Nguyễn
Khánh Trung
Giáo
dục là một con đường đưa trẻ vào xã hội, đóng dấu ấn sâu đậm trên nhân cách của
trẻ, nói rộng ra, giáo dục làm nên chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia,
quyết định mức độ phát triển và thịnh vượng của quốc gia đó.
Đích đến
Con
đường đó sẽ rõ ràng thông thoáng, đầy tiếng ca hát, tiếng nói tiếng cười của
khách bộ hành và các hướng đạo (học sinh và giáo viên) khi đích đến được xác định
rõ ràng, đầy thuyết phục, diễn tả đúc kết được ý nguyện của mọi người, phù hợp
với thời cuộc, trong đó lợi ích của những người cầm lái, của các giáo viên, nhất
là của học sinh và đằng sau đó là phụ huynh gặp nhau, thống nhất với nhau để rồi
cùng nhìn về một hướng.
Còn
khi người dẫn đầu khăng khăng tự xác định mục tiêu dựa trên ý muốn chủ quan và
lợi ích của riêng mình, bất chấp nó thế nào, bất chấp số đông còn lại đang bước
đi có muốn hay không, cố lùa ép mọi người bước đi, lúc đó những cá nhân vốn là
những nhân vị tự do đang bước đi trên đường sẽ không còn là mình nữa, những bước
đi sẽ gượng ép, thụ động, vô định, và buồn chán, riết, rồi những cá nhân đó sẽ
tựa như những con cừu trong đàn cừu lầm lủi bước đi theo ý muốn của chủ, chứ
nói gì đến chuyện khai phóng, sáng tạo hay phát triển ! Bourdieu nói, hành
động giáo dục kiểu đó là hành động bạo lực biểu trưng.
Chuyện đánh giá
Khi
có được đích đến rõ và thuyết phục, những người tổ chức và những hướng đạo sẽ
chỉ cho học sinh trong lớp mà mình dẫn dắt đích đến xa (mục tiêu giáo dục phổ
thông quốc gia, khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 chẳng hạn) và gần, tựa như cắm những
cột mốc cụ thể trên đường đi ( mục tiêu của môn học, của học kỳ và năm học) để
các trẻ dễ nhìn thấy.
Trong
nhóm mà mình dẫn dắt, chắc chắn sẽ có trẻ đi nhanh, có trẻ đi chậm, có trẻ đầy
năng lượng nhưng cũng có trẻ ốm yếu, hay mệt mỏi … vì mỗi
con trẻ là mỗi bản thể duy biệt nên người hướng đạo phải tùy đó để kèm, để động
viên đặc biệt đối với những trẻ yếu, có vấn đề. Đây mới là sứ mệnh chân chính của dạy kèm của các giáo viên, chứ không
phải dạy để kiếm thêm thu nhập bên ngoài trường !
Người
hướng đạo lâu lâu phải dừng lại đánh giá để cho học sinh biết học sinh đang ở đâu,
cũng như cho mình biết liệu mình dẫn dắt như vậy đã phù hợp
hay chưa, nếu có học sinh nào không đạt được mốc thì còn biết mà sửa lại cách dạy
dỗ của mình cho phù hợp với đặc điểm của từng trẻ. Thông tư 30 hay 22 gì cũng được,
nhưng mục tiêu đánh giá là để cho học sinh và phụ huynh biết mình đang ở đâu,
nhưng cũng để cho chính giáo viên biết cách dạy dỗ của mình đang thế nào mà còn
sửa, chứ không phải là hành động phán xét học sinh !
Về
vụ này, thì nên giao cho giáo viên quyền rộng rãi, vì chẳng có chuẩn mực và quy
định chung nào có thể phù hợp với toàn bộ học sinh vốn mỗi đứa mỗi khác, và cũng
không ai hiểu từng học sinh bằng giáo viên đứng lớp, tránh cái chuyện bắt khỉ,
voi, cá, chim… cùng phải leo lên một cái cây để đánh giá, cũng như biến giáo
viên trở thành đơn thuần là những cái loa phóng thanh thụ động.
Tuy
nhiên điều này phải thực hiện trên giả định là giáo viên phải tử tế, phải vì học
trò và vì xã hội, còn giáo viên bà trợn thì bó tay ! Yếu tố con người, yếu
tố giáo viên đóng vai trò quan trọng của nền giáo dục là vậy.
Kể
ra cũng lạ, chúng ta dành quá nhiều thời gian để cãi nhau về chuyện cho điểm
theo số hay điểm theo chữ cái, giáo viên phải viết bằng chữ hay sử dụng mộc,
vv, nhưng không ai đặt vấn đề nghiêm túc là làm vậy để làm gì, mà câu hỏi này lại
liên quan đến triết lý giáo dục, đến mục tiêu giáo dục quốc gia, đến mục tiêu của
con đường.
Những
chi tiết như vậy là thuộc thẩm quyền chuyên môn của giáo viên mà ? Ông chủ
xưởng mộc giao cho người thợ mộc một khúc gỗ, kêu ổng đóng cái tủ trong vòng một
tuần, thì miễn sao ông đạt được mục tiêu là được, còn ông cưa trước hay đục trước
là chuyện riêng của ổng, ông chủ nào mà đứng sau lưng rình… chẳng lẽ những
« kỹ sư tâm hồn » không được đối xử như ông thợ mộc sao ?
Tôi
nghĩ đục trước hay cưa trước là chuyện kỹ thuật nghề mộc, ông chủ cũng như mọi
người nên tôn trọng, khi tuyển hay đào tạo người ta vào xưởng thì nên kỹ càng,
còn tuyển vô rồi thì hãy để người ta làm việc chuyên môn, các giáo viên cũng
nên được như vậy.
No comments:
Post a Comment