Thursday, December 1, 2016

Bài 1: Tại sao lại cần giáo dục tự chủ cho con?

Nguyễn Khánh Trung

Trước hết là vì bản tính tự nhiên thiên phú, con người ngay từ trong lòng mẹ đã tỏ ra là một sinh linh cao cả và đầy khả năng hơn lòai vật, đã tỏ ra là một chủ thể chủ động, duy nhất và khác biệt (chủ thể duy biệt).
 Trẻ mới lọt lòng như “tờ giấy trắng” ở chỗ chưa có tì vết gì của người lớn trên đó, nhưng đã được thiên nhiền cài sẵn đầy khả năng mà chỉ cần người lớn tạo ra một môi trường thích hợp, thì cái “ phôi thai” thể xác và tinh thần  của trẻ sẽ tự phát triển một cách tốt lành.
Vậy nên Montaigne đã nói “Người học không phải là một cái bình để chúng ta đổ đầy, mà là một ngọn lửa mà chúng ta phải thắp lên”
 Trẻ là một chủ thể, một tác nhân, một bên trong quá trình giáo dục nên phải tôn trọng trẻ, phải nhìn nhận vai trò chủ động của trẻ.

Đứa trẻ chịu ảnh hưởng từ người lớn nhưng cũng lắm phen làm người lớn phải thay đổi đó chứ !
Ví dụ nhé: một đứa bé sơ sinh cất tiếng khóc, người lớn tới bồng bế dỗ dành, cho ăn, thay tả… thì đứa bé là bên chủ động bắt đầu một quá trình tương tác, kết quả là người lớn phải chiều theo bé, nhiều khi phải bỏ tất cả dự định riêng của mình để theo bé. Như vậy, bé là bên chủ động bắt đầu một quá trình tương tác và đã làm người lớn thay đổi.
Mấy nhóc nhà mình luôn là bên quyết định đi ăn ở nhà hang nào mỗi khi cả nhà đi ăn bên ngòai. Số là trong nhà có 5 người có quyền biểu quyết (Út mới được 1 tuổi nên chưa tham gia biểu quyết). Nhiều khi ba mẹ muốn ăn ở nhà hàng Tàu, nhưng 3 chàng trai thầm thì với nhau rồi biểu quyết nhà hàng Tây. Theo nguyên tắc dân chủ quá bán phần thì các con thắng  J. Trong xã hội dân chủ, lãnh đạo phải theo dân khổ là vậy !
Túm lại là, không phải lúc nào mình cũng chạy theo con, nhưng cũng không thể áp đặt hoàn toàn, nên cứ chiều chiều theo đó mà đưa con vào đời, chấp nhận sự tương tác qua lại, chấp nhận con cái có thể ảnh hưởng trên mình, chấp nhận con cái là một bên trong quá trình giáo dục, miễn sao hướng con đi trên con đường tốt cho con.
Giáo dục mà làm mất hết những gì thiên phú ( tính chủ động, tính duy biệt) nơi mỗi người con, đó là một sự giáo dục đi ngược lại với bản tính tự nhiên của con người, và dĩ nhiên chẳng tốt đẹp gì với con trẻ và với xã hội.
Bài kế tiếp: Giáo dục tự chủ cho con để con có thể tự sinh tồn và đứng trên đôi chân của chính mình
Nguon: https://www.facebook.com/notes/khanh-trung-nguyen/b%C3%A0i-1-t%E1%BA%A1i-sao-l%E1%BA%A1i-c%E1%BA%A7n-gi%C3%A1o-d%E1%BB%A5c-t%E1%BB%B1-ch%E1%BB%A7-cho-con/1644327225593086

No comments:

Post a Comment