Đây
là câu mở đầu trong phần "Dẫn nhập" của cuốn "Giáo dục Việt Nam và Phần
Lan" của TS Nguyễn Khánh Trung vừa được NXB Khoa học Xã hội phối hợp
với DT Book ấn hành. Sách thuộc "Tủ sách phát triển giáo dục" do Viện
nghiên cứu giáo dục IRED tuyển chọn và giới thiệu.
Cuốn "Giáo dục Việt Nam và Phần Lan" là một công trình nghiên cứu khoa học công phu, dày 350 trang, được trình bày theo chuẩn sách khoa học với đầy đủ các mục trình bày về đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cả các chi tiết nhỏ như chỉ dẫn về viết tắt, các bảng biểu, các chỉ dẫn về thuật ngữ, tên họ (Index).
Chúng tôi đánh giá tác giả thông minh khi chọn phương pháp chính cho công trình này là phương pháp SO SÁNH. So sánh một trường tiểu họ của Phần Lan với một trường tiểu học của Việt Nam ở mọi mặt...Theo tác giả: "Nghiên cứu so sánh trong giáo dục ngày nay phát triển một cách mạnh mẽ thu hút các nhà nghiên cứu cũng như các nhà lãnh đạo trên thế giới, điều đó hoàn toàn không ngẫu nhiên...".
Tác giả cho biết, chọn Phần Lan vì giáo dục phổ thông Phần Lan những năm qua luôn xếp đầu bảng của thế giới. Phần Lan có những điểm tương đồng với VN như cũng bị đô hộ dài hàng trăm năm (bị Thụy Điển cai trị hơn 7 thế kỷ), sau lại rơi vào tay Nga Hoàng hơn 100 năm, lại phải trải qua hai cuộc chiến tàn khốc, thua trận nên phải bồi thường chiến tranh cho đến mãi 1952 mới trả hết nợ. Phần Lan là đất nước có khí hậu khắc nghiệt (luôn trên 40 độ âm) và không hề có tài nguyên khoáng sản, "rừng vàng, biển bạc" như của VN, vậy mà chỉ sau 20 năm ngày độc lập, Phần Lan có thu nhập trên đầu người dân vượt xa nhiều nước phát triển như Anh, công nghiệp nằm trong top 10 nước phát triển nhất thế giới. Đặc biệt là giáo dục thì luôn đứng trong nhóm ba nước đứng đầu.
"Đặt mình bên cạnh quốc gia này, đối diện với sự tụt hậu nói chung và sự non kém về giáo dục của VN nói riêng, chúng ta không thể tiếp tục đổ lỗi cho chiến tranh mặc dù các cuộc chiến đã gây khó khăn rất lớn cho chúng ta. Chúng ta cũng không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, địch họa, vì Phần Lan đã và đang có hoàn cảnh thiên nhiên khó khăn, khắc nghiệt hơn chúng ta rất nhiều... Người Phần Lan đã làm gì để thành công và đặc biệt thành công trong giáo dục như thế?". Tác giả Nguyễn Khánh Trung viết.
Cuốn "Giáo dục Việt Nam và Phần Lan" là một công trình nghiên cứu khoa học công phu, dày 350 trang, được trình bày theo chuẩn sách khoa học với đầy đủ các mục trình bày về đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cả các chi tiết nhỏ như chỉ dẫn về viết tắt, các bảng biểu, các chỉ dẫn về thuật ngữ, tên họ (Index).
Chúng tôi đánh giá tác giả thông minh khi chọn phương pháp chính cho công trình này là phương pháp SO SÁNH. So sánh một trường tiểu họ của Phần Lan với một trường tiểu học của Việt Nam ở mọi mặt...Theo tác giả: "Nghiên cứu so sánh trong giáo dục ngày nay phát triển một cách mạnh mẽ thu hút các nhà nghiên cứu cũng như các nhà lãnh đạo trên thế giới, điều đó hoàn toàn không ngẫu nhiên...".
Tác giả cho biết, chọn Phần Lan vì giáo dục phổ thông Phần Lan những năm qua luôn xếp đầu bảng của thế giới. Phần Lan có những điểm tương đồng với VN như cũng bị đô hộ dài hàng trăm năm (bị Thụy Điển cai trị hơn 7 thế kỷ), sau lại rơi vào tay Nga Hoàng hơn 100 năm, lại phải trải qua hai cuộc chiến tàn khốc, thua trận nên phải bồi thường chiến tranh cho đến mãi 1952 mới trả hết nợ. Phần Lan là đất nước có khí hậu khắc nghiệt (luôn trên 40 độ âm) và không hề có tài nguyên khoáng sản, "rừng vàng, biển bạc" như của VN, vậy mà chỉ sau 20 năm ngày độc lập, Phần Lan có thu nhập trên đầu người dân vượt xa nhiều nước phát triển như Anh, công nghiệp nằm trong top 10 nước phát triển nhất thế giới. Đặc biệt là giáo dục thì luôn đứng trong nhóm ba nước đứng đầu.
"Đặt mình bên cạnh quốc gia này, đối diện với sự tụt hậu nói chung và sự non kém về giáo dục của VN nói riêng, chúng ta không thể tiếp tục đổ lỗi cho chiến tranh mặc dù các cuộc chiến đã gây khó khăn rất lớn cho chúng ta. Chúng ta cũng không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, địch họa, vì Phần Lan đã và đang có hoàn cảnh thiên nhiên khó khăn, khắc nghiệt hơn chúng ta rất nhiều... Người Phần Lan đã làm gì để thành công và đặc biệt thành công trong giáo dục như thế?". Tác giả Nguyễn Khánh Trung viết.
Qua sáu chương sách từ khảo sát, phân tích, chứng minh xoay quanh năm chủ thể nghiên cứu (actor) then chốt của hệ thống giáo dục (gồm: nhà nước, nhà trường, nhà giáo, gia đình, người học), tác giả đưa ra kết luận:
Với giáo dục Việt Nam: "Nhà nước là chủ thể chỉ đạo toàn bộ mọi khía cạnh, hoạch định mục tiêu ở tầm vĩ mô cho hệ thống giáo dục phổ thông, trong đó giáo dục tiểu học là chặng đầu, đem ra các mục tiêu, kế hoạch hàng năm với từng phong trào, từng chủ trương cụ thể, quy định về mục tiêu của từng môn học, từng bài học thông qua chương trình khung, sách giáo khoa, sách giáo viên; Nhà nước cũng quán xuyến mọi khâu trong việc xây dựng nội dung chương trình giáo dục từ việc ban hành chương trình khung, tổ chức biên soạn và xuất bản bộ sách giáo khoa duy nhất sử dụng trong toàn hệ thống, các loại sách tham khảo cho giáo viên, học sinh; Nhà nước cũng là actor (chủ thể) quy định hình thức tổ chức giảng dạy, các phương pháp sư phạm, cách thức, các tiêu chí về thi cử, kiểm tra đánh giá học sinh qua các hướng dẫn giáo viên, chuẩn kiến thức, kỹ năng, các tài liệu hướng dẫn khác... Nhà nước ra các văn bản hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho các cấp quản lý bên dưới...triển khai thực hiện trong từng bài học chi tiết.
Những điều như vậy khác xa với cách làm của nhà nước Phần Lan, nơi chỉ đưa ra tầm nhìn, cách tiếp cận, mục tiêu giáo dục quốc gia về giáo dục cơ bản, ban hành chương trình khung, trong đó chỉ vạch ra những nét cốt lõi về mục tiêu, nội dung giảng dạy, cách đánh giá học sinh. Phần còn lại được phân cho cấp quản lý địa phương mà thực chất là cho các hiệu trường và giáo viên trong nhà trường...
... Hình ảnh nền giáo dục VN nói chung và hình ảnh của Hiệu trưởng, của giáo viên tại VN hiện tại nói riêng chỉ làm công việc tái tạo lại "văn hóa", những gì có sẵn về mặt tri thức, kỹ năng (những gì có sẵn trong chương trình khung và sách giáo khoa, sách giáo viên được trình bày một cách chi tiết) và các giá trị đạo đức cũng được quy định sẵn trong các Điều lệ trường học. Mọi thứ đã được hệ thống hóa trong lộ trình giáo dục phổ thông với một mục tiêu tổng quát là đào tạo "con người VN XHCN", một mô hình đã định nghĩa sẵn theo các giá trị và tư tưởng của các nhà cầm quyền, mà các actor trong trường không có quyền đi ra ngoài trong khi thực hiện giảng dạy. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là chu toàn những gì được giao theo kế hoạch. Mọi người có thể gây dấu ấn riêng, tạo uy tín để tiến thân trên đường sự nghiệp trong những chiến lược cá nhân hoặc tập thể thông qua con đường "thi đua, khen thưởng"...
Tại Phần Lan, khi nhà nước chỉ đóng vai trò hướng dẫn dựa trên những điều cốt lõi tổng quát, các actor trong trường học có rất nhiều quyền và tự do. Các trường học tại các vùng khác nhau có thể khác nhau về chương trình giáo dục cụ thể, về sách giáo khoa, về cách chức tổ chức sư phạm và nhân sự vỉ Hiệu trưởng được giao quyền tựa như một chủ doanh nghiệp, có quyền tuyển và sắp xếp người của mình, có quyền tuyển sách giáo khoa để dạy, có quyền quyết định một số môn tự chọn...".
...
Trong lời giới thiệu của mình về cuốn sách, ông Giản Tư Trung - Viện trưởng IRED viết: "Theo quan điểm của IRED, để cải cách giáo dục (khi thật sự được tự do cải cách giáo dục), chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc:
1/ Định nghĩa lại giáo dục thông qua việc làm rõ triết lý giáo dục với ba câu hỏi: Thế nào là con người? Giáo dục muốn tạo ra con người như thế nào? Làm thế ào để tạo ra con người như thế?
2/ Định nghĩa lại năm chủ thể then chốt trong hệ thống giáo dục (Nhà nước, nhà trường, nhà giáo, gia đình, người học).
Mỗi chủ thể cần ý thức được vai trò của mình trong tương quan với giáo dục. Chẳng hạn, nhà nước thực hiện đúng vai trò của nó là là kiến tạo và đảm bảo sự thực hiện những giá trị công dân (đặc biệt là sự công bằng trên nền tảng pháp luật lấy quyền con người làm gốc) và tạo điều kiện cho cqc lĩnh vực khác nhau của xã hội được phát triển hài hòa. Như thế, trong lĩnh vực giáo dục, nhà nước không "làm thay" vai trò của nhà trường, nhà giáo và các chủ thể khác. Tương tự, các chủ thể khác trong giáo dục cũng cần ý thức và nỗ lực xây dựng "tính chính danh" của mình. Khi đó, nhà trường sẽ chủ động thực hiện sứ mệnh giáo dục mà không bị ảnh hưởng hoặc bị làm méo mó bởi những áp lực ngoài nó. Nhà giao khi đó thực sự phải là "người thầy" thay vì bị biến thành "thợ dạy"hay "máy dạy", còn người học thực sự sẽ trở thành trung tâm của quá trình giáo dục, được các chủ thể khác hỗ trợ cho sự học của mình".
...
Ở một diễn biến khác, trong cuộc trao đổi gần đây, tôi có hỏi tác giả, TS Nguyễn Khánh Trung, rằng: "Xem ra có một thứ nữa mà giáo dục Phần Lan cũng tương đồng với GD VN, là ở chỗ họ cũng bao cấp và bao cấp triệt để hơn ở VN, sao họ làm việc hiệu quả?". Rất nôm na, tôi và tác giả cuốn sách "Giáo dục Việt Nam và Phần Lan" thống nhất vài cụm từ đơn giản rằng vì những chính sách giáo dục của họ, người làm giáo dục của họ đề cao sự rõ ràng, minh bạch, sự tự trọng. Tóm lại là họ vừa có tâm, vừa có tầm...
Như vậy, nếu giáo dục VN mà cứ "đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt" (xin lỗi cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) hoặc nếu đi sai (vô tình không biết hay hữu ý không chịu thấy) thì cũng không ngoài nhận định là "càng xa đích đến"!
Nguồn: http://tnbook.vn/san-pham/giao-duc-viet-nam-va-phan-lan
No comments:
Post a Comment