Nguyễn Khánh Trung |
Các bà mẹ hiểu rõ sự khác biệt thiên bẩm giữa
các con của mình
Qua
hàng chục cuộc phỏng vấn xoay quanh chủ đề về giáo dục gia đình, quan
niệm và phương cách giáo dục, một điều nổi bật, một điểm chung mà chúng
tôi có thể rút ra đó là các bà mẹ nhận thức và mô tả sự khác biệt nơi
từng đứa trẻ một cách sống động, đầy sự cuốn hút. Từ nhận thức này, đa
số họ cho rằng, giáo dục không nên là sự áp đặt một khuôn mẫu nào đó lên
tất cả trẻ nhỏ.
Tôi nhớ ở đâu đó trong tác phẩm Emile hay là giáo dục,
Rousseau đã khen các mẹ là như những nhà giáo dục vĩ đại. Quả thật, họ
đã đưa ra những đúc kết như những nhà lý luận và thực hành giáo dục
chuyên nghiệp mặc dù đa số trong họ chẳng học hành, bằng cấp gì nhiều.
Những đúc kết của họ bình dị nhưng có sức thuyết phục, đánh đổ nhiều lý
thuyết nghiên cứu trong xã hội học và giáo dục học theo trường phái
quyết định luận, kiểu cho rằng bối cảnh xung quanh, sự giáo dục của
người lớn là những yếu tố quyết định nhân cách của trẻ nhỏ. Những kết
luận của họ, các bà mẹ Pháp và Việt cũng tố cáo sự sai trái của những
quốc gia có nền giáo dục tập quyền, những nơi lùa tất cả trẻ nhỏ vào
chung một cái khung và cố tình đúc chúng trở nên giống nhau như những
con người robot.
Sự khác biệt có tính thiên bẩm nơi trẻ nhỏ
Các bà mẹ Pháp và Việt Nam mà chúng tôi nói chuyện thường có 2 con trở lên, có bà mẹ có đến 6 con. Họ là người gần gũi và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục con cái. Chúng tôi trích ngay vài đoạn điển hình liên quan đến sự khác biệt nơi trẻ nhỏ. Một bà mẹ Pháp có 4 người con nhìn nhận:
Hoàn toàn khác biệt, mỗi cháu mỗi vẻ. Cháu đầu nhà tôi là con gái nhưng lại có máu nghệ sĩ, luôn sống trên mây. Nó lộn xộn, bừa bãi, và nó thích sống như thế. Còn người em kế lại ngược hẳn, thích quan sát, thích toán học, thích sự chính xác và rõ ràng. Nó cũng thích đọc, tôi nói với anh, nó có thể ở trong phòng đọc sách cả buổi mà chẳng sao. Còn cậu thứ ba thì lại chẳng giống ai trong nhà này, cháu thích thể thao mặc dầu tôi và chồng tôi đâu có ai có khiếu thể thao. Cái gì cũng cơ bắp, hùng hục... Chuyện học hành với cậu ta là chuyện thứ yếu, cũng đến trường, cũng sách vở như ai, nhưng hình như không thú vị cho lắm ! (cười). Còn cháu út thì chỉ mới 4 tuổi, thích ba mẹ vuốt ve, vì quá nhỏ nên cháu chưa bộc lộ rõ lắm, nhưng có lẽ là mẫu số chung của tất cả các anh chi nó...
Một bà mẹ Việt Nam có hai con trai mô tả một cách giản dị:
Có, mỗi đứa mỗi tính. Ví dụ như bận áo quần thì thằng kia thì bận màu nhạt, thằng này thì khoái bận màu đậm. Hai anh em hai tính kỳ lắm. Ăn uống cũng vậy, đứa ăn rau đứa không ăn rau.
Còn rất nhiều những minh hoạ tương tự mô tả sự khác biệt nơi con nhỏ.
Các bà mẹ nhấn mạnh sự khác biệt giữa đứa trẻ này và đứa trẻ khác, giữa
trẻ nam và trẻ nữ, là những khác biệt có tính thiên bẩm trước khi tiếp
xúc với giáo dục của người lớn. Và một điều thú vị khác mà chúng tôi
khâm phục các bà mẹ hơn nhiều các quan chức giáo dục cấp cao là, vì nhận
thức sự khác biệt nơi con cái có tính bẩm sinh như thế, nên không ai nỡ
áp đặt lên tất cả các con cùng một mục tiêu và cùng một khuôn mẫu giáo
dục.Họ ước mơ ước một tương
lại tốt đẹp cho con, họ cố gắng hướng dẫn, dạy dỗ (về khoản này thì có
sự khác biệt rất rõ giữa các bà mẹ Pháp và Việt Nam mà chúng tôi chưa có
điều kiện trình bày ở đây), nhưng phải tuỳ vào từng người con, chứ
không thể áp dụng với tất cả các con cùng một cách thức và mục tiêu. Một
bà mẹ Việt có một trai một gái chia sẻ:
Không, mỗi đứa một cách em ơi, do tính cách với lại nam khác, nữ khác mà cùng áp dụng cùng một cái là không được... không phải là giáo dục là cùng một khuôn mẫu cho hai ba đứa thì không có, nhưng mà tuỳ, tuỳ cơ ứng biến để xử lý thôi.
Các bà mẹ Pháp lại càng tỏ ra dân chủ hơn khi luôn đặt con họ làm trung tâm trong giáo dục. Họ có những nguyên tắc chung, những chờ đợi chung dành cho tất cả các con như là những nguyên tắc căn bản cần chuyển tải đến con để giúp con hội nhập vào xã hội, như những phép lịch sự, sự tôn trong người khác, tôn trọng sự khác biệt, tính tự lập... Nhưng để đạt được những điều này thì phải tuỳ từng người con để hướng dẫn, để nói chuyện, để có những đối sách. Bà mẹ Pháp có 6 người con đưa ra một hình ảnh:
Giáo dục con cái cũng như chăm một cái cây, phải tuỳ theo từng đứa để tưới nước, bón phân cho phù hợp thì mới giúp con tự lớn lên được. Có cháu thì cần nhẹ nhàng khuyên răn, cũng có cháu thì cần đến các hình phạt. Nhưng ngay cả chuyện này cũng tuỳ. Chẳng hạn, nếu phạt cái đứa mà nó thích đọc, có đời sống hướng nội bằng cách nhốt nó trong phòng có đầy sách thì nó hạnh phúc quá (cười), còn nếu áp dụng hình phạt đó với cái đứa thích đi, thích hoạt động thì mới là hình phạt...
Ngoài sự khác biệt, đứa trẻ còn là những actor chủ động trong quá trình hình thành nhân cách, chứ không phải là những thực thể thụ động chịu sự đúc nặn của người lớn. Tất cả các bà mẹ đều thấy mà chúng tôi cũng thấy rất rõ, là đứa trẻ ngay từ lọt lòng vốn là những cá thể chủ động, đứa trẻ chịu sự giáo dục của người lớn nhưng trẻ cũng không ngồi yên để người lớn muốn làm gì thì làm. Chẳng hạn chuyện một đứa trẻ khóc khi chưa biết nói, và người lớn đến bồng nó, cho ăn, ru ngủ... là một hành động chủ động của trẻ tương tác với người lớn nhằm đạt được ý muốn của mình. Với thời gian, con cái chúng ta đủ sự thông minh để thực hiện những ý đồ theo sở thích riêng hay ít nữa là tìm được tiếng nói trong những điều mà các trẻ buộc phải thi hành. Đây cũng là một điểm quan trọng khác cần lưu ý trong giáo dục.
Vài suy nghĩ về giáo dục nhà trường tại Việt Nam
Từ những bài học của các bà mẹ, làm chúng ta liên hệ và suy nghĩ nhiều điều trong giáo dục phổ thông hiện nay. Tại sao các bà mẹ, vốn chẳng được đào tạo gì trong các trường sư phạm, mà nhìn ra những chuyện mà Rousseau, Piaget đã nhìn ra, còn những người có trách nhiệm với hệ thống giáo dục của chúng ta hiện nay có lẽ ít nhiều được đào tạo lại không nhìn ra, hay nhìn ra nhưng vẫn áp đặt một mô hình giáo dục trái tự nhiên, tức là đi ngược lại với sự khác biệt bẩm sinh, quên mất vai trò chủ động nơi con trẻ đến thế.
Qua chuyện này, tôi muốn đặt ra những câu hỏi để suy nghĩ.
Mục tiêu giáo dục quốc gia? Hai đứa con trong một gia đình
đã là khác nhau do đó ít cha mẹ nào cùng đặt ra chung một mục tiêu cho
hai con là phải trở thành ông này bà nọ cụ thể nào đó trong tương lai.
Do vậy, theo tôi, chúng ta chỉ nên đặt mục tiêu của giáo dục là chăm sóc
và tạo điều kiện tối đa cho từng học sinh phát triển tối đa về trí tuệ,
tinh thần, thể lực theo cách của mình. Giáo dục không phải là hành động
bỏ chung tất cả con em vào cùng một cái khung, dẫu cho cái khung đó có
tốt lành thế nào, huống hồ đây lại là một cái khung mà ngay cả người lớn
cũng không biết có đúng hay không. Làm như thế là cản trở sự phát triển
của con trẻ, đi ngược lại những khác biệt vốn có, quên mất vai trò chủ
động nơi từng trẻ, và dĩ nhiên là chẳng tốt lành gì cho tương lai của cả
đất nước.Phương thức tổ chức
và thực hành giáo dục? Tại sao chúng ta áp dụng cùng một loại hình
trường lớp, chương trình nội dung và cách thức giáo dục cho chung tất cả
học sinh ?
Sự đặc biệt nơi giáo dục phổ thông Việt Nam mà không mấy nước có, đó là
sự đồng loạt, tập thể, thi đua khen thưởng trong giáo dục. Các em học
cùng chương trình và sách giáo khoa đồng loạt, thầy đọc trò chép đồng
loạt, các phong trào thi đua khen thưởng được tổ chức đồng loạt, bây giờ
thì thực hiện đổi mới cũng đồng loạt... Sự đồng loạt này san bằng mọi
khác biệt vốn có của trẻ thơ. Sự thành công của giáo dục Phần Lan mà
chúng tôi đã có dịp quan sát, là nhà trường, các giáo viên của nước này
đã học bài học của các bà mẹ mà chúng tôi đã nói đến ở trên. Họ nhận
thức sâu sắc sự khác biệt nơi từng học sinh, và xem mỗi học sinh là mỗi
actor chủ động. Và vì vậy họ đã áp dụng sự khác biệt trong phương cách
giáo dục và mời gọi sự tham gia từ phía học sinh. Tuỳ theo thể trạng,
tâm lý, khuynh hướng, năng khiếu của từng học sinh, các giáo viên có
trách nhiệm xây dựng từng kế hoạch riêng có sự tham của ba bên: học
sinh, phụ huynh và giáo viên trong thiết kế và thực hiện. Giáo dục đặt
học sinh làm trung tâm là như thế.Trong
chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục Việt Nam cũng đang theo hướng này,
tôi mong là không phải vì bế tắc quá mà làm theo thiên hạ một cách máy
móc, mà chỉ mong những người có trách nhiệm nhận thức được như những
người mẹ mà tôi đã trình bày ở trên và với cái tâm, để thực hiện thành
công sự đổi mới theo hướng tôn trọng vai trò chủ động của học sinh, tôn
trọng sự khác biệt có tính bẩm sinh của từng con trẻ.
---------------------
(Tư liệu cho bài viết này được lấy từ các cuộc phỏng vấn trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu của Viện nghiên cứu Phát triển giáo dục IRED)
Nguon: http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&News=8138&CategoryID=6
Sự khác biệt có tính thiên bẩm nơi trẻ nhỏ
Các bà mẹ Pháp và Việt Nam mà chúng tôi nói chuyện thường có 2 con trở lên, có bà mẹ có đến 6 con. Họ là người gần gũi và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục con cái. Chúng tôi trích ngay vài đoạn điển hình liên quan đến sự khác biệt nơi trẻ nhỏ. Một bà mẹ Pháp có 4 người con nhìn nhận:
Hoàn toàn khác biệt, mỗi cháu mỗi vẻ. Cháu đầu nhà tôi là con gái nhưng lại có máu nghệ sĩ, luôn sống trên mây. Nó lộn xộn, bừa bãi, và nó thích sống như thế. Còn người em kế lại ngược hẳn, thích quan sát, thích toán học, thích sự chính xác và rõ ràng. Nó cũng thích đọc, tôi nói với anh, nó có thể ở trong phòng đọc sách cả buổi mà chẳng sao. Còn cậu thứ ba thì lại chẳng giống ai trong nhà này, cháu thích thể thao mặc dầu tôi và chồng tôi đâu có ai có khiếu thể thao. Cái gì cũng cơ bắp, hùng hục... Chuyện học hành với cậu ta là chuyện thứ yếu, cũng đến trường, cũng sách vở như ai, nhưng hình như không thú vị cho lắm ! (cười). Còn cháu út thì chỉ mới 4 tuổi, thích ba mẹ vuốt ve, vì quá nhỏ nên cháu chưa bộc lộ rõ lắm, nhưng có lẽ là mẫu số chung của tất cả các anh chi nó...
Một bà mẹ Việt Nam có hai con trai mô tả một cách giản dị:
Có, mỗi đứa mỗi tính. Ví dụ như bận áo quần thì thằng kia thì bận màu nhạt, thằng này thì khoái bận màu đậm. Hai anh em hai tính kỳ lắm. Ăn uống cũng vậy, đứa ăn rau đứa không ăn rau.
Còn rất nhiều những minh hoạ tương tự mô tả sự khác biệt nơi con nhỏ.
Những kết luận của họ, các bà mẹ
Pháp và Việt cũng tố cáo sự sai trái của những quốc gia có nền giáo dục
tập quyền, những nơi lùa tất cả trẻ nhỏ vào chung một cái khung và cố
tình đúc chúng trở nên giống nhau như những con người robot. |
Không, mỗi đứa một cách em ơi, do tính cách với lại nam khác, nữ khác mà cùng áp dụng cùng một cái là không được... không phải là giáo dục là cùng một khuôn mẫu cho hai ba đứa thì không có, nhưng mà tuỳ, tuỳ cơ ứng biến để xử lý thôi.
Các bà mẹ Pháp lại càng tỏ ra dân chủ hơn khi luôn đặt con họ làm trung tâm trong giáo dục. Họ có những nguyên tắc chung, những chờ đợi chung dành cho tất cả các con như là những nguyên tắc căn bản cần chuyển tải đến con để giúp con hội nhập vào xã hội, như những phép lịch sự, sự tôn trong người khác, tôn trọng sự khác biệt, tính tự lập... Nhưng để đạt được những điều này thì phải tuỳ từng người con để hướng dẫn, để nói chuyện, để có những đối sách. Bà mẹ Pháp có 6 người con đưa ra một hình ảnh:
Giáo dục con cái cũng như chăm một cái cây, phải tuỳ theo từng đứa để tưới nước, bón phân cho phù hợp thì mới giúp con tự lớn lên được. Có cháu thì cần nhẹ nhàng khuyên răn, cũng có cháu thì cần đến các hình phạt. Nhưng ngay cả chuyện này cũng tuỳ. Chẳng hạn, nếu phạt cái đứa mà nó thích đọc, có đời sống hướng nội bằng cách nhốt nó trong phòng có đầy sách thì nó hạnh phúc quá (cười), còn nếu áp dụng hình phạt đó với cái đứa thích đi, thích hoạt động thì mới là hình phạt...
Ngoài sự khác biệt, đứa trẻ còn là những actor chủ động trong quá trình hình thành nhân cách, chứ không phải là những thực thể thụ động chịu sự đúc nặn của người lớn. Tất cả các bà mẹ đều thấy mà chúng tôi cũng thấy rất rõ, là đứa trẻ ngay từ lọt lòng vốn là những cá thể chủ động, đứa trẻ chịu sự giáo dục của người lớn nhưng trẻ cũng không ngồi yên để người lớn muốn làm gì thì làm. Chẳng hạn chuyện một đứa trẻ khóc khi chưa biết nói, và người lớn đến bồng nó, cho ăn, ru ngủ... là một hành động chủ động của trẻ tương tác với người lớn nhằm đạt được ý muốn của mình. Với thời gian, con cái chúng ta đủ sự thông minh để thực hiện những ý đồ theo sở thích riêng hay ít nữa là tìm được tiếng nói trong những điều mà các trẻ buộc phải thi hành. Đây cũng là một điểm quan trọng khác cần lưu ý trong giáo dục.
Vài suy nghĩ về giáo dục nhà trường tại Việt Nam
Từ những bài học của các bà mẹ, làm chúng ta liên hệ và suy nghĩ nhiều điều trong giáo dục phổ thông hiện nay. Tại sao các bà mẹ, vốn chẳng được đào tạo gì trong các trường sư phạm, mà nhìn ra những chuyện mà Rousseau, Piaget đã nhìn ra, còn những người có trách nhiệm với hệ thống giáo dục của chúng ta hiện nay có lẽ ít nhiều được đào tạo lại không nhìn ra, hay nhìn ra nhưng vẫn áp đặt một mô hình giáo dục trái tự nhiên, tức là đi ngược lại với sự khác biệt bẩm sinh, quên mất vai trò chủ động nơi con trẻ đến thế.
Qua chuyện này, tôi muốn đặt ra những câu hỏi để suy nghĩ.
Với thời gian, con cái chúng ta đủ sự thông minh để thực hiện những ý đồ theo sở thích riêng hay ít nữa là tìm được tiếng nói trong những điều mà các trẻ buộc phải thi hành. Đây cũng là một điểm quan trọng khác cần lưu ý trong giáo dục. |
Giáo dục không phải là hành động bỏ chung tất cả con em vào cùng một cái khung, dẫu cho cái khung đó có tốt lành thế nào, huống hồ đây lại là một cái khung mà ngay cả người lớn cũng không biết có đúng hay không. |
---------------------
(Tư liệu cho bài viết này được lấy từ các cuộc phỏng vấn trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu của Viện nghiên cứu Phát triển giáo dục IRED)
Nguon: http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&News=8138&CategoryID=6
No comments:
Post a Comment