Song Nguyên
-
“Giáo án của giáo viên phổ thông thật khủng khiếp". Thầy Huỳnh Văn Thế
(Trường THPT Măng Thít, Vĩnh Long) thốt lên như vậy tại một hội thảo bàn
chuyện tự học, tự nghiên cứu của giáo viên do Viện Nghiên cứu Sư phạm
TP.HCM tổ chức cuối tuần qua.
Thầy Thế cho hay, giáo viên phổ thông có đủ loại giáo án: giáo án theo
lớp (lớp khá, lớp yếu phải khác nhau); giáo án tự chọn (chủ đề bám sát,
chủ đề nâng cao), giáo án trái buổi, giáo án ngoài giờ, hướng nghiệp.
Các thầy cô còn phải đối diện 2 tuần kiểm tra một lần, nếu không kịp sẽ bị nhắc nhở, kiểm điểm. Chỉ việc"copy giáo án từ trên mạng, chỉnh sửa rồi in ra còn không kịp".
Còn thời gian rảnh, cũng có vô số công việc khác "chiếm" mất thời gian tự học: dự giờ đến thao giảng; viết sáng kiến kinh nghiệm; hồ sơ, sổ sách đủ loại như sổ hội họp, chủ nhiệm, phiếu liên lạc, sổ điểm lớn, sổ điểm cá nhân, vào điểm...
Ngoài việc dạy, còn phải đeo hàng loạt công việc như viết sáng kiến kinh nghiệm, công tác chủ nhiệm, theo sát tình hình học trò... cùng đủ các loại họp hành (họp tổ, hội đồng, phụ huynh, công đoàn...) kéo dài suốt năm.
Không chỉ có giáo án, các giáo viên hiện nay đang chịu không ít áp lực từ công việc ngoài chuyên môn.
Khi ý kiến của thầy Thế được đăng tải, đã có nhiều giáo viên đồng cảm cùng anh. Gửi tới phản hồi của VietNamNet, anh Sỹ Tiến, một giáo viên "vùng 135" bày tỏ: Chúng tôi vẫn tự học rất nhiều. Nhưng có lẽ nên bớt các loại hồ sơ, sổ sách, vì có nhiều loại chỉ có tác dụng để cấp trên kiểm tra thôi.
Anh Đức Minh thì liệt kê hàng loạt công việc "chóng mặt":
Giáo viên phải soạn giáo án, lên lịch báo giảng, vào sổ điểm để kịp cập nhật, viết sổ tích lũy chuyên môn, ghi sổ hội họp, ghi bài học kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy, làm sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học để dự thi, ghi nhận xét học sinh vào sổ liên lạc, báo cáo đóng nạp của học sinh hàng tháng, làm kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, viết báo cáo bồi dưỡng chuyên đề, lên lớp đúng quy định số tiết dạy theo chuẩn nghề nghiệp,.. v.v..
Chị Nguyễn Thị Hường, một giáo viên trẻ không tham gia dạy thêm nhưng cũng không có thời gian để nghiên cứu bài vở, dù rất muốn và rất tâm huyết.
Chị Hường nói, giáo dục còn nặng về hành chính, hình thức nên giáo viên phải họp, hồ sơ sổ sách, giáo án, chủ nhiệm, đến nhà thăm học sinh. Nếu học sinh bỏ học phải đi vận động các em trở lại trường. Được ngày chủ nhật phải tham gia hoạt động, nếu không thì bị đánh giá "không hòa đồng".
Những người thầy có thâm niên thì chia sẻ ngắn gọn.
"Với cách dạy này thì cần đến cải tiến sáng kiến gì, có ai áp dụng đâu, có ai trân trọng đâu, hết thi đua rồi thì bỏ (tôi có đủ danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp tỉnh,bằng khen thủ tướng. Tất cả chỉ là hình thức)". - Thầy giáo Nguyễn Văn Chi, có thâm niên 37 năm trong nghề nói.
"Giáo án lập ra thì nộp cho ai, thử hỏi người nhận đó có đọc không (chứ chưa nói đến phải kiểm tra)? Hãy bớt những thủ tục vớ vẩn này đi để giáo viên tập trung giảng dạy học trò", một thầy giáo tên Phương đề nghị.
Các thầy cô còn phải đối diện 2 tuần kiểm tra một lần, nếu không kịp sẽ bị nhắc nhở, kiểm điểm. Chỉ việc"copy giáo án từ trên mạng, chỉnh sửa rồi in ra còn không kịp".
Còn thời gian rảnh, cũng có vô số công việc khác "chiếm" mất thời gian tự học: dự giờ đến thao giảng; viết sáng kiến kinh nghiệm; hồ sơ, sổ sách đủ loại như sổ hội họp, chủ nhiệm, phiếu liên lạc, sổ điểm lớn, sổ điểm cá nhân, vào điểm...
Ngoài việc dạy, còn phải đeo hàng loạt công việc như viết sáng kiến kinh nghiệm, công tác chủ nhiệm, theo sát tình hình học trò... cùng đủ các loại họp hành (họp tổ, hội đồng, phụ huynh, công đoàn...) kéo dài suốt năm.
Không chỉ có giáo án, các giáo viên hiện nay đang chịu không ít áp lực từ công việc ngoài chuyên môn.
Khi ý kiến của thầy Thế được đăng tải, đã có nhiều giáo viên đồng cảm cùng anh. Gửi tới phản hồi của VietNamNet, anh Sỹ Tiến, một giáo viên "vùng 135" bày tỏ: Chúng tôi vẫn tự học rất nhiều. Nhưng có lẽ nên bớt các loại hồ sơ, sổ sách, vì có nhiều loại chỉ có tác dụng để cấp trên kiểm tra thôi.
Anh Đức Minh thì liệt kê hàng loạt công việc "chóng mặt":
Giáo viên phải soạn giáo án, lên lịch báo giảng, vào sổ điểm để kịp cập nhật, viết sổ tích lũy chuyên môn, ghi sổ hội họp, ghi bài học kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy, làm sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học để dự thi, ghi nhận xét học sinh vào sổ liên lạc, báo cáo đóng nạp của học sinh hàng tháng, làm kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, viết báo cáo bồi dưỡng chuyên đề, lên lớp đúng quy định số tiết dạy theo chuẩn nghề nghiệp,.. v.v..
Chị Nguyễn Thị Hường, một giáo viên trẻ không tham gia dạy thêm nhưng cũng không có thời gian để nghiên cứu bài vở, dù rất muốn và rất tâm huyết.
Chị Hường nói, giáo dục còn nặng về hành chính, hình thức nên giáo viên phải họp, hồ sơ sổ sách, giáo án, chủ nhiệm, đến nhà thăm học sinh. Nếu học sinh bỏ học phải đi vận động các em trở lại trường. Được ngày chủ nhật phải tham gia hoạt động, nếu không thì bị đánh giá "không hòa đồng".
Những người thầy có thâm niên thì chia sẻ ngắn gọn.
"Với cách dạy này thì cần đến cải tiến sáng kiến gì, có ai áp dụng đâu, có ai trân trọng đâu, hết thi đua rồi thì bỏ (tôi có đủ danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp tỉnh,bằng khen thủ tướng. Tất cả chỉ là hình thức)". - Thầy giáo Nguyễn Văn Chi, có thâm niên 37 năm trong nghề nói.
"Giáo án lập ra thì nộp cho ai, thử hỏi người nhận đó có đọc không (chứ chưa nói đến phải kiểm tra)? Hãy bớt những thủ tục vớ vẩn này đi để giáo viên tập trung giảng dạy học trò", một thầy giáo tên Phương đề nghị.
Thầy Huỳnh Văn Thế: Giáo viên nhận thấy điều mình nghiên cứu không mang lại lợi ích trực tiếp cho bản thân. Ngoài ra, do thói quen thụ động, chờ đợi tập huấn, chỉ đạo từ lãnh đạo nên GV không quen tự tìm tòi, nghiên cứu. Ở trên nói xuống, nhiều vấn đề không hợp lý, họ cũng gật đầu làm theo một cách rất máy móc.(Theo Dân Trí) |
Nguon: Vietnamnet, ngay 2/12/2013. |
No comments:
Post a Comment