Thursday, January 15, 2015

41% trẻ em bị phạt bằng roi vọt



Thạc sĩ Bùi Tiến Huân (Viện Nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)


TP - Kết quả điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ năm 2013-2014 của Tổng Cục thống kê Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc được công bố ngày 4/9 cho thấy, tỷ lệ trẻ em được bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu vẫn thấp, tỷ lệ trẻ tử vong dưới 1 tháng tuổi có xu hướng tăng. Đời sống, trình độ của phụ nữ các vùng miền vẫn có sự chênh lệch rõ rệt.

Đó là một phần kết quả điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ năm 2013-2014 của Tổng Cục thống kê Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) được công bố ngày 4/9 tại Hà Nội.

Khảo sát 10 vấn đề lớn xoay quanh phụ nữ và trẻ em trên toàn quốc, bao gồm tỷ lệ trẻ tử vong, dinh dưỡng, nước và công trình vệ sinh, sức khỏe sinh sản… Ông Nguyễn Đình Chung, Phó Vụ trưởng Vụ thống kê Xã hội và Môi trường (Tổng cục thống kê), thông tin, 5 năm qua, tỷ suất trẻ tử vong dưới 5 tuổi chiếm khoảng hai mươi phần nghìn. Trong đó, đa số trẻ tử vong được xác định là dưới 1 tháng tuổi và con số này có xu hướng tăng lên.
Theo báo cáo, cả nước hiện có 24,3% trẻ em dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn, có tới 44,1% trẻ từ 0-23 tháng được cho bú bình bằng sữa ngoài. Theo các chuyên gia, số trẻ được bú mẹ hoàn toàn có tăng, nhưng vẫn quá thấp, trong khi Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020 đạt 60% trẻ sinh ra được bú mẹ hoàn toàn. Các em bé ở Hà Nội, TPHCM có tỷ lệ được bú mẹ ít hơn nhiều vùng miền khác. Thấp nhất là trẻ ở miền Đông Nam Bộ, bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu chỉ chiếm 7,4%, cao nhất là trẻ ở trung du miền núi phía Bắc, chiếm 41,0%.
Điều tra, đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ được UNICEF hỗ trợ triển khai ở 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các kết quả đánh giá sẽ là cơ sở để ra các quyết định chính sách và chương trình hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bóc lột và AIDS...

Mức độ quan tâm về sức khỏe, đời sống tinh thần của trẻ em cũng được đánh giá ở mức độ thấp.
Qua các bảng hỏi trực tiếp trẻ em và cha mẹ cho thấy, rất nhiều trẻ dưới 5 tuổi ít nhất một lần trong tuần bị cha mẹ để ở nhà một mình hoặc cho trẻ dưới 10 tuổi trông hộ.
Điều này khiến không ít vụ tai nạn thương tích đau lòng đã xảy ra ở nhiều nơi.
Nhiều trẻ trong độ tuổi từ 1-14 trả lời, từng bị người thân xử phạt, trong đó phạt bằng roi vọt chiếm tới 41%. Gần 60% trẻ trả lời rằng, các em bị căng thẳng, áp lực tâm lý khi bị phạt. Nhiều em bé trong độ tuổi ăn học đã phải tham gia lao động kiếm sống hoặc giúp đỡ gia đình những công việc nặng nhọc.
Ông Jesper Moller, Phó đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Việt Nam cho rằng, “cần giải quyết các vấn đề bất bình đẳng để cải thiện cuộc sống của trẻ em thiệt thòi”. Các đánh giá trên sẽ giúp theo dõi những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia và cam kết toàn cầu về phụ nữ và trẻ em.
Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) Nguyễn Hải Hữu nói rằng, kết quả đánh giá trên sẽ là cơ sở để cơ quan có những kế hoạch và hoạch định chính sách về trẻ em trong những năm tới.
Nhiều phụ nữ vẫn bị bạo hành
Có tới 10.200 hộ gia đình có phụ nữ, trẻ em ở 510 xã, phường của 63 tỉnh, thành được trực tiếp khảo sát, phỏng vấn về các vấn đề liên quan. Trong các buổi phỏng vấn phụ nữ không có mặt nam giới, 28,2% chị em thừa nhận việc bị chồng chửi mắng, bạo hành trong các tình huống như: nấu cơm cháy, từ chối tình dục, cãi lại ý chồng, bỏ bê con cái…
Trong vấn đề tình dục, các con số cho thấy nam giới đang đùn đẩy trách nhiệm dùng biện pháp tránh thai cho phụ nữ. Chỉ có 0,1% nam giới trên cả nước triệt sản và 11,8% quý ông chịu dùng bao cao su, có tới 24,3% gia đình không dùng biện pháp tránh thai nào.
Nguon: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/41-tre-em-bi-phat-bang-roi-vot-755789.tpo

No comments:

Post a Comment