Nguyễn Khánh Trung
Thời gian gần đây, lòng tôi như nhẹ nhõm nhờ đọc các bài viết của tác giả Nguyễn Trung và các ý kiến xung quanh
trên VietNamNet và Tuổi Trẻ điện tử. Nhẹ nhõm vì tác giả đã nói thay
nhiều điều tôi nghĩ mà lâu nay hiếm thấy trên các mặt báo trong nước.
Tác giả đã chạm được tới gốc rễ làm nảy sinh những đảo lộn các giá trị
chuẩn mực đạo đức, của việc “bình thường hoá” mọi tiêu cực đang bàng bạc
khắp nơi, của sự nghèo nàn trong kinh tế, văn hoá, khoa học và giáo dục
trong xã hội chúng ta hiện nay.
Ai đã từng đi xa, sống ở xứ
người mới cảm nghiệm được nổi nhục khi là con dân của một nước tiểu
nhược. Một lần trên xe lửa, tôi ngồi cạnh một ông Tây, ông này tỏ ra nể
trọng tôi bởi tưởng tôi là người Nhật Bản, nhưng khi biết tôi là dân du
học từ Việt Nam qua thì đổi thái độ, thả giọng “dạy đời”, rồi khoe những
việc ông đã làm, những hội ông đã tham gia để giúp Việt Nam. Tôi tự ái
lắm mà không nói được gì, nói được gì hơn khi họ hội họp để giúp nước
mình, còn mình hội họp để tìm cách xin viện trợ. Ông ấy khâm phục Nhật
hoàn toàn có lý của ông, bởi cũng như Việt Nam, Nhật Bản phải chịu sự
tàn phá của chiến tranh, hơn nữa thiên nhiên, hoàn cảnh địa lý chẳng ưu
ái gì họ, thế mà sau mấy mươi năm, bây giờ họ được xếp vào hạng nhất nhì
trên thế giới, mức sống người dân Nhật còn cao hơn cả các nước phương
Tây hiện nay. Còn chúng ta, ông ấy chỉ biết chúng ta qua những cuộc
chiến trong quá khứ, bây giờ thì biết vì có tham gia hoạt động từ thiện
mà thân chủ chính là đồng hương của tôi. Thôi thì đành chấp nhận phận
hèn, cái hèn chung cả của một dân tộc.
Friday, November 30, 2012
Thursday, November 29, 2012
Những cuối tuần bán thiệp Noel tại Pháp
Theo đề nghị của giáo sư Trần Thanh Vân, chủ tịch Hội Giúp đỡ trẻ em Việt Nam, tôi đại diện cho nhóm sinh viên “bán thiệp” trình bày vài nét về nhóm và công việc bán thiệp Noel giúp các trẻ mồ côi của chúng tôi tại thành phố Toulouse xinh đẹp thuộc phía nam đất nước của những chú gà trống Gaulois.
Về nhóm:
Chúng tôi là những sinh viên Việt Nam đang lưu học tại Toulouse, nhóm khoảng vài chục người: gồm nhiều cấp bậc tuổi tác, học vị và gốc gác khác nhau. Có những anh là nghiên cứu sinh tiến sĩ năm thứ ba như Trung, Quang, có những chị là sinh viên cử nhân năm hai, ba như Ngọc, Hương, Phương, Linh, Trà My, Tú Oanh, Tú Anh, nhưng cũng có những bạn đang theo học tiếng pháp với mục đích thi vào làm sinh viên tại các đại học Pháp như Sang, Thảo, Tâm, Lân, Phương, có cả một vài anh Việt kiều độc thân vui tính thích những bài hát kiểu hành quân “năm anh em trên một chiếc xe tăng” như anh Lương Đức vv. Có những người là dân thủ đô, Thái Bình, những anh chị quê ở Đồng Nai, Nha Trang, nhưng cũng có những chàng trai cô gái trẻ măng xứ nghệ nói tiếng pháp dể hiểu hơn tiếng việt bởi chất dọng “quê choa” đặc sệt.
Chúng tôi chẳng phải là một nhóm có tổ chức chính quy theo kiểu hành chính bàn giấy mặc dầu trong nhóm gần một nửa sẽ là các nhà quản trị tương lai. Nhóm chúng tôi chẳng đặt ra các nguyên tắc chế tài để điều chỉnh hành vi của nhóm viên thế nhưng ai cũng tuân phục mệnh lệnh của cấp trên một cách nghiêm túc đến lạ lùng mặc dầu chủ tịch năm nay của chúng tôi là Hương Thảo, một tiền sinh viên mới tròn đôi mươi đang theo học tiếng pháp để thi vào đại học. Không có ai trả thù lao cho công việc của chúng tôi ngoài việc chúng tôi tự trả lấy từ những đồng lương ít ỏi mà mỗi người vất va tranh thủû kiếm được từ đủ thứ công việc nhọc nhằn ngoài thời gian học như rửa chén bát, phụ bếp, chạy bàn ở các nhà hàng, hay hái trái cây vào các dịp hè.
Wednesday, November 28, 2012
GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN GIỮA CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ NHU CẦU XÃ HỘI
“ Nền
giáo dục của chúng ta đang khủng hoảng”, đó là nhận xét của các giáo sư
trong buổi làm việc lấy ý kiến cho một dự thảo do Trung ương Mặt trận
Tổ quốc tổ chức ngày 4.9.2003, là nỗi trăn trở chung của hàng ngàn đại
biểu trong hội thảo “Đổi mới giáo dục ĐH VN: cơ hội và thách thức” do Bộ
giáo dục và đào tạo tổ chức tại Hà Nội ngày 30 và 31.3.2004. Đây cũng
là thực trạng đã được báo động chính thức từ Quốc hội qua bài báo cáo
của vị đại diện chính phủ trong phiên khai mạc kỳ họp thứ tư, Quốc hội
khoá mười: “Điều làm xã hội lo lắng là chất lượng giáo dục từ phổ thông
đến đại học nhìn chung còn thấp, cách dạy và học nặng về thuộc lòng, rất
kém tính sáng tạo và năng lực thực hành…”.
Vậy chất lượng giáo dục đại học là gì và như thế nào trong xã hội của nền kinh tế thị trường, trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay? Mục đích bài viết này không tham vọng giới thiệu một mô hình đánh giá chất lượng theo cách của các nhà giáo dục học, nhưng đề cập đến cách hiểu, cách đặt vấn đề thế nào là chất lượng giáo dục trong tương quan với thời cuộc nhằm góp tiếng nói trong việc tìm kiếm và xác định một minh triết cho ngành giáo dục bậc cao quan trọng này.
Vậy chất lượng giáo dục đại học là gì và như thế nào trong xã hội của nền kinh tế thị trường, trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay? Mục đích bài viết này không tham vọng giới thiệu một mô hình đánh giá chất lượng theo cách của các nhà giáo dục học, nhưng đề cập đến cách hiểu, cách đặt vấn đề thế nào là chất lượng giáo dục trong tương quan với thời cuộc nhằm góp tiếng nói trong việc tìm kiếm và xác định một minh triết cho ngành giáo dục bậc cao quan trọng này.
Subscribe to:
Posts (Atom)