Nguyễn Khánh Trung(Viện IRED)
- Lời tòa soạn - Một đề
án trong chuỗi đề án đổi mới giáo dục phổ thông vừa được Bộ GD-ĐT báo cáo
Thường vụ Quốc hội kèm với số tiền dự kiến là 34.785 tỷ đồng ngay lập tức
thu hút sự quan tâm của dư luận. Gửi tới VietNamNet, TS Nguyễn Khánh Trung
phân tích những điểm còn thiếu, còn cũ và còn nửa vời của dự thảo này. Mời
bạn đọc tham gia trao đổi về chủ đề này theo địa chỉ:
bangiaoduc@vietnamnet.vn. Cảm ơn các bạn.
Mục tiêu: Thiếu một từ cốt lõi
Những nội dung mục tiêu được nêu ra trong Dự thảo là quan trọng và cần thiết (mục I của Dự thảo Nghị quyết), nhưng cũng như Báo cáo tóm tắt Đề án “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục...” trước đây mà tôi đã được đọc, Dự thảo nghị quyết Đổi mới chương trình, sách giáo khoa thiếu một cụm từ rất cốt lõi, đó là đào tạo con người “tự chủ”.
Một học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông phải có khả năng tự chủ, đó là
hình ảnh một con người biết phương pháp tư duy và tư duy độc lập, có chính
kiến riêng, biết nhận xét, có đầu óc phản biện, có khả năng tự đem ra các
quyết định; là con người có khả năng tự nghiên cứu, tự học và nhờ đó có thể
học suốt đời; biết tự làm, tự xoay xở trong cuộc sống...
Theo tôi, đây là thước đo quan trọng tính hiệu quả của nền giáo dục phổ thông, bởi nó liên quan đến chất lượng vốn nhân lực của một quốc gia.
Một quốc gia tự chủ, hùng cường và nhân bản khi quốc gia đó đào tạo được những công dân tự chủ, có trách nhiệm và đạo đức.
Hình ảnh con người tự chủ như mẫu người lý tưởng là hình ảnh mà các quốc gia phát triển đang lấy làm mục tiêu không những trong giáo dục phổ thông mà còn trong giáo dục gia đình.
Chẳng hạn, mục tiêu chính của giáo dục phổ thông Phần Lan hiện nay là đào tạo con người “tự chủ và có trách nhiệm”.
Tại Pháp, nếu những năm 1960, người Pháp vẫn quan niệm một đứa trẻ được “giáo dục tốt” là đứa trẻ biết vâng lời, thì sau 1980 đến nay, hình ảnh một đứa trẻ lý tưởng là đứa trẻ “tự chủ” (autonome) và “hoàn thiện” (performant).
Dự thảo nghị quyết nhấn mạnh việc đổi mới phải theo hướng “dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông của các nước phát triển trong khu vực và thế giới”.
Chủ trương này là đúng, nhưng làm sao thực sự có thể thực hiện được điều này khi mục tiêu đặt ra để làm đích đến cho công cuộc đổi mới giáo dục lại không như các nước phát triển.
Vấn đề “lạc đường” của giáo dục Việt Nam hiện nay là ở điểm này, yếu điểm này đã phần nào được mô tả bởi Ngân hàng thế giới trong báo cáo ngày 29/11/2013, rằng đa số cán bộ chuyên môn (80%) của VN thiếu các kỹ năng cần thiết như kỹ năng tư duy sáng tạo và phê phán, khả năng trình bày, tính toán, giải quyết vấn đề, khả năng ghi nhớ và tốc độ tư duy.
Chính vì thế nên Nhà nước mới chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện, nhưng nếu trong nội dung mục tiêu đưa ra để nhắm tới, chúng ta lại không tiếp cận được với thế giới thì đương nhiên trong thực hành và kết quả, chúng ta sẽ luôn cách xa với thế giới.
Cách làm chương khung quốc gia
Chúng ta vẫn phàn nàn giáo dục hiện nay không đáp ứng được nhu cầu của xã hội, của các nhà tuyển dụng, v.v.
Thế nhưng trong cách làm của lần đổi mới này, chúng ta vẫn theo thói quen cũ, vẫn chỉ là “Bộ GD - ĐT có trách nhiệm huy động, tập hợp các nhà khoa học, các nhà sư phạm, các cán bộ quản lý giáo dục am hiểu, có kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và các giáo viên giỏi tham gia biên soạn, thử nghiệm...” (Điểm IV của Dự thảo).
Tôi cho rằng muốn đáp ứng nhu cầu của xã hội, chúng ta phải huy động không những các chủ thể liên quan đến giáo dục như tài liệu đã liệt kê, mà cần phải huy động cả các đại diện khác đến từ thị trường lao động, từ doanh nghiệp, từ các nhóm văn hoá khác nhau, đại diện của y tế, của an sinh xã hội... vào việc biên soạn chương trình khung quốc gia.
Một cách làm như thế mới mong giảm thiểu phần nào sự mất cân bằng giữa sản phẩm đào tạo và sự chờ đợi của xã hội và phù hợp với chủ trương giáo dục toàn diện trong đó không những chỉ là dạy chữ, dạy người mà còn phải làm cho học sinh phát triển tối đa về trí tuệ và thể chất.
Cách làm và quản lý sách giáo khoa: Không nên ôm đồm
Chủ trường mời gọi cá nhân và các tổ chức biên soạn sách giáo khoa là một sự tiến bộ đáng ghi nhận (trong điểm III của Dự thảo) trong lần đổi mới này, tuy nhiên tôi thấy Bộ GD vẫn quá “ôm đồm” trong chuyện này, mà cứ như vậy thì có lẽ vẫn không khác gì tình cảnh hiện nay mà chỉ thêm tốn kém cho xã hội.
Theo tôi, trước hết, chúng ta nên xem sách giáo khoa là một giáo cụ, một phương tiện để giúp giáo viên và học sinh học tập nhằm đạt đến các chuẩn mực đã được quy định trong chương trình khung quốc gia, chứ không có tính bắt buộc như lâu nay vẫn làm. Nghĩa là giáo viên có thể dựa vào một bộ sách giáo khoa, hay chỉ dựa vào chương trình khung và tự soạn giáo án riêng là quyền của họ. Tại Phần Lan, thường thì hiệu trưởng bàn với các giáo viên trong trường và nhất trí chọn bộ sách giáo khoa thích hợp cho trường mình.
Khi xem sách giáo khoa chỉ là một giáo cụ, một mặt hàng lưu hành trên thị trường, thì Bộ GD-ĐT nên áp dụng cơ chế thị trường trong quản lý, cũng có nghĩa là Bộ không nên là nhà sản xuất và phân phối mà chỉ nên đóng vai trò là trọng tài, làm công việc thẩm định các bộ sách, xem các bộ sách có đáp ứng được đòi hỏi của chương trình khung quốc gia hay không.
Khi có nhiều bộ sách giáo khoa được lưu hành trên thị trường, số phận các bộ sách sẽ tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của “khách hàng”, ở đầy là thầy, trò và phụ huynh tại các trường học. Với quy luật đào thải, những bộ sách không chất lượng, không phù hợp sẽ không có đất sống.
Từ cách tiếp cận này, Bộ không nên đứng ra biên soạn sách giáo khoa, vì sẽ rất bất công và thiếu minh bạch nếu Bộ vừa là người giữ thẩm quyền cấp phép cho các bộ sách do các nhóm khác hoặc cá nhân biên soạn, lại vừa là bên có “hàng” tham gia vào thị trường sách giáo khoa.
Làm như thế là thể hiện sự nửa vời trong đổi mới, không kích thích được sự đóng góp của xã hội, gây ra tốn kém mà không có gì bảo đảm chất lượng. Số tiền 34.275 tỉ đồng để thực hiện đề án đổi mới là quá lớn khó có thể chấp nhận.
Nguon: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/170699/-se-thieu-minh-bach-neu-bo-giao-duc-giu-quyen-lam-sach-.html
Mục tiêu: Thiếu một từ cốt lõi
Những nội dung mục tiêu được nêu ra trong Dự thảo là quan trọng và cần thiết (mục I của Dự thảo Nghị quyết), nhưng cũng như Báo cáo tóm tắt Đề án “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục...” trước đây mà tôi đã được đọc, Dự thảo nghị quyết Đổi mới chương trình, sách giáo khoa thiếu một cụm từ rất cốt lõi, đó là đào tạo con người “tự chủ”.
Theo tôi, đây là thước đo quan trọng tính hiệu quả của nền giáo dục phổ thông, bởi nó liên quan đến chất lượng vốn nhân lực của một quốc gia.
Một quốc gia tự chủ, hùng cường và nhân bản khi quốc gia đó đào tạo được những công dân tự chủ, có trách nhiệm và đạo đức.
Hình ảnh con người tự chủ như mẫu người lý tưởng là hình ảnh mà các quốc gia phát triển đang lấy làm mục tiêu không những trong giáo dục phổ thông mà còn trong giáo dục gia đình.
Chẳng hạn, mục tiêu chính của giáo dục phổ thông Phần Lan hiện nay là đào tạo con người “tự chủ và có trách nhiệm”.
Tại Pháp, nếu những năm 1960, người Pháp vẫn quan niệm một đứa trẻ được “giáo dục tốt” là đứa trẻ biết vâng lời, thì sau 1980 đến nay, hình ảnh một đứa trẻ lý tưởng là đứa trẻ “tự chủ” (autonome) và “hoàn thiện” (performant).
Dự thảo nghị quyết nhấn mạnh việc đổi mới phải theo hướng “dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông của các nước phát triển trong khu vực và thế giới”.
Chủ trương này là đúng, nhưng làm sao thực sự có thể thực hiện được điều này khi mục tiêu đặt ra để làm đích đến cho công cuộc đổi mới giáo dục lại không như các nước phát triển.
Vấn đề “lạc đường” của giáo dục Việt Nam hiện nay là ở điểm này, yếu điểm này đã phần nào được mô tả bởi Ngân hàng thế giới trong báo cáo ngày 29/11/2013, rằng đa số cán bộ chuyên môn (80%) của VN thiếu các kỹ năng cần thiết như kỹ năng tư duy sáng tạo và phê phán, khả năng trình bày, tính toán, giải quyết vấn đề, khả năng ghi nhớ và tốc độ tư duy.
Chính vì thế nên Nhà nước mới chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện, nhưng nếu trong nội dung mục tiêu đưa ra để nhắm tới, chúng ta lại không tiếp cận được với thế giới thì đương nhiên trong thực hành và kết quả, chúng ta sẽ luôn cách xa với thế giới.
Cách làm chương khung quốc gia
Chúng ta vẫn phàn nàn giáo dục hiện nay không đáp ứng được nhu cầu của xã hội, của các nhà tuyển dụng, v.v.
Thế nhưng trong cách làm của lần đổi mới này, chúng ta vẫn theo thói quen cũ, vẫn chỉ là “Bộ GD - ĐT có trách nhiệm huy động, tập hợp các nhà khoa học, các nhà sư phạm, các cán bộ quản lý giáo dục am hiểu, có kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và các giáo viên giỏi tham gia biên soạn, thử nghiệm...” (Điểm IV của Dự thảo).
Tôi cho rằng muốn đáp ứng nhu cầu của xã hội, chúng ta phải huy động không những các chủ thể liên quan đến giáo dục như tài liệu đã liệt kê, mà cần phải huy động cả các đại diện khác đến từ thị trường lao động, từ doanh nghiệp, từ các nhóm văn hoá khác nhau, đại diện của y tế, của an sinh xã hội... vào việc biên soạn chương trình khung quốc gia.
Một cách làm như thế mới mong giảm thiểu phần nào sự mất cân bằng giữa sản phẩm đào tạo và sự chờ đợi của xã hội và phù hợp với chủ trương giáo dục toàn diện trong đó không những chỉ là dạy chữ, dạy người mà còn phải làm cho học sinh phát triển tối đa về trí tuệ và thể chất.
Cách làm và quản lý sách giáo khoa: Không nên ôm đồm
Chủ trường mời gọi cá nhân và các tổ chức biên soạn sách giáo khoa là một sự tiến bộ đáng ghi nhận (trong điểm III của Dự thảo) trong lần đổi mới này, tuy nhiên tôi thấy Bộ GD vẫn quá “ôm đồm” trong chuyện này, mà cứ như vậy thì có lẽ vẫn không khác gì tình cảnh hiện nay mà chỉ thêm tốn kém cho xã hội.
Theo tôi, trước hết, chúng ta nên xem sách giáo khoa là một giáo cụ, một phương tiện để giúp giáo viên và học sinh học tập nhằm đạt đến các chuẩn mực đã được quy định trong chương trình khung quốc gia, chứ không có tính bắt buộc như lâu nay vẫn làm. Nghĩa là giáo viên có thể dựa vào một bộ sách giáo khoa, hay chỉ dựa vào chương trình khung và tự soạn giáo án riêng là quyền của họ. Tại Phần Lan, thường thì hiệu trưởng bàn với các giáo viên trong trường và nhất trí chọn bộ sách giáo khoa thích hợp cho trường mình.
Khi xem sách giáo khoa chỉ là một giáo cụ, một mặt hàng lưu hành trên thị trường, thì Bộ GD-ĐT nên áp dụng cơ chế thị trường trong quản lý, cũng có nghĩa là Bộ không nên là nhà sản xuất và phân phối mà chỉ nên đóng vai trò là trọng tài, làm công việc thẩm định các bộ sách, xem các bộ sách có đáp ứng được đòi hỏi của chương trình khung quốc gia hay không.
Khi có nhiều bộ sách giáo khoa được lưu hành trên thị trường, số phận các bộ sách sẽ tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của “khách hàng”, ở đầy là thầy, trò và phụ huynh tại các trường học. Với quy luật đào thải, những bộ sách không chất lượng, không phù hợp sẽ không có đất sống.
Từ cách tiếp cận này, Bộ không nên đứng ra biên soạn sách giáo khoa, vì sẽ rất bất công và thiếu minh bạch nếu Bộ vừa là người giữ thẩm quyền cấp phép cho các bộ sách do các nhóm khác hoặc cá nhân biên soạn, lại vừa là bên có “hàng” tham gia vào thị trường sách giáo khoa.
Làm như thế là thể hiện sự nửa vời trong đổi mới, không kích thích được sự đóng góp của xã hội, gây ra tốn kém mà không có gì bảo đảm chất lượng. Số tiền 34.275 tỉ đồng để thực hiện đề án đổi mới là quá lớn khó có thể chấp nhận.
Nguon: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/170699/-se-thieu-minh-bach-neu-bo-giao-duc-giu-quyen-lam-sach-.html
No comments:
Post a Comment