Wednesday, June 10, 2020

Nghệ thuật giúp trẻ học tập tốt hơn

Nguyễn Khánh Trung

Theo giáo sư Makoto Shichida, khi mới sinh ra, trẻ đã vận dụng não phải, vốn có khả năng tiếp thu các kích thích bên ngoài dưới dạng những chuyển động sóng (không liên quan gì đến năm giác quan) để chuyển đổi những chuyển động sóng này thành những hình ảnh.

uy nhiên khi trẻ lớn lên, bắt đầu tiếp xúc với giáo dục nhà trường, những khả năng tự nhiên nơi trẻ sẽ mất dần, nghĩa là thay vì nhà trường tìm cách nuôi dưỡng và phát triển những khả năng sẵn có, đã đưa trẻ vào một hệ thống với nhiều hạn chế, đặc biệt là làm hạn chế khả năng của não phải. Cách thức giảng dạy kéo theo cách thức học tập không thuận theo tự nhiên, làm mất cân bằng giữa hai bán cầu não và do đó làm hạn chế năng lực vốn có của con người.

Theo tôi, giáo dục Việt Nam đã dựa quá nhiều trên các chức năng của não trái mà bỏ qua hoặc không mấy quan tâm đến phần não phải, xem nhẹ các yếu tố thuộc về trực quan, cảm xúc, xem nhẹ giáo dục nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc và hội hoạ. Thế nhưng, thật trớ trêu, bán cầu não trái vốn gắn chặt với nhà trường như vậy có rất ít khả năng ghi nhớ so với não phải. Những gì học sinh nhớ được chủ yếu dựa trên việc lặp đi lặp lại các bài học hay các bài tập.

Theo Bruno Hourst, sở trường của não phải là ghi nhớ, nó mã hoá thông tin bằng cách thức không lời và kết nối thông tin với những cảm xúc và các yếu tố như nhịp điệu, màu sắc, hình dạng, hình ảnh. Đó là quá trình tạo ra những ký ức mà chúng ta lưu giữ trong trí nhớ, thậm chí là khi những ký ức này đã xảy ra từ rất lâu.

Để cải thiện sự mất quân bình nói trên, cần chú ý tạo ra một môi trường phong phú và đa dạng, ở đó cho phép bộ não vận dụng hết khả năng của hai bán cầu; thúc đẩy tiếp cận tổng quát cũng như tiếp cận phân tích; ưu tiên các yếu tố mang tính cảm xúc, có hình ảnh để ghi nhớ tốt hơn. Âm nhạc có thể giúp sự kết nối khả năng của hai bán cầu và kích thích não phải phát huy vai trò.Tạp chí Nature đã công bố những kết quả từ một thí nghiệm của Mỹ được tiến hành tại trung tâm thần kinh học phục vụ việc học và ghi nhớ. Người ta đã cho 36 học sinh trung học cơ sở làm các bài kiểm tra về trí nhớ, trước rồi sau một số hoạt động, trong đó cho nghe một bản Sonate của Mozart. Kết quả, tất cả học sinh sau khi nghe nhạc của Mozart đều có kết quả tăng lên đến 9 điểm. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá rằng, âm nhạc cổ điển có thể cải thiện khả năng lập luận trừu tượng (đặc biệt là khả năng vận dụng vào toán học hoặc môn cờ vua) bằng cách củng cố sự kết nối giữa các phần khác nhau của não. Họ cho rằng chìa khoá của kết quả này chính là tính phức hợp của bản nhạc.

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, trường học nào tạo không gian và điều kiện cho các môn nghệ thuật như hội hoạ, âm nhạc phát triển, học sinh luôn đạt được kết quả tốt.



No comments:

Post a Comment