(GDVN) - Người Phần Lan luôn lấy con trẻ và tương lai của chúng làm trung tâm, với mong muốn đem lại những gì tốt đẹp nhất cho thế hệ tương lai.
Đây có phải là triết lý cho Giáo dục Việt Nam?Ở nước Pháp, người ta không dạy cho trẻ con kiến thứcTriết lý giáo dục, đích đến là ta muốn đào tạo ra con người như thế nào?
LTS: Gần hai thập kỷ nay, Phần Lan được biết đến như vùng “đất thánh” trong giáo dục phổ thông, đất nước Bắc Âu này đã và đang thu hút các nhà lãnh đạo giáo dục, các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới đến để quan sát và học hỏi.
Bàn về chủ đề “triết lý giáo dục”, nếu như bài viết trước TS. Nguyễn Khánh Trung hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED), TP.Hồ Chí Minh nêu chi tiết, cụ thể những mục đích của nền giáo dục nước Pháp thì hôm nay, tác giả nêu mẫu học sinh lý tưởng mà hệ thống giáo dục Phần Lan theo đuổi như một minh họa thứ hai gửi tới độc giả.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Mẫu hình học sinh lý tưởng
Đọc các văn bản pháp luật liên quan cũng như nội dung Chương trình khung quốc gia và địa phương dành cho giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9), tôi xin rút ra những nét chính liên quan đến mẫu hình học sinh lý tưởng sau khi kết thúc lớp 9, khoảng độ tuổi 15, mà nhà trường Phần Lan lấy làm mục tiêu nhắm tới, tôi tạm gọi đó là mẫu người “tự do, tự chủ và có trách nhiệm”.
Mẫu người đó phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần cho cuộc sống, có khả năng tự học hỏi và tự phát triển bản thân, có đam mê học lên cao và học suốt đời, trở thành những công dân có trách nhiệm.
Và có những cách tư duy mới, có tinh thần và khả năng phản biện, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt, có ý thức cộng đồng, tôn trọng tự do cá nhân của người khác, tôn trọng môi trường thiên nhiên.
Bàn về chủ đề “triết lý giáo dục”, nếu như bài viết trước TS. Nguyễn Khánh Trung hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED), TP.Hồ Chí Minh nêu chi tiết, cụ thể những mục đích của nền giáo dục nước Pháp thì hôm nay, tác giả nêu mẫu học sinh lý tưởng mà hệ thống giáo dục Phần Lan theo đuổi như một minh họa thứ hai gửi tới độc giả.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Mẫu hình học sinh lý tưởng
Đọc các văn bản pháp luật liên quan cũng như nội dung Chương trình khung quốc gia và địa phương dành cho giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9), tôi xin rút ra những nét chính liên quan đến mẫu hình học sinh lý tưởng sau khi kết thúc lớp 9, khoảng độ tuổi 15, mà nhà trường Phần Lan lấy làm mục tiêu nhắm tới, tôi tạm gọi đó là mẫu người “tự do, tự chủ và có trách nhiệm”.
Mẫu người đó phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần cho cuộc sống, có khả năng tự học hỏi và tự phát triển bản thân, có đam mê học lên cao và học suốt đời, trở thành những công dân có trách nhiệm.
Và có những cách tư duy mới, có tinh thần và khả năng phản biện, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt, có ý thức cộng đồng, tôn trọng tự do cá nhân của người khác, tôn trọng môi trường thiên nhiên.
Khi hệ thống giáo dục đào tạo ra được những học sinh với những phẩm chất như vậy thì cũng đồng thời đạt được mục tiêu của quốc gia là mong muốn tạo ra được vốn giáo dục, vốn con người có chất lượng nhằm phát triển một xã hội công bằng, dân chủ và nhân quyền, đó là lý tưởng mà xã hội Phần Lan theo đuổi.
Mẫu hình học sinh lý tưởng của Phần Lan thể hiện một cách thông suốt và logic từ Hiến Pháp, Luật Giáo dục cơ bản, các nghị định của Chính phủ đến nội dung chương trình khung quốc gia và chương trình địa phương.
Theo chúng tôi, sự thống nhất hài hòa giữa lý tưởng mà người dân Phần Lan hướng tới và lý tưởng mà nền giáo dục của họ theo đuổi, cộng với cách quản lý phân quyền, phân trách nhiệm đến từng actor (lãnh đạo giáo dục, hiệu trưởng, giáo viên) trong hệ thống đặc biệt là người thầy (được đào tạo một cách kỹ lưỡng), trong một văn hóa tôn trọng và tin cậy lẫn nhau là những ưu điểm của hệ thống giáo dục của họ.
Tất cả những yếu tố này làm nên kỳ tích trong giáo dục phổ thông tại Phần Lan mà các kỳ thi PISA trong suốt hơn một thập kỷ qua là một minh chứng.
Tuy luôn là quốc gia dẫn đầu trong các kỳ thi quốc tế, nhưng người Phần Lan lại không lấy làm quan trọng và sống trong hào quang của những thành tích đẹp, ngược lại, họ vẫn luôn lo âu về hiện tình giáo dục và tương lai của con em họ.
Họ luôn đặt những câu hỏi: Xã hội tương lai sẽ như thế nào? Liệu những người trẻ sẽ phải cần những loại kiến thức và kỹ năng gì để sống, để làm việc và phát triển tốt trong xã hội đó? Trường học phải được tổ chức thế nào, giáo viên phải cần những kỹ năng gì để có thể giúp ích cho người trẻ?..
Phần Lan đổi mới giáo dục
Cũng như Pháp và Việt Nam hiện tại, Phần Lan cũng đang đổi mới giáo dục phổ thông. Đợt đổi mới lần này bắt đầu từ năm 2012 và theo kế hoạch thì sẽ hoàn tất trong năm 2017.
Để thực hiện đổi mới, trước hết, người Phần Lan đã đưa ra những nhận định căn bản về thời cuộc để trả lời cho câu hỏi “Tại sao phải thay đổi?” như sau:
Các trường học đang vận hành trong một thế giới chịu sự biến đổi to lớn kể từ năm 2000, những tác động của toàn cầu hóa, những thử thách cho một tương lai vững chắc của người trẻ đang tăng lên.
Theo chúng tôi, sự thống nhất hài hòa giữa lý tưởng mà người dân Phần Lan hướng tới và lý tưởng mà nền giáo dục của họ theo đuổi, cộng với cách quản lý phân quyền, phân trách nhiệm đến từng actor (lãnh đạo giáo dục, hiệu trưởng, giáo viên) trong hệ thống đặc biệt là người thầy (được đào tạo một cách kỹ lưỡng), trong một văn hóa tôn trọng và tin cậy lẫn nhau là những ưu điểm của hệ thống giáo dục của họ.
Tất cả những yếu tố này làm nên kỳ tích trong giáo dục phổ thông tại Phần Lan mà các kỳ thi PISA trong suốt hơn một thập kỷ qua là một minh chứng.
Tuy luôn là quốc gia dẫn đầu trong các kỳ thi quốc tế, nhưng người Phần Lan lại không lấy làm quan trọng và sống trong hào quang của những thành tích đẹp, ngược lại, họ vẫn luôn lo âu về hiện tình giáo dục và tương lai của con em họ.
Họ luôn đặt những câu hỏi: Xã hội tương lai sẽ như thế nào? Liệu những người trẻ sẽ phải cần những loại kiến thức và kỹ năng gì để sống, để làm việc và phát triển tốt trong xã hội đó? Trường học phải được tổ chức thế nào, giáo viên phải cần những kỹ năng gì để có thể giúp ích cho người trẻ?..
Phần Lan đổi mới giáo dục
Cũng như Pháp và Việt Nam hiện tại, Phần Lan cũng đang đổi mới giáo dục phổ thông. Đợt đổi mới lần này bắt đầu từ năm 2012 và theo kế hoạch thì sẽ hoàn tất trong năm 2017.
Để thực hiện đổi mới, trước hết, người Phần Lan đã đưa ra những nhận định căn bản về thời cuộc để trả lời cho câu hỏi “Tại sao phải thay đổi?” như sau:
Các trường học đang vận hành trong một thế giới chịu sự biến đổi to lớn kể từ năm 2000, những tác động của toàn cầu hóa, những thử thách cho một tương lai vững chắc của người trẻ đang tăng lên.
Người thầy 60 năm đứng lớp suy nghĩ về triết lý giáo dục
(GDVN) - Đã đến lúc ngành giáo dục cần phải xem xét để xác định lại một cách căn cơ triết lý giáo dục và nội dung giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa.
|
Nhu cầu của xã hội và thị trường lao động liên quan đến các kỹ năng đang thay đổi, kéo theo những câu hỏi:
Như vậy những kỹ năng nào cần thiết nhằm giúp người trẻ tự kiến tạo một tương lai chắc chắn cho bản thân?
Những nội dung giảng dạy và những hoạt động trường lớp nào cần được xem xét và đổi mới trong sự tương quan với những thay đổi này?
Có lẽ cụm từ “thay đổi” đã trở thành từ khóa trong chương trình đổi mới lần này: xã hội thay đổi, thị trường lao động thay đổi, hành động và não trạng con người thay đổi nên buộc giáo dục cũng phải thay đổi.
Điều mà Pirjo Ståhle (2009) nhận xét: “Trong thế giới này, việc làm, kiến thức và con người của chúng ta đều thay đổi”.
Họ cũng xác định, ngày nay tất cả những thành quả quan trọng và có ảnh hưởng nhất đều được tạo ra từ sự hợp tác và những mạng lưới. Do đó những kỹ năng cần thiết nhất để người trẻ bước vào đời là khả năng làm việc, hợp tác với người khác.
Mà muốn hợp tác tốt, thì cần dạy cho học sinh các kỹ năng để thấu hiểu với một thái độ tôn trọng và tinh thần trách nhiệm, cũng như khả năng ngôn ngữ để diễn đạt những gì mình muốn cũng như để hiểu những gì người khác trình bày.
Người trẻ cũng phải được rèn luyện óc tò mò, sáng tạo, tinh thần và thói quen phản biện để sẵn sàng truy vấn thấu đáo mọi vấn đề cũng như luôn tìm cách cải tiến những gì có sẵn và kiến tạo nên những điều mớ mẻ.
Đối diện với một thế giới thường xuyên thay đổi (dưới sự tác động của toàn cầu hóa và sự thống trị của văn hóa số), có nhiều vấn đề, nhiều lựa chọn với sự lên ngôi của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa vật chất, thì cần tăng cường giáo dục tự chủ cho học sinh, làm cho các em trưởng thành trong tư duy và phán đoán, để tự các em có thể tự mình thực hiện những lựa chọn tốt, làm chủ được bản thân khi bước vào đời.
Dựa trên những nhận định như trên, trong nội dung đổi mới giáo dục lần này, Phần Lan chủ trương tăng cường hơn nữa sự tham gia chủ động của học sinh trong các hoạt động giảng dạy, tăng cường các hoạt động rèn luyện tinh thần hợp tác, làm việc nhóm, rèn luyện thể lực, các hoạt động mang tính sáng tạo, bồi đắp thêm khả năng ngôn ngữ cho học sinh, cũng như tiếp tục đẩy mạnh phương cách giáo dục khác biệt hóa và giảng dạy theo hướng tích hợp…
Như vậy, để xây dựng một chương trình cải cách, cần phải bắt đầu từ những câu hỏi, những nhận định và phân tích, đánh giá về thời cuộc, về thực trạng giáo dục đang có một cách thấu đáo.
Từ đó đưa ra một tầm nhìn, xác định những nhu cầu của xã hội tương lai, nhu cầu của các công dân tương lai của xã hội đó, xác định mục tiêu của hệ thống giáo dục cũng như mục tiêu của dự án cải cách.
Dựa trên đó mới thiết kế chương trình, nội dung giáo dục, phương cách tổ chức giảng dạy và những khâu còn lại trong hoạt động giảng dạy.
Trong tất cả dự phóng và dự trình của mình liên quan đến giáo dục, người Phần Lan luôn lấy con trẻ và tương lai của chúng làm trung tâm, với mong muốn đem lại những gì tốt đẹp nhất cho thế hệ tương lai, chứ không để thỏa mãn nhu cầu của người lớn.
Đó là triết lý, là cách hành động của người Phần Lan.
Có lẽ cụm từ “thay đổi” đã trở thành từ khóa trong chương trình đổi mới lần này: xã hội thay đổi, thị trường lao động thay đổi, hành động và não trạng con người thay đổi nên buộc giáo dục cũng phải thay đổi.
Điều mà Pirjo Ståhle (2009) nhận xét: “Trong thế giới này, việc làm, kiến thức và con người của chúng ta đều thay đổi”.
Họ cũng xác định, ngày nay tất cả những thành quả quan trọng và có ảnh hưởng nhất đều được tạo ra từ sự hợp tác và những mạng lưới. Do đó những kỹ năng cần thiết nhất để người trẻ bước vào đời là khả năng làm việc, hợp tác với người khác.
Mà muốn hợp tác tốt, thì cần dạy cho học sinh các kỹ năng để thấu hiểu với một thái độ tôn trọng và tinh thần trách nhiệm, cũng như khả năng ngôn ngữ để diễn đạt những gì mình muốn cũng như để hiểu những gì người khác trình bày.
Người trẻ cũng phải được rèn luyện óc tò mò, sáng tạo, tinh thần và thói quen phản biện để sẵn sàng truy vấn thấu đáo mọi vấn đề cũng như luôn tìm cách cải tiến những gì có sẵn và kiến tạo nên những điều mớ mẻ.
Đối diện với một thế giới thường xuyên thay đổi (dưới sự tác động của toàn cầu hóa và sự thống trị của văn hóa số), có nhiều vấn đề, nhiều lựa chọn với sự lên ngôi của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa vật chất, thì cần tăng cường giáo dục tự chủ cho học sinh, làm cho các em trưởng thành trong tư duy và phán đoán, để tự các em có thể tự mình thực hiện những lựa chọn tốt, làm chủ được bản thân khi bước vào đời.
Dựa trên những nhận định như trên, trong nội dung đổi mới giáo dục lần này, Phần Lan chủ trương tăng cường hơn nữa sự tham gia chủ động của học sinh trong các hoạt động giảng dạy, tăng cường các hoạt động rèn luyện tinh thần hợp tác, làm việc nhóm, rèn luyện thể lực, các hoạt động mang tính sáng tạo, bồi đắp thêm khả năng ngôn ngữ cho học sinh, cũng như tiếp tục đẩy mạnh phương cách giáo dục khác biệt hóa và giảng dạy theo hướng tích hợp…
Như vậy, để xây dựng một chương trình cải cách, cần phải bắt đầu từ những câu hỏi, những nhận định và phân tích, đánh giá về thời cuộc, về thực trạng giáo dục đang có một cách thấu đáo.
Từ đó đưa ra một tầm nhìn, xác định những nhu cầu của xã hội tương lai, nhu cầu của các công dân tương lai của xã hội đó, xác định mục tiêu của hệ thống giáo dục cũng như mục tiêu của dự án cải cách.
Dựa trên đó mới thiết kế chương trình, nội dung giáo dục, phương cách tổ chức giảng dạy và những khâu còn lại trong hoạt động giảng dạy.
Trong tất cả dự phóng và dự trình của mình liên quan đến giáo dục, người Phần Lan luôn lấy con trẻ và tương lai của chúng làm trung tâm, với mong muốn đem lại những gì tốt đẹp nhất cho thế hệ tương lai, chứ không để thỏa mãn nhu cầu của người lớn.
Đó là triết lý, là cách hành động của người Phần Lan.
Nguon: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Mau-hoc-sinh-ly-tuong-ma-he-thong-giao-duc-Phan-Lan-theo-duoi-la-gi-post170797.gd
No comments:
Post a Comment