Vĩnh Hà, Thư Hiên
Là những người
thực thi chủ chốt cả Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (bắt đầu triển
khai từ năm học 2012-2013) lẫn đề án đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện (sắp
tới), nhiều thầy cô giáo khẳng định: “Đổi mới từ người thầy là việc quan trọng
nhất trong rất nhiều việc lớn nhỏ cùng lúc đặt ra thời gian qua”.
Những suy nghĩ,
mong mỏi của họ đều giản dị và thiết thực, trái ngược với rất nhiều định hướng
to tát và phức tạp… của ngành giáo dục hiện nay.
Một bài giảng có
thể trở nên thú vị, lôi cuốn, khiến học sinh thích học, nhớ lâu nhưng cũng có
thể rất nặng nề, căng thẳng; một bài học đạo đức được đáp lại bằng thái độ đối
phó, hình thức hay thắp lên ngọn lửa trong tim nhiều học sinh, điều đó chủ yếu
dựa vào “nghệ thuật của người thầy”.
Tìm lại vị thế
người thầy
Thích
môn học vì yêu thầy cô
Học
sinh chúng em yêu môn học vì yêu thầy cô giáo. Thầy cô tính tình hiền hòa,
cởi mở, cách dạy học dễ hiểu, hấp dẫn khiến chúng em thích học. Vì thích học
nên sẽ nhớ lâu bài học. Qua thông tin chúng em được đọc, được nghe thì thầy
cô đang sống vất vả quá, vì thế thầy cô phải dạy thêm. Chúng em từng có ý
nghĩ “học ở trường là học thêm, học ở lớp học thêm mới là học chính thức”.
NGUYỄN
NGỌC ANH
(học sinh Trường THPT Kim Liên) |
Thầy Đàm Hiếu
Chiến, một trong những giáo viên kỳ cựu dạy chuyên toán của Trường THCS Trưng
Vương (Hà Nội), kể ông đã dạy rất nhiều thế hệ học sinh chuyên toán giỏi hơn 20
năm qua, chứng kiến hầu hết các em chọn những nghề nghiệp dễ phát triển sự nghiệp
và có thu nhập tốt hoặc đi học nước ngoài. “Tôi có một học trò chuyên toán duy
nhất chọn nghề sư phạm và tình nguyện về trường phổ thông dạy học, trong khi
nhiều nơi khác “trải thảm đỏ” mời em làm việc. Trong thâm tâm tôi rất mừng,
nhưng nhìn vào những bất cập trong cơ chế hiện nay tôi lại muốn khuyên em ấy
đừng bỏ qua những cơ hội tốt hơn. Vì tôi biết rất có thể tài năng, tâm huyết
của thầy giáo trẻ đó sẽ bị mai một”- thầy Chiến chia sẻ.