Monday, June 30, 2014

Môn triết học và mục tiêu đào tạo con người độc lập


Nguyễn Khánh Trung  

Học sinh trung học phổ thông ở Pháp phải thi
tốt nghiệp môn triết học.
Ngày 16/6 vừa qua, học sinh lớp 12 ở Pháp đã thi môn triết trong kỳ thi tú tài. Đọc các đề thi môn học này, chúng ta có thể thấy phần nào mục tiêu đào tạo con người có khả năng tư duy độc lập, lập luận một cách logic dựa trên lý tính và có óc phản biện mà giáo dục phổ thông của họ đặt ra.
Dưới đây là các đề thi môn triết dành cho các phân ban khác nhau trong bậc trung học phổ thông, mỗi ban đều có ba đề để thí sinh chọn một:

Đề thi của ban Khoa học (Bac Scientifique):

Đề 1: Phải chăng người nghệ sĩ (nghệ nhân) làm chủ tác phẩm của họ?

Đề 2: Phải chăng chúng ta sống để được hạnh phúc?

Đề 3: Yêu cầu thí sinh giải thích, bình luận một trích đoạn của Descartes trong tác phẩm “Règles pour la direction de l’esprit” (Các quy tắc hướng dẫn tinh thần) viết năm 1628, khoảng nửa trang. Thí sinh được yêu cầu không cần thiết phải liệt kê những kiến thức liên quan đến học thuyết của triết gia, mà chỉ cần chứng tỏ mình hiểu chính xác bản văn và các vấn đề mà bản văn đặt ra.

Tôi đọc một đề xuất “đáp án” của đề thi này trên trang Ledudiant.fr thì thấy thí sinh được gợi ý trước tiên phải trình bày rõ những vấn đề mà triết gia Descartes đặt ra, mà trong đoạn trích nói trên, vấn đề trung tâm là: Tại sao cần xem toán học là một mẫu hình của tất cả loại hình nghiên cứu về sự thật. Các thí sinh phải tìm cách làm rõ luận thuyết này trong bối cảnh của bản văn, liên hệ đến tư tưởng của các triết gia khác như Nietzsche hay của Kant. Trong phần kết luận, thí sinh được khuyên nên trình bày các giới hạn của học thuyết Descartes bằng cách sử dụng lý luận của các nhà phê bình...

Saturday, June 28, 2014

Thoát Á Nhập Âu


Nguyễn Khánh Trung
 
Bên cạnh những lo lắng về các biến động tiêu cực có thể xảy ra khi chứng kiến thái độ của Trung Quốc (TQ) ngày càng hung hăng và ngang ngược trên biển Đông, tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung cho rằng đây còn là một cơ hội tốt, một lý do chính đáng để chúng ta tìm cách thoát ra khỏi sựảnh hưởng từ TQ, để có cơ hội xây dựng đất nước cường thịnh, đủ sức tự bảo vệ mình.

Quá trình hiện đại hoá
Khẩu hiệu “Thoát Á nhập Âu” được Fukuzawa Yukichi, nhà tư tưởng khai minh của Nhật Bản sử dụng để diễn tả quá trình thoát ra khỏi sự lạc hậu, những quan niệm cổ hủ cản trở sự phát triển có liên quan đến văn hoá TQ vốn ảnh hưởng rất mạnh trên nước này cũng như trên các nước khác. Ông lấy tinh thần khai phóng, đào tạo con người tự chủ sáng tạo làm mục tiêu của nền giáo dục… Tất cả những điều này là những đặc điểm làm nên tính hiện đại nói chung của thế giới hôm nay, có nguồn gốc từ Âu châu nên có thể gọi quá trình “nhập Âu” là quá trình hiện đại hoá. Các nước phát triển khác như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan cũng đi theo con đường tương tự như Nhật Bản đã thành công; các lãnh thổ của TQ như Hồng Kông, Thượng Hải nhờ sớm tiếp xúc trực tiếp với văn hoá phương Tây nên cũng đã phát triển hơn hẳn phần TQ còn lại.

Tuesday, June 24, 2014

Pourquoi noter les élèves ?

 
 Vincent Troger
 
Si notre histoire scolaire est marquée par la culture de la compétition, la note a acquis d’autres fonctions qui ne sont pas nécessairement compatibles.
 
Il y a longtemps que les chercheurs en sciences de l’éducation savent que la notation des élèves est souvent arbitraire et subjective. En 1938, deux psychologues, Henri Laugier et Dagmare Weinberg, publiaient les résultats de leur participation à une enquête internationale sur les examens et concours (1). En faisant corriger les mêmes copies de baccalauréat par des professeurs différents, ils avaient obtenu des résultats spectaculairement inéquitables : entre le correcteur le plus indulgent et le correcteur le plus sévère, l’écart maximum enregistré sur une même copie était de 8 points en physique, de 9 en anglais et en mathématiques, de 12 en latin et en philosophie, de 13 en composition française ! De nombreuses autres enquêtes ont ensuite largement confirmé ces écarts de notation entre les professeurs. Pire encore, d’autres travaux ont montré que le même professeur peut noter très différemment un travail scolaire identique (2). Si le professeur connaît l’élève, il peut être inconsciemment influencé par ses caractéristiques globales de présentation (effet de halo) : apparence physique, vêtements, postures corporelles, mode d’élocution séduisent ou attirent l’hostilité du professeur, qui se montre plus ou moins sévère au moment de la correction des devoirs de cet élève.

Monday, June 9, 2014

Từ tư tưởng của Fukuzawa nghĩ về đổi mới giáo dục hiện nay




Nguyễn Khánh Trung 

Giáo dục con người tự chủ và khai sáng
Đọc “Khuyến học” của Fukuzawa Yukichi (Phạm Hữu Lợi dịch, 2014), tôi có cảm tưởng như ông đang nói với dân Việt, với Chính phủ Việt Nam ngay lúc này, chứ không chỉ nói với người Nhật Bản thời Minh Trị (1868 – 1912). Những tư tưởng, những phân tích, mô tả của ông có ý nghĩa đến kinh ngạc với Việt Nam hiện nay từ chính trị, kinh tế đến văn hóa xã hội; từ những điều to lớn tầm quốc gia đại sự như chủ trương “thoát Á nhập Âu” trong tổ chức quản trị xã hội, trong cách thức và mục tiêu giáo dục, đến chuyện “chí sĩ rởm”, chuyện  “rượu uống người” để phản ánh tình trạng mất tự chủ của người dân bởi “muôn hình vạn trạng” trong đó có nạn nhậu nhẹt.



Tư tưởng bao trùm trong tác phẩm là tư tưởng về giáo dục con người tự chủ và khai sáng. Cũng như Rousseau của Pháp, với Fukuzawa, một nền giáo dục khai minh phải là một nền giáo dục đào tạo con người tự chủ về tư duy, về phán đoán, có khả năng phản biện, có khả năng tự tồn tại, tự xoay xở... Con người tự chủ là con người không chạy theo trào lưu thời thượng, hay chịu sự chi phối của dư luận, hay bất kỳ điều gì mà không suy xét, không lấy lý trí của mình để đánh giá và tự mình đem ra các quyết định.

Một dân tộc tự chủ và trưởng thành là một dân tộc sẵn sàng học tất cả những điều hay cái đẹp đến từ mọi nơi nhưng không làm mất căn tính của mình, vì sự học hỏi là một quá trình chọn lọc dựa trên lý tính chứ không phải đơn giản là những hành động bắt chước. Fukuzawa phê phán tất cả những hủ tục, những mê tín, những huyền thuyết làm u mê dân chúng, ông phê phán quan niệm học để làm quan, cách học tầm chương trích cú, hư học của Trung Hoa, nhưng ông cũng phê phán cả những người chạy theo phương Tây một cách hời hợt như một phong trào mà không suy xét thấu đáo.

Ông kêu gọi nhà trường, các bậc phụ huynh phải đào tạo được những công dân tự chủ, độc lập, có trách nhiệm, dám dấn thân để bảo vệ chân lý và công bình xã hội. Với ông, sự độc lập của các cá nhân sẽ làm nên sự độc lập của quốc gia, là vốn quý thúc đẩy sự phát triển, nhưng cũng là thuốc đề kháng bảo vệ sự độc lập của đất nước. Ông viết:  “nếu có lòng yêu nước thì mỗi người chúng ta đều phải suy nghĩ trước hết về độc lập cho bản thân mình, rồi hãy giúp đỡ người khác cùng độc lập” (tr. 61 - 62).

Sự lệ thuộc là nguyên nhân của mọi điều xấu, một cá nhân lệ thuộc là cá nhân không thể minh định, không có lập trường, dễ dàng a dua, chạy theo phong trào, đám đông, hình thức, vọng ngoại. Nó cũng là nguyên nhân của sự nịnh bợ, luồn cúi với những người có chức quyền, nhưng lại hay xách mé, coi thường những người dưới mình kiểu thượng đội hạ đạp.