Nguyễn Thảo(biên dịch)
Diane
Ravitch, một sử gia giáo dục, một nhà phân tích chính sách giáo dục có
tiếng. Bà cũng là giáo sư nghiên cứu về văn hóa, giáo dục và phát triển
con người ở Trường Steinhardt thuộc ĐH New York. Trước đây, bà là trợ lý
cho Bộ trưởng Giáo dục Mỹ.
Bài viết của bà sau khi có kết quả PISA 2012, cung cấp góc nhìn từ bên trong nước Mỹ - nơi mà truyền thông nước này cũng đang đặt ra nhiều bàn luận sau mỗi kỳ có kết quả PISA (kết quả xếp hạng các nền giáo dục theo một chương trình khảo sát trình độ học sinh quốc tế của tổ chức OECD).
PISA 2012 cũng giống như kết quả từ nửa thế kỷ trước
Bộ Giáo dục Mỹ một lần nữa lại khiến chúng ta nghĩ rằng mình gặp một cuộc khủng hoảng chưa từng có, rằng chúng ta phải tăng gấp đôi những chiến lược kiểm tra và trừng phạt của hàng chục năm qua.
Những lời than vãn vẫn sẽ tiếp tục cho đến khi Mỹ dẫn đầu thế giới trong các bài kiểm tra quốc tế. Nhưng ít ai biết rằng từ trước đến giờ, chúng ta vẫn yếu thế về điểm số.
Thật là sai lầm!
Dưới đây là những dữ liệu nền tảng mà bạn cần biết để hiểu đúng về báo cáo của PISA cũng như những nỗ lực của Bộ trưởng Giáo dục Arne Duncan trong việc khuấy động tâm lý hoảng loạn về vị trí của chúng ta trong bảng xếp hạng quốc tế.
Mỹ chưa bao giờ đứng đầu thế giới, càng chưa từng đạt mức gần top trong các bài kiểm tra quy mô quốc tế.
Trong nửa thế kỷ qua, học sinh Mỹ thường đạt mức trung bình hoặc gần trung bình, thậm chí là thuộc nhóm 25% cuối cùng.
Khảo sát quốc tế bắt đầu từ giữa những năm 60 với những bài kiểm tra môn Toán. Khảo sát Toán đầu tiên được thực hiện ở trẻ 13 tuổi và học sinh trung học năm cuối ở 12 quốc gia. Trẻ 13 tuổi của Mỹ đạt điểm số thấp hơn nhiều so với học sinh ở 9 quốc gia khác và chỉ dẫn đầu một lần.
Trong một bài kiểm tra với học sinh hiện đang đăng ký học lớp Toán, học sinh Mỹ xếp cuối cùng – sau 11 quốc gia khác. Trong một bài kiểm tra được tiến hành ở học sinh trung học năm cuối hiện không học lớp Toán, học sinh Mỹ vẫn xếp cuối cùng.
Khảo sát Khoa học đầu tiên được thực hiện vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70 đối với học sinh 10 tuổi, 14 tuổi và học sinh cuối cấp. Trẻ 10 tuổi làm bài tốt, xếp hạng chỉ đứng sau Nhật Bản. Học sinh 14 tuổi đạt mức trung bình, trong khi học sinh trung học cuối cấp thì xếp cuối cùng trong số 11 nền giáo dục.
Trong Khảo sát Toán lần thứ hai (1981-1982), có 15 quốc gia tham gia. Đối tượng khảo sát là học sinh 13 tuổi và học sinh cuối cấp. Nhóm 13 tuổi đạt mức trung bình hoặc gần trung bình ở hầu hết các bài kiểm tra. Trong khi học sinh cuối cấp gần chạm đáy.
“Học sinh trung bình của Nhật Bản còn đạt điểm cao hơn tốp 5% học sinh Mỹ xuất sắc nhất đang học Toán dự bị đại học”, và “thành tích môn đại số của tốp 1% học sinh xuất sắc nhất của chúng ta cũng thấp hơn tốp 1% xuất sắc nhất của các nước khác”.
Điều đáng chú ý ở đây là học sinh Mỹ chưa bao giờ là những người đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi quốc tế. Vì thế, kết quả PISA 2012 cũng giống như kết quả từ nửa thế kỷ trước.
"Điểm số là vô nghĩa"
Keith Baker – cựu nghiên cứu viên của Bộ Giáo dục Mỹ từng có một bài viết với tựa đề: “Kiểm tra quốc tế có ý nghĩa gì không?” đăng trên tờ Phi Delta Kappan vào năm 2007.
Bài viết đưa ra những phát hiện sau khi đã điều tra xem điều gì đã xảy ra với 12 quốc gia tham gia bài kiểm tra Toán quốc tế đầu tiên năm 1964.
Ông đã xem xét GDP của những nước này và phát hiện ra rằng “điểm số của một quốc gia cách đây 40 năm càng cao thì mức độ giàu có của quốc gia đó càng tệ”.
Ông cũng phát hiện ra rằng không có mối liên hệ nào giữa hiệu suất kinh tế của một quốc gia với điểm số các bài kiểm tra. Điểm số cũng không gây ảnh hưởng gì tới chất lượng cuộc sống hay tới các trường đại học dân chủ. Và khi nói đến sự sáng tạo, Mỹ vẫn “thống trị thế giới” với nhiều bằng sáng chế/ triệu dân hơn bất cứ quốc gia nào”.
Ông Baker nói rằng thành tích giáo dục ở một mức độ nào đó có thể là “nền tảng cho sự thành công của một quốc gia, nhưng một khi đã đạt được nền tảng đó, thì những yếu tố khác sẽ quan trọng hơn thành tích về điểm số. Thật vậy, khi đã có nền tảng thì việc tiếp tục chạy theo những thành tích về điểm số có thể là một chính sách tồi, bởi vì tập trung vào điểm số sẽ khiến giáo dục mất tập trung, nỗ lực và nguồn lực vào những yếu tố khác quan trọng hơn cho thành công của một quốc gia”.
Yếu tố quan trọng nhất cho thành công về kinh tế, công nghệ và văn hóa của nước Mỹ là “tinh thần” – cái mà ông định nghĩa là “tham vọng, khát vọng học hỏi, độc lập và có lẽ quan trọng nhất là ngừng đánh giá dựa trên điểm số và các bài kiểm tra”.
Cuối cùng, kết luận của Baker là “vị trí trong bảng xếp hạng là vô nghĩa”.
Tôi đồng ý với Baker. Càng tập trung vào các bài kiểm tra thì chúng ta càng giết chết sự sáng tạo, các kỹ năng và khả năng tư duy khác biệt. Học sinh có tư duy khác biệt thường đạt điểm thấp hơn. Càng tập trung vào các bài kiểm tra, chúng ta càng hành động chuẩn mực và quy củ để có câu trả lời đúng.
Cách đây 30 năm, một báo cáo có tên gọi “A Nation at Risk” đã cảnh báo rằng chúng ta đang gặp khó khăn khi thành tích học thuật của học sinh quá kém.
Báo cáo được viết bởi một ủy ban do Bộ Giáo dục Mỹ chỉ định. Ủy ban này than phiền rằng “trong 19 bài kiểm tra học thuật, học sinh Mỹ chưa bao giờ đứng thứ nhất hoặc thứ hai so với các quốc gia công nghiệp khác”.
Với thành tích tồi tệ như thế, ủy ban này cho rằng “các cơ sở giáo dục của chúng ta đang tụt hậu so với những nền giáo dục trung bình – những người đang đe dọa tương lai của chúng ta với tư cách một quốc gia, một dân tộc”. Tuy nhiên, đến giờ này chúng ta vẫn ở đây, vẫn là nền kinh tế thống trị thế giới.
Mặc dù đã được chứng minh là sai trong nửa thế kỷ qua, nhưng “nền công nghiệp tin buồn” đến giờ vẫn còn kêu khóc, than vãn về điểm số PISA, nhấn mạnh về những báo động, sợ hãi và cảnh báo về sự suy giảm và sụp đổ nền kinh tế trong tương lai.
Họ chưa bao giờ giải thích tại sao Mỹ liên tục kém cỏi trong những bài kiểm tra quốc tế nhưng vẫn là nền kinh tế hàng đầu thế giới, vẫn là nền văn hóa sôi động và đa dạng nhất thế giới, vẫn là quốc gia có lực lượng lao động làm việc năng suất cao.
Những phẩm chất quan trọng hơn điểm số
Từ quan điểm của tôi với tư cách là một sử gia giáo dục, tôi muốn rút ra một số điều từ điểm số PISA:
Bài học 1: Nếu điểm PISA có một ý nghĩa gì đó thì đó chính là sự thất bại của chính sách công hàng chục năm qua của Mỹ. Hàng tỷ đô la đã được đầu tư vào thi cử, vào luyện thi nhưng điểm số vẫn không hề được cải thiện, hay nói cách khác vị trí của quốc gia vẫn không khá hơn trên bảng xếp hạng. Chính sách “Không bỏ đứa trẻ nào lại phía sau” và “Hướng tới số 1” là những thất bại rõ ràng nhất trong việc hoàn thành mục tiêu về điểm số.
Bài học 2: Điểm số PISA đã làm nổ tung “quả bong bóng” về “phép màu Florida” mà Thống đốc Jeb Bush nhiệm kỳ 1999-2007 của bang này đặt ra.
Florida là một trong số 3 bang gồm có Massachusetts, Connecticut và Florida tham gia kiểm tra PISA. Massachusetts đã làm rất tốt, cao hơn điểm trung bình của OECD và điểm trung bình của Mỹ - điều mà bạn có thể mong đợi về bang có thành tích cao nhất trong chương trình đánh giá quốc gia NAEP. Connecticut cũng làm rất tốt. Nhưng Florida thì không.
Bài học 3: Nâng cao chất lượng cuộc sống cho gần một phần tư học sinh đang sống trong nghèo khó thì sẽ cải thiện được chất lượng học tập.
Bài học 4: Chúng ta chỉ đo lường được những cái mà chúng ta có thể đo. Chúng ta xác định xem học sinh có chọn được câu trả lời đúng không.
Nhưng những thứ mà chúng ta không đo được còn nhiều hơn. Điểm số chẳng cho chúng ta biết gì về óc tưởng tượng, về sự nỗ lực, về khả năng đặt câu hỏi, về tầm nhìn, sức sáng tạo của các em.
Nếu tiếp tục những chính sách của Tổng thống Bush và Obama trong giáo dục, chúng ta sẽ không chỉ không đạt được điểm số cao hơn (người châu Á làm chuyện này tốt hơn), mà chúng ta còn đè bẹp những phẩm chất khiến nước Mỹ trở thành nơi nuôi dưỡng những tài năng, những ý tưởng mới trong nhiều năm qua.
Hãy cứ để cho những người khác đạt điểm cao hơn. Tôi thích đánh cược vào sự sáng tạo, vào tinh thần dám làm của người Mỹ, vào tính cách, sự kiên trì, tham vọng, đức tính cần cù và những ước mơ lớn của người Mỹ. Chúng ta chưa từng đo lường những phẩm chất này và cũng không thể đo được trong những bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa như PISA.
Bài viết của bà sau khi có kết quả PISA 2012, cung cấp góc nhìn từ bên trong nước Mỹ - nơi mà truyền thông nước này cũng đang đặt ra nhiều bàn luận sau mỗi kỳ có kết quả PISA (kết quả xếp hạng các nền giáo dục theo một chương trình khảo sát trình độ học sinh quốc tế của tổ chức OECD).
Bộ Giáo dục Mỹ một lần nữa lại khiến chúng ta nghĩ rằng mình gặp một cuộc khủng hoảng chưa từng có, rằng chúng ta phải tăng gấp đôi những chiến lược kiểm tra và trừng phạt của hàng chục năm qua.
Những lời than vãn vẫn sẽ tiếp tục cho đến khi Mỹ dẫn đầu thế giới trong các bài kiểm tra quốc tế. Nhưng ít ai biết rằng từ trước đến giờ, chúng ta vẫn yếu thế về điểm số.
Thật là sai lầm!
Dưới đây là những dữ liệu nền tảng mà bạn cần biết để hiểu đúng về báo cáo của PISA cũng như những nỗ lực của Bộ trưởng Giáo dục Arne Duncan trong việc khuấy động tâm lý hoảng loạn về vị trí của chúng ta trong bảng xếp hạng quốc tế.
Mỹ chưa bao giờ đứng đầu thế giới, càng chưa từng đạt mức gần top trong các bài kiểm tra quy mô quốc tế.
Trong nửa thế kỷ qua, học sinh Mỹ thường đạt mức trung bình hoặc gần trung bình, thậm chí là thuộc nhóm 25% cuối cùng.
Khảo sát quốc tế bắt đầu từ giữa những năm 60 với những bài kiểm tra môn Toán. Khảo sát Toán đầu tiên được thực hiện ở trẻ 13 tuổi và học sinh trung học năm cuối ở 12 quốc gia. Trẻ 13 tuổi của Mỹ đạt điểm số thấp hơn nhiều so với học sinh ở 9 quốc gia khác và chỉ dẫn đầu một lần.
Trong một bài kiểm tra với học sinh hiện đang đăng ký học lớp Toán, học sinh Mỹ xếp cuối cùng – sau 11 quốc gia khác. Trong một bài kiểm tra được tiến hành ở học sinh trung học năm cuối hiện không học lớp Toán, học sinh Mỹ vẫn xếp cuối cùng.
Khảo sát Khoa học đầu tiên được thực hiện vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70 đối với học sinh 10 tuổi, 14 tuổi và học sinh cuối cấp. Trẻ 10 tuổi làm bài tốt, xếp hạng chỉ đứng sau Nhật Bản. Học sinh 14 tuổi đạt mức trung bình, trong khi học sinh trung học cuối cấp thì xếp cuối cùng trong số 11 nền giáo dục.
Trong Khảo sát Toán lần thứ hai (1981-1982), có 15 quốc gia tham gia. Đối tượng khảo sát là học sinh 13 tuổi và học sinh cuối cấp. Nhóm 13 tuổi đạt mức trung bình hoặc gần trung bình ở hầu hết các bài kiểm tra. Trong khi học sinh cuối cấp gần chạm đáy.
“Học sinh trung bình của Nhật Bản còn đạt điểm cao hơn tốp 5% học sinh Mỹ xuất sắc nhất đang học Toán dự bị đại học”, và “thành tích môn đại số của tốp 1% học sinh xuất sắc nhất của chúng ta cũng thấp hơn tốp 1% xuất sắc nhất của các nước khác”.
Điều đáng chú ý ở đây là học sinh Mỹ chưa bao giờ là những người đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi quốc tế. Vì thế, kết quả PISA 2012 cũng giống như kết quả từ nửa thế kỷ trước.
"Điểm số là vô nghĩa"
Keith Baker – cựu nghiên cứu viên của Bộ Giáo dục Mỹ từng có một bài viết với tựa đề: “Kiểm tra quốc tế có ý nghĩa gì không?” đăng trên tờ Phi Delta Kappan vào năm 2007.
Bài viết đưa ra những phát hiện sau khi đã điều tra xem điều gì đã xảy ra với 12 quốc gia tham gia bài kiểm tra Toán quốc tế đầu tiên năm 1964.
Ông đã xem xét GDP của những nước này và phát hiện ra rằng “điểm số của một quốc gia cách đây 40 năm càng cao thì mức độ giàu có của quốc gia đó càng tệ”.
Ông cũng phát hiện ra rằng không có mối liên hệ nào giữa hiệu suất kinh tế của một quốc gia với điểm số các bài kiểm tra. Điểm số cũng không gây ảnh hưởng gì tới chất lượng cuộc sống hay tới các trường đại học dân chủ. Và khi nói đến sự sáng tạo, Mỹ vẫn “thống trị thế giới” với nhiều bằng sáng chế/ triệu dân hơn bất cứ quốc gia nào”.
Ông Baker nói rằng thành tích giáo dục ở một mức độ nào đó có thể là “nền tảng cho sự thành công của một quốc gia, nhưng một khi đã đạt được nền tảng đó, thì những yếu tố khác sẽ quan trọng hơn thành tích về điểm số. Thật vậy, khi đã có nền tảng thì việc tiếp tục chạy theo những thành tích về điểm số có thể là một chính sách tồi, bởi vì tập trung vào điểm số sẽ khiến giáo dục mất tập trung, nỗ lực và nguồn lực vào những yếu tố khác quan trọng hơn cho thành công của một quốc gia”.
Yếu tố quan trọng nhất cho thành công về kinh tế, công nghệ và văn hóa của nước Mỹ là “tinh thần” – cái mà ông định nghĩa là “tham vọng, khát vọng học hỏi, độc lập và có lẽ quan trọng nhất là ngừng đánh giá dựa trên điểm số và các bài kiểm tra”.
Cuối cùng, kết luận của Baker là “vị trí trong bảng xếp hạng là vô nghĩa”.
Tôi đồng ý với Baker. Càng tập trung vào các bài kiểm tra thì chúng ta càng giết chết sự sáng tạo, các kỹ năng và khả năng tư duy khác biệt. Học sinh có tư duy khác biệt thường đạt điểm thấp hơn. Càng tập trung vào các bài kiểm tra, chúng ta càng hành động chuẩn mực và quy củ để có câu trả lời đúng.
Báo cáo được viết bởi một ủy ban do Bộ Giáo dục Mỹ chỉ định. Ủy ban này than phiền rằng “trong 19 bài kiểm tra học thuật, học sinh Mỹ chưa bao giờ đứng thứ nhất hoặc thứ hai so với các quốc gia công nghiệp khác”.
Với thành tích tồi tệ như thế, ủy ban này cho rằng “các cơ sở giáo dục của chúng ta đang tụt hậu so với những nền giáo dục trung bình – những người đang đe dọa tương lai của chúng ta với tư cách một quốc gia, một dân tộc”. Tuy nhiên, đến giờ này chúng ta vẫn ở đây, vẫn là nền kinh tế thống trị thế giới.
Mặc dù đã được chứng minh là sai trong nửa thế kỷ qua, nhưng “nền công nghiệp tin buồn” đến giờ vẫn còn kêu khóc, than vãn về điểm số PISA, nhấn mạnh về những báo động, sợ hãi và cảnh báo về sự suy giảm và sụp đổ nền kinh tế trong tương lai.
Họ chưa bao giờ giải thích tại sao Mỹ liên tục kém cỏi trong những bài kiểm tra quốc tế nhưng vẫn là nền kinh tế hàng đầu thế giới, vẫn là nền văn hóa sôi động và đa dạng nhất thế giới, vẫn là quốc gia có lực lượng lao động làm việc năng suất cao.
Những phẩm chất quan trọng hơn điểm số
Từ quan điểm của tôi với tư cách là một sử gia giáo dục, tôi muốn rút ra một số điều từ điểm số PISA:
Bài học 1: Nếu điểm PISA có một ý nghĩa gì đó thì đó chính là sự thất bại của chính sách công hàng chục năm qua của Mỹ. Hàng tỷ đô la đã được đầu tư vào thi cử, vào luyện thi nhưng điểm số vẫn không hề được cải thiện, hay nói cách khác vị trí của quốc gia vẫn không khá hơn trên bảng xếp hạng. Chính sách “Không bỏ đứa trẻ nào lại phía sau” và “Hướng tới số 1” là những thất bại rõ ràng nhất trong việc hoàn thành mục tiêu về điểm số.
Bài học 2: Điểm số PISA đã làm nổ tung “quả bong bóng” về “phép màu Florida” mà Thống đốc Jeb Bush nhiệm kỳ 1999-2007 của bang này đặt ra.
Florida là một trong số 3 bang gồm có Massachusetts, Connecticut và Florida tham gia kiểm tra PISA. Massachusetts đã làm rất tốt, cao hơn điểm trung bình của OECD và điểm trung bình của Mỹ - điều mà bạn có thể mong đợi về bang có thành tích cao nhất trong chương trình đánh giá quốc gia NAEP. Connecticut cũng làm rất tốt. Nhưng Florida thì không.
Bài học 3: Nâng cao chất lượng cuộc sống cho gần một phần tư học sinh đang sống trong nghèo khó thì sẽ cải thiện được chất lượng học tập.
Bài học 4: Chúng ta chỉ đo lường được những cái mà chúng ta có thể đo. Chúng ta xác định xem học sinh có chọn được câu trả lời đúng không.
Nhưng những thứ mà chúng ta không đo được còn nhiều hơn. Điểm số chẳng cho chúng ta biết gì về óc tưởng tượng, về sự nỗ lực, về khả năng đặt câu hỏi, về tầm nhìn, sức sáng tạo của các em.
Nếu tiếp tục những chính sách của Tổng thống Bush và Obama trong giáo dục, chúng ta sẽ không chỉ không đạt được điểm số cao hơn (người châu Á làm chuyện này tốt hơn), mà chúng ta còn đè bẹp những phẩm chất khiến nước Mỹ trở thành nơi nuôi dưỡng những tài năng, những ý tưởng mới trong nhiều năm qua.
Hãy cứ để cho những người khác đạt điểm cao hơn. Tôi thích đánh cược vào sự sáng tạo, vào tinh thần dám làm của người Mỹ, vào tính cách, sự kiên trì, tham vọng, đức tính cần cù và những ước mơ lớn của người Mỹ. Chúng ta chưa từng đo lường những phẩm chất này và cũng không thể đo được trong những bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa như PISA.
Nguon: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/152501/cuu-tro-ly-bo-truong-giao-duc-my-giai-ma-ket-qua-pisa.html
No comments:
Post a Comment