NGUYỄN KHÁNH TRUNG
(GDVN) - Khi bàn về mục tiêu của một hệ thống giáo dục nghĩa là tìm đáp án cho câu hỏi muốn đào tạo ra mẫu người học sinh lý tưởng sau khi tốt nghiệp phổ thông thế nào?
LTS: Mỗi nền giáo dục dựa trên một hệ triết lý giáo dục có ảnh hưởng mang tính quyết định đến nội dung, phương pháp dạy và học.
Vậy thử hỏi, mẫu người mà Việt Nam muốn đào tạo chuẩn là như thế nào trong khi “triết lý giáo dục” nước ta vẫn đang là câu hỏi gây nhiều tranh cãi.
Hôm nay, trong kỳ đầu về chủ đề “triết lý giáo dục”, TS.Nguyễn Khánh Trung hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED), TP.Hồ Chí Minh đem đến cho độc giả cái nhìn tổng quan về khái niệm “triết lý giáo dục”.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Triết lý và giáo dục
Nói đến khái niệm “triết lý giáo dục” là nói tới triết và giáo dục.
Triết gia là những chuyên gia làm việc, suy tư trên các ý tưởng, các khái niệm. Họ phân tích, xếp loại, truy vấn hay tạo ra các khái niệm mới dựa trên cơ sở lý tính, sự chặt chẽ của phép logic.
Triết học là mẹ của các khoa học vì khoa học nào cũng cần sự chặt chẽ, biện chứng, lý tính và tinh thần truy vấn. Giáo dục cũng là khoa học, ngành có đối tượng là con người nên lại càng cần sự soi sáng của triết học.
Như vậy, khái niệm “triết lý giáo dục” ám chỉ những suy tư, những truy vấn mang tính triết lý trên mọi khía cạnh của giáo dục, là việc “đặt vấn đề trên tất cả những gì chúng ta biết và chúng ta tin trong giáo dục” (Reboul, 1989, tr.13).
Hôm nay, trong kỳ đầu về chủ đề “triết lý giáo dục”, TS.Nguyễn Khánh Trung hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED), TP.Hồ Chí Minh đem đến cho độc giả cái nhìn tổng quan về khái niệm “triết lý giáo dục”.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Triết lý và giáo dục
Nói đến khái niệm “triết lý giáo dục” là nói tới triết và giáo dục.
Triết gia là những chuyên gia làm việc, suy tư trên các ý tưởng, các khái niệm. Họ phân tích, xếp loại, truy vấn hay tạo ra các khái niệm mới dựa trên cơ sở lý tính, sự chặt chẽ của phép logic.
Triết học là mẹ của các khoa học vì khoa học nào cũng cần sự chặt chẽ, biện chứng, lý tính và tinh thần truy vấn. Giáo dục cũng là khoa học, ngành có đối tượng là con người nên lại càng cần sự soi sáng của triết học.
Như vậy, khái niệm “triết lý giáo dục” ám chỉ những suy tư, những truy vấn mang tính triết lý trên mọi khía cạnh của giáo dục, là việc “đặt vấn đề trên tất cả những gì chúng ta biết và chúng ta tin trong giáo dục” (Reboul, 1989, tr.13).
Định nghĩa này của Olivier Reboul nhấn mạnh đến ba chiều kích:
Tính toàn bộ: nghĩa là không có khía cạnh nào trong giáo dục thoát ra khỏi sự truy vấn của triết học.
Tính triệt để: sự truy vấn phải đi tới cùng, tới nguồn cội, không thể có chuyện bàn đến cách giảng dạy thế nào mà không đặt câu hỏi trên các mục tiêu của việc giảng dạy đó là gì.
Tính thực tế cuộc sống: sự truy vấn không chỉ dừng lại ở những tri thức, nội dung được giảng dạy, mà còn trên sản phẩm được đào tạo, liệu học sinh sau khi ra trường sẽ thế nào trong sự tương quan với xã hội và thế giới công việc?
Chính vì vậy, “triết lý giáo dục” là một đề tài rộng lớn, trong phạm vi bài viết này tôi xin chỉ nói đến “mục tiêu giáo dục phổ thông”, vấn đề mà các học giả Việt Nam hay bàn tới.
Tôi cho rằng, đây là khâu trọng yếu nhất, nó chi phối, định hướng các phần còn lại trong quy trình tổ chức giảng dạy của một hệ thống giáo dục.
Về mục tiêu giáo dục phổ thông
Khi bàn về mục tiêu của một hệ thống giáo dục, chúng ta có thể đặt những câu hỏi như sau:
Thứ nhất, hệ thống giáo dục đó muốn đào tạo ra mẫu người học sinh lý tưởng sau khi tốt nghiệp phổ thông thế nào?
Mẫu người lý tưởng này cần phải sở đắc các loại hình tri thức, kỹ năng, các giá trị nào?
Hai câu hỏi này liên quan đến nội dung toàn bộ chương trình đào tạo, cũng như định hướng nội dung trong các môn học cụ thể.
Tính toàn bộ: nghĩa là không có khía cạnh nào trong giáo dục thoát ra khỏi sự truy vấn của triết học.
Tính triệt để: sự truy vấn phải đi tới cùng, tới nguồn cội, không thể có chuyện bàn đến cách giảng dạy thế nào mà không đặt câu hỏi trên các mục tiêu của việc giảng dạy đó là gì.
Tính thực tế cuộc sống: sự truy vấn không chỉ dừng lại ở những tri thức, nội dung được giảng dạy, mà còn trên sản phẩm được đào tạo, liệu học sinh sau khi ra trường sẽ thế nào trong sự tương quan với xã hội và thế giới công việc?
Chính vì vậy, “triết lý giáo dục” là một đề tài rộng lớn, trong phạm vi bài viết này tôi xin chỉ nói đến “mục tiêu giáo dục phổ thông”, vấn đề mà các học giả Việt Nam hay bàn tới.
Tôi cho rằng, đây là khâu trọng yếu nhất, nó chi phối, định hướng các phần còn lại trong quy trình tổ chức giảng dạy của một hệ thống giáo dục.
Về mục tiêu giáo dục phổ thông
Khi bàn về mục tiêu của một hệ thống giáo dục, chúng ta có thể đặt những câu hỏi như sau:
Thứ nhất, hệ thống giáo dục đó muốn đào tạo ra mẫu người học sinh lý tưởng sau khi tốt nghiệp phổ thông thế nào?
Mẫu người lý tưởng này cần phải sở đắc các loại hình tri thức, kỹ năng, các giá trị nào?
Hai câu hỏi này liên quan đến nội dung toàn bộ chương trình đào tạo, cũng như định hướng nội dung trong các môn học cụ thể.
Thứ hai, tại sao lại là mẫu hình học sinh lý tưởng đó? Để để kiến tạo nên xã hội tương lai thời của các em thế nào?
Hai câu hỏi này liên quan đến mô hình tổ chức xã hội, kinh tế, chính trị, đến lý tưởng mà xã hội theo đuổi.
Tôi lấy ví dụ, xã hội chủ nghĩa thì định nghĩa mẫu người đó theo ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, và mong muốn đào tạo “con người xã hội chủ nghĩa” sẽ khác so với xã hội dân chủ lại mong đào tạo con người có thể sống và làm việc trong xã hội đa nguyên, biết tôn trọng sự khác biệt,…
Thứ ba, quan niệm của các actor trong hệ thống giáo dục (lãnh đạo giáo dục, hiệu trưởng, giáo viên) về con người, về bản chất của trẻ nhỏ, những cá nhân được giáo dục thế nào?
Câu hỏi này liên quan đến hình thức tổ chức giảng dạy, phương pháp sư phạm, phương pháp đánh giá...
Chẳng hạn, nếu xem trẻ nhỏ là những cá nhân, những “tờ giấy trắng” thụ động, thì sẽ dễ dẫn đến giáo dục kiểu áp đặt một chiều theo ý người lớn.
Còn khi xem trẻ là những actor chủ động, có khả năng góp phần tham gia vào quá trình giáo dục như xác tín của Maria Montessori, thì phương pháp giáo dục sẽ dân chủ hơn, trẻ sẽ được tôn trọng hơn.
Mỗi câu hỏi nêu trên là những đề tài lớn đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập dưới nhiều tiếp cận khác nhau, nó đụng chạm đến nhiều vấn đề, nhiều khâu và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, thiết nghĩ, các câu hỏi trên nên được nghiên cứu, tranh luận một cách kỹ lưỡng nhằm rút ra những lý luận mang tính triết lý, làm nền tảng chắc chắn cho hệ thống giáo dục, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
Trong kỳ 2, tôi sẽ nói đến cách mà người Pháp định nghĩa về mẫu hình học sinh lý tưởng sau khi học xong bậc phổ thông như thế nào.
Còn nữa...
Nguon: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Triet-ly-giao-duc-dich-den-la-ta-muon-dao-tao-ra-con-nguoi-nhu-the-nao-post170519.gd
Cảm ơn anh NKT đã có bài viết hay tiếp tục vấn đề cốt lõi của giáo dục VN. Tôi xin phép được làm rõ 1 ý:
ReplyDelete- Nếu nói xác định mục tiêu giáo dục là "liên quan đến mô hình tổ chức xã hội, kinh tế, chính trị, đến lý tưởng mà xã hội theo đuổi", thì thực ra, chính mục tiêu giáo dục hiện nay của VN đang rất "lý tưởng". Trong, luật GD và các chính sách gd VN, "con người mới XHCN" cũng hướng tới "nhân ái", "sáng tạo", "toàn cầu"...
Có lẽ lập luận nên là: cần có triết lý gd cụ thể, phù hợp với thời đại, nhưng KHÔNG gắn kết với tư tưởng chính trị nào.
Mong nhận đươc chỉ giáo thêm từ anh! Xin cảm ơn!