẻ tẻ của các nhà giáo dục, khoa học trong nước
mà còn là ý kiến chung, kiên trì, kết quả nhiều năm suy nghĩ trăn trở của rất đông các nhà
khoa học, giáo dục trong nước, Việt Kiều và nước ngoài đã từng quan tâm, tìm hiểu và
gắn bó sâu sắc với nền giáo dục của đất nước ta trong suốt thời kỳ đổi mới.
Vì những lẽ trên, một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại lời thỉnh cầu khẩn thiết: đã đến lúc
cần thực hiện một cuộc cải cách giáo dục toàn diện, triệt để, nhằm xây dựng lại hệ
thống giáo dục từ gốc, tiến tới một nền giáo dục thật sự hiện đại, phù hợp với xu thế
phát triển chung của thế giới, và tạo tiền đề cho đất nước hội nhập quốc tế thành
công.
Đây thật sự là mệnh lệnh cuộc sống, không thể chần chừ. Người dân đã quá mỏi mệt với
những vấn nạn kinh niên về học phí, thi cử, sách giáo khoa, chương trình quá tải, v.v…,
năm nào cũng bấy nhiêu chuyện lặp đi lặp lại mà đến nay vẫn chưa thấy lối ra có thể tin
tưởng được. Nhiều nước tuy giáo dục đang phát triển tốt vẫn thấy cần cải cách để đáp
ứng các đòi hỏi mới của thời đại, huống chi chúng ta đã không thành công trong một
phần tư thế kỷ qua.
Tuy nhiên, như đã nói rõ trong bản điều trần, cải cách giáo dục là công việc hệ trọng,
không thể làm vội vã tùy tiện mà cần phải được chuẩn bị chu đáo, nghiên cứu cẩn trọng
để thực hiện từng bước, từng bộ phận, theo một kế hoạch được Quốc Hội thông qua
nghiêm túc.
7) “Bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử” sau hai năm chống có kết quả bước đầu, nay đang có chiều
hướng quay trở lại, như đã thấy rõ qua kêt quả tổng kết các kỳ thi 2008.
11
Sau một thời gian dài im lặng trước mọi đề nghị cải cách, nay Bộ GD-ĐT thông báo
“Thủ Tướng Chính Phủ sẽ ban hành vấn đề cải cách hệ thống giáo dục quốc dân trong
quý 1/2009 để xóa đi tất cả những yếu kém, bất cập trong hệ thống”.8) Đây là một tin vui,
cho biết vấn đề cải cách giáo dục cuối cùng đã được đặt chính thức lên bàn nghị sự của
Chính Phủ. Song những tin tức cụ thể kèm theo bản dự thảo chiến lược phát triển giáo
dục 2009-2020 khiến dư luận chưa thể yên lòng. Chúng ta có Hiến Pháp, có Quốc Hội,
thiết tưởng một công cuộc có tầm quan trọng lớn lao đối với quốc dân như cải cách giáo
dục cần phải được nghiên cứu cẩn trọng và thông qua Quốc Hội.
Trong tình hình hiện nay, tốt nhất xin đề nghị Chính Phủ thành lập một tổ đặc nhiệm, độc
lập với Bộ GD-ĐT, chịu trách nhiệm trước Chính Phủ xây dựng trong thời hạn tối đa 12
tháng một đề án cải cách giáo dục toàn diện kèm theo một kế hoạch và lộ trình cụ thể để
đưa ra lấy ý kiến đóng góp rộng rãi trong nhân dân trước khi trình Chính Phủ và Quốc
Hội.
Để công việc thuận lợi và có hiệu quả thiết thực, Tổ đặc nhiệm cần có một nòng cốt gồm
một số không nhiều những chuyên gia thật sự có năng lực và thật sự am hiểu giáo dục
hiện đại, làm việc toàn thời gian. Bên cạnh đó có môt hội đồng rộng hơn, làm việc nửa
thời gian, gồm có đại diện Bộ GD-ĐT, các nhà khoa học, nhà văn hóa, và doanh nhân, do
Thủ Tướng Chính Phủ chỉ định, để hỗ trợ Tổ đặc nhiệm trong quá trình soạn thảo đề án.
Thành bại của sự nghiệp cải cách giáo duc phụ thuộc phần lớn ở sự lựa chọn đúng đắn
thành phần tổ đặc nhiệm và hội đồng này.

No comments:

Post a Comment