Monday, September 30, 2013

Sự thật lịch sử và quyền lợi dân tộc


Công việc nghiên cứu lịch sử trước sau vẫn đòi hỏi tính trung thực, vì thế với tầm nhìn xa về lợi ích lâu dài, ngay cả khi cần viện dẫn đến quyền lợi dân tộc, cách viết lịch sử nói chung chỉ cần trình bày đúng các sự kiện như chúng đã diễn ra mà không nhất thiết phải chêm thêm vào những lời bình luận chủ quan theo hướng tuyên truyền.
Năm 2007, trong khi tình hình quan hệ Việt-Trung vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, được biết có một quyển sách do NXB Lao Động tập hợp những bài viết của một tác giả chuyên khảo về sử địa-văn hóa Việt Nam và khu vực Đông Á-Đông Nam Á vừa ấn hành xong thì có lệnh thu hồi chỉ vì có một bài viết liên quan đến cuộc đăng quang năm 2000 của Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Trần Thủy Biển vốn bị Trung Quốc công kích kịch liệt vì chủ trương “Đài Loan độc lập” của ông này. Việc thu hồi quyển sách như vậy đã được thực hiện vội vã bởi một lý do khá mong manh, có lẽ xuất phát từ những chuyện nhạy cảm về ngoại giao giữa hai bên tranh chấp.

Trước đó một năm, khi chủ biên-hiệu đính quyển Từ điển Lịch sử Trung Hoa (NXB Thanh Niên, 2006) vốn được biên soạn căn cứ chủ yếu vào một sách chữ Hán có đề tài tương tự do Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã ấn hành năm 1996, đến mục từ “Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979”, chúng tôi đã tự động bỏ bớt trước khi qua khâu biên tập chính thức của NXB, vì biết đây thuộc vấn đề nhạy cảm, tuy có thể viết lại mục từ này theo một cách trình bày khác, trung thực hơn.

Thật ra, chúng tôi đơn giản chỉ biên dịch thôi chứ chưa hẳn viết sử, nhưng trong một quyển lịch sử Trung Quốc mà bỏ qua giai đoạn chiến tranh biên giới Việt-Trung (các năm 1979, 1988…) thì rõ ràng là thiếu, và những người biên soạn như vậy coi như cũng không làm tròn trách nhiệm đối với độc giả.

Nhắc lại vài câu chuyện nho nhỏ trên đây để bây giờ chúng ta cũng có phần nào thông cảm với những người biên soạn sách giáo khoa về môn Lịch sử, khi họ, vì những lý do tế nhị tương tự, cũng đã bỏ qua một nội dung quan trọng khiến cho thế hệ trẻ ngày nay, hầu như không ai biết gì về cuộc chiến tranh đó cả, hoặc chỉ biết một cách rất lờ mờ khi có ai tò mò tìm đọc những bài viết không chính thức trên mạng Internet.

Thời gian mấy tháng gần đây, do tình hình diễn biến ngày một khác đi trong mối bang giao Trung-Việt cuộc chiến tranh Việt-Trung khởi từ tháng 2. 1979 mới được khơi lại một cách công khai trên một số phương tiện truyền thông, đi cùng với việc một số bậc thức giả đặt vấn đề cần phải đưa đầy đủ vào sử sách những nội dung liên quan đến cuộc chiến đấu dũng cảm bảo vệ biên giới năm 1979 của nhân dân Việt Nam.

Ở đây có một vấn đề chung hết sức phức tạp đối với mọi người làm sử trong bối cảnh lịch sử cụ thể hiện tại, đó là mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và quyền lợi dân tộc. Nếu việc nói lên sự thật như một đòi hỏi tất yếu của khoa học lịch sử mà có phương hại cụ thể đến quyền lợi quốc gia, trong điều kiện mối quan hệ đặc thù giữa hai nước như trong trường hợp Trung Quốc với Việt Nam thì người viết sử có thể làm được những gì?

Friday, September 27, 2013

Vài suy nghĩ nhân đọc Báo cáo tóm tắt Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục…”

 Nguyễn Khánh Trung


Nhìn chung, đề án đổi mới lần này có nhiều nội dung hiện đại từ cách tiếp cận đến phương án triển khai chẳng hạn như chủ trương phát triển năng lực người học, dạy học tích hợp, phân hoá… Đây có lẽ là sự cố gắng tham khảo các mô hình giáo dục các nước tiên tiến của Bộ mà chúng ta thấy thể hiện trong các tài liệu phụ lục.
Tuy nhiên đọc hết tóm tắt báo cáo và các phụ lục, tôi thấy vẫn chưa “đổi mới căn bản và toàn diện”, nếu không muốn nói là rất nửa vời trong tư duy. Khi tư duy nửa vời, chắc chắn công cuộc đổi mới giáo dục sắp tới cũng không thể tiến xa để có thể sánh kịp với các quốc gia tiến bộ trên thế giới vì lộ trình không có đích đến rõ ràng và hợp lý. Từ góc nhìn cá nhân và trong khuôn khổ của một bài viết ngắn, tôi xin nêu một vài điểm như sau.

Mục tiêu giáo dục
Đây là điều hết sức quan trọng, quyết định sự thành bại không chỉ liên quan đến cuộc đổi mới sắp tới mà liên quan đến số phận, thế đứng của nước ta trong tương lai, bởi rằng giáo dục là ngành mẹ của tất cả, là nơi đào tạo vốn con người cho xã hội mà con người là nhân tố quyết định tất cả.
Trong đề án, tôi không thấy nói đến đổi mới căn bản và toàn diện về mục tiêu giáo dục, mà chỉ là “Mục tiêu giáo dục mới tiếp tục những định hướng đúng đắn của mục tiêu giáo dục hiện hành, nhưng cần điều chỉnh, khắc phục hạn chế “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”… (Phụ lục 6). Việc phải chú trong “dạy người” trong giáo dục, đặc biệt trong giáo dục phổ thông là rất quan trọng, nhưng là mẫu người nào? Chúng ta muốn tạo ra một mẫu người tự do, tự chủ và có trách nhiệm, có đạo đức, có khả năng làm chủ bản thân, đủ năng lực giải quyết các vấn đề của chính mình cũng như của xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển, hay đào tạo ra mẫu người công cụ theo một cái khung có sẵn được định nghĩa bởi một số người dựa trên các tư tưởng trong quá khứ? Mục tiêu giáo dục phổ thông hiện nay theo luật định là đào tạo “con người Việt Nam XHCN” (điều 27, khoản 1 – Luật Giáo dục 2005).
Tôi không bàn tới nội hàm của khái niệm mẫu người XHCN là tốt hay xấu, nhưng khi chúng ta đã thiết đặt một khuôn mẫu có sẵn để hướng tất cả trẻ em vào đó, thì tự điều này đã là vấn đề, và tạo ra nhiều mâu thuẫn. Cứ giả thiết rằng, cái khuôn “con người Việt Nam XHCN” là khuôn vàng thước ngọc, thì việc hướng tất cả người trẻ vào đó cũng không tốt, vì khi làm như vậy, sẽ tạo ra một sự đồng loạt về cách tư duy cũng như hành động nơi sản phẩm đào tạo, đi ngược lại với chủ trương “khác biệt hoá” mà Đề án đổi mới đề cập tới.
Khác biệt hoá trong giáo dục không chỉ là việc tăng cường các môn tự chọn trong chường trình, cá nhân hoá trong cách thức tổ chức giảng dạy, mà còn là tôn trọng sự khác biệt nơi mỗi cá nhân học sinh. Mỗi con người là mỗi thực thể duy nhất, khác biệt với những người khác, người giáo viên phải là “nhà nông” có trách nhiệm tìm hiểu sự khác biệt của từng học sinh để có những kế hoạch chăm chút cho từng “mầm non” tự lớn lên một cách tốt tươi khoẻ mạnh về tinh thần trí tuệ và thể chất theo cách của từng học sinh, chứ không phải để lùa tất cả các em vào chung một cái rọ, cho chung tất cả mào một cái khung đã được thiết định sẵn trong quá khứ nhằm đúc ra những sản phẩm đồng loạt như rô – bô.

Sunday, September 22, 2013

Bức thư lay động cư dân mạng của học trò về tiền trường

Một học sinh nghèo - Ha Tinh

Bức thư viết về nỗi thống khổ của cha mẹ và cả học sinh nghèo trước muôn nẻo tiền trường làm lay động lòng người.
Bức thư mang tựa đề: “Thư ngỏ của một học sinh gửi ban giám hiệu trường mình đang học” của một học sinh ở Hà Tĩnh được thầy giáo Trần Đình Trợ (trường THPT Hương Sơn, Hà Tĩnh) đăng tải trên trang mạng xã hội đã làm lay động lòng người.

“Kính thưa thầy cô!

Em viết những dòng này trong lúc đợi bàn tay chai sạn của cha xách xô vữa cuối cùng và đợi bàn tay gầy guộc của mẹ nhặt nhạnh nốt những túi nilong, những vỏ bia, vỏ nước ngọt còn sót lại sau những bữa liên hoan…

Thưa thầy cô, mỗi lần cầm giấy báo nộp khoản tiền này, tiền kia, ánh mắt bố mẹ em chứa đầy ưu tư lo lắng. Sau những đêm thao thức tính toán, bố mẹ chúng em như già đi thêm vài tuổi.

Năm nay, đứa em trai của em thi đỗ vào lớp 10 trường mình, gánh nặng ăn học của chúng em lại càng đè nặng lên đôi vai chín rạn của cha mẹ. Nhiều lúc, thương cha mẹ, em đã định bỏ học nhưng bố mẹ luôn động viên em, cho dù phải bán máu của mình cha mẹ cũng lo đủ tiền cho chúng em đóng góp…

Saturday, September 21, 2013

Ở Pháp, thầy giáo nói gì trong buổi họp đầu năm?

Nguyễn Khánh Trung(Viện IRED)

- Theo một nghiên cứu của báo La Croix thực hiện vào năm 2009 tại Pháp, với câu hỏi: “Trong 12 tháng trở lại đây, bạn có đọc 1 hay nhiều cuốn sách không, bất kể thể loại nào, trừ sách học tại trường?”. Kết quả cho thấy có 69% dân Pháp đọc, nhóm đọc nhiều là trên 20 cuốn/ năm, nhóm đọc ít là từ 1 đến 5 cuốn/ năm.

 
Hình ảnh người Phương Tây đọc sách mà chúng ta có thể bắt gặp mọi nơi mọi lúc không phải tự nhiên mà có, mà là kết quả của một quá trình giáo dục ngay từ tấp bé, khi đứa trẻ mới bập bẹ biết nói.
Thói quen mang tính văn hoá này của người dân được hình thành qua nhiều kênh, nhưng quan trọng nhất là kênh giáo dục nhà trường.
Tôi xin lấy trường hợp cụ thể cách làm của ngôi trường tiểu học, nơi các con tôi đang theo học, như một ví dụ cụ thể để nói về vai trò của nhà trường trong việc làm hình thành văn hoá đọc nơi học sinh tại Pháp.

đọc sách, văn hóa đọc, Pháp


Dạy thói quen đọc từ mẫu giáo
Tại ngôi trường nông thôn nơi các con tôi theo học, lớp học nào cũng có một thư viên nhỏ, nơi đó ngay các cháu học mẫu giáo nhỏ nhất - lớp mầm (toute petite section) đã bắt đầu được tập mượn sách thư viện.
Mỗi tuần mỗi cháu được mượn một cuốn sách đem về nhà, đúng ngày trả lại cho thư viện để đổi cuốn khác, cứ như thế kéo dài trong suốt năm học.
Với lứa tuổi này, các cháu chỉ xem tranh hình chứ chưa biết đọc. Nhưng cách làm này tập cho các cháu làm quen với thư viện, với những hành động như mượn sách, trả sách, đọc sách, v.v ngay từ khi mới bập bẹ biết nói.
Cháu đầu nhà tôi năm nay học lớp 2. Trong cặp của cháu luôn buộc phải có một cuốn sách, gọi là “sách đọc” (livre de lecture). Thầy giáo dạy cháu giải thích với chúng tôi đây là quy định bắt buộc. Cháu có thể đọc nó ở nhà, dọc đường hay vào những thời gian rảnh rỗi ở trường hay bất kỳ ở đâu. Thầy giáo khuyên phụ huynh trong buổi họp đầu năm là nên cho các cháu đọc 15 phút vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để tạo thành thói quen.
Với học sinh lớp 2, nhà trường buộc học sinh phải đọc ít nhất là 5 cuốn sách trong năm học.
Những cuốn sách mà các cháu đọc không phải là sách giáo khoa nằm trong chương trình học, mà là các sách chuyện thiếu nhi, sách giáo dục, văn chương, khoa học hay bất kỳ đề tài nào các cháu thích. Đương nhiên là phải có sự kiểm soát của người lớn.

Monday, September 9, 2013

Charte de la laïcité « Ce n’est pas l’intolérance, c’est la paix pour tous. »

 Christine Vallin


Article 1 : La France est une République indivisible, laïque, démocratique et sociale. Elle assure l’égalité devant la loi, sur l’ensemble de son territoire, de l’ensemble des citoyens. Elle respecte toutes les croyances.
Cet article 1 est tiré de la nouvelle Charte de la laïcité présentée aujourd’hui dans les médias par Vincent Peillon.


Voici donc la Charte de la laïcité, qui rejoindra les symboles de la République, aux côtés du drapeau français et de l’union européenne, de la déclaration des droits de l’homme et du citoyen, de la devise aux trois visages. Désormais, elle sera affichée dans tous les établissements scolaires publics, du primaire au lycée. Document comprenant 15 articles, cette charte devra être affichée à partir d’aujourd’hui, dans un lieu visible. Mais il ne s’agira pas seulement d’un affichage, la présentation devra être faire « avec une certaine solennité », et surtout être expliquée et reliée à des éléments de programme, nous apprend Vincent Peillon.
Une charte pour quoi faire ? D’abord pour réaffirmer, pour reconnaître ce qui fait le lien entre tous, ce qui rassemble, ces valeurs partagées et à partager, ce rappel de ce qui permet de « faire société », de tenir ensemble. Ecole de la transmission. Ecole de la réflexion, qui n’est pas sans rappeler l’éducation laïque à la morale qui se met en place également.
Ensuite, selon Vincent Peillon, pour préserver l’école de la société qui voudrait toujours intervenir, polémiquer. « Il s’agit de protéger les enfants et l’école des dérives des adultes portés par l’émotion, le goût du fait-divers ou de la violence. »
Enfin, pour rendre possible. Selon Vincent Peillon, pour certains la laïcité est une menace, un interdit. La Charte veut réaffirmer qu’au contraire elle « permet », permet la pratique religieuse individuelle à l’extérieur de l’école, permet de distinguer la croyance du savoir, pour que personne ne puisse contester les programmes, les enseignements, les activités qui sont proposées à l’école.
JPEG - 164.5 ko
Si l’accueil de la Charte fait ressortir certaines tensions de société, elle est bien présentée comme un élément supplémentaire à disposition des équipes pédagogiques dans les établissements, pour rapprocher et non pour séparer, pour faire respecter et non pour jeter l’opprobre. Un instrument d’apaisement donc. « Ce n’est pas l’intolérance, c’est la paix pour tous. » affirme encore Vincent Peillon.
Reste à l’école d’être à la hauteur des beaux principes de cette charte, de pratiquer l’ouverture aux autres, de savoir conjuguer respect des convictions de chacun et recherche de ce qui rassemble. Cela dépend moins d’un texte, aussi juste soit-il, que de la mise en pratique des valeurs, qui ne sont en elles-mêmes que de belles phrases sur des papiers affichés et de grandes idées affirmées le menton haut, et menacent toujours de rester telles.
Nguon: http://cahiers-pedagogiques.com/Ce-n-est-pas-l-intolerance-c-est-la-paix-pour-tous

Le Point.fr (avec AFP)
 


 
Le texte, qui défend les valeurs de l'école contre tout prosélytisme, a été présenté ce lundi par Vincent Peillon. Que faut-il en retenir ?
C'était un engagement pris il y a un an. Vincent Peillon a dévoilé ce lundi "la première charte de la laïcité à l'école", un texte qui rappelle que les élèves ne doivent pas contester une matière au nom de leurs convictions religieuses, elle élude d'autres thèmes polémiques comme la cantine ou les fêtes religieuses. Le document (que vous pouvez retrouver à la fin de cet article) sera affiché dans tous les établissements publics de France. Le ministre de l'Éducation nationale l'a présenté dans un lycée de La Ferté-sous-Jouarre (Seine-et-Marne), entouré de personnalités, dont l'ancien président du Conseil constitutionnel Robert Badinter.
"Le point de départ de la laïcité, c'est le respect absolu de la liberté de conscience. Pour donner la liberté du choix, il faut être capable d'arracher l'élève à tous les déterminismes, familial, ethnique, social, intellectuel", avait affirmé Vincent Peillon il y a un an. La laïcité ne doit pas tourner "à l'obsession de l'islam", avait-il ajouté cet été, alors qu'elle a souvent été instrumentalisée contre la deuxième religion de France. Dans un entretien au Journal du dimanche, il a enfoncé le clou. "La laïcité n'est contre aucune religion. Je vois bien que certains qui prétendent désormais défendre la laïcité et la République, après les avoir toujours combattues, veulent en faire des doctrines d'intolérance et de haine. Elles sont tout l'inverse. La laïcité rassemble, elle ne sépare pas", a affirmé le ministre, qui récuse toute accusation d'islamophobie.

Thursday, September 5, 2013

Các nhà tâm lý học đã xác định được phương pháp học tập tốt nhất – Scientific American

An Khương dịch

Bài viết này (Psychologists Identify the Best Ways to Study) là bản do các tác giả tóm tắt công trình của mình (Improving Students’ Learning With Effective Learning Techniques Promising Directions From Cognitive and Educational Psychology) và đăng trên Scientific American số 29 tháng 8, 2013
Tác giả: John Dunlosky , Katherine A. Rawson , Elizabeth J. Marsh , Mitchell J. Nathan và Daniel T. Willingham.


***
Làm thế nào để phân biệt được phương pháp học tập nào thật sự hữu ích hay chỉ tổ làm bạn lãng phí thời gian? Một nghiên cứu mới đây lần đầu tiên chỉ ra phương cách tốt nhất để thu nạp kiến thức.
Giáo dục thường tập trung vào nội dung bạn cần học, chẳng hạn như môn đại số, hay các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học, hoặc làm thế nào để chia động từ. Tuy nhiên nếu học được cách học hiệu quả có thể cũng sẽ quan trọng không kém vì nó sẽ đem lại ích lợi cả đời cho người học. Học đúng phương pháp có thể giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh hơn, hiệu quả hơn, khiến bạn có thể ghi nhớ thông tin trong nhiều năm thay vì chỉ nhiều ngày.
Trong hơn 100 năm qua, các nhà tâm lý học giáo dục và tâm lý học nhận thức đã nghiên cứu và đánh giá rất nhiều phương pháp học tập khác nhau, từ cách đọc đi đọc lại đến cách tóm tắt kiến thức cho đến phương pháp tự kiểm tra. Một số chiến lược học tập phổ biến đã giúp cải thiện rõ rệt thành tích của người học, trong khi những chiến lược khác chỉ làm tốn thời gian và không hiệu quả. Tuy nhiên, thông tin này chưa được phổ biến đến người học và người dạy. Ngày nay, giáo viên không được nói cho biết các phương pháp học tập nào là hiệu quả dựa trên chứng cứ thực nghiệm, và học sinh cũng không được dạy cho cách sử dụng những phương pháp học tập tốt. Trong thực tế, hai phương pháp hỗ trợ học tập mà người học sử dụng nhiều nhất hóa ra lại không hiệu quả. Một trong số chúng thậm chí có thể làm giảm đi kết quả học tập.

Espace public, espace privé où en est-on dans la société d'aujourd'hui ?

 Paul Valadier

Intervention de Paul Valadier lors de la session Equipes Enseignantes le 26-27 octobre 1997Publiée dans la revue des Equipes Enseignantes, Partie Prenante, N°3 /1997/98
C'est un sujet passionnant, passionné, d'actualité. Je ne prétends pas apporter de solution miracle, clés en mains.
Dans un premier temps je montrerai que la distinction entre espace public et espace privé est une base essentielle, fondatrice de nos systèmes démocratiques libéraux et dans un deuxième temps, que cette distinction classique et fondamentale est aujourd'hui mise à mal, ébranlée, mise en cause. En conclusion, je ferai quelques réflexions pour montrer que cette distinction doit et peut rester valable aujourd'hui.
Références historiques
Dans un premier temps, je veux rappeler que cette distinction n'est pas une distinction banale, superficielle, mais constitutive, base essentielle à nos systèmes démocratiques libéraux. Cet acte de distinguer le public et le privé est constitutif de la démocratie moderne. Cette distinction dessine un ordre du public qui lui est propre, qui a sa légitimité, son autonomie, mais qui laisse de côté la sphère de la vie privée dans laquelle le public s'interdit d'intervenir. La démocratie repose sur cette distinction constitutive de nos sociétés démocratiques libérales.

Wednesday, September 4, 2013

L’école, affirmation d’un espace public en mutation

Michelle Laurissergues


La spécificité de l’École française instituée par Napoléon Ier, Guizot et Ferry, c’est l’éducation scolaire mise au cœur même d’un projet politique, c’est du lien social réalisé par l’édification d’un espace public national.

L’apport de Jules Ferry, la laïcité, est à situer sur cet axe fondamental. Contrairement à la plupart des pays de l’Europe communautaire où la laïcité est confondue avec la reconnaissance du pluralisme religieux y compris à l’école, la laïcité française a été fondée sur la séparation entre l’espace public et les confessions religieuses.
Elle ne se réduit pas à la simple protection d’un espace public scolaire face aux diverses confessions mais elle est aussi l’affirmation d’un espace public, d’une république une et indivisible et d’une morale commune dans un cadre national.
La participation de tous au financement du service public, chacun en fonction de ses moyens, est un principe constitutionnel. Dans la pratique, les recettes fiscales servent au financement du service public, ce qui fait de l’État l’entité par excellence sur laquelle repose le financement du service public.
L’école met en œuvre les principes de la devise républicaine : liberté, égalité, fraternité. À cette fin, les politiques éducatives menées visent à donner à chaque élève les moyens de la réussite au service d’une société juste ».Cela est affirmé comme principe.