Saturday, December 3, 2016

Bài 2: Đừng đẩy con cái tới tình trạng tàn tật !

Nguyễn Khánh Trung

Bài trước đã nói giáo dục tự chủ là việc thuận theo tự nhiên, thuận theo những gì thiên phú cho con người.
Lý do kế tiếp nữa là cần giáo dục tự chủ cho con để con có thể sinh tồn, có thể đứng trên đôi chân của chính mình và bước đi …
 Cũng như mọi loài khác, con người trước tiên muốn tồn tại thì phải có khả năng tự lo. Sống thì phải ăn phải mặc, phải có chỗ để ở, phải lấy vợ gã chồng, sinh con đẻ cái. Nếu không thể đi trên đôi chân của mình thì sẽ phải làm sao ?
Trong xã hội ta hiện nay, có nhiều cô chiêu cậu ấm, ăn rồi ngồi phá, hay ăn rồi chỉ biết học mà không biết có học thật không !
Một bà mẹ nói về đứa con trai đang là sinh viên của chị: “làm sao nó biết việc nhà, thức dậy thì đã có dì, có Osin của gia đình xếp mùng mền, dọn phòng, nó chỉ biết ăn rồi đi học”.

Trong nhiều trường hợp, cha mẹ Việt bao con từ A đến Z: đi học trường nào thì đã có cha mẹ lo, học xong làm việc gì đã có ba mẹ chạy; thậm chí cưới vợ gã chồng, xây nhà, sinh con cha mẹ cũng bao nốt.
Cha mẹ nuôi con, thương con kiểu đó chẳng khác nào chặt chân, bó tay của con, biến con thành những con người tàn tật, có tay có chân mà không biết làm, không thể tự mình lo cho mình. Mà đã tàn tật thì kiểu gì cũng là gánh nặng cho những người thân và xã hội.
Vậy nên giáo dục tự chủ là rất quan trọng, là dạy con đứng trên đôi chân của riêng mình và bước đi. Tự mình bước đi được rồi thì mới có thể chạy nhảy vui chơi với đời, mới có thể trèo lên cao và có khả năng để góp sức mình với xã hội !
Có lẽ vì thế nên vợ chồng tổng thống Obama đã cho con đi làm them; tỉ phú Bill Gate đã hiến hầu hết tài sản của mình để làm việc từ thiện chứ không chia, không bao con. Họ làm như vậy không phải vì không thương con, mà đang tạo cho con bối cảnh cần thiết để con không dựa dẫm, cho phép con sống cuộc sống của chính mình bằng đổi bàn tay và khối óc của mình. Đó là nhân phẩm !
Toàn bộ các phụ huynh người Pháp mà chúng tôi đã phỏng vấn đều khuyến khích con đi làm thêm lúc 14 tuổi để tự thực hiện các “ dụ án” nhỏ của các cháu như mua điện thoại, máy tính, hay thực hiện những chuyến đi đây đó.
Thông qua lao động, các cháu học biết những giá trị của lao động, làm quen với thế giới việc làm, học được các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. 
Như vậy, chúng ta nhất trí với nhau là cần giáo dục tự chủ cho con cái đúng không? Có ai làm cha mẹ mà nỡ bó chân bó tay con mình, biến con mình thành tàn tật không ?  

 Bài tới: Con người tự chủ là ai ?   

No comments:

Post a Comment