Wednesday, November 12, 2014

"Chúng mày không khá nổi vì...giáo dục gia đình"

Ngân Anh tổng hợp

- Bài viết “Chúng mày không khá nổi là vậy!” nhận được một lượng phản hồi lớn của độc giả, nói lên việc ý thức, hành vi, ứng xử là nỗi bức xúc của không ít người.
Thi nhau kể thêm lỗiĐộc giả có địa chỉ email trankiem@... kể câu chuyện: “Tôi vào bệnh viện B.T.L, có bác sĩ đi qua trước mặt bệnh nhân khạc nhổ ra đường ngay trước mặt mọi người. Có bác sĩ khoa nhi hỏi phụ huynh toàn hỏi trống không”.
ý thức, quy định, nội quy, nhà trường, gia đình

Anh Lê Mạnh Kiểm (kiemnhansu@...) than thở: “Tôi từng mở quán ăn, mỗi bàn ăn tôi đều để một sọt đựng rác ngay chân bàn ăn. Nhưng sau một tháng tôi phải bỏ sọt rác đi vì hiếm thấy ai bỏ rác vào sọt. Họ cậy họ có tiền, họ là thượng đế, nên họ vứt xả rác bừa bãi xuống nền nhà, thậm chí còn nhổ nước bọt ngay sát chỗ mình ăn”
“Tôi đi ra đường hay bị người đi xe phía trước nhổ nước bọt văng tùm lum...” là câu chuyện của độc giả tên Thế (dangthanhthe@...)
Độc giả ở địa chỉ quaycamera@... nói ra nỗi chán nản: “Chỉ bỏ ra 25.000 một tháng để cho cty công cộng gom rác họ cũng không làm, con đường đang đẹp họ chở nguyên bao rác quẳng xuống rồi chạy tuốt. Có lần tôi chứng kiến một nhóm bạn trẻ VN ăn uống cùng với mấy người nước ngoài ở điểm du lịch, khi ăn xong người nước ngoài họ gom nhặt hết rác bỏ vào thùng trong khi mấy người trẻ VN chỉ đứng nhìn.


Gia đình là “thủ phạm chính”?
Từ bài báo và từ hành vi của những người xung quanh, độc giả tên Thanh Bình (binh.luongthanh.vb@...) nhận định “Học sinh, thanh niên thời giờ cũng đang khá lên dần từ ý thức được chỉ dẫn từ nhà trường so với thời cách đây 15-20 năm đấy thôi. Quan trọng là bạn tiếp cận với học sinh như thế nào để các em tiếp thu và làm theo,đặc biệt là được uốn nắn từ lúc bắt đầu bước chân tới cổng trường”.
Độc giả Kỳ Thực (thangdoquyet@...)     quy kết: “Lỗi dẫn đến hành vi "xấu" ở tuổi đi học là do giáo dục, lỗi này ở tuổi trưởng thành "sinh viên, người lao động ,,," là do quản lý của cơ sở đào tạo hoặc lao động”.
“Gốc văn hóa rất thấp, từ gia đình đến nhà trường không dạy giỗ phép tắc, quy tắc ứng xử, trách nhiệm gia đình và xã hội. Khắc phục phải mất cả thế hệ” – độc giả Mỹ Hạnh (mihnh06@...) đưa ý kiến.
Tuy nhiên, không ít độc giả nhận định gia đình là nguyên nhân chính dẫn đến những hành vi vô ý thức.
Chị Nguyễn Nga (vtgiang1972@...) cho rằng nói tại giáo dục là chưa đúng. “Nhà trường luôn dạy các con những điều tốt đẹp nhưng chính gia đình mới làm hỏng các con. Ai làm giáo viên sẽ hiểu được phụ huynh mới khó chiu thế nào. Ví dụ: chen vào lớp chọ chỗ ngồi tốt cho con, cho con thường xuyên đi học muộn, cái gì của nhà trường thì lãng phí…”.
Anh Lê Võ Quốc Hào (quochao0901@...) kể câu chuyện: “Nhiều lần đón hai đứa con đi học về, và nhiều lần 2 đứa nhỏ thấy bạn cùng trường vứt vỏ hộp sữa không xuống đường. Chúng bảo sao các bạn đó ném hợp sữa và rác xuống đường được còn con sao ba không cho? Tôi bảo nếu ai cũng giống như con thì xã hội này dơ bẩn hết và con người ta cứ chờ đến thế hệ sau hy vọng tốt đẹp hơn, ý thức hơn”.
Nhưng anh Hào cũng nghĩ, “Trong đầu não của cha mẹ là người trực tiếp nói có hiệu quả nhất mà không dạy được con cái họ thì cho chúng đi học ở trường làm gì? Chẳng lẽ giao phó hay phó thác cho nhà trường và xã hội giáo dục?”
Gia đình cũng là nguyên nhân được anh Nguyễn Văn Tuyến (tuyennv8488@...) đề cập tới. “Ở trường cô dạy phải đi đúng làn đường, không vượt đèn đỏ. Nhưng ngược lại khi ở nhà thì bố mẹ đi sai làn đường, vượt đèn đỏ... Thử hỏi như vậy sao con cái tốt lên được??
“Là một giáo viên, mình phải thừa nhận một điều rằng, học sinh của mình, ngay trong nhà trường đã không có những ý thức nhỏ như tác giả nêu. Đa phần các em chỉ biết hưởng thụ mà không biết rèn ý thức. Dạy bảo nhắc nhở thì các em nói ở nhà cũng vậy. Cha mẹ không tốt có dạy kiểu gì con cái cũng khó mà nghe theo” – bạn Hoàng Thăng Long (hoangthanhlong.rongmad@...) nêu ra kết luận từ quan sát của mình.
Quy định, luật pháp phải được thực thi
Gia đình, nhà trường đảm nhiệm nhiệm vụ chính nhưng những quy định, luật pháp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi, ý thức của con người.
Anh Đức Tài (leductai@...) cho rằng khi người quản lý “lợi dụng sự kém hiểu biết của người lao động bớt xén một số quyền lợi chính đáng của người lao động nên mới xẩy ra tình trạng lãn công hay phá bĩnh như bài viết”.
Anh Phạm Xuân Đạt (xuandat72@...) đưa ra ý kiến dựa trên kinh nghiệm làm quản lý của mình: “Nội qui, qui định của công ty chính là phương tiện chính để công nhân chấp hành. Còn công nhân có chấp hành hay không lại phụ thuộc vào chính sách quản lý của ban lãnh đạo công ty”.
Cùng chung quan điểm, anh Huy Hoàng (Cuibapboss@...) cho biết anh làm việc cho một công ty nước ngoài ở Bình Dương gần 20 năm nay. Cty có khoảng 1.000 người nhưng không hề có trường hợp vi phạm nội qui kỷ luật trở thành phổ biến như bài viết, vì nếu ai vi phạm thì bị sa thải rồi. Phòng ăn được xây dựng rộng rãi và thoáng cho toàn công ty ăn, mọi người nhìn thấy nhau để mà giử vệ sinh, ăn xong tự mang mâm để đúng nơi qui đinh, ai mà lỡ quên thì vội chạy lại nhà ăn để mà dẹp mâm của mình. Nhà vệ sinh xây đủ và chuẩn nên việc giữ gìn cũng rất tốt. “Nói chung kỷ luật là do người lãnh đạo biết quản và tạo điều kiện cho mọi người tuân theo, ai cố tách ra sẽ tự động bị đào thải” – anh Hoàng kết luận.
Theo độc giả có địa chỉ  nguyenbaquan502@... “Trên tất cả phải có chính sách quản lý tốt. Đừng đổ thừa tại người lao động. Đất nước nào cũng vậy, con người nào cũng vậy, yếu kém cần phải cảnh cáo và loại bỏ ra khỏi môi trường lao động. Nếu nhũng nhiễu công an cần phải nghiêm khắc trừng trị. Có như vậy xã hội mới nề nếp được”.

Nguon: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/206339/-chung-may-khong-kha-noi-vi---giao-duc-gia-dinh-.html (len mang ngay10/11/2014)
 
Đánh giá:
Ý kiến bạn đọc (50)
Mới nhất | Thích nhất
nguyễn yên15:54 Thứ hai
Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Lê Trùng Hưng, đó là ý thức giáo dục từ gia đình ra xã hội.
Lê Vinh17:32 Thứ hai
Tất cả là do giáo dục mà ra! Gia đình giáo dục, Nhà trường giáo dục, xã hội giáo dục, Nhà nước giáo dục . . . Nói chung các khâu chịu trách nhiệm giáo dục còn yếu kém, thiếu phối hợp, không đồng bộ .
Lê Oanh15:56 Thứ hai
Tất cả mọi chuyện hư hỏng của trẻ em hôm nay và sẽ là người lớn mai sau ở người lớn hôm nay. Bố mẹ dạy con phải thế này, thế kia nhưng chính ông bố bà mẹ đó có làm gương cho con không? Thầy cô giáo dạy học sinh ...
Phạm Ngọc Toàn16:06 Thứ hai
Mình đồng ý hai tay " Gia đình là cốt lõi". Con mình 01 đứa lớp 6, 01 đứa lớp Một. Ăn xong cây kem hay bịch bánh mà lỡ vứt xuống đường, mình chỉ cần nhìn một cái là vội vàng nhặt lên bỏ vào thùng rác. Giờ các cháu ...
Oanh Pham16:30 Thứ hai
Tôi đã từng nhìn thấy một số cô giáo trong nhà hàng: mặc áo dài, ngồi xổm trên ghế, xé bao giấy khăn ướt xong vô tư xả rác xuống nền nhà thế thì lỗi tại đâu ? Tôi đã từng gặp những người ở VN thì vô tư xả rác, ...
Nguyễn Đình17:19 Thứ hai
Ý kiến bạn Nguyễn Nguyên quá đúng và muốn tạo được hiệu ứng ta hành động từ rộng trên xuống tới hẹp dưới, đi đấu là Truyền Thông+Xã Hội+Nhà Trường+Gia Đình lập lại tính minh bạch, chuẩn mực đạo đức. Bất tuân bị phạt nặng người có quyền hành bị phạt ...
Lưu Quang Đức16:41 Thứ hai
Nguyên nhân cốt lõi vẫn là từ sự chậm đổi mới , kéo dài sự trì trệ . Lý do của nguyên nhân ấy một phần ở khách quan do hậu quả chiến tranh để lại , bị bao vây cấm vận . Nhưng lý do chủ quan cũng không hề ...
nguyễn văn long12:05 Thứ ba
Quá đà! Từ "chúng mày" được dịch ra ko đúng: you và nimen...
thanhhung22 giờ trước
Theo tôi thì ta nên gỡ bỏ câu miệt thị "chúng mày". Đành rằng ở những khía cạnh nào đó là đúng. Đọc báo bây giờ chán lắm : nào là tai nạn GT, vợ giêt chồng , con giết cha, ngoại tình v.v và V.V sao ta không khai thác ...
lê Vĩnh Thủy08:08 Thứ tư
Là GV tôi nhận thấy : trẻ em bây giờ nhiều Em nhìn thấy Bố mẹ và mọi người ngoài xã hội thiếu gương mẫu, thậm chí còn có nhiều biểu hiện phi đạo đức ..... ....Vậy thì làm sao trẻ Em có đạo đức tốt được ?????????
nguyễn văn thật13:16 Thứ ba
Nói tóm lại, vấn đề xã hội nói mãi không hết được.Nó bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau được cái này mất cái kia thôi.Điển hình yếu tố quan trọng nhất là Văn hoá,có Văn hoá ắt sẽ có ý thức được nhiều điều hơn.Tôi thấy khá bất ngờ ...
phan huệ12:36 Thứ ba
Phạt mạnh tay vào là xong, không thể đổ cho giáo dục hay xã hội gì cả. Ở nước ngoài người ta phạt nhớ đời luôn
Lê Thanh MInh18:29 Thứ hai
Bây giờ mới đưa vấn đề này ra " mổ xẻ " , muộn quá rồi" các bác" ạ ! Đúng là " Chúng mày không khá nổi là ... phải" ! Cứ đổ qua đổ lại !!!
eee10:25 Thứ ba
Tại sao các bạn đi sang nước ngoài các bạn lại biết giữ vệ sinh mà về Việt Nam lại để bẩn như vậy?
nguyen duc truong10:18 Thứ ba
Tất cả những việc bị mọi người phàn nàn, như cung cách ứng xử không văn hóa, mất vệ sinh, không tuân thủ những quy định chung.v.v..., là do thiếu Lễ đấy mọi người ạ. Xã hội bây giờ thiếu Lễ, vậy mà một khẩu hiệu rất hay ở các trường ...
Han10:10 Thứ ba
Chỉ cần giáo dục tốt những người đứng đầu, chọn dụng những người đứng đầu để làm gương trước, không bao che thói xấu thì mọi việc sẽ được giải quyết
Diêm Một Que10:05 Thứ ba
Mọi bình luận trích dẫn và commen đều đúng, nhưng sao không ai ai bình về TÍT. Tôi rất khó chịu khi đọc bài thấy giật tít. Đó cũng là biểu hiện sự có văn hóa và giáo dục?
Thanh Lê19:59 Thứ hai
Nhà tôi bán văn phòng phẩm, có cô giáo thường xuyên đến nhà mua đồ dùng mà cô giáo cấp 2 hẳn hoi, nhiều lần vợ tôi phàn nàn về cách ứng xử của cô giáo, có lần vợ bận việc nên tôi bán hàng thì thấy cô giáo tới " Cho cái bút" thế là xong....ít nhất tuổi đời tôi cũng nhiều gấp đôi !
NGUYỄN HỮ CHÁNH ĐỨC09:20 Thứ ba
Gia đình là nền tảng chính của đạo đức bản thân.
hoàng thị hoa22:03 Thứ hai
hằng ngày dạy dỗ hs tôi nhận thấy một điều răng trẻ em bây giờ không được bố mẹ dạy dỗ cho những điều tưởng như là nhỏ nhặt nhất. Ví dụ như khi đưa hay nhận vật gì từ tay người lớn, thầy cô các em đều đưa một tay ra nhận; khi ho hoặc ngáp các em cứ vô tư ... như vậy không bao giờ lấy tay che miêng. Tôi thường xuyên để ý nhắc các em mà nhiều em vẫn cứ quên.
Trần Nguyễn Đại Nam23:38 Thứ hai
Thực trạng này phản ánh đầy đủ bộ mặt của xã hội, một xã hội đang bị che giấu, lấp liếm nhiều sự thật, cũng bầy nhầy như rác thải trên đường phố, cần dọn dẹp lại cho sạch sẽ hơn. Đổ lỗi cho giáo dục nhà trường là phiến diện ...
Quốc Định00:51 Thứ ba
Tôi nhớ khi tôi học cấp 1,2 các bài học đạo đức/ giáo dục công dân... học thuộc lòng, trả bài và sao đó là chấm hết. Bao nhiêu học sinh sẽ nhớ và làm theo hay chỉ đối phó lấy điểm số?
cong lý07:19 Thứ ba
Tôi thấy ai cũng đổ lỗi cho người khác; hãy suy nghĩ xem mình có tốt chưa? Mình đã thực sự gương mẫu hay thỉnh thoảng cũng vượt đèn đỏ chút chút, hay đi ngược chiều? Ở Singapore người ta bắt nằm xuống đường và dùng gậy đánh thì mới giữ ...
đao phủ22:21 Thứ hai
Lòng tự trọng của người VN thấp, nhỏ như con kiến! Nên những hệ quả xấu diễn ra trước mặt, trong xã hội đời thường nhiều như là chuyện hiển nhiên. Ví như tham nhũng là một việc quá xấu xuất phát từ sự yếu kém về đạo đức và lòng ...
Trần Nguyên21:52 Thứ hai
Kỉ cương không nghiêm nên nó mới thế. Nếu những người quản lí những người có trách nhiệm mà gương mẫu thực hiện nghiêm pháp luật nội quy quy chế thì đâu đến nỗi này. Người tử tế, người có lòng tự trọng cố giữ gìn luật lệ rốt cục cũng ...
Trần Ku21:33 Thứ hai
Nói về ý thức của người Việt thì chỉ có tiếng thở dài mà thôi theo tôi lý do chính: Nguồn gốc cội rễ của ta là nền văn minh lúa nước khi điều kiện kt khá giả chút thì nhà nhà chiều con như con vàng con bạc hết ấy. ...
nguyenthunhuong20:38 Thứ hai
Ý thức và kiến thức, luật pháp và thực thi, hiểu biết và tự trọng,tổ chức và điều hành. Thiếu một trong những điều trên thì đều không khá lên được
Hoang the hung20:21 Thứ hai
Tôi đi Thái Lan năm 2005, đi bãi biển chơi, họ cùng ăn uống ngoài bãi biển. Sau khi ăn xong, họ bỏ rác vào thùng, cả biển không có rác. Các em nhỏ cũng bỏ rác vào thùng. 12h đêm họ vẫn dừng đèn đỏ mặc dù không có xe ...
tran huu vy20:02 Thứ hai
Ở Bệnh viện Y học cổ truyền quân đội còn thấy bác sỹ đứng ngay ngoài hành lang hút thuốc lá thì sao?
Nguyen Bo Tay19:51 Thứ hai
Các ông cứ nhiễm cái lối nói thành tích của nhà nước, nên bảo là bộ phận không nhỏ. Nói quách là đa phần người dân vô văn hóa.
hai19:46 Thứ hai
Tôi day con tôi rất nghiêm khắc về mọi vân đề phải thượng tôn pháp luật nhưng khi con tôi đi xe máy lên nhà bà ngoại chau về qua chốt công an ở xã thì các chú thổi còi kiêm tra giấy tờ xe và bằng lái xe tôi đầy ...
nguyễn thị vân Khanh19:33 Thứ hai
Tốt nhất là dạy văn hóa ứng xử ngay từ trong lớp mầm non. Đưa vao môn học và tổ chức thi như văn toán coi là bộ môn chính, tự khắc mọi người và toàn xh thấy tầm quan trọng. Nếu coi là môn chính và thi tốt nghiệp lúc ...
nguyễn thị vân Khanh19:33 Thứ hai
Tốt nhất là dạy văn hóa ứng xử ngay từ trong lớp mầm non. Đưa vào môn học và tổ chức thi như văn toán coi là bộ môn chính, tự khắc mọi người và toàn xã hội thấy tầm quan trọng. Nếu coi là môn chính và thi tốt nghiệp ...
Vũ Hải 17:41 Thứ hai
Rất mong mọi người trong xã hội mình quan tâm các bài viết như thế này bởi vì như chúng ta thấy nền văng minh của ta là đi từ cây lúa mà 70%là nông nghiệp - nông dân mà. Chưa kịp có tri thức gì đã lấy vợ lấy chồng ...
vodinh16:04 Thứ hai
Tôi cũng nghĩ công nhân có ý thức hay không là do kỷ luật của công ty, xã hội tốt hay không là do kỷ cương có được thực thi nghiêm túc hay không. Chính môi trường xã hội không nghiêm túc làm cho ý thức công dân không nghiêm túc ...
Lê Trùng Hưng15:29 Thứ hai
Chúng ta thích nói nhưng nói với ai và nói về về cái gì? Ông bà chúng ta đã từng nói với con cháu rằng "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" hoặc "nhà dột - dột từ nóc". Tất cả đều nói lên sự thiếu ý thức để xảy ra những ...
Việt Hà18:45 Thứ hai
@Lê Trùng Hưng: Trong một xã hội, đôi khi bạn phải theo số đông. Ví như bạn dừng đèn đỏ về số 0 bạn mới bắt đầu đi, thì hầu như bạn bị mắng, hoặc chí ít thì bị bấm còi inh ỏi. Quán ăn xả rác bừa bãi ngay dưới ...
Việt Hà15:14 Thứ hai
Không thể trách được những người lao động. Thử hỏi, những người được cho là cán bộ, làm đến chức này chức nọ đã thượng tôn pháp luật đến đâu. Tình trạng tham nhũng, phong bì tràn lan, xây cất, làm đường dẫn vào nhà ở cắt ngang đường của người ...
Chấn Hưng18:54 Thứ hai
@Việt Hà: Chính xác
Mai Nam14:42 Thứ hai
Tôi thì cho rằng tất cả giá trị đạo đức của xã hội đều bắt nguồn từ chính xã hội ấy, vì sao nền tảng đao đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng, chúng ta nên hỏi chính những nhà quản lý của chúng ta, gia đình không giúp được nhiều ...
tronghung vu15:08 Thứ hai
Chuyện thường ngày ở huyện ý mà !
ANH TUẤN15:03 Thứ hai
Tất cả là lỗi ở "gia đình" mà cụ thể là cha mẹ, ông bà chứ không thể đổ lỗi cho nhà trường, xã hội, hay pháp luật lỏng lẻo được. Tôi chỉ lấy một ví dụ vi mô cụ thể ở gia đình tôi. Ngày xưa lúc bé tí, tôi ...
Dam10315:00 Thứ hai
Cũng là người Việt Nam, nhưng nếu ở Hồng Kông hay Singapore thì không vứt rác bừa bãi, không dám vượt đèn đỏ. Đó à luật của nước người ta nghiêm, phạt nặng. Ở ta, mọi người hay vi phạm là do nhờn luật. Làm ẩu mãi mà không bị phạt thì thành quen.
Nguyễn Nguyên14:57 Thứ hai
Đổ lỗi cho "giáo dục gia đình " là không hiểu gì về giáo dục. Giáp dục là một năng lực tổng hoà bao gồm tất cả các yếu tố như Gia đình + Nhà trường + Xã hội + Truyền thông v.v.. tất cả đều có vai trò và tác ...
quang le14:30 Thứ hai
Chuột sợ mèo, mèo sợ mẹ đĩ, mẹ đĩ sợ hề, hề sợ bờ tường, bờ tường sợ chuột...
Trương Hoàng Sa19:13 Thứ hai
@quang le: Muốn lke cho Quang Le, nhưng tôi chỉ hiểu được "Chuột sợ mèo".
Chung suc14:21 Thứ hai
Nề nếp bắt nguồn từ những người ở cấp trên. Cấp trên có ý thức thì cấp dưới ắt sẽ tuân thủ. Cấp trên cố tình vi phạm nội quy do chính mình ban hành, thì cấp dưới xem thường nội quy đó. Đơn giản có vậy thôi.
VPhuong13:57 Thứ hai
Tôi hoàn toàn đồng ý vói ý kiến về thói hư tật xấu, vô văn hóa, thiếu giáo dục của một bộ phận không nhỏ người dân hiện nay xuất phát phần lớn từ gia đình.Có những chuyện rất nhỏ của những người làm cha mẹ đã dạy con mình: đưa ...
T. Lo14:20 Thứ hai
@VPhuong: Chính xác.
Lê Ngọc Tú13:36 Thứ hai
Ở cạnh nhà tôi có ông cán bộ, làm việc ở ngành lớn, từng quản lý ban dự án. Nay ôngđã nghỉ hưu và cung đã có cháu nội. Thế mà hễ đụng cái gì ổng cũng đòi đáng người ta và chửi tục chẳng khác nào một kẻ thất phu. Vậy ngày nay các cháu nó hư, nó láo, nó đánh chửi nhau là chuyện bình thường.

No comments:

Post a Comment