Ngân Anh ghi
- "Một chương trình nhiều bộ SGK là chủ trương tiến bộ. Nhưng nếu Bộ đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK như dự định thì
tình hình sẽ chẳng khác trước đây là mấy..." TS Nguyễn Khánh Trung đưa quan điểm
sau khi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát biểu tại buổi thảo luận của Quốc hội về Đề
án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sáng ngày 20/11.
TS Nguyễn Khánh Trung, Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục: "Nên thay đổi tư duy một cách dứt khoát..."
Một chương trình nhiều bộ SGK là chủ trương tiến bộ trong đợt đổi mới giáo dục lần này. Nhưng nếu Bộ đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK như dự định thì tình hình sẽ chẳng khác trước đây là mấy.
Tôi cho rằng Bộ GD-ĐT không nên làm công việc này, chỉ nên tập trung soạn
thảo cho tốt chương trình khung quốc gia.
Để cho công bằng, Bộ GD-ĐT không đứng ra tổ chức soạn SGK, mà chỉ tạo ra một môi trường cho lành mạnh rồi làm trọng tài mà thôi. Việc tổ chức biên soạn và quản lý SGK nên tuân theo cơ chế thị trường, nghĩa là chấp nhận sự cạnh tranh một cách công bằng, lấy sự lựa chọn của các chủ thể trong nhà trường – là hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và phụ huynh làm căn cứ và làm động lực.
Ở nước ngoài, chương trình mới là quan trọng. SGK chẳng qua là một loại hình giáo cụ như cái bảng, viên phấn để giúp người giáo viên đạt được mục tiêu giáo dục quốc gia đề ra. Cái gì hay, rẻ, tốt và phù hợp thì người ta lựa chọn, cái nào không được lựa chọn thì Bộ không cần can thiệp cũng tự động bị đào thải.
Ở Phần Lan, thậm chí cho phép giáo viên tự soạn giáo án dựa trên chương trình quốc gia và chương trình vùng địa phương, nghĩa là giáo viên có thể sử dụng SGK hay không là tuỳ mỗi người, nhưng chương trình quốc gia thì ai cũng phải nắm.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận không cần lo lắng là nếu không có SGK thì giáo viên, học sinh không có gì để dạy, để học. Nếu cho quyền giáo viên tự soạn giáo án dựa trên chương trình quốc gia và địa phương (được cấp địa phương soạn chi tiết dựa trên chương trình quốc gia) sẽ giải quyết được việc này. SGK chẳng qua là sảnphẩm của một nhóm giáo viên, chuyên gia có khả năng tập hợp nhau lại và biên soạn dựa trên chương trình khung quốc gia. Một cách nào đó, hành động tự soạn giáo án cũng chính là hành động tham gia viết SGK của giáo viên, dựa trên điều kiện thực tế của những học sinh họ trực tiếp giảng dạy.
Làm được như thế, thì Bộ cũng khoẻ, tiết kiệm được ngân sách mà lại tạo ra được một không gian, một cơ chế phù hợp để mỗi giáo viên đứng lớp có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình, làm cho nội dung giáo dục phù hợp với hoàn cảnh của từng vùng miền, thậm chí là từng ngôi trường, từng lớp học, từng học sinh.
Khuynh hướng của thế giới hiện đại hôm nay là áp dụng sự “khác biệt hoá” trong giáo dục bởi bản chất mỗi trẻ nhỏ là một thực thể khác biệt. Một nền giáo dục thành công là nền giáo dục tìm cách phát triển tối đa mọi khả năng nơi trẻ nhỏ dựa trên sự khác biệt của mỗi em. Vậy nên, dự án đổi mới nói chung và chuyện SGK nói riêng nên đi theo đường hướng khác biệt hoá này.
Trái với sự khác biệt hoá là hình thức quản lý giáo dục theo kiểu tập quyền và độc quyền như lâu nay, mà đã như vậy thì khó phát triển vì không có sự cạnh tranh, không tạo điều kiện cho các chủ thể trong giáo dục, nhất là giáo viên có thể sáng tạo thực sự.
Tôi cho rằng, đã đổi mới căn bản, toàn diện thì cũng nên thay đổi tư duy một cách dứt khoát thì mới có thể thành công được.
GS Nguyễn Minh Thuyết:"Thà chậm mà chắc, còn hơn..."
Đối với tôi, lo lắng lớn nhất là một đề án động chạm đến hàng chục triệu người, bao gồm giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh như đề án đổi mới chương trình, SGK này không kèm theo báo cáo đánh giá tác động. Bởi vì khi có nhiều bộ SGK sẽ có rất nhiều vấn đề phải giải quyết.
Vấn đề thứ nhất là với nhiều bộ SGK, nhiều nhóm tác giả như vậy, công tác dạy
thử nghiệm được tiến hành như thế nào? Trước đây chỉ có 1 bộ SGK do Bộ thực hiện
đã phải dạy thử nghiệm 4 năm, trên cơ sở đó hoàn chỉnh CT rồi mới làm SGK mới,
mà CT và SGK chưa phải đã hoàn toàn tốt. Còn bây giờ, giải pháp nêu trong đề án
là chỉ thử nghiệm những nội dung mới và việc thử nghiệm, đánh giá sẽ do từng
nhóm tác giả SGK chịu trách nhiệm. Tôi không hiểu kết quả tự đánh giá “văn mình”
đáng tin dến đâu. Và cũng chưa hình dung được việc thử nghiệm nhiều bộ SGK, thậm
chí thử nghiệm nhiều bộ SGK cùng lúc sẽ diễn ra như thế nào. Các trường chịu sao
nổi khi hết nhóm này tới nhóm khác vào thử nghiệm?
Thứ hai là tập huấn giáo viên ra sao? Đây là vấn đề đặt ra trên toàn quốc chứ không phải chỉ ở một địa phương riêng lẻ. Các trường lựa chọn SGK rồi sẽ đưa giáo viên đi tập huấn ở dâu? Ai chi tiền tập huấn - Nhà nước, nhà xuất bản hay các tổ chức, cá nhân có sách được lựa chọn?
Tôi cũng chưa hiểu dự kiến cho đấu thầu bộ SGK do Bộ tổ chức biên soạn là như thế nào. Thông thường, trong đấu thầu xây dựng công trình, ai bỏ giá rẻ nhất sẽ được chọn. Còn trong đấu thầu mua sản phẩm, hàng hóa thì ai bỏ giá cao nhất sẽ được chọn. Vậy đối với SGK sẽ đấu thầu kiểu gì? Nếu coi SGK là một sản phẩm hoàn chỉnh, chọn người bỏ giá cao nhất, thì giá sách sẽ đội lên, người chịu thiệt là phụ huynh và học sinh.
Bên cạnh đó, muốn thực hiện 1 CT - nhiều bộ SGK, nhiều NXB tham gia làm SGK, chắc chắn sẽ phải sửa cả Luật Xuất bản lẫn Luật Giáo dục.
Tôi chia sẻ lo lắng của Bộ trưởng GD-ĐT khi Bộ muốn gánh trách nhiệm tổ chức biên soạn một bộ SGK. Nhưng thực sự, nếu Bộ GD-ĐT đứng ra làm thì không thể có chuyện bình đẳng với tổ chức, cá nhân khác. Tuy nhiên, chuyện bất bình đẳng không đáng ngại bằng việc SGK được đưa vào trường học chưa chắc đã là bộ tốt nhất, mà có thể chỉ vì đó là bộ SGK được Bộ làm.
Còn một vấn đề nữa, là nếu mỗi trường chỉ chọn dùng 1 bộ SGK thì trên thực tế vẫn là phương thức cũ: 1 CT - 1 bộ SGK. Ở nước ngoài, giáo viên chỉ cần có CT cụ thể, chi tiết là dạy được. Trong lớp, thầy và trò sử dụng cùng lúc 4, 5 bộ SGK, bài này giáo viên dạy theo sách A, bài kia dạy theo sách B tuỳ tình hình. Như thế mới phát huy được ưu thế của phương thức 1 CT - nhiều bộ SGK.
Tóm lại, có rất nhiều vấn đề đòi hỏi phải đánh giá tác động. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quốc hội không thể thông qua một đề án mà không có đánh giá tác động. Thà chậm mà chắc còn hơn là sau này mọi việc trở nên rối beng, rồi cũng như một số việc khác, cả 500 đại biểu lại cùng chịu trách nhiệm trước dân.
Nguon: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/208158/lam-sgk-moi--cham-chac-con-hon-sau-nay-roi.html
TS Nguyễn Khánh Trung, Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục: "Nên thay đổi tư duy một cách dứt khoát..."
Một chương trình nhiều bộ SGK là chủ trương tiến bộ trong đợt đổi mới giáo dục lần này. Nhưng nếu Bộ đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK như dự định thì tình hình sẽ chẳng khác trước đây là mấy.
TS Nguyễn Khánh Trung |
Để cho công bằng, Bộ GD-ĐT không đứng ra tổ chức soạn SGK, mà chỉ tạo ra một môi trường cho lành mạnh rồi làm trọng tài mà thôi. Việc tổ chức biên soạn và quản lý SGK nên tuân theo cơ chế thị trường, nghĩa là chấp nhận sự cạnh tranh một cách công bằng, lấy sự lựa chọn của các chủ thể trong nhà trường – là hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và phụ huynh làm căn cứ và làm động lực.
Ở nước ngoài, chương trình mới là quan trọng. SGK chẳng qua là một loại hình giáo cụ như cái bảng, viên phấn để giúp người giáo viên đạt được mục tiêu giáo dục quốc gia đề ra. Cái gì hay, rẻ, tốt và phù hợp thì người ta lựa chọn, cái nào không được lựa chọn thì Bộ không cần can thiệp cũng tự động bị đào thải.
Ở Phần Lan, thậm chí cho phép giáo viên tự soạn giáo án dựa trên chương trình quốc gia và chương trình vùng địa phương, nghĩa là giáo viên có thể sử dụng SGK hay không là tuỳ mỗi người, nhưng chương trình quốc gia thì ai cũng phải nắm.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận không cần lo lắng là nếu không có SGK thì giáo viên, học sinh không có gì để dạy, để học. Nếu cho quyền giáo viên tự soạn giáo án dựa trên chương trình quốc gia và địa phương (được cấp địa phương soạn chi tiết dựa trên chương trình quốc gia) sẽ giải quyết được việc này. SGK chẳng qua là sảnphẩm của một nhóm giáo viên, chuyên gia có khả năng tập hợp nhau lại và biên soạn dựa trên chương trình khung quốc gia. Một cách nào đó, hành động tự soạn giáo án cũng chính là hành động tham gia viết SGK của giáo viên, dựa trên điều kiện thực tế của những học sinh họ trực tiếp giảng dạy.
Làm được như thế, thì Bộ cũng khoẻ, tiết kiệm được ngân sách mà lại tạo ra được một không gian, một cơ chế phù hợp để mỗi giáo viên đứng lớp có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình, làm cho nội dung giáo dục phù hợp với hoàn cảnh của từng vùng miền, thậm chí là từng ngôi trường, từng lớp học, từng học sinh.
Khuynh hướng của thế giới hiện đại hôm nay là áp dụng sự “khác biệt hoá” trong giáo dục bởi bản chất mỗi trẻ nhỏ là một thực thể khác biệt. Một nền giáo dục thành công là nền giáo dục tìm cách phát triển tối đa mọi khả năng nơi trẻ nhỏ dựa trên sự khác biệt của mỗi em. Vậy nên, dự án đổi mới nói chung và chuyện SGK nói riêng nên đi theo đường hướng khác biệt hoá này.
Trái với sự khác biệt hoá là hình thức quản lý giáo dục theo kiểu tập quyền và độc quyền như lâu nay, mà đã như vậy thì khó phát triển vì không có sự cạnh tranh, không tạo điều kiện cho các chủ thể trong giáo dục, nhất là giáo viên có thể sáng tạo thực sự.
Tôi cho rằng, đã đổi mới căn bản, toàn diện thì cũng nên thay đổi tư duy một cách dứt khoát thì mới có thể thành công được.
GS Nguyễn Minh Thuyết:"Thà chậm mà chắc, còn hơn..."
Đối với tôi, lo lắng lớn nhất là một đề án động chạm đến hàng chục triệu người, bao gồm giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh như đề án đổi mới chương trình, SGK này không kèm theo báo cáo đánh giá tác động. Bởi vì khi có nhiều bộ SGK sẽ có rất nhiều vấn đề phải giải quyết.
Thứ hai là tập huấn giáo viên ra sao? Đây là vấn đề đặt ra trên toàn quốc chứ không phải chỉ ở một địa phương riêng lẻ. Các trường lựa chọn SGK rồi sẽ đưa giáo viên đi tập huấn ở dâu? Ai chi tiền tập huấn - Nhà nước, nhà xuất bản hay các tổ chức, cá nhân có sách được lựa chọn?
Tôi cũng chưa hiểu dự kiến cho đấu thầu bộ SGK do Bộ tổ chức biên soạn là như thế nào. Thông thường, trong đấu thầu xây dựng công trình, ai bỏ giá rẻ nhất sẽ được chọn. Còn trong đấu thầu mua sản phẩm, hàng hóa thì ai bỏ giá cao nhất sẽ được chọn. Vậy đối với SGK sẽ đấu thầu kiểu gì? Nếu coi SGK là một sản phẩm hoàn chỉnh, chọn người bỏ giá cao nhất, thì giá sách sẽ đội lên, người chịu thiệt là phụ huynh và học sinh.
Bên cạnh đó, muốn thực hiện 1 CT - nhiều bộ SGK, nhiều NXB tham gia làm SGK, chắc chắn sẽ phải sửa cả Luật Xuất bản lẫn Luật Giáo dục.
Tôi chia sẻ lo lắng của Bộ trưởng GD-ĐT khi Bộ muốn gánh trách nhiệm tổ chức biên soạn một bộ SGK. Nhưng thực sự, nếu Bộ GD-ĐT đứng ra làm thì không thể có chuyện bình đẳng với tổ chức, cá nhân khác. Tuy nhiên, chuyện bất bình đẳng không đáng ngại bằng việc SGK được đưa vào trường học chưa chắc đã là bộ tốt nhất, mà có thể chỉ vì đó là bộ SGK được Bộ làm.
Còn một vấn đề nữa, là nếu mỗi trường chỉ chọn dùng 1 bộ SGK thì trên thực tế vẫn là phương thức cũ: 1 CT - 1 bộ SGK. Ở nước ngoài, giáo viên chỉ cần có CT cụ thể, chi tiết là dạy được. Trong lớp, thầy và trò sử dụng cùng lúc 4, 5 bộ SGK, bài này giáo viên dạy theo sách A, bài kia dạy theo sách B tuỳ tình hình. Như thế mới phát huy được ưu thế của phương thức 1 CT - nhiều bộ SGK.
Tóm lại, có rất nhiều vấn đề đòi hỏi phải đánh giá tác động. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quốc hội không thể thông qua một đề án mà không có đánh giá tác động. Thà chậm mà chắc còn hơn là sau này mọi việc trở nên rối beng, rồi cũng như một số việc khác, cả 500 đại biểu lại cùng chịu trách nhiệm trước dân.
Nguon: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/208158/lam-sgk-moi--cham-chac-con-hon-sau-nay-roi.html
No comments:
Post a Comment