Wednesday, December 4, 2013

Về Pisa 2012 của Việt Nam – Bộ GD và ĐT

Bộ GD&ĐT

I. TỔNG QUAN VỀ PISA

1.1. PISA là gì?
PISA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for International Student Assessment – Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” do Hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả – chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông. PISA được thực hiện theo chu kì 3 năm một lần (bắt đầu từ năm 2000). Đối tượng đánh giá là học sinh trong độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng – độ tuổi PISA). PISA hướng vào các trọng tâm về chính sách, được thiết kế và áp dụng các phương pháp khoa học cần thiết để giúp chính phủ các nước tham gia rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông.
1.2. Mục đích của PISA
Mục tiêu tổng quát của PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc[1], học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào. Ngoài ra PISA còn hướng vào các mục đích cụ thể sau:
– Xem xét đánh giá các mức độ năng lực đạt được ở các lĩnh vực Đọc hiểu, Làm Toán và Khoa học của học sinh ở lứa tuổi 15.
– Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của học sinh.
– Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy – học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
1.3. Đặc điểm của PISA
a)   Quy mô của PISA là rất lớn và có tính toàn cầu. Qua 5 cuộc khảo sát đánh giá, ngoài các nước thuộc khối OECD còn có rất nhiều quốc gia là đối tác của khối OECD đăng ký tham gia. Trong lần đánh giá thứ năm (2012) đã có gần 70 quốc gia tham gia.
b)   PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì (3 năm một lần) tạo điều kiện cho các quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản.
c)   Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh giá về năng lực phổ thông của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.
d)   PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau:
– Chính sách công (public policy). Các chính phủ, các nhà trường, giáo viên và phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như “Nhà trường của chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc sống của người trưởng thành chưa?”, “Phải chăng một số loại hình giảng dạy và học tập của những nơi này hiệu quả hơn những nơi khác?” và “Nhà trường có thể góp phần cải thiện tương lai của học sinh có gốc nhập cư hay có hoàn cảnh khó khăn không?”,…
– Hiểu biết phổ thông (literacy). Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về các năng lực của học sinh trong việc ứng dụng các kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản vào các tình huống thực tiễn. Ngoài ra còn xem xét đánh giá khả năng phân tích, lí giải và truyền đạt một cách có hiệu quả các kiến thức và kĩ năng đó thông qua cách học sinh xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề.
– Học tập suốt đời (lifelong learning). Học sinh không thể học tất cả mọi thứ cần biết trong nhà trường. Để trở thành những người có thể học tập suốt đời có hiệu quả, ngoài việc thanh niên phải có những kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản họ còn phải có cả ý thức về động cơ học tập và cách học. Do vậy PISA sẽ tiến hành đo cả năng lực thực hiện của học sinh về các lĩnh vực Đọc hiểu, Làm toán và Khoa học, đồng thời còn tìm hiểu cả về động cơ, niềm tin vào bản thân cũng như các chiến lược học tập hỏi học sinh.

Bảng miêu tả các kỳ thi PISA trên giấy
Năm 2000 Năm 2003 Năm 2006 Năm 2009 Năm 2012 Năm 2015
Đọc hiểu Đọc hiểu Đọc hiểu Đọc hiểu Đọc hiểu Đọc hiểu
Làm toán Làm toán Làm toán Làm toán Làm toán Làm toán
Khoa học Khoa học Khoa học Khoa học Khoa học Khoa học

II. PISA VIỆT NAM

1. Mục đích Việt Nam tham gia PISA
- Bước tích cực của hội nhập quốc tế về giáo dục;
- So sánh “mặt bằng” giáo dục quốc gia với giáo dục quốc tế;
- OECD đưa ra kết quả phân tích và đánh giá về chính sách giáo dục quốc gia và đề xuất những thay đổi về chính sách giáo dục cho các quốc gia;
- Góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: học tập quốc tế về đánh giá chất lượng giáo dục,  nhất là đổi mới về kĩ thuật và phương pháp đánh giá, đưa ra cách tiếp cận mới về dạy – học, thi và đánh giá.
2. Thực trạng Việt Nam tham gia PISA 2012:
2.1  So với các nước  tham gia PISA 2012:
+ VN xếp thứ 69/70 về GDP bình quân đầu người
+ VN xếp thứ  70/70 về chỉ số HDI
2.2. Khó khăn thách thức khi tổ chức PISA lần đầu tiên chu kỳ 2012 tại Việt Nam
(1). Việt Nam trong suốt thời gian thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng đã xây dựng được một đội ngũ chuyên gia có thể đảm đương được các yêu cầu kỹ thuật của OECD khi triển khai PISA tại VN, tuy nhiên, lần đầu tiên Việt Nam tham gia một kỳ thi mang tính quốc tế lại yêu cầu kỹ thuật cao và nghiêm ngặt như PISA, Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm tổ chức và dù đã có một số chuyên gia nhưng lực lượng chuyên gia chuyên nghiệp vẫn còn mỏng.
(2). Các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt rất ít, chủ yếu bằng tiếng nước ngoài, là khó khăn không nhỏ cho việc tìm hiểu và tiếp cận với PISA lần này.
(3). Việt Nam chưa xây dựng được dữ liệu đầy đủ về các trường có học sinh ở độ tuổi 15, trong khi đó, Việt Nam có rất nhiều loại hình trường, nhiều tổ chức quản lý, do đó rất khó khăn trong công việc chọn mẫu.
(4). Công tác dịch thuật theo yêu cầu của PISA là một vấn đề thách thức đối với đội ngũ dịch thuật của Việt Nam.
(5). Giáo viên và học sinh chưa từng được làm quen với các dạng đề thi của PISA, vì vậy, nếu không chuẩn bị kỹ cho học sinh làm quen với tư duy của các dạng đề thi PISA, học sinh sẽ khó có thể biết cách làm bài và trả lời đúng câu hỏi. Nhìn chung, các kiến thức mà đề thi của PISA đòi hỏi là không hoàn toàn xa lạ với học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, với cách thức ra đề thi và cách thức đánh giá của PISA, với cách dạy – học và cách đánh giá như hiện tại ở Việt Nam thì học sinh Việt Nam sẽ khó đạt kết quả cao khi tham gia PISA. Nói cách khác, muốn cho học sinh Việt Nam tham gia vào các đợt đánh giá của PISA một cách tự tin, cần có một giai đoạn chuyển tiếp đủ dài để đổi mới thực sự về cách dạy, cách học, cách tổ chức kiểm tra đánh giá trong nhà trường ở Việt Nam.
(6). Kết quả mỗi đợt đánh giá của PISA sẽ được công khai trên thế giới nên mang tính nhạy cảm. Nhiều nước đã không tham gia PISA vì không muốn bộc lộ sự yếu kém về kết quả làm bài của học sinh và thứ hạng thấp trong bảng xếp hạng. Việc sẵn sàng vượt qua những e ngại trên đã là thách thức đối với Việt Nam.
2.3. Lộ trình thực hiện
- Ngày 22/10/2009 Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân có thư gửi ông Angel Gurria, Tổng Thư ký OECD đề nghị chấp nhận Việt Nam tham gia PISA 2012.
- Ngày 11/11/2009: OECD có thư chính thức gửi Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân về việc đồng ý đề Việt Nam tham gia PISA.
- Tháng 3/2010: Đoàn Việt Nam gồm 03 người tham dự hội nghị Giám đốc quốc gia đầu tiên chu kỳ 2012 tại Hồng Kong.
- Tháng 4/2011: Bộ GD ĐT thành lập Trung tâm Đánh giá chất lượng giáo dục  thuộc Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục và chính thức giao nhiệm vụ PISA về Cục Khảo thí và KĐ CLGD.
* Các hoạt động chính của PISA 2012:
- Năm 2010: Đánh giá các câu hỏi thi PISA 2012 và thực hiện các công việc liên quan đến chọn mẫu; tập huấn kĩ thuật.
- Năm 2011: Khảo sát thử nghiệm trên mẫu 40 trường x 35 HS/trường.
- Năm 2012: Khảo sát chính thức trên mẫu là 162 trường thuộc 59 tỉnh, thành phố.
Giới thiệu tóm tắt các hoạt động chính theo yêu cầu của OECD:
(1) Xây dựng các câu hỏi thi đóng góp cho OECD: Các quốc gia thực hiện theo yêu câu fkỹ thuật của OECD;
(2) Xây dựng dữ liệu mẫu và chọn mẫu học sinh tham gia khảo sát: Các quốc gia xây dựng dữ liệu mẫu, nộp cho OECD, OECD chọn mẫu và gửi về cho các quốc gia.
(3) Dịch toàn bộ các tài liệu OECD cung cấp: các quốc gia thực hiện theo nguyên tắc dịch thuật của OECD;
(4) Đọc rà soát góp ý các tài liệu OECD yêu cầu: các quốc gia thực hiện theo biểu mẫu, các yêu cầu kỹ thuật của OECD;
(5) Tham dự tập huấn của OECD mỗi năm từ 2 lần trở lên: Các quốc gia tham dự hội thảo tập huấn để học các kỹ thuật mới và thống nhất các phương pháp thực hiện;
(6) Nhận các yêu cầu công việc cụ thể qua email và thực hiện;
(7) Tổ chức triển khai khảo sát thử nghiệm 2011: Các quốc gia tổ chức khảo sát theo yêu cầu kỹ thuật của OECD;
(8) Chấm bài, nhập dữ liệu, phân tích dữ liệu và viết báo cáo khảo sát thử nghiệm 2011: Các quốc gia thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật của OECD;
(9) Tổ chức triển khai khảo sát chính thức 2012: Các quốc gia tổ chức khảo sát theo yêu cầu kỹ thuật của OECD;
(10) Chấm bài, nhập dữ liệu và chuyển dữ liệu khảo sát chính thức 2012 sang OECD: Các quốc gia thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật của OECD;
(11) OECD phân tích kết quả và niêm yết trên PISA OECD, các quốc gia phối hợp đóng góp ý kiến sửa chữa, hoàn thiện.
3. Kết quả PISA 2012 của Việt Nam
1. Lĩnh vực Toán học là lĩnh vực trọng tâm của kỳ PISA 2012. Việt Nam đứng thứ 17/65. Điểm trung bình Mean Score là 494 thì Việt Nam đạt 511. Như vậy, năng lực Toán học của HS VN ở top cao hơn chuẩn năng lực của OECD.
- Điểm của VN cao hơn nhiều nước giàu của OECD: Áo, Úc, Đan Mạch, Pháp, Anh, Luxembourg, Na Uy, Mỹ, Thụy Điển, Hung-ga-ry, Israel, Hy Lạp…
- Tỷ lệ nhóm học sinh có năng lực cao nhất (level 5, 6) của Việt Nam đạt 13,3 %.
- Tỷ lệ nhóm HS có năng lực thấp (dưới mức 2) của VN là 14,2 %.
- Kết quả học sinh Nam của VN lĩnh vực Toán học: đạt 517 điểm /499 điểm trung bình của OECD;
- Kết quả học sinh Nữ của VN lĩnh vực Toán học: đạt 507 điểm /489 điểm trung bình của OECD

 Country/City Mean score in PISA 2012
1 Shanghai-China 613
2 Singapore 573
3 Hong Kong 561
4 Chinese Taipei 560
5 Korea 554
6 Macao-China 538
7 Japan 536
8 Liechtenstein 535
9 Switzerland 531
10 Netherlands 523
11 Estonia 521
12 Finland 519
13 Canada 518
14 Poland 518
15 Belgium 515
16 Germany 514
17 Viet Nam 511
18 Austria 506
19 Australia 504
20 Ireland 501
21 Slovenia 501
22 Denmark 500
23 New zealand 500
24 Czech republic 499
25 France 495
26 United kingdom 494
27 Iceland 493
28 Latvia 491
29 Luxembourg 490
30 Norway 489
31 Portugal 487
32 Italy 485
33 Spain 484
34 Russian Federation 482
35 Slovak Republic 482
36 United States 481
37 Lithuania 479
38 Sweden 478
39 Hungary 477
40 Croatia 471
41 Israel 466
42 Greece 453
43 Serbia 449
44 Turkey 448
45 Romania 445
46 Cyprus 440
47 Bulgaria 439
48 United Arab Emirates 434
49 Kazakhstan 432
50 Thailand 427
51 Chile 423
52 Malaysia 421
53 Mexico 413
54 Montenegro 410
55 Uruguay 409
56 Costa Rica 407
57 Albania 394
58 Brazil 391
59 Argentina 388
60 Tunisia 388
61 Jordan 386
62 Colombia 376
63 Qatar 376
64 Indonesia 375
65 Peru 368
2. Lĩnh vực Đọc hiểu: Việt Nam đứng thứ 19/65, điểm trung bình là 496 thì Việt Nam đạt 508, như vậy, năng lực Đọc hiểu của HS VN cao hơn chuẩn năng lực của OECD.
- Kết quả Đọc hiểu của HSVN vẫn cao cao hơn các nước giàu có OECD vừa liệt kê trên trừ Úc.
- Kết quả học sinh Nam của VN lĩnh vực Đọc hiểu: đạt điểm 492/ 478 điểm trung bình của OECD;
- Kết quả học sinh Nữ của VN lĩnh vực Đọc hiểu: đạt điểm 523 / 515 điểm trung bình của OECD

Country/City Mean score in PISA 2012: 496
1 Shanghai-China 570
2 Hong Kong 545
3 Singapore 542
4 Japan 538
5 Korea 536
6 Finland 524
7 Chinese Taipei 523
8 Canada 523
9 Ireland 523
10 Poland 518
11 Liechtenstein 516
12 Estonia 516
13 Australia 512
14 New zealand 512
15 Netherlands 511
16 Macao-China 509
16 Switzerland 509
16 Belgium 509
19 Germany 508
19 Viet Nam 508
21 France 505
22 Norway 504
23 United kingdom 499
24 United States 498
25 Denmark 496
26 Czech republic 493
27 Austria 490
28 Italy 490
29 Latvia 489
30 Luxembourg 488
31 Portugal 488
32 Spain 488
33 Hungary 488
34 Israel 486
35 Croatia 485
36 Iceland 483
37 Sweden 483
38 Slovenia 481
39 Lithuania 477
40 Greece 477
41 Russian Federation 475
42 Turkey 475
43 Slovak Republic 463
44 Cyprus 449
45 Serbia 446
46 United Arab Emirates 442
47 Thailand 441
48 Chile 441
49 Costa Rica 441
50 Romania 438
51 Bulgaria 436
52 Mexico 424
53 Montenegro 422
54 Uruguay 411
55 Brazil 410
56 Tunisia 404
57 Colombia 403
58 Jordan 399
59 Malaysia 398
60 Argentina 396
61 Indonesia 396
62 Albania 394
63 Kazakhstan 393
64 Qatar 388
65 Peru 384
3. Lĩnh vực Khoa học: Việt Nam đứng thứ 8/65. Điểm trung bình Mean Score là 501 thì Việt Nam đạt 528. Việt Nam đứng sau các nước/vùng theo thứ tự: Thượng Hải, Hồng kông, Singapore, Nhật bản, Phần lan, Estonia, Hàn Quốc.
- Kết quả học sinh Nam của VN lĩnh vực Khoa học: đạt 529 điểm /502 điểm trung bình của OECD;
- Kết quả học sinh Nữ của VN lĩnh vực Khoa học: đạt 528 điểm /500 điểm trung bình của OECD.

Country/City Mean score in PISA 2012: 501
1 Shanghai-China 580
2 Hong Kong 555
3 Singapore 551
4 Japan 547
5 Finland 545
6 Estonia 541
7 Korea 538
8 Viet Nam 528
9 Poland 526
10 Liechtenstein 525
11 Canada 525
12 Germany 524
13 Chinese Taipei 523
14 Netherlands 522
15 Ireland 522
16 Macao-China 521
17 Australia 521
18 New zealand 516
19 Switzerland 515
20 Slovenia 514
21 United kingdom 514
22 Czech republic 508
23 Austria 506
24 Belgium 505
25 Latvia 502
26 France 499
27 Denmark 498
28 United States 497
29 Spain 496
30 Lithuania 496
31 Norway 495
32 Italy 494
33 Hungary 494
34 Luxembourg 491
35 Croatia 491
36 Portugal 489
37 Russian Federation 486
38 Sweden 485
39 Iceland 478
40 Slovak Republic 471
41 Israel 470
42 Greece 467
43 Turkey 463
44 United Arab Emirates 448
45 Bulgaria 446
46 Serbia 445
47 Chile 445
48 Thailand 444
49 Romania 439
50 Cyprus 438
51 Costa Rica 429
52 Kazakhstan 425
53 Malaysia 420
54 Uruguay 416
55 Mexico 415
56 Montenegro 410
57 Jordan 409
58 Argentina 406
59 Brazil 405
60 Colombia 399
61 Tunisia 398
62 Albania 397
63 Qatar 384
64 Indonesia 382
65 Peru 373
Như vậy, kết quả thi của Việt Nam khá cao so trong bảng xếp hạng các nước trên thế giới tham gia kỳ thi PISA 2012, đứng trong top 20 nước có điểm chuẩn các lĩnh vực cao hơn điểm 500.
So với xuất phát điểm của VN về chỉ số GDP (69/70) và HDI (70/70), Việt Nam đã làm cho thế giới rất bất ngờ; chứng tỏ: với sự quan tâm thường xuyên của Đảng, Nhà nước, sự chăm lo của các gia đình, các nhà trường và học sinh chúng ta đã phát huy được truyền thống hiếu học của dân tộc, không chỉ đạt thành tựu về phát triển qui mô, số lượng mà còn đạt được chất lượng giáo dục phổ thông cơ bản thuộc tốp cao của thế giới. Điều đó cũng minh chứng rằng:
(1) Năng lực của học sinh Việt Nam có thể đáp ứng được các yêu cầu khung năng lực của OECD hội nhập quốc tế, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong bài thi PISA.
(2) Khung kiến thức, kỹ năng trong bài thi PISA được thiết kế không phụ thuộc vào chương trình GD của quốc gia nào, mà đó là khung năng lực chung của quốc tế; chứng tỏ chương trình, SGK của VN đã trang bị cho HS các kiến thức cơ bản, đáp ứng được các yêu cầu kiến thức, kỹ năng của OECD và của quốc tế.
(3) Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc và bài bản các quy trình kỹ thuật theo yêu cầu của OECD, đã chuẩn bị tâm thế cho GV và HS tham gia PISA tích cực, nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt kỳ thi KS chính thức PISA, tháng 4/2012. Điều này cũng thể hiện đội ngũ chuyên gia tổ chức triển khai PISA tại Việt Nam dù ít ỏi nhưng rất cố gắng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tiếp cận được với thế giới.
4. Bàn luận vì sao kết quả về năng lực Khoa học (science) cao hơn Toán và Đọc hiểu trong khi đánh giá science là một lĩnh vực mới, đầy khó khăn đối với HS VN
4.1. Kỳ 2012, PISA tập trung vào lĩnh vực Toán học làm trọng tâm, nên đã có nhiều câu hỏi mới được biên soạn đáp ứng theo khung đánh giá năng lực hiện đại. Do đó, các bài thi Toán học có số lượng nhiều, mới lạ, được cập nhật và đôi khi là những tình huống quá mới lạ với HS VN. Do đó, học sinh phải làm rất nhiều câu hỏi Toán học, không đủ thời gian làm bài, đành bỏ lại một số câu sau của quyển đề thi, mặt khác vì nhiều câu hỏi nên các lỗi về giải toán sẽ mắc nhiều hơn. Số lượng bài thi và câu hỏi Toán học: 56 bài thi, 110 câu hỏi thi; Khoa học: 18 bài thi, 53 câu hỏi; Đọc hiểu: 13 bài thi, 43 câu hỏi.
HS VN chưa được làm quen một số dạng toán gần đúng nên khó tính tóan, suy luận;
Một số tình huống xa lạ không có ở VN, nên HS trả lời theo ước đoán, thiếu chính xác.
4.2. Lĩnh vực Đọc hiểu đạt kết quả thấp nhất trong 3 lĩnh vực là do:
- Đọc hiểu của PISA là đọc và trả lời các loại văn bản, nhiều loại hình văn bản nhật dụng như văn bản hành chính, văn bản Toán học, văn bản khoa học, thậm chí vẽ hình thay vì viết câu trả lời,… Văn bản mới lạ, nhiều tình huống xa lạ không giống như ở trường GV thường ra đề. Khi không hiểu rõ câu hỏi, không hiểu rõ văn bản, thời gian trả lời câu hỏi ngắn, HS đã không làm chủ tốc độ làm bài và bỏ lại một số câu hỏi.
Có một số câu hỏi Đọc hiểu HS mình làm không được tốt lắm. Ví dụ:
- Câu hỏi yêu cầu học sinh vẽ hành trình đi đến điểm Cực Nam của ông Musel, thì HS cứ viết câu trả lời, do chưa được làm quen với yêu cầu cần thực hiện dạng này. Câu hỏi này không khó, hầu hết HS các nước OECD làm được nhưng HSVN lại không làm được.
- Một số câu hỏi dạng biểu đồ, biểu bảng, HS VN không hiểu hết ý nghĩa hoặc không thạo việc đọc các biểu đồ, biểu bảng.
- Có 02 câu hỏi do dịch nghĩa chưa sát nên gây sự khó hiểu hoặc hiểu lầm của HS trong khi cần phải hiểu được ý nghĩa cả câu chuyện mới viết được câu trả lời.
4.3. Khoa học (science): Thực tế, đây là lĩnh vực gặp nhiều thách thức nhất của HS VN, do đặc điểm chương trình giáo dục của VN không có môn học mang tên science trong nhà trường THCS và THPT mà HS được học các môn riêng rẽ Lý, Hóa, Sinh nên hạn chế về năng lực tư duy tổng hợp, liên lĩnh vực.
Tuy nhiên, các câu hỏi Khoa học được đưa vào đề thi lần này là các link unit (các bài đã đã được sử dụng trong kỳ PISA trước), đồng thời  đó là các tình huống khá quen  thuộc như về sữa, về ô tô, về một số loài sinh vật. Các dạng câu hỏi cũng ở mức độ khó vừa phải nên HSVN đã trả lời rất tốt.
5. Việt nam đã làm gì cho kỳ khảo sát chính thức PISA 2012?
Chúng ta đã xây dựng một kế hoạch hành động và từng bước triển khai thực hiện  để đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo PISA, đây cũng là một cơ hội đổi mới để hội nhập quốc tế về giáo dục của Việt Nam, đồng thời chuẩn bị cho đổi mới chương trình, SGK sau 2015 của Việt Nam.
1. Về chính sách:
1.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định tham gia PISA là một bước phát triển tích cực về đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế về giáo dục của Việt Nam. Do đó, tất cả những đơn vị, cá nhân có liên quan đều nỗ lực tham gia PISA; cử 01 lãnh đạo Bộ trực tiếp phụ trách điều hành PISA, đứng tên ký thỏa thuận với OECD.
1.2.  Bộ GD và ĐT thành lập Ban Quản lý PISA, thành phần gồm các lãnh đạo của những đơn vị trực tiếp liên quan đến thi cử và phát triển giáo dục dục phổ thông. BQL PISA chịu trách nhiệm đưa ra các quyết sách thực hiện PISA quốc gia và chỉ đạo các Sở GD & ĐT.
1.3. Mỗi Sở GD và ĐT thành lập Ban chỉ đạo PISA cấp tỉnh/thành phố để chỉ đạo thực hiện triển khai PISA tại địa phương.
1.4. Phân công cụ thể nhiệm vụ tổ chức triển khai PISA cho từng đơn vị có liên quan, hỗ trợ Văn phòng PISA Việt Nam hoàn thành các nhiệm vụ PISA.
1.5. Đưa PISA vào trong nhà trường phổ thông gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Xây dựng một kế hoạch tập huấn kĩ thuật PISA cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh.
2. Về tổ chức thực hiện triển khai kỹ thuật PISA:
          2.1. Văn phòng PISA Việt Nam  tổ chức biên soạn 2 cuốn tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên. Điều khác biệt mà VN làm so với các nước khác, là VN không có trang web riêng về PISA, một số trường còn khó khăn nếu có trang web cũng không thể sử dụng, nên phải biên soạn tài liệu tập huấn bằng cách dịch các unit đã được OECD công bố. Nhưng nếu chỉ phát các unit đó cho giáo viên và học sinh, họ cũng không hiểu được kỹ về PISA và các dạng câu hỏi, nên phải biên soạn tài liệu rất công phu. Tài liệu gồm các phần cơ bản sau:
+ Giới thiệu rõ ràng, dễ hiểu PISA là gì, cái mới lạ, cái hay của PISA
+ Việt Nam tham gia PISA sẽ có những lợi ích gì, phân tích những thuận lợi, khó khăn khi Việt Nam  tham gia PISA, các cơ hội và thách thức để mọi người hiểu và quyết tâm hơn;
+ Để giới thiệu về các lĩnh vực Toán, Khoa học, Đọc hiểu, VN phải nghiên cứu kỹ tất cả các dạng bài thi PISA đã công bố, tóm tắt và khái quát các dạng bài thi với các yêu cầu kỹ thuật làm từng dạng bài thi, từng loại câu hỏi để giáo viên nắm được kỹ thuật về giới thiệu cho học sinh.
2.2. Lên kế hoạch tổ chức tập huấn cho cán bộ cốt cán từ trung ương đến địa phương. VN tổ chức tập huấn thành 2 cấp độ:
- cấp độ 1: Chuyên gia Văn phòng PISA trực tiếp tập huấn cho các cán bộ cấp trung ương (Bộ GD và ĐT, một số Viện nghiên cứu, trường đại học, cán bộ cốt cán và Hiệu trưởng, GV giỏi ở các Sở GD và ĐT);
- cấp độ 2: Các cán bộ cốt cán đó sẽ làm các giảng viên tập huấn lại cho giáo viên cốt cán của các trường trong tỉnh, thành phố. Do số lượng GV nhiều, nên mỗi Sở cũng chỉ tập huấn được cho một số giáo viên giỏi của các trường.
2.3. Để đưa PISA vào trường phổ thông, Bộ chỉ đạo trên toàn quốc các giáo viên đã được tập huấn PISA về trường sẽ giới thiệu lại cho giáo viên trong trường thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, thảo luận từng dạng bài thi và các dạng câu hỏi thi PISA.
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh một số câu hỏi thi PISA được in trong tài liệu tập huấn. Cuốn tài liệu này được phát cho thư viện trường để giáo viên và học sinh tham khảo. Nhờ vậy, ở rất nhiều trường, học sinh tất cả các khối lớp (6, 7,8,9,10,11,12) đều được nghe giới thiệu về PISA. Có trường xây dựng được mạng nội bộ đã đưa lên mạng các dạng bài thi PISA cho học sinh làm, mở cuộc thi nhỏ tìm hiểu về PISA.
Kết quả: Cán bộ cốt cán của 63 tỉnh thành phố của Việt Nam đã được nghe giới thiệu về PISA, cách kiểm tra đánh giá của PISA và một số dạng bài thi PISA, nhiều trường đã tổ chức giới thiệu PISA và các dạng câu hỏi cho Học sinh từ tháng 9/2011 đến tháng 3/2012.
3. Chuẩn bị cho kỳ khảo sát chính thức: Rút kinh nghiệm của kỳ KS thử nghiệm,
- Bộ GD và ĐT đã thống nhất với OECD điều chỉnh ngày KS chính thức lên tháng 4/2012. Thời điểm này học sinh chưa thi học kỳ. Điều này đã giải quyết được về sĩ số và tâm lý học sinh khi làm bài.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện hỗ trợ cho Văn phòng PISA để thực hiện tốt kỳ KS Chính thức.
- Thực hiện tốt các đợt tập huấn kỹ thuật theo yêu cầu của OECD.
- Chỉ đạo các Sở GD và ĐT tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo PISA trong năm học 2011- 2012, cho Học sinh làm quen với các dạng câu hỏi thi PISA, dạy học sinh kỹ thuật làm bài thi trắc nghiệm (vì học sinh một số nơi chưa biết đến các dạng câu hỏi thi trắc nghiệm). Đây là điểm mấu chốt giúp học sinh tự tin hơn khi làm bài thi PISA. Và điều này có tác động tích cực đến nhà trường, không phải là để đối phó với kỳ thi PISA mà tự giáo viên có khát khao đổi mới kiểm tra đánh giá theo PISA để dạy và học tốt hơn. Do vậy, việc giới thiệu PISA cho học sinh toàn trường là nhu cầu của các trường, toàn bộ học sinh của trường được nghe giới thiệu về PISA, các trường không tập trung giới thiệu riêng cho học sinh được rơi vào mẫu. Thực tế, khi các em biết mình được chọn tham gia PISA, thời gian đến ngày thi chỉ còn rất ngắn.
- Khuyến khích học sinh tham gia kỳ thi KS chính thức bằng cách đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, các em là những học sinh đầu tiên tham gia PISA của Việt Nam và đại diện cho học sinh Việt Nam tham gia PISA, kết quả kỳ thi này sẽ xếp hạng giáo dục Việt Nam trên thế giới, nên các em cần cố gắng hết sức để làm bài cho tốt. Ngoài ra, có trường còn phát phần thưởng, giấy khen cho học sinh. Trường nào được chọn tham gia PISA đều thấy trách nhiệm và tự hào, nên học sinh trường đó cũng rất có trách nhiệm và tự hào.
- Thế mạnh của học sinh Việt Nam là Toán. Kỳ KS 2012 tập trung nhiều câu hỏi Toán. Học sinh Việt Nam rất thích các hỏi thi của PISA, nên các em hào hứng làm bài. Do các em được làm quen với PISA trong năm học, nên đã chủ động kiểm soát được thời gian làm bài. Điều này khác hẳn với các em học sinh khi được chọn tham gia KS thử nghiệm đầy bỡ ngỡ, hoang mang, không biết PISA là gì.
- Cán bộ khảo sát tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của OECD, không người nào dám nhắc bài học sinh vì cũng không dám chắc mình đã tư duy giống như học sinh tuổi 15 để đưa ra được câu trả lời chính xác. Tất cả các khâu chấm bài, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu chúng ta thực hiện rất nghiêm túc.
KẾT LUẬN:
1. Việt Nam đã rất nỗ lực tham gia PISA 2012, chu kỳ đầu tiên của VN.
2. Việt Nam đã rất nghiêm túc tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và các nguyên tắc của OECD. Kết quả thực hiện phản ánh đúng năng lực của học sinh, đáng tin cậy.
3. Học sinh VN đã nỗ lực và cố gắng hết mình để hoàn thành bài thi, đạt kết quả tốt. Điều đó cho thấy HS VN học rất khá, không thua kém gì HS ECD.
4. Việt Nam sẽ phân tích kỹ báo cáo kết quả PISA 2013 để xác định đúng các yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh để có chính sách thúc đẩy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, trước mắt là chất lượng giáo dục tiểu học, giáo dục THCS.
Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các kĩ thuật, phương pháp của PISA vào công tác đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, nhất là đổi mới cách ra đề kiểm tra, đề thi và phương pháp đánh giá chất lượng trên diện rộng – của từng điạ phương (không phải là đánh giá kết quả của các cá nhân các học sinh).
5. Việt Nam sẽ tiếp tục cố gắng vượt qua mọi khó khăn thách thức để chuẩn bị cho kỳ khảo sát PISA 2015. Tháng 4/2014 sẽ tổ chức KSTN, tháng 5/2015 tổ chức KS chính thức. Kỳ này trọng tâm là Science, không đơn giản như science 2012 nên VN phải cố gắng rất nhiều.

Nguon:  http://hocthenao.vn/2013/12/05/ve-pisa-2012-cua-viet-nam-bo-gd-va-dt/


[1] Độ tuổi 15 ở hầu hết các nước thành viên OECD, tương đương kết thúc lớp 9 của Việt Nam.

No comments:

Post a Comment