10:00 - 01 tháng 4, 2015
Học sinh Phần Lan giờ đây có thể tụ tập dọc hành lang hoặc lên
mạng để thảo luận những chủ đề lớn, thay vì ngồi lì trong lớp nghe
giảng, chép bài.
Gần đây, chính phủ Phần Lan, một trong
những đất nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới, đã quyết định thực
hiện một cuộc “cách mạng” trong dạy và học khi “xóa sổ” các môn học
toán, lý, hóa, lịch sử... truyền thống, thay vào đó là phương pháp dạy
học theo những chủ đề rộng hơn.
Theo sáng kiến này, những giờ học theo
từng môn riêng lẻ như trước đây sẽ không còn tồn tại, thay vào đó, học
sinh Phần Lan sẽ được mặc sức thảo luận, khám phá, tìm hiểu về những chủ
đề mang tính hiện tượng bao quát hơn, chẳng hạn như chủ đề về Liên minh
châu Âu.
Trong những giờ học theo chủ đề này, học
sinh sẽ không phải tập trung ngồi trong lớp học để nghe giảng mà có thể
tụ tập bàn luận dọc hành lang hoặc lên mạng tìm hiểu, thu thập thông
tin theo yêu cầu “học mà chơi, chơi mà học”.
Chẳng hạn như thay vì ngồi học môn lịch
sử, giờ đây học sinh Phần Lan có thể tham dự lớp học tìm hiểu về Liên
minh châu Âu với đầy đủ các kiến thức về lịch sử, xã hội và kinh tế, và
thay vì học toán, học sinh sẽ được yêu cầu thực hiện các phép tính về
thuế.
Ngoài ra, trường học cũng sẽ tổ chức các
lớp theo chủ đề hướng nghiệp, chẳng hạn như rèn luyện kỹ năng toán học,
ngoại ngữ, viết và giao tiếp cho học sinh khi thực hành điều hành một
quán cà phê. Những kỹ năng này sẽ được nâng cao mức độ phức tạp tùy theo
từng cấp học của học sinh.
Lý do để Phần Lan áp dụng sáng kiến này
là họ muốn cho học sinh làm quen với những thách thức thực tế của môi
trường làm việc trong “xã hội hiện đại”. Trong xã hội đó, giáo dục không
còn mang giá trị trang bị kiến thức nữa, mà được coi là chứa đựng giá
trị công cụ cho nền kinh tế.
Ông Pasi Silander, người phụ trách lĩnh
vực phát triển của thủ đô Helsinki giải thích: “Điều chúng tôi cần hiện
nay là một loại hình giáo dục khác để chuẩn bị cho các em tham gia môi
trường làm việc”.
“Thanh niên bây giờ sử dụng các loại máy
tính hiện đại. Trước đây các ngân hàng có rất nhiều nhân viên ngồi cộng
các con số, nhưng giờ đây điều đó đã hoàn toàn thay đổi. Bởi vậy chúng
tôi cũng phải có những thay đổi nền giáo dục vốn rất cần thiết cho xã
hội công nghiệp và hiện đại”, ông nói thêm.
Hiện những học sinh Phần Lan trên 16
tuổi đã không phải học các môn học cụ thể, bởi vậy người dân nước này có
vẻ như đã sẵn sàng để thực hiện một cuộc cách mạng giáo dục chưa từng
có.
Hệ thống giáo dục mới này của Phần Lan
cũng có những thay đổi nhất định để khuyến khích hành vi giao tiếp và
tương tác trong lớp học. Thay vì thụ động ngồi nghe và chép bài, giờ đây
học sinh có thể được chia thành từng nhóm nhỏ, hợp tác với nhau để thực
hiện các dự án chứ không còn phải một mình làm bài tập như trước đây.
Bà Marjo Kyllonen, người phụ trách cuộc
“cách mạng giáo dục” này, tuyên bố: “Chúng ta cần phải có cách nghĩ khác
về giáo dục và thiết kế lại hệ thống để chuẩn bị cho học sinh thích ứng
với một tương lai nơi các kỹ năng là vô cùng cần thiết”.
Bà giải thích thêm: “Hiện có rất nhiều
trường học vẫn áp dụng phương pháp giáo dục cũ có từ những năm 1900,
nhưng nhu cầu nhân lực hiện nay đã khác, và chúng ta cần thứ gì đó phù
hợp hơn cho thế kỷ 21”.
Mặc dù việc thực hiện cuộc “cách mạng”
này không hề dễ dàng, nhưng đến nay khoảng 70% giáo viên trung học ở thủ
đô Helsinki của Phần Lan đã được tập huấn thành công phương pháp mới,
và chương trình này đang dần được áp dụng ra khắp toàn quốc.
Một quan chức giáo dục của Phần Lan nhấn
mạnh: “Chúng tôi muốn biến Phần Lan thành quốc gia đi đầu trong các
giải pháp ‘học mà chơi, chơi mà học’ cho học sinh”.
Gửi anh Nguyễn Khánh Trung!
ReplyDeleteKhông có "cuộc cách mạng" hay "xóa sổ" ấy ở Phần Lan. The Independent - tờ báo đầu tiên nói đến điều không có thực đó có lẽ đã hiểu sai một số đổi mới trong Core Curriculum (Chương trình khung) hay "chương trình cốt lõi" như anh nói, khiến cho nhiều báo nước ngoài khác cứ thế nói theo.
Đây là thông tin chính thức từ Nha Giáo dục Quốc gia PL để cải chính cho "cơn sốt" không chính xác ấy: http://www.oph.fi/english/current_issues/101/0/subject_teaching_in_finnish_schools_is_not_being_abolished
Cám ơn Anh Quế đã cho đường link để giúp hiểu chính xác sự kiện. Anh viết ở đây nên hôm nay tôi mới nhận ra nhờ một người trên facebook đưa tin. Thực ra thì tôi cũng bán tính bán nghi mặc dầu tác giả bài báo tiếng Việt đã bỏ từ "Xoa sổ" trong ngoặc kép, nhưng chưa có thời gian để tìm hiểu ky, tinh thần như trong bài báo đính chính là hợp lý và thực tế thì trường học PL đã phần nào thực hiện rồi, chứ xóa sổ luôn các môn quan trọng như toán thì quả là không hiểu !
Delete