Monday, March 28, 2016

Học cách học: Một bài học quan trọng bậc nhất đang bị bỏ quên


Dương Trọng Tấn

Khi giải một bài toán, não sẽ tập trung với số ít
các tế bào thần kinh.
Nếu bạn gặp một bài toán khó, dù cố gắng nhiều mà giải mãi không xong, thì làm thế nào? Câu trả lời phổ biến nhất là cố gắng tìm ra chỗ sai trong lập luận rồi đi tiếp hoặc “làm lại từ đầu”. Cả hai phương án theo kinh nghiệm này không phù hợp với những lời khuyên của các chuyên gia về não bộ.

Theo họ, não bộ của chúng ta hoạt động theo hai cơ chế khác nhau: tập trung (focused mode) và thư giãn (diffused mode). Khi ta tập trung cao độ vào giải quyết một bài toán, não sẽ vào cuộc sử dụng cơ chế tập trung với số ít các tế bào thần kinh tại một vùng tập trung của não bộ được huy động. Khi ta rơi vào thế bí như tình huống đã dẫn, thì dù có cố gắng đến mấy, cũng chỉ có vùng não tập trung được hoạt động. Có nghĩa là chúng ta có xu hướng lặp đi lặp lại các cách giải quyết vấn đề, và khó lòng thoát ra khỏi bế tắc. Khi đó hành động rà soát lại lời giải hay đi lại từng bước từ đầu không có ích gì mấy. Như thiên tài Albert Einstein từng nhận xét đại ý “bạn không thể giải bài toán theo 1000 cách giống nhau rồi hy vọng có lời giải khác!”. Trong những lúc bí bách như thế này, cách tốt nhất là tạm rời xa bài toán đấy, đi chơi, thư giãn rồi hẵng quay lại với bài toán. Đây không phải là lời xúi bậy vô trách nhiệm. Việc bạn tạm rời bài toán đó để đi bộ, hóng gió, hoặc ngồi thiền ít phút sẽ giúp não bộ chuyển sang chế độ thư giãn, lúc này các vùng khác của não bộ được kích hoạt. Nếu quay trở lại giải toán, bạn sẽ có khả năng tìm ra một con đường khác, không bế tắc như lúc đầu.

Sunday, March 27, 2016

MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM VÀ PHẦN LAN

GS NGUYỄN VĂN TUẤN/ BT 27/1/2016
Thời gian ở trong nước, tôi có dịp đọc một công trình nghiên cứu về so sánh giáo dục VN và Phần Lan của Nguyễn Khánh Trung (Viện IRED) (1). Đây là một nghiên cứu có giá trị mà tôi nghĩ những ai quan tâm đến giáo dục nên tìm đọc. Tôi thì thích thú với cách đặt vấn đề và tiếp cận của tác giả. Tôi đọc đến phần so sánh mục tiêu giáo dục của 2 nước thì thấy rất khác biệt, và có thể giải thích một phần tại sao nền giáo dục VN đào tạo ra những con người góp phần tạo nên cái mà nhà báo Đoàn Khắc Xuyên nói là "Cơn sóng dữ" (2).

Monday, March 7, 2016

Autorisé en France, fesser un enfant est interdit dans 44 pays


Anne-Aël Durand


Une sanction pour ne pas avoir interdit la fessée aux enfants. C'est ce qui devrait arriver à la France mercredi, au motif qu'elle « ne prévoit pas d'interdiction suffisamment claire, contraignante et précise des châtiments corporels » selon le Conseil de l'Europe.


En effet, le droit français autorise un « droit de correction » des enfants au sein des familles, alors même que les punitions corporelles sont interdites à l'école et dans l'armée. La France a pourtant signé la Charte européenne des droits sociaux, qui précise, dans son article 17 que les Etats doivent « protéger les enfants et les adolescents contre la négligence, la violence ou l'exploitation ».
En mai 2014, un amendement interdisant les châtiments corporels déposé par un député écologiste a été retiré de la loi sur la famille, après l'engagement du gouvernement de « reprendre la discussion lors d'une prochaine proposition de loi ».
En 2014, 27 des 47 pays membres du Conseil de l'Europe interdisent tout châtiment corporel à l'encontre des enfants et ils sont au total 44 à travers le monde, selon le recensement de l'association End corporal punishment of Children, qui note une progression rapide ces dernières années.