- Nguyễn Thảo(tổng hợp)
- Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 diễn ra từ sáng nay (30/9) và kéo dài 10 ngày sau đó,
một trong những nội dung sẽ được bàn tới là dự thảo đề án đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục đào tạo. Trên các trang báo và một số diễn đàn
giáo dục, nhiều ý kiến tham gia góp ý cho dự thảo này.
Đổi mới: Giáo viên, quản lý, sách giáo khoa, xã hội hóa
Đề án đổi mới lần này được Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận đánh giá là “trận đánh lớn” của toàn ngành., tập trung giải quyết những vấn đề cốt lõi của giáo dục hiện nay.
9 nhiệm vụ, giải pháp lớn đã được đề ra trong dự thảo Đề án, trong đó có những nhiệm vụ chủ chốt: đổi mới chương trình giáo dục (mục tiêu, nội dung, phương pháp); đổi mới hình thức và phương pháp thi cử, đánh giá; đổi mới công tác quản lý giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội.
Dự thảo đề án đã chỉ ra yếu kém trong công tác quản lý, bao gồm cả quản lý ngành và quản lý các cơ sở giáo dục chính là nguyên nhân của nhiều yếu kém khác. Quản lý còn nặng về điều hành sự vụ, chưa chủ động tham mưu các chính sách, giải pháp bảo đảm điều kiện phát triển giáo dục, chưa coi trọng đúng mức công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát…
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng nguyên nhân sâu xa của hạn chế này là từ cơ chế bao cấp, với tâm lý “trên nói gì, dưới làm thế”.
Về vấn đề đổi mới chương trình đào tạo, mục tiêu của Đề án lần này là “học đi đôi với hành”, cân đối giữa dạy chữ và dạy người. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng “chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 được tiếp cận theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, đặt ra đòi hỏi học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hơn là học sinh biết những gì, biết nhiều đến đâu”.
Nội dung chương trình sách giáo khoa mới sẽ được điều chỉnh cân đối giữa
dạy chữ và dạy người, không chạy theo khối lượng kiến thức mà chỉ lựa
chọn một số nội dung cơ bản, thiết thực.
Trao đổi với VnExpress, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định, khâu tiên quyết trong công cuộc đổi mới chính là giáo viên, bởi đó chính là “cái máy” để tạo ra các sản phẩm. Theo phương thức giáo dục mới tới đây, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức, mà còn là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học, tự khai thác kiến thức, vận dụng kiến thức để hình thành năng lực và phẩm chất của mình.
Theo ông, sau một vài năm học, kết quả đổi mới sẽ được thấy rõ, bởi không phải đợi đến 12 năm mới hoàn thiện đổi mới, mà ngoài lớp 1 học sách mới, các lớp khác cũng sẽ có những thay đổi như: giảm tải nội dung, phương pháp dạy và học, vị trí của thầy và trò…
“Như vậy, cả hệ thống không phải chỉ một góc động, mà tất cả đều động theo những mức độ khác nhau” – Bộ trưởng khẳng định.
Còn chung chung
Bàn về đề án lần này, nhiều chuyên gia giáo dục đã đưa ra những nhận định và góp ý riêng. Trả lời báo Giáo dục Việt Nam, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhận xét: “Đây là đề án đổi mới tốt nhất của Bộ GD-ĐT từ trước đến nay, nhưng đáng tiếc vẫn còn một số điểm chung chung”.
Theo
ông, đề án đã nhắc tới chuyện sẽ tiến tới công bằng giữa hệ thống các
trường công lập và ngoài công lập, nhưng không nói cụ thể về những đặc
quyền đặc lợi mà trường công đang được hưởng, còn trường tư thì không
được gì.
Ngoài ra, việc công nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ để các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ và nghề nghiệp tuyển sinh chưa đưa ra hướng làm cụ thể như thế nào.
Cũng theo ông Nhĩ, cấp học phổ thông chỉ nên để 2 năm, sau đó định hướng khoảng 40% học đại học, còn lại hướng vào học nghề.
Cần thời gian
Khác với nhiều ý kiến, anh Nguyễn Khánh Trung – chuyên gia từ Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (Viện IRED) đặc biệt quan tâm tới vấn đề chú trọng “dạy người” của ngành giáo dục. Phân tích trên trang thông tin Học Thế Nào, anh Trung đặt câu hỏi “dạy theo mẫu người nào?”
“Chúng ta muốn tạo ra một mẫu người tự do, tự chủ và có trách nhiệm, có đạo đức, đủ năng lực giải quyết các vấn đề của chính mình cũng như của xã hội… hay đào tạo ra mẫu người công cụ theo một cái khung có sẵn được định nghĩa bởi một số người dựa trên các tư tưởng trong quá khứ?”
Mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay là đào tạo “con người Việt Nam XHCN”. Theo anh, khi đặt ra một khuôn mẫu có sẵn để hướng tất cả trẻ em vào đó thì tự điều này đã là vấn đề và tạo ra nhiều mâu thuẫn. Như vậy, sẽ tạo ra những thế hệ đồng loạt về cách tư duy cũng như hành động – đi ngược lại với chủ trương “khác biệt hóa” mà đề án đổi mới đề cập tới.
Theo anh Nguyễn Khánh Trung, Việt Nam khó lòng áp dụng được phương pháp giáo dục hiện đại như các nước tiên tiến để đi đến một mục tiêu khác hẳn họ.
Chia sẻ với VOV, GS.TSKH Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội quan tâm nhất tới vấn đề nguồn lực để giáo dục phát triển.
Theo ông, 20% ngân sách mà Nhà nước đầu tư cho giáo dục vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Giáo dục cần phải huy động mọi nguồn lực xã hội, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Đồng thời, việc sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư giáo dục cần hợp lý và hiệu quả hơn.
GS.TSKH Đào Trọng Thi cho rằng tình trạng hàng nghìn sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường là do chất lượng đào tạo không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động.
Nguyên nhân chính cũng là do các trường chưa cạnh tranh với nhau để nâng cao chất lượng. Theo ông, để tạo được nguồn lực và động lực thúc đẩy giáo dục thì các cơ sở đào tạo phải nâng cao tính tự chủ và chịu trách nhiệm.
Trước “trận đánh lớn” này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chia sẻ nỗi lo lớn nhất của ông là “làm sao tạo được sự đồng thuận”.
“Tôi hiểu, muốn được nhân dân tin tưởng thì toàn ngành giáo dục phải chứng minh được bằng hành động thực tế.
Nhưng cũng cần hiểu rằng, sự nghiệp đổi mới giáo dục cần có thời gian dài nhất định. Vì vậy, người làm giáo dục không thể tư duy theo nhiệm kỳ. Có những việc làm hôm nay thì các nhiệm kỳ sau mới có kết quả rõ ràng. Vì thế cần một sự ủng hộ và tham gia tích cực của toàn xã hội” – Bộ trưởng nói.
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/142622/tu-duy-nhiem-ky-kho-lam-nen--tran-danh-lon-.html
Đề án đổi mới lần này được Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận đánh giá là “trận đánh lớn” của toàn ngành., tập trung giải quyết những vấn đề cốt lõi của giáo dục hiện nay.
9 nhiệm vụ, giải pháp lớn đã được đề ra trong dự thảo Đề án, trong đó có những nhiệm vụ chủ chốt: đổi mới chương trình giáo dục (mục tiêu, nội dung, phương pháp); đổi mới hình thức và phương pháp thi cử, đánh giá; đổi mới công tác quản lý giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội.
Dự thảo đề án đã chỉ ra yếu kém trong công tác quản lý, bao gồm cả quản lý ngành và quản lý các cơ sở giáo dục chính là nguyên nhân của nhiều yếu kém khác. Quản lý còn nặng về điều hành sự vụ, chưa chủ động tham mưu các chính sách, giải pháp bảo đảm điều kiện phát triển giáo dục, chưa coi trọng đúng mức công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát…
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng nguyên nhân sâu xa của hạn chế này là từ cơ chế bao cấp, với tâm lý “trên nói gì, dưới làm thế”.
Về vấn đề đổi mới chương trình đào tạo, mục tiêu của Đề án lần này là “học đi đôi với hành”, cân đối giữa dạy chữ và dạy người. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng “chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 được tiếp cận theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, đặt ra đòi hỏi học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hơn là học sinh biết những gì, biết nhiều đến đâu”.
“Chúng ta muốn tạo ra một mẫu người tự do, tự chủ và có trách nhiệm, có
đạo đức, đủ năng lực giải quyết các vấn đề của chính mình cũng như của
xã hội… hay đào tạo ra mẫu người công cụ theo một cái khung có sẵn được
định nghĩa bởi một số người dựa trên các tư tưởng trong quá khứ?” TS Nguyễn Khánh Trung |
Trao đổi với VnExpress, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định, khâu tiên quyết trong công cuộc đổi mới chính là giáo viên, bởi đó chính là “cái máy” để tạo ra các sản phẩm. Theo phương thức giáo dục mới tới đây, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức, mà còn là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học, tự khai thác kiến thức, vận dụng kiến thức để hình thành năng lực và phẩm chất của mình.
Theo ông, sau một vài năm học, kết quả đổi mới sẽ được thấy rõ, bởi không phải đợi đến 12 năm mới hoàn thiện đổi mới, mà ngoài lớp 1 học sách mới, các lớp khác cũng sẽ có những thay đổi như: giảm tải nội dung, phương pháp dạy và học, vị trí của thầy và trò…
“Như vậy, cả hệ thống không phải chỉ một góc động, mà tất cả đều động theo những mức độ khác nhau” – Bộ trưởng khẳng định.
Còn chung chung
Bàn về đề án lần này, nhiều chuyên gia giáo dục đã đưa ra những nhận định và góp ý riêng. Trả lời báo Giáo dục Việt Nam, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhận xét: “Đây là đề án đổi mới tốt nhất của Bộ GD-ĐT từ trước đến nay, nhưng đáng tiếc vẫn còn một số điểm chung chung”.
Ngoài ra, việc công nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ để các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ và nghề nghiệp tuyển sinh chưa đưa ra hướng làm cụ thể như thế nào.
Cũng theo ông Nhĩ, cấp học phổ thông chỉ nên để 2 năm, sau đó định hướng khoảng 40% học đại học, còn lại hướng vào học nghề.
Cần thời gian
Khác với nhiều ý kiến, anh Nguyễn Khánh Trung – chuyên gia từ Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (Viện IRED) đặc biệt quan tâm tới vấn đề chú trọng “dạy người” của ngành giáo dục. Phân tích trên trang thông tin Học Thế Nào, anh Trung đặt câu hỏi “dạy theo mẫu người nào?”
“Chúng ta muốn tạo ra một mẫu người tự do, tự chủ và có trách nhiệm, có đạo đức, đủ năng lực giải quyết các vấn đề của chính mình cũng như của xã hội… hay đào tạo ra mẫu người công cụ theo một cái khung có sẵn được định nghĩa bởi một số người dựa trên các tư tưởng trong quá khứ?”
Mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay là đào tạo “con người Việt Nam XHCN”. Theo anh, khi đặt ra một khuôn mẫu có sẵn để hướng tất cả trẻ em vào đó thì tự điều này đã là vấn đề và tạo ra nhiều mâu thuẫn. Như vậy, sẽ tạo ra những thế hệ đồng loạt về cách tư duy cũng như hành động – đi ngược lại với chủ trương “khác biệt hóa” mà đề án đổi mới đề cập tới.
Theo anh Nguyễn Khánh Trung, Việt Nam khó lòng áp dụng được phương pháp giáo dục hiện đại như các nước tiên tiến để đi đến một mục tiêu khác hẳn họ.
Chia sẻ với VOV, GS.TSKH Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội quan tâm nhất tới vấn đề nguồn lực để giáo dục phát triển.
Theo ông, 20% ngân sách mà Nhà nước đầu tư cho giáo dục vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Giáo dục cần phải huy động mọi nguồn lực xã hội, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Đồng thời, việc sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư giáo dục cần hợp lý và hiệu quả hơn.
GS.TSKH Đào Trọng Thi cho rằng tình trạng hàng nghìn sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường là do chất lượng đào tạo không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động.
Nguyên nhân chính cũng là do các trường chưa cạnh tranh với nhau để nâng cao chất lượng. Theo ông, để tạo được nguồn lực và động lực thúc đẩy giáo dục thì các cơ sở đào tạo phải nâng cao tính tự chủ và chịu trách nhiệm.
Trước “trận đánh lớn” này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chia sẻ nỗi lo lớn nhất của ông là “làm sao tạo được sự đồng thuận”.
“Tôi hiểu, muốn được nhân dân tin tưởng thì toàn ngành giáo dục phải chứng minh được bằng hành động thực tế.
Nhưng cũng cần hiểu rằng, sự nghiệp đổi mới giáo dục cần có thời gian dài nhất định. Vì vậy, người làm giáo dục không thể tư duy theo nhiệm kỳ. Có những việc làm hôm nay thì các nhiệm kỳ sau mới có kết quả rõ ràng. Vì thế cần một sự ủng hộ và tham gia tích cực của toàn xã hội” – Bộ trưởng nói.
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/142622/tu-duy-nhiem-ky-kho-lam-nen--tran-danh-lon-.html
No comments:
Post a Comment