Monday, September 29, 2014

So sánh đối chiếu một số hệ thống giáo dục – Mai Văn Tỉnh

Mai Văn Tỉnh

So sánh đối chiếu các nền giáo dục thanh niên trên thế giới
từ đầu TK 20 tới đầu TK 21

Phần I:   Giáo dục thanh niên và cách tổ chức xã hội, chính trị cùng lý tưởng căn bản của các nền GD đó trong giai đoạn từ Đại chiến Thế giới I đến Đại chiến Thế giới II (1*)
Nội dung bài viết nhằm phân tích hai nhóm nước chính: 1) Pháp – Anh- Mỹ   (theo chế độ tự do); và 2) Ý – Đức – Nga  (theo chế độ chuyên chế/chuyên chính).Ngoài ra có bổ sung vài nhân xét về nền GD ở 2 nước độc lập ở A Đông là Nhật và Tàu là những nước đã cải cách GD theo Tây phương trong giai đoạn này.Việc phân tích được xem xét trên 3 khia cạnh:
+ Nguyên tắc giáo khoa;
+ Cách tổ chức đại cương các bậc học có chú trong bậc sơ học (Tiểu học);
+ Nền học của quần chúng
Nhận xét chugn về nền sơ học (tiểu học): Ở tất cả các nước bậc sơ học là bó buộc (cưỡng bức), không mất tiền. Chỉ định này là một lợi khí tối quan trọng, nếu không phải là duy nhất để mở mang dân trí – một bổn phận đầu tiên của các Chinh phủ.

I.- GIÁO DỤC Ở CÁC NƯỚC CỘNG HÒA THEO CHẾ ĐỘ TỰ DO: PHÁP – ANH – MỸ

  • Nền GD của Pháp quốc:dựa theo 2 nguyên tắc cơ bản là
  • 1) Thuyết nhân bản (Humanisme);
  • 2) Thuyết chủ trí và chủ lý (Intellectualism et Rationalite)
  • Về phương pháp: tổ chức GD để điều hòa các môn học nhằm làm cho thiếu niên có tài sản học thức “làm người”.
Về nguyên tắc 1 Thuyết nhân bản(Humanisme): Tất cả các ban đểu có nền học gốc (Culture de base), tức là nền học phỏ quát (Culture general) để giúp thiếu niên thâu thái những điều cương yếu của các môn học nhằm làm cho GD nhân bản không bị thiếu thốn.Trong GD phổ quát, khoa cổ điển (les humanites classique) được chú trọng đặc biệt vì là tinh hoa văn minh nhân loại qua bao thế hệ,
Về nguyên tắc 2 Chủ trí (Culture Intellectualite) chú trọng bồi dướng trí thức, sự hiểu biết rộng là mục đích cốt yếu của khoa sư phạm Pháp. Trí dục được đặt lên trên đức dục và thể dục, nên có rất ít giờ để rèn thể thao, thủ công, vẽ đàn hát, trò chơi, mà quá nhiều giờ dành cho học thuộc để mở mang trí não. Trí dục được dạy theo thuyết Chủ lý(Rationalism) nhằm mở mang lý trí, gây óc phán đoán (spirit critique). Cho nên khoa sư phạm nặng về lý thuyết hơn thực hành, giờ dạy trên lớp nhiều hơn giờ thực hành ở phòng thí nghiệm (PTN). Chủ yếu học qua sách vở, ít đi thực tế ngoài đời.
Cách thức tổ chức GD ở Pháp: có 2 bậc:: 1/ Tiểu học (Enseignment primaire và 2/ Trung học (Enseignment Secondaire) Trước những năm 1940 thi 2 bậc học này còn tách biệt, chương trình không liên hệ với nhau, học sinh không thể từ bên nọ chuyển qua bên kia.
-Bậc Tiểu học có 2 cấp: 1) Sơ đẳng trung học (5 năm) từ đồng ấu cho đến lợp Nhất, kết thục bằng kỳ thi sơ học cấp chứng chỉ (Certificate), và 2) Cao đẳng trung học (3 năm) kết thục bằng kỳ thi cao đẳng tiểu học.
-Bậc Trung  học có : 1) Sơ học trung học (classes elementaire) và 2) Trung học chính danh, kết thúc bằng kỳ thi tú tài (bacalaureat de l’enseignment secondaire), là then chốt để vào đại học. Bậc học này có thu học phí.
-Bậc GD chuyên nghiệp và kỹ thuật (Professional et technique) dạy trò từ sau cấp sơ học để vào Cao đẳng chuyên nghiệp.
Bậc Sơ học (Tiểu học) của Pháp có gì đặc biệt?
+ Dạy học thức tối thiểu để làm người và làm công dân. Chương trình gồm thường thức phổ thông và một ít giờ hát, vẽ, thể thao…
+ Là bậc giáo dục cưỡng bức (dưới sự kiểm soát của xã trưởng và thanh tra sơ học.) Trẻ học đi học từ 6 tuổi, mỗi làng có một trường, có khi mỗi xóm có một trường nếu xa > 3km;
+ Các phương pháp mới nhằm rèn cho học sinh óc tò mò, phát huy sáng kiến, biết nhận xét qua việc tự làm thi nghiệm …) được ứng dụng rộng rãi ở Anh và nhất là Mỹ thì lại không phổ biến ỏ Pháp vì không thích hợp với chương trình kiến thức rậm rạp, nặng về lý thuyết, thi cử.
Tuy nhiên, Pháp đã bắt đầu lưu tâm mua khí cụ sư phạm như máy hát, máy chiêu phim, vô tuyên điện và quan tâm tới các môn thủ công, vẽ đàn hát mà trước kia chỉ là môn phụ và bị rẻ rúng.
Cấp cao đẳng tiểu học được thiết kế nhằm tránh tình trạng “chữ thầy trả thầy “ sau bậc Sơ học, đồng thời giúp người không có tiền vừa theo học trung học, lại muốn có thể tìm kế sinh nhai khi trưởng thành. Thời gian 3 năm cho thiêu niên tuổi 13-16 có chứng chỉ tiểu học. Chương trình gôc là phổ thông, văn chương và khoa học, có thêm các môn chuyên nghiệp, lý thuyết kết hợp thực hành, có  buổi thực tập về công nghệ, canh nông trong PTN.
Phương pháp GD: điều hòa để rèn thanh niên hướng vào ngạch bậc trung cấp ở các sở công tư, thương giới và kỹ nghệ giới.
Ban Cao đẳng tiểu học Pháp đem lại những kết quả tốt đẹp vì vừa có GD, lại vừa thiết thực. Do đó họ  đề xuất cấp học này như một yếu tố cấu tạo nền học nhân bản mới. (Les Humanites modern). Nội dung chương trình gồm văn chương, khoa học, sinh ngữ cộng với một số môn thiết thực như vẽ, thủ công vv… Cách GD này vướt xa lối dạy ở ban Trung học theo quan điểm chủ trí của bậc học phổ thông. Đây là lý do thứ hai để Pháp dự định cải cách việc học thành một nền Giáo dục duy nhất.(Ecole unique). Từ đầu thế kỷ 20, sau cuộc bút chiến gay gắt giữa 2 phái Tân Cựu về học nhân bản cổ điển và học nhân bản cận đại, đã ra đời Dự án JEAN ZOY ngày 2/3/1937 cải cách bậc Tiểu học như sau:
+ Đệ nhất cấp: (Enseignement du 1 e degree): Các lớp sơ đẳng từ 11e – 7e đổi thành trường công học theo chương trình Tiểu học..Số giờ học trên lớp bớt đi, dành cho thể dục và ½ ngày cho khoa giải trí có người hướng dẫn.
+ Đệ nhị cấp (Enseingnment du 2e degree) (là gộp ban cao đẳng tiểu học với ban trung học). Điều kiện nhập học bắt buộc phải có chứng chỉ Tiểu học, phải theo lớp hướng dẫn (Classes d’ orientation), mà ở đó giáo viên xem xét tài năng, năng khiếu của từng trẻ để có hướng phát triển phù hợp. Tại lớp hướng dẫn này, học sinh được chon một trong 3 tiểu ban: a) Cổ điển (Classique); b) Cận đại (Moderrne) và c) chuyên môn kỹ thuật (Technique).
Nhưng do Đai chiến thê giới II bùng nổ, Thống chế Petain có dự định thực hiện cuộc cải cách mới.
Nền GD của  Anh quốc (UK): Cũng giống như ở nước Pháp, nền GD ở Anh đặt trên thuyết cá nhân tự do và thuyết nhân bản (Conception liberale et humanism). Nhưng hai cách giáo hóa của hai nước này khác nhau ở chỗ:
    + Pháp chủ rèn trí não (Culture de l’espirit);
+ Anh chủ rèn đúc tính khí (Culture du charater).
Cho nên ở Anh, chương trình chú trọng vào rèn đúc tính khí với các môn: vẽ, đàn hát, thủ công, thể thao huấn luyện, đưa học sinh tham gia các tổ chức công cộng có tính chất xã hội. Phương pháp GD giữa hai nước cũng khác nhau:
+ Pháp theo nguyên tắc chủ lý (Method rationalite)
+ Anh theo nguyên tắc chủ thực tế dựa trên kinh nghiệm (Method empirique)
Do đó ở Anh không có hệ thống nhất định, chi phối các ban, các môn điều hòa ăn khớp với nhau. GD lập theo hoàn cảnh, dựa vào nhu cầu luôn thay đổi. GD của Anh gồm nhiều tổ chức đơn lẻ, có sự dung hòa, giải quyết từng vấn đề thích hợp với thực tê. Nét đặc thù của GD Anh là tính phức tạp. Mỗi ban có nhiều trường học khác nhau, mỗi trường có nề nếp, thói tục riêng, có chương trình riêng.
Xem xét bậc GDĐH của Anh cũng thấy như vậy, có 3 phái trường: 1) Oxford + Cambridge; 2) các trường xứ Xcốt-len  và 3) các trường ĐH mới (Les universities moderns) ở Luân đôn và các tỉnh lớn.
Anh quốc có 2 nền học cách biệt: 1) Tiểu học cho dân chúng; và 2) Trung học cho giai cấp trung lưu và quí phái, học để vào đại học nhằm mục đích giữ chặt các đặc quyền và tục lệ dành riêng cho tầng lớp này.
Bậc Tiểu học ở Anh: có hai loại trường: trường làng và trường tư thục. Trường tư là do các hội công giáo xây dựng, trông nom, chi phí hoạt động là của làng.
Bậc học này có 3 loại lớp: (1) Lớp đồng ấu (Nursery classes) cho trẻ dưới 5 tuổi. với mục tiêu: cho trẻ chơi đùa, các trò  chơi gợi trí tinh khôn, chú trọng vào sức khỏe, lớp học rộng rãi, thoáng mát.; (2) Lớp cho trẻ nhỏ  (infant’s classes) cho trẻ từ 5-8 tuổi với mục tiêu là tôn trọng cá nhân, cá tính của trẻ. Chuơng trình gồm: tập đọc, tập tính, hình vẽ và các khí cụ tinh xảo;  (3) Lớp trẻ lớn (Junior school): Hiệu truởng và giáo viên được tự ý tìm các môn dạy theo chương trình khung: với tỷ lệ: 10 giờ Anh văn/tuần, 5 giờ sử – địa/tuần, 5 giờ dạy cách trí cho con trai (cưa xẻ, trồng trọt), cho con gái (thêu thùa, nấu ăn); 1,5 giò thể thao, 2 giờ học đạo (chủ yếu dạy luân lý đạo gia tô, không theo một trường phái đạo cụ thể nào).
Đặc biệt GD Tiểu học của Anh tối kỵ những tư tưởng không hợp với hoạt động tự nhiên của trẻ. Không chủ dạy kiến thức, mà chủ rèn tinh thần, tính khí mạnh mẽ. Từ sau 1926 họ lập một ban Sau Tiểu học  (Post –Primaire) nhằm thu hút những học  trò giỏi nhưng gia đình không đủ tiền cho theo Trung học. Bậc học này không mất tiền, tự trị giống như Cao đẳng Tiểu học của Pháp.

1..3. Nền GD của Mỹ (USA):: Giống như GD Anh, GD Mỹ chủ rèn đúc tính khí chứ không chủ trương mở mang tri thức như GD Pháp. Khuynh hướng GD của Mỹ mạnh hơn GD ở Anh, nó làm nền tảng cho cách tổ chức học nhịp nhàng, tạo ra một nền GD duy nhất, có hệ thống hơn. Trong khi ở Anh GD phải chống lại thói tương phản, chỉ gây ra những cải cách dựa theo hoàn cảnh.
Giáo dục Mỹ có những tính cách rõ rệt như sau:
+ Khoa học GD hóa theo cá tính (Enseignment individualite), là phương pháp GD trọng yếu vào rèn tính khí, ứng dụng nhiều ở bậc Tiểu học.
+ Khoa học GD thực tế ( Enseignment et Practique) không chuộng các môn học trừu tượng, nặng lý thuyết. Lối học rộng, phổ quát (la culture general, la savoir) bị coi là kém hơn cách học dựa theo kinh nghiệm. (Ví dụ dạy địa lý chẳng hạn, họ đưa học sinh đi tham quan quận, huyện, tỉnh, xứ hoặc cả nước, có khi cho học sinh đi bằng máy bay). Không tôn sung cách học chủ trí và chủ lý như ở Pháp (Intelletualism et Rationallism).
Chưa cần xét đến bậc Trung học và Đại học, ngay ở Tiểu học chương trình luôn bề bộn với 4-5 giờ/ngày dành cho thể dục, cả ngày thứ 7 dành cho thể thao, không chỉ là nhằm rèn luyện thân thể cường tráng, mà khoa đức dục này nhằm gây cho trẻ đức tính trọng kỷ luật, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng, có lòng can đảm, tinh thần đoàn kết của đội nhóm vv…
- Khoa công dân GD và xã hội học cũng rất thiết thực ở bậc Đại học, rất chú trọng vào thực hành; Sau các giờ lý thuyết, sinh viên phải làm semina bàn cãi các vấn đề xã hội; Sinh viên dược tham gia các hội từ thiện, cứu tế, lập câu lạc bộ, ra báo, tạp chi để tập sự các chức vụ công dân. Ở bậc Trụng học, để giúp học sinh quen giao tiếp xã hội, nhà trường tổ chức cho họ cách sống như một tiểu quốc dân chủ: giao cho học sinh lập nội quy, kiểm soát đức hạnh, quan sát kỳ thi, định đoạt mức phạt, tổ chức thi đấu thể thao. Học sinh được bầu “nghị viện” cỏn con, có viện trưởng, bồi thẩm, tiểu ban nội trị, tư pháp, kinh tế….Hiệu trưởng và giáo viên chỉ đứng ngoài hướng dẫn khôn khéo cái tiểu Chinh phủ ây, không để chúng cãi lộn quá hăng hái, nhưng vẫn để chúng tự do hành động. Đó là phương pháp tự quản/tự cai trị (Self-Governance) ngày càng lan rộng.
Đặc điểm nổi bật của Khoa học GD Mỹ là tính thực dụng (Pragmatism). Do vậy họ không chuộng các môn học để tu dưỡng tinh thần, ra sức làm việc mãnh liệt và suy nghĩ chin chắn cho trí não.Bậc Trung học của Mỹ có 2 ban là 1) Cổ điển, và 2) Chuyên nghiệp. Ban chuyên nghiệp ngày càng mở rộng lấn sang ban chuyên nghiệp.Xem xét về cách thức tổ chức GD nói chung và GD Tiểu học  nói riêng ở Mỹ, ta có thể thấy:
+ Mỹ là nước đầu tiên có nền GD không mất tiền, không theo tôn giáo nào vì họ là nước cộng hòa dân chủ đầu tiên trên thế giới. GD Tiểu học là bậc giáo duc cưỡng bách cho trẻ từ 6-14 tuổi. Bậc Trung học (high school) kéo dài 4 năm cũng không mất tiền, học sinh có thể thôi học sau 2 năm đầu, còn 2 năm cuối của bậc học này nằm luyện cho học sinh đi vào trường Cao đẳng chuyên nghiệp.
+ Ở Mỹ GD tư thục rất quan trọng. Trước kia, GDĐH do tư nhân tổ chức, đứng độc lập. Nay , phần lớn các ĐH là tư thục, do các nhà hảo tâm dựng lập. Chúng được, sống bằng trợ cấp hậu của các tư gia giàu long nghĩa hiệp. Có trường ĐH tư thục đã dùng khoản trợ cấp này để cấp học bổng cho sinh viên nên đã giữ được tính chất bình dân của nó.
+ Ở Mỹ, bậc tiểu học không xếp lớp theo tuổi mà theo trí thông minh của trò. Trẻ có tinh thần kém thì học thủ công, trẻ có tư chất thông minh, lanh lợi thì giữa năm học có thể chuyển lên lớp cao hơn. Phương châm khoa sư phạm Tiểu học Mỹ là rèn tinh thần quốc gia và lòng yêu nước bằng chào cờ buổi sáng, học hát chung, tham quan hội hè của cộng đồng, làng nước.
Những phương pháp GD mới ở Mỹ vào đầu TK 20 chủ yếu là:
  • Phương pháp Dalton với 2 nguyên tắc chính: Trẻ được tự do hành đông; và được rèn cặp những bản năng riêng; Lối dạy theo cá tính hóa, cụ thể là:
+ Không dạy theo lề lối, khuôn khổ nhất định;
+ Trò được tự chọn môn học theo sở thích, mỗi tháng 2 lần làm bài trắc nghiệm (test), thầy cô chỉ sắp xếp thì giờ bảo ban những chõ nhầm lẫn của trò.
Phương pháp Dalton thực hành khó, tốn kém nên chỉ có các trường tư thục mới áp đụng.
  • Phương pháp Gary plan/Dewey do nhà cải cách GD Mỹ John Dewey lần đầu tiên áp dụng trong nhà trường của nhà kỹ nghệ Gary lập cho con cái dân thợ thuyền ở miền Nam Chicago.
Mục đích của phương pháp này là: đưa (sát nhập) trường học vào hoàn cảnh xã hội và rèn luyện cho con trẻ trở thành những phần tử có giá trị trong đoàn thể mà chúng sẽ sống sau này. Phương pháp John Dewey chú trọng khoa thủ công không phải với mục đích dạy nghề, mà để mở mang tri thức, hiểu biết về thực tế và công việc trong xã hội. Vì thế người ta nối kết việc học thủ công (handicraft) vào đời sống ở trong nhà trường như: làm vườn, trông nom nhà cửa, chế tạo đồ gia dụng, bếp núc, giữ gìn lớp học, sửa chữa đồ đạc vv… Nhờ vậy trẻ trong lớp học cảm thấy làm việc là có ích và để hết tâm hồn vào đó. Sự chung đụng với thực tế đời sống làm trẻ thấy thích thú, tìm được niềm vui trong học tập.

Tóm lại, ở 3 nước cộng hòa dân chủ Pháp, Anh và Mỹ nền học nhân bản làm nền tảng cho 2 khoa sư phạm: 1) Chủ lý trí (ở Pháp) với mục đích nung rèn trí não để hun đúc các cá nhân thành nguời hiểu biết rộng, biết xét đoán (Type d l’home qui pensee); và 2) Chủ hoạt động (ở Anh- Mỹ) với mục đích nung rèn tính khí để hun đúc các cá nhân thành người hoạt động, có óc thực  tế, thích mưu đồ làm việc lớn (Type de l’home d’action)
Đối lập với nền GD ở các nước cộng hòa tự do này là nền GD ở các nước chuyên chế/chuyên chính nửa đầu TK 20 với chủ nghĩa giới quyền (Ý – Đức – Nga) dùng khoa GD làm lợi khí để nung rèn những con người trung thành với  chế độ chính trị  được trình bày ở mục 2 Phần I).

  1. GIAO DUC Ở CÁC NƯỚC CHUYÊN CHẾ/CHUYÊN CHÍNH (Ý – ĐỨC – NGA)

Ở ba nước này chủ nghĩa quốc quyền dùng GD làm lợi khí để nung rèn những người lính xung kích mạnh, trung thành với chính thể (Type du soldat politique)..Nếu ở 3 nước công hòa Pháp, Anh, Mỹ  có nền GD nhân bản và tự do với mục đích tôn trọng quyền cá nhân, tôn trọng tài năng và giải phóng tư tưởng cá nhân, thì ngược lại trong nền GD của Ý, Đức và Nga tính cá nhân bị thủ tiêu trong đoàn thể. GD là lợi khí của Chính phủ dung quyền độc đoán rèn luyện thanh niên trở thành bầy tôi trung thành, công cụ đắc lực cho chính thể,của mình. Bởi vì đây là những nền GD của một chính thể, chính đảng, một chủ nghĩa: Chủ nghĩa quốc gia và đảng phát xit ở Ý, chủ nghĩa chủng ;loại và đảng Quốc xã ở Đức và chủ nghĩa Cộng sản và đảng đệ tam quốc tế ở Nga.

2.1. Giáo dục thanh niên ở Ý:
          Thủ tướng Mussoloni tuyên bố với các giáo sư “Tư tuởng phát xít làm căn bản cho sự dạy dỗ không bao giờ sợ sự giáo hóa thiên về tư tưởng ấy. Trong nền GD, dù theo chủ nghĩa phát xít đến đâu cũng chưa đủ”.  Ở Ý các nhà cầm quyền muốn tránh mở mang thái quá lối học phổ thông, tránh gây ra đám trí thức thất nghiệp. Họ muốn giữ gìn các ngạch bậc trong XH, chia thanh niên ra làm 2 phái: cầm quyền và lao công..
Nền GD tiểu học của Ý theo đạo Gia tô, cưỡng bách từ 1923. Phương pháp GD là: “Thày hoạt động, trò hoạt động, lối dạy hoạt động”. Chương trình gồm các môn học sau:
+ Lớp đồng ấu (3-6 tuổi): Hát, vẽ, trò choi, làm vườn, chữa các thiên kiến và dị đoan…
+ Lớp trung đẳng (6-9 tuổi): Hát, vẽ, thể thao, đọc, tính, nhận xét công việc đồng áng và kỹ nghệ, xem xét các di tích lịch sử và trước tác mỹ thuật;
+ Lớp cao đẳng (9-12 tuổi): Dẫn giải các tổ chức KT-XH, dạy các điều cương yếu về khoa học bằng cách quan sát hang ngày, địa dư nước Y.
Thầy và trò phải tuân theo một kỷ luật nghiêm ngặt: hoạt động, giữ trật tự, trung thành với nhà nước và chính thể phát xit.
GD ngoài học đường ở Y có tính thiết thực và mạnh mẽ, kỷ luật nghiêm ngặt với chế định toàn quốc võ luyện. Từ 1935 cả nước Ý là trại lính. Mussolili nói: “GD  Ý thực hành bằng sách và súng”. Đảng phát xít huấn luyện thanh niên thông qua thành lập các thanh niên đoàn ở 3 bực:
+ Ấu đoàn (Batilla): trẻ từ 8-14 tuổi;
+ Đoàn tiên phong (Avant-gardistes): 14-18 tuổi
+ Đoàn thanh niên phát xit: 18-21 tuổi là đội ngũ dự bị vào đảng phát xít.
Tính cách cốt yếu của thanh niên đoàn là tinh thần ái quốc và thượng võ. GD Ý tôn sùng thể dục, đào luyền thanh niên để dự bị chiến tránh. Chủ nghĩa phát xit dùng GD để đào tạo 40 triệu dân Ý có một lý tưởng quốc gia, một tôn giáo của đảng phát xít trong kỷ luật và uy quyền.

2.2. Giáo dục thanh niên ở Đức:
Lý tưởng của đảng Quốc xã là thần bi, muốn tổng quát cả thế giới. Nền GD chuyên chế của Đức muốn tạo ra một giống người xuất chúng (Le surhomme de Nietzche). Chủ nghĩa Hitle coi nòi giống là huyền bí, đói với nòi giống thì cá nhân không có giá trị gì cả.  GD được đặt lên trên học thức, thể dục là tối quan trọng, GD có tính cách võ bị. GD Đức tôn sùng làm việc bằng chân tay, coi hoạt động là ý nghĩa duy nhất của cuộc sống. Nền GD này thiết thực và thực dụng, nên ít lý thuyết, nhiều thực hành. Học sinh phải nhân xét và tập làm nhiều hơn là học. Đảng Quốc xã dung quyền độc đoán đào luyện thanh niên trong trường học cũng như ngoài học đường. Tát cả các trưởng tiểu, trung và đại học đều do Bộ GD cai quản, đứng đầu là một đảng viên Quốc xã. Chế độ chuyên chế lan sang việc quản trị trường. Các ông đóc trường tự ý định đoạt mọi việc, không cần hỏi ý kiến hội đồng phụ huynh học sinh. Tiểu học trở thành trường Đồng-tín-giáo ( L’ecole communautaire) để chống lại công giáo. Đảng Quốc xã muốn in sâu vào não thanh niên một tôn giáo mới dung hòa đạo Gia tô và lý tưởng giống nòi. Có 90% gia đình cho con em theo học trường Đồng-tín-giáo.
Tuy nhiên đảng Quốc xã chú trọng đặc biệt đến nền học chuyên nghiệp để theo đuổi việc tổ chức quốc gia, đảng cần điều khiển hoạt động kinh tế của toàn dân..
Ngòài các trường chung cho thanh niên, đảng lập các trường riêng đào tạo lãnh tụ ở 3 loại::
+ Adolfer Hitler cho thiếu niên  từ 12-18 tuổi;
+ Quốc gia chính trị cho thanh niên trên 18 tuổi;
+ Đội tráng sĩ: kiểu nủa nhà tu, nửa quân đội nhằm đào tạo theo mẫu quân đội nước Phổ để có đội ngũ tướng sĩ, chiến sĩ của đảng (le junker du parti), chỉ tuyển thanh niên từ 25-30 là con nhà dòng dõi, chính danh, đã chiến đấu cho đảng. Chương trình đào tạo: 2/3 thời gian cho thể dục, 1/3 thời gian cho GD chính trị và lịch sử kinh tế.

2.1.3. Giáo dục thanh niên ở Nga:
          Nếu ở Ý và Đức GD là lọi khí của chủ nghĩa phát xít thì ở Nga GD là lọi khí của  chủ nghĩa cộng sản. GD Nga dựa trên thuyết duy vật biện chứng nhằm chống lại mọi tư tưởng tôn giáo và triết lý, chống lại sự phân tách vật chất và tinh thần.
Cách tổ chức GD ở Nga là GD cần lao (cho người lao động) (Ecole unique du travail). Các loại trưởng tiểu học, cao đẳng tiểu học, trung đẳng, cao đẳng thực hành, chuyên môn được hợp nhất thành một hệ thống duy nhất theo 3 cấp:
  • Đệ nhất cấp: cho trẻ 8 tuổi trở lên học 4 năm. Lớp dồng ấu cho trẻ 6-8 tuổi. nhập vào đây;
  • Đệ nhị cấp: 13-17 tuổi học 5 năm chia thành hai bậc ( bậc dưới 3 năm và bậc trên 2 năm);
  • GD cao đẳng: chia ra thành các ban chuyên môn.
Nền học chuyên nghiệp ở Nga được tổ chức chu đáo, bám sát vào các cấp học nói trên:
+ Sau đệ nhất cấp, trò nghèo được vào học sơ đẳng chuyên nghiệp để học nghề.;
+ Sau đệ nhị cấp bậc dười (3 năm đầu) trò nghèo được chuyển vào học trung đẳng chuyên nghiệp; sau đệ nhị cấp bậc trên (2 năm) học sinh được vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp (Technicum) hay cao đẳng chuyên nghiệp.

Ngoài ra, GD ở Nga đã mở các lớp chuyên nghẹp tại nhà máy, công xưởng để đào tạo lớp thợ chuyên môn mới. Trí thức được vận động tham gia xóa nạn mù chữ, truyền bá quốc ngữ. Các nhà khoa học ở trường CĐ,ĐH ngoài chuyên môn và NCKH ra, phải tham gia phổ cập GD cho nhân dân lao động bằng cách đi diễn thuyết, viết sách giáo khoa; mở các lớp ĐH ban đêm (universities  du soir) để thầy trò đi giúp người lao động. Đảng cộng sản có hệ thống trường riêng đào tạo bồi dưỡng cán bộ nòng cốt.
GD ngoài học đường: 1) Lớp ấu đoàn cho trẻ từ 10-14 tuổi như ở Đức; 2) Đoàn võ bị cho thiếu niên từ 14-18 tuổi học tập bắn sung, lái tàu thủy, phi cơ… để dự bị cho quân đội.
Phương pháp giáo khoa: GD cần lao lấy cần lao làm chủ đích phục vụ. Chương trình của Ủy ban quóc gia năm 1922 khẳng định “Cần lao là đối tượng duy nhất trong các lớp học nhằm đào luyện thợ và kỹ sư chuyên môn.”. Nhước điểm của chương trình GD này là trình độ học thức kém, hết trung đẳng học trò không biết tính toán, viết sai chính tả. Thực chất đây là lối học nghề, không đào luyện nhà kỹ thuật biết dùng lợi khí của khoa học, không có nhiều kiến thức về am hiểu xã hội. Sau nhiều tranh cãi, quan niệm mới về GD cần lao được đưa ra để dung hòa 2 ý tưởng tương phản: ý tưởng bảo thủ duy trì cái cũ và ý tưởng cách mạng mà Lênin áp dụng vào kinh tế, đó là: kết nối học với hành và đi về nông trang, vao kỹ nghệ; không hy sinh các phương pháp hay của thời xưa.
Ngày 5/11/1931 BCHTW ĐCS Nga xác định phương châm: “Hòa hợp khoa  học với kỹ thuật và biến thể kỹ thuật theo muôn trạng của cần lao (Politechnique ecole – sau nay goi là trường bách khoa/bách nghệ)”. Phương pháp “biến thể kỹ thuật” vượt hẳn lối dạy nghề (chuyên nghiệp) để phân biệt kỹ sư với thợ thuyền. GD cần lao và kỹ thuật lấy tư tưởng Mác xít làm trụ cột cho sự học. Ví dụ, khoa ngữ văn là “nguồn gốc và sự bành trướng của ngôn ngữ theo tư tưởng Mác-Engel”. Tất cả các môn học phải gắn kết với chủ nghĩa Mac-Lê.
Một yêu cầu với GD cần lao là phải có phương pháp thực tế. Các bài học phải có liên hệ cuộc sống nhằm rèn luyện thiếu niên vào hoát động XH. Trong nhà trường có xưởng thực hành, làm thí nghiệm. Học lý thuyết đi đôi với thực hành là một cố gắng rất hay nhằm hòa hợp các môn học để ứng dụng vào biến hóa kỹ thuật theo muôn trạng của giới cần lao. Nó giúp học viên sau 7 năm học có thể biết sử dụng các khí cụ, biết tiến hành SX. Nền GD này khắc phục được sự tương phản giữa lý thuyết và thực hành, nhung lại chia tách giới kỹ sư với tầng lớp công nhân thợ thuyền, tạo ra ý tưởng phân biệt đẳng cấp theo chức vụ.
Tóm lại, GD ở 3 nước chuyên chế Ý – Đức – Nga khác hẳn GD ở 3 nước dân chủ Pháp-Anh-Mỹ. GD ở các nước chuyên chế/chuyên chính dựa trên chủ nghĩa quốc quyền, chủ ở thể dục, đức dục, hoạt động thực tiễn, còn GD ở các nước dân chủ lại lấy tôn trọng cá nhân làm nền tảng, chủ ở lý trí, nung rèn trí não. Sự chú trọng vào thể dục, đức dục , hoạt động ở các nền GD Ý, Đức và Nga khác xa với các nền GD ở Pháp, Anh, Mỹ, bởi vì ở các nước chuyên chế GD nhằm rèn tính cách võ bị, đào luyện thanh niên thành người lính dũng cảm chuẩn bị cho chiến tranh.
GD ở Mỹ và Anh và 3 nước Ý, Đức Nga đều chú trọng vào sự hoạt động của thanh niên. Nhưng ở  GD Anh, Mỹ  đó là sự hoạt đọng tự do, được tự nhiên phát triển theo sở thích và tài năng của cá nhân, còn ở GD Ý, Đức và Nga sự hoạt động của thanh niên tuy có khác nhau, nhưng luôn luôn được hướng dẫn theo một chiều mà Chính phủ đã định. GD ở Anh, Mỹ chú trọng rèn đức tính làm người, làm dân, còn ở Ý, Đức và Nga mục đích của GD là rèn luyện thanh niên thành lực lượng trung thành của một chủ nghĩa chính trị, một chính đảng, một chính thể nhất định.

  • GIÁO DỤC Ở 2 NƯỚC NHẬT BẢN VÀ TRUNG HOA

  • Giáo dục thanh niên ở Nhật Bản:
Nền GD bắt đầu thay đổi từ thời Minh trị cách mệnh (1867) nhằm mục đích lập quốc gia mới bằng khoa học kỹ thuật, phá tan quyền hành của các chúa quận, đồng thời tôn sùng Nhật hoàng như một đáng chí tôn. GD  được đặt dưới sự chỉ huy và kiểm soát nghiêm ngặt của Chính phủ. Cách tỏ chức: GD tiểu học theo kiểu Pháp, GD trung học theo kiểu Đức.. Có 3 bậc hoạc: Tiểu học là cưỡng bức, Trung học kéo dài 5 năm và Đại học được chia thành 2 bức: bực dưới là các trường chuyên nghiệp (kỹ nghệ, canh nông, hàng hải) song hành với bậc trung học; bực trên là các cao dẳng chuyên môn.
Nền GD tiểu học Nhật bản có mục đích truyền bá sơ học, một yếu tố quan trọng trong cải tổ nước Nhật để bành trướng mạnh mẽ lý tưởng quốc gia và tôn sùng Nhật hoàng. Đến 1941 có sự cải cách lơn, GD tiểu học đổi tên là “Quốc gia học hiệu” nhằm hòa hợp nền văn hóa cổ truyền của Nhật với văn hóa Tây phường thâu nhập từ thời cách mệnh Minh trị (1868). Điều quan trọng nhất trong cải cách bậc sơ học (tiểu học) Nhật bản là sự cộng tác mật thiết giữa học đường-gia đình-đoàn thể. Ngoài ra có nhiều hội phụ huynh, học sinh, hội thanh niên để GD thanh niên ngoài học đường.

  • Giáo dục thanh niên ở Trung hoa:
Vì nhiều lý do về địa dư, chính trị, kinh tế, phong tục nên việc tổ chức nền học mới ở nước Tàu đã gặp rất nhiều khó khăn, chưa đi đến kết quả tốt đẹp trong nửa đầu thế kỷ 20.. Đất nước này quá rộng lớn, đường xá giao thong không thuận tiện đẻ cải cách GD theo phương Tây. Muốn có điều kiện tốt cho phát triển GD thì cần phải có một Chính phủ TW mạnh với ngân sách quốc gia lơn, nhung cả 2 điều kiện này lại không có ở Tàu lúc đó.

Ngoài ra, do những cổ tục của nước này có sức mạnh phi thường làm cho  việc hòa hợp văn hóa GD Đông và Tây rất đỗi khó khăn. Cụ thể là quan niệm cũ ở Tầu cuối TK 19 chỉ có 2 tính cách là Xã hội và Tôn giáo. GD chỉ dành cho phái thượng lưu, chương trình học chủ yếu day kinh sách thánh hiền (đạo Khổng) ( lưu ý của MVT: Khổng giáo không phải dành cho quần chúng nhân dân lao động, nếu so với ở Việt nam thì Đạo Giáo (Lão tử) mới đi sâu vào tầng lớp bình dân, điều này sẽ được bàn đến ở phần cuối khi xét về tác động đan xen các quyên lực mềm (Đạo Khổng của Trung hoa) và các quyền lực mềm khác từ phương Tây đối với GD nói chung và GDĐH nói riêng ở Việt nam).

Tổ chức học đường ở Trung hoa:
+ GD Tiểu học phải nộp tiền, chỉ con em các gia đình có thế lực trong làng xã mới được đi học. Chương trình GD có đổi mới nhưng chủ yếu theo tư tưởng Tôn Dật Tiên với quan niệm vè chủ nghĩa quốc gia. Giáo viên rất thiếu kinh nghiệm sư phạm.
+ GD trung học mở ồ ạt, chất lượng kém. Học sinh ra trường không vào được đại học, không có kỹ năng để di làm kiếm sống. Tổ chức GD trung học ở Tàu đi theo hình mẫu trung học Mỹ với thời lượng 6 năm cho thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi, đươc chia thành 2 bực học, nhưng rất ít người theo đuổi lên được bậc trung học trên để thi đỗ vào đại học. Tiếc rằng mọi điều kiến thiếu thốn của Tầu giai đoạn này chưa cho phép cải cách, mở mang được nhiều cho GD thanh niên.
*
*      *

Phần II: So sánh sự đột biến GD thanh niên ỏ các nước vòng cung chấu A-TBD
nửa cuối TK 20 và bức tranh cải cách GDĐH Việt Nam

Phần này cung cấp thông tin tóm lược về sự đột biến GDĐH nửa cuổi TK 20 ở Bắc Mỹ (Hoa Kỹ, Canađa) và sự lan tỏa của nó trên thế giới để bạn đọc hình dung các nước chạy đua ráo riết vào TK 21 trong đào tạo nguồn nhân lực như thế nào, đồng thời điểm lại vài nét chính bức tranh cải cách GDĐH ở Việt Nam vì sao lủng củng, chắp vá và chưa thể hội nhập quốc tế.
2.1. Mô hình Cao đẳng cộng đồng (CĐCĐ – loại trường đại học 2 năm) ở Bắc Mỹ.
CĐCĐ là hiện tượng đặc biệt độc đáo nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng tiếp cận GDĐH, bao gồm cả đào tạo nghề, phát triển nghiệp vụ, GD thường xuyên và chuyển tiếp lên ĐH 4 năm ở Mỹ và Canađa. Nhiều năm qua mô hình GD này đã lan tỏa ra các nước vòng cung châu A-TBD, đặc biệt là Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, Hồng kông, Malaisia đã áp dụng công thức này như hòn đá tảng trong chính sách cải cách GD chuyên nghiệp làm bước nhảy vọt và diễn đàn triển khai nhiều sáng kiến địa phương để phát triển kinh tế, hội nhập toàn cầu. Đây là mô thức GD thực tiễn, ít tốn kém, linh hoạt mềm dẻo và hữu hiệu trong đào tạo kỹ thuật viên công nghệ lành nghề – lực lượng lao động có kỹ năng cao tối cần thiết cho phát triển kinh tế ở từng quốc gia.
2.1.1. Hoa kỳ là quốc gia tiên phong thành lập và phát triển mô thức CĐCĐ, một phát minh lớn của GDĐH Mỹ trong TK 20. Từ thập niên 60-70s nó được áp dụng và phát triển trên khắp Canada. Sự tổ chức và phát triển mô thức ĐH 2 năm (ban đầu là đại học sơ cấp, sau đổi thành Cao đẳng cộng đồng (Community Colleges) là biến cố có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với  KT-XH Hoa kỳ. Mô thức ĐH 2 năm này đưọc hình thành trong hoàn cảnh không mấy thuận lợi vì theo truyền thống châu Âu ĐH ít nhất phải là 4 năm. Thế nhưng, loại ĐH ngăn hạn này đã tiến rất nhanh và chiếm nhiều ưu thế, chỉ trong 20 năm (1919-1939) số sinh viên tăng từ 8.102 lên 149.854, đến mùa thu 1993 tổng sinh viên CĐCĐ Hoa kỳ là 6.565.867. Chỉ riêng California, “Tiểu bang vàng” nhờ tài nguyên giàu có và khí hậu ôn hòa, trong vòng 27 năm (1908-1935) đã có 31 trường CĐCĐ với mức trung bình mỗi năm tuyển 10.000 sv và liên tục tăng trưởng cho đến nay (2*).
Sau Thế chiến II và đặc biệt sau chiến tranh VN 1975, mô thức CĐCĐ gặp thời kỳ vàng son. Để tri ân các chiến sĩ, Quốc hội Hoa kỹ thông qua Luật tài trợ tái thích nghi quân nhân (1944) và bổ sung (1966) để gửi vào CĐCĐ một lượng sinh viên khổng lồ. Điều này buộc các nhà lãnh đạo GD  Mỹ phải canh tân GDĐH để bảo đảm cơ hội GD sau trung học cho công dân Hoa kỳ. Năm 1957 sự kiện Liên xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo Sputnic vào vũ trụ đã thức tỉnh giới lãnh đạo GD Hoa kỹ phải đưa nhiều chương trình huấn nghiệp kỹ thuật vào đại học và CĐCĐ được lãnh phần phổ biến kiến thức khoa học thực dụng, huấn luyện kỹ năng công nghệ một cách rất năng động.
Những lợi thế của mô thức CĐCĐ: 1/ là giai đoạn GD sau Trung học, phát huy kỹ năng GD công nghệ – xóa bỏ hố ngăn cách giữa Trụng học và Đại học truyền thống 4 năm; và 2/ các học trình của CĐCĐ được soạn bởi chuyên gia tư vấn từ giới doanh nghiệp/kỹ nghệ, giúp sinh viên có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp. Sự đối tác này làm lợi cho cả nhà trường lẫn doanh nghiệp. Từ thập kỷ 80s CĐCĐ  chuyển hướng về chương trình ngắn hạn theo nhu cầu đặt hàng của từng loại kỹ nghệ (costumized curriculum) để năng cao hiệu quả đào tạo công nghệ của nhà trường;
Ban đầu nhiều người cho rằng loại ĐH đoản kỳ 2 năm rẻ tiền này chỉ là tạm bợ để giải quyết tình trạng ứ đọng sinh viên nhất thời và nhu cấp cấp bách của địa phương, nhưng không ngờ 100 năm sau với phường châm dạy học CHO mọi tầng lớp sinh viên, với đa dạng hoá chương trình đào tạo làm thỏa mãn nhu cầu KT-XH của cộng đồng, CĐCĐ đã được nhân dân Hoa kỳ tín nhiệm vì:

+ Học phí rẻ hơn 1/3 so với học ĐH 4 năm, rất lợi ích và thực tiễn;
+ Chương trình đào tạo uyển chuyển, có thể điều chỉnh sau 1 năm mà không mất tín chỉ đã tích lũy;
+ Cơ sở trường ở gần, có thể ăn cơm nhà học đại học, không tốn kém chi phí đi lại, trọ học.
+ Lớp học không đông, có cơ hội học hỏi nhiều hơn nhờ hệ thống cố vấn hướng dẫn học tập;
+ Học trình luôn được điều chỉnh theo yêu cầu của doanh nghiệp và kỹ nghệ trong cộng đồng nhằm giúp sv dễ tìm việc làm, thích nghi nhu cầu luôn thay đổi của thị trường lao động. (Lưu ý là từ thập niên 80s trở đi 80% việc làm trên 50 tiểu bang của Mỹ không bắt buộc người xin việc phải có bằng cử nhân (Bachelor): nhân viên bán hàng, thu ngân, môi giới mua bán thị trường chưng khoán, trợ giáo nhà trẻ mẫu giáo, bảo trì ô tô, nhân viên phòng cháy chữa cháy, thợ tiện, hàn, công nhân xây dựng, tài xế lái xe vv .là những ví dụ điển hình..
2.1.2. Mô thức CĐCĐ lan tỏa trên thế giới như thế nào? Gần như hầu hết các quốc gia trên TG đều trải qua kinh nghiệm phát triển GDĐH khẩn cấp để xây dựng cộng đồng và kiến thiết đất nước. Có thể thấy rõ nhất ở những nước chẳng may trải qua chiến tranh làm suy thoái kinh tế quốc gia và tiềm năng giáo dục công dân. Mô thức CĐCĐ đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực công nghệ hàng loạt, giúp nâng cao dân trí. Mô hình ĐH ngăn hạn ít tốn kém này rất thích hợp cho các quốc gia có tổng thu nhập quốc dân thấp, trong khi việc đầu tư vào ĐH 4 năm với chương trình dài hạn cổ điển không đem lại lợi ích tức thời. Từ sau thế chiến II đến cuối TK 20 có hơn 20 nước áp dụng phát triển công thức CĐCĐ như Anh và Úc (College of Futher/Advanced Education); Airơlen (Regional Technical College); Arhentina (Community college), Canađa (CĐCĐ, CĐ nghệ thuật ứng dụng (CAAT) và CĐ tổng quát & chuyên nghiệp- CEGEP); Columbia, Ixrael và Đài loan (Junior collges); Đan mạch, Đức (Cao đẳng nghề: Folkhischool, Fachhochschule); Hy lạp, Thái lan, Singapore (Học viện công nghệ) , Trung quốc (ĐH nghề 2 năm, CĐ công nhân), vv. (2*). Ta xét ví dụ ở vài nước::
!) Nhật bản: Năm 1947 Tướng Douglas MacArtur, Tư lệnh toàn quyền lực lượng dồng minh tại Nhật đã yêu cầu Gs Walter Eell, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội CĐCĐ Hoa kỹ sang giúp Nhật bản tái thiết và phục hồi kinh tế. Gs Eell đã phúc trình cần tổ chức lại các trường ĐH chuyên nghiệp 3 năm của Nhật thành trường Tanki-daigaku (ĐH đoản kỳ tương đường CĐCĐ). Kết quả là 599 trường ĐH 3 năm đủ loại ngành nghề (SP, lâm nghiệp, thủy sản, thương mại, kỹ thuật…) được cấp tốc cải tổ thành 181 CĐCĐ với sự hỗ trợ của các cố vấn GD Mỹ sang Tokyo soạn chương trình và giáo trình, và tháng 4/ 1950, 181 CĐCĐ này đồng loạt khai giảng. Mô thức GDĐH mới này gây phấn khới trong mọi tầng lớp của dân tộc Phù-tang, đất nước đang muốn vết thương chiến tranh chóng lành để đẩy mạnh SX và thương mại. Chuyên viên có kỹ năng công nghệ cao và công nhân lành nghề được đào tạo nhanh chóng, hàng loạt từ 181 CĐCĐ này, họ được nhận vào các công xưởng cũ và mới để trực tiếp làm gia tăng sản lượng quốc gia. Nhờ nguồn nhân lực mới đào tạo này mà kinh tế Nhật bắt đầu đứng vững vào thập niên 60s từ đống tro tàn chiến tranh, chỉ 15 năm sau ngày đầu hàng Đồng Minh. Bốn năm sau số CĐCĐ ở Nhật tăng lên 267 trường, trong đó 28 trường do quốc gia quản trị, 25 do cộng đồng địa phương và 214 trường do tư nhân quản lý. Đây là một trong các nguyên nhân đưa Nhật bản nhanh chóng lên vị trí cường quốc kinh tế và là quốc gia A-châu duy nhất trong nhóm G7 (bảy nước giàu nhất thế giới) (2* và 3*).
2) Canada: Hệ thống CĐCĐ Canađa khỏi xướng từ 1949 tại Nova Scotia (trường Nông nghiệp) và đảo Edward (ĐH Wales). 20 năm sau đã có 106 trường 2- và 3- năm với nhiều tên gọi  khác nhau:
(1) Hệ thống Ontorio là trường Nghệ thuật ứng dụng và kỹ thuật (Colleges of Applied Arts and Technology –CAAT) thành lập từ 1965. Mỗi trường có 3 khoa: Nghệ thuật ứng dụng, Thương mại và Kỹ thuật. Chúng không có chương trình chuyển tiếp lên ĐH 4 năm, mà chỉ chú trọng dạy ban đêm với học trình riêng giúp học viên bán thời gian tìm kiếm công ăn việc làm.
(2) Hệ thống Quêbec gồm trường GD Tổng quát và Chuyên nghiệp (Colleges d’ Enseignment et Professional – SEGEP) thành lập 1967, phần lớn nằm gần trường ĐH cổ điển để phối hợp chuyển tiếp. Ngân sách CEGEP do Tỉnh bang đài thọ, sinh viên không phải đóng học phí, học tại 23 trường dạy bằng Pháp ngữ và 1 trường dạy bằng Anh ngữ;
(3) Hệ thống British Columbia gồm 6 CĐCĐ công lập đài thợ bởi ngân sách Tỉnh bang hay địa hạt học chánh. Các trường được xây từ 1958 bởi phổ thông đầu phiếu của toàn dân trong cộng đồng.
(4) Hệ thống Alberta gồm 8 ĐH sơ cấp thành lập theo Luật Cao đẳng 1959 vơi học trình chuyên nghiệp lẫn chuyển tiếp.
Sau 6 tháng trực tiếp khảo cứu các CĐCĐ ở 2/3 Canada năm 1995, tác giả bài viết thấy rằng, tuy phát sinh  từ CĐCĐ Hoa kỳ, nhưng CĐCĐ Canađa có nhiều nét đặc thù, như trong tổ chức Hội đồng quản trị trường, bởi vì bàn tay Chính phủ Canada quản lý GDĐH rõ nét hơn so với ở Hoa kỳ (4*).
3) Chile: Có 5 CĐCĐ thành lập từ 1964 ở vùng hẻo lánh bằng vốn vay từ ngân hang Inter-Americal Bạnk. Họ trình tương tự CĐCĐ Mỹ gồm đào tạo coogn nghệ bậc trung cấp, GD tổng quát, chương trình chuyển tiếp. Giáo viên được Viện ĐH Berkeley Califorrnia đạo tạo bằng tài trợ Quỹ Ford.
4) Columbia: Viện ĐH Berkeley Califorrnia, Mỹ giúp nước này thành lập CĐCĐ năm 1967 (instituto universitario) để cung cấp chương trình GD đại cương và chuẩn bị vào nghề (Pre-professional).
5) Đài loan: Kiinh nghiệm xây dựng trường CĐ kỹ thuật  2- và 3 năm ở Đài loan rất đáng chú ý, vì đây là quốc gia: 1) nằm ven bờ Thái bình dương, 2) có vốn đầu tư rất lớn ở ĐNA; 3) thành viên của bộ “Tứ long” ĐNA; và 4) có nền văn hóa gần gũi với văn hóa lân bang hùng mạnh. Hệ thống ĐH ngăn hạn ở đây đa dạng hóa với các trường 5- 3- và 2 năm có mục đích chính là đào tạo chuyên viên kỹ thuật ở mọi cấp để đẩy mạnh SX. Khác với CĐCĐ Hoa kỹ, các trường ĐH ngắn hạn Đài loan chỉ đào tạo một chuyên ngành. Hội nghị quốc tế Đông-Tây lần 2  tổ chức tháng 11/1989 ở Học viện công nghệ quốc gia Đài bắc đã đánh gía toàn diện ưu nhược điểm và thách thức của sự hợp tác giữa hệ thống CĐCĐ Hoa kỳ với hệ thống GD kỹ thuật-nghề Đài loan (5*). Trường CĐ 2- và 3 năm của Đài loan được xây dựng theo 2 nguyên tắc: 1) GD kỹ thuật hướng nghiệp cung cấp chương trình GD toàn diện nhằm nầng cao dân trí; và 2) Học trình kỹ thuật và hướng nghiệp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Riêng trường 5 năm chú trọng đào tạo chuyên viên công nghệ ưu tủ có thể phụ tá kỹ sư trong mọi trường hợp. Nó tiếp nhận học sinh hết lớp 10 trung học và day 5 năm ở 2 giai đoạn: 3 năm đầu rèn luyễn kỳ thuật, 2 năm sau chuyên sâu vào nghề. Các trương GD kỹ thuật/nghề ở Đài loan liên thông gắn kết với đầu ra của các bậc tiểu học và trung học.
6) Đức: tổ chức đại học 2 năm tương đương với CĐCĐ Hoa kỳ  là trường Volkshochschule (VHS), còn gọi là Cao đẳng nhân dân có chức năng chính là xã hội hóa GD, mở rộng cửa đón nhận tất cả  mọi ngừời nếu muốn học để cải tiến, cung cấp chương trình GD tổng quát và dịch vụ cộng đồng.
2.2. So sánh hệ thống GDĐH ở bán đảo Triều tiên
+ GDĐH Bắc Triều tiên theo mô hình Liên xô cũ, dựa trên chủ nghĩa Mác Lê, nhưng tư tưởng Juche (độc lập tự lực) của Kim Nhật Thành đã vượt xa mô hình Xô viết về độc tài chuyên chế và các phương thức GD. Bắc Triều tiên tuyên bố GD phải sản xuất các nhà cách mạng cho xây dựng XH cộng sản. Lịch sử GD trải qua 5 giai doạn: 1) 1945–1950: giới thiệu GD XHCN; 2) 1950 – 1959: thúc đẩy GD XHCN; 3) 1959-1966 thiết lập GD XHCN; 4) 1966-1972 giới thiệu Tư tưởng Juche để thay thể GD XHCN; và 5) 1972-1994: Củng cố tư tưởng Juche. Đặc trưng GDĐH Bắc Triều tiên là: (a) ĐH là tế bào của đảng có vai trò tuyên truyền tư tưởng Juche; (b) Chức năng ĐH là đào tạo các nhà cách mạng cống hiến cho XD CNCS; (c) ĐH phải triệt để tuân lênh Đảng, sẵn sàng chống lại các thé lực phi XHCN để “hoàn thành một xã hội CSCN” (6*)
+ GDĐH ở Hàn quốc quan tâm kết hợp giá trị truyền thống văn hóa Đạo Khổng vốn mạnh về 3 mặt: tôn ty, đức hạnh và hình thái với.các mô hình Âu-Mỹ. Tư tưởng dân chủ phương Tây được trí thức ngưỡng mộ từ lâu nhưng chỉ thâm nhập ở bề ngoài. Sự pha trộn văn hóa này dường như không hài hòa lắm với văn hóa châu Á nói chung và Triều tiên nói riêng, nhưng Hàn quốc đã dần dần phát triển được hình thái dân chủ  Á đông độc đáo. Đặc trưng GDĐH Hàn quốc là: a) Không chỉ trong quá khứ độc tài, mà ngay hiện tại các giá trị và tư tưởng dân chủ tự do được coi là mục đích của GDĐH, tuy nhiên không bao giờ áp đặt lên sinh viên, nói cách khác, nhà nước không tìm cách truyền giáo sinh viên ĐH như ở Bắc Triều tiên; b) Dân chủ tự do chấp nhận cạnh tranh ý thức hệ mặc dầu Chính phủ cấm đoán phái cánh tả trên cơ sở an ninh quốc gia và chỉ cho tự do phản đối tại khuôn viên chứ không được chống đối trên thực tế; c) Vẫn tiếp diễn các tranh luận về hệ thống nào là dân chủ nhất; d) Các lợi thế của kinh tế thị trường đối với kinh tế chỉ huy thể hiện rõ trong chuong trình đào tạo và những ưu tiên nghề nghiệp cho người tốt nghiệp. Từ 1994 Ủy ban CCGD trực thuộc Tổng thống đã đệ trình 4 đề xuất cải cách GD với thuật ngữ Edutopia (nền GD toàn hảo của nhà nước phúc lợi GD) để đón đầu thách thức của kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa. Đề án chi tiết được soạn trong 3 năm đưa ra hệ thống GD nghề nghiệp mới từ bậc PTTH, CĐ và ĐH, cải cách cơ cấu tổ chức hệ thống GD mở (ĐH ảo) có hệ thống hỗ trợ học từ xa qua hệ thống Trung tâm đa phương tiện GD, Ngân hàng tín chỉ để giúp người dân tiếp cận GD ở nhà ở trường và công sở vào bất kỳ thời gian nào. Để kiến tạo “Hàn quốc mới” họ bắt đầu cải cách triệt để và toàn diện nền GD bằng cách đưa ra những quan niệm về hệ thống và cơ cấu GD mới, không chỉ tập trung cải cách thi tuyển sinh ĐH,CĐ để giải thoát thanh thiếu niên khỏi địa ngục thi cử. Sự thay đổi lớn trong XH Hàn quốc là chuyển trạng thái địa vị KT-XH của cá nhân từ xác định bởi bằng cấp sang dựa trên năng lực (7*).
2.3 Bức tranh cải cách GDĐH, chuyên nghiệp ở Việt nam:
a/ Giai đoạn trước kháng chiến chống Pháp: Bắt đầu từ TK 11 với Văn miếu Quốc tử Giám, GDĐH VN dựa trên Nho giáo, trải qua 1000 năm Bắc thuộc chịu ảnh hưởng của 3 dòng triết giáo chính là Phật giáo, Khổng giáo, Đạo giáo, và gần 100 năm Pháp thuộc với ảnh hưởng văn minh phương Tây đến đầu TK 20 mới có ĐH Đông dương. Có thể nói công cuộc canh tân GD thực sự bắt đầu ngày sau khi Bác Hồ tuyên bố thành lập nước cộng hòa dân chủ đầu tiên ở châu Á. Thiết nghĩ kinh nghiệm lịch sử về thay đổi căn bản tư duy GD trong buổi đầu dựng nước có thể rất bổ ích cho việc đổi mới GD căn bản và triệt để hiện nay theo NQ 29. Vị cựu Bộ trưởng GD đầu tiên Vũ Đình Hòe đã nhận xét: “Tư tưởng chủ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của GD trong sự nghiệp cách mạng giải phóng và kiến quốc không xuất hiện ngẫu nhiên, cũng không phải đem đâu đó từ bên ngoài vào, mà bắt nguồn từ những truyền thống và những tư tưởng GD của nhiều thế hệ chí sĩ cách mạng Việt Nam, được Người tiếp thu và phát triển theo quỹ đạo tư tưởng cách mạng xã hội của mình “ (8*). Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bác Hồ, cùng sự tham góp của 30 học giả trong Hội đồng cố vấn học chính, Bộ trưởng Hoè đã nhanh chóng trình Chính phủ Đề án cải cách GD theo những nguyên tắc căn bản Dân chủ-Dân tộc–Khoa học, sau đó theo chỉ thị của Người lại tiếp tục hoàn thiện và báo cáo trước Hội nghị Văn hoá toàn quốc tháng 11/1946. Đề mục II của Báo cáo – Vấn đề cải cách GD trong nước Việt Nam mới, đã nêu những nguyên lý của nền GD quốc dân như sau: “Trước hết nền GD mới là nền GD của một nước độc lập: nó phải tôn trọng nhân phẩm, rèn óc tự cường và làm phát triển tài năng cá nhân đến tột bực; nó phải phát huy những cá tính của dân tộc, gây một tinh thần quốc gia mạnh mẽ và xây dựng một nền học thuật độc lập của nước nhà trong sự tiến hoá chung của nhân loại” (9*). Tư tưởng cải cách GD với thiết kế cơ cấu khung chương trình cho Tiểu học, Trung học và Đại học đã tiếp thu tinh hoa nhân loại mà hơn 20 năm sau Đề án cải cách GD của Singapore cũng thể hiện tương tự tinh thần như vậy với cấu trúc rẽ nhánh từ sau 2 năm đầu của Tiểu học. Tiếc rằng, do kháng chiến chống Pháp  bùng nổ tháng 12/1946, sau đó là kháng chống Mỹ cứu nước, Đề án cải cách GD này bị gác lại và lãng quên cho tới tận ngày nay.
  1. b) Giai đoạn 1954-1975: Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ Việt Nam chia thành 2 miền với hai hệ thống chinh trị khác biệt: VN cộng hòa (VNCH) ở miền Nam và VNDCCH ở miền Bắc.
+ GD Thanh niên ở Nam VN: Triết lý GD ở miền Nam ban hành từ 1967 theo nguyên tắc: 1) GD nhân bản; 2) GD dân tộc; và 3) GD khai phóng (10*). Sau 1954 miền Nam chỉ có 3 ĐH công lập là ĐH Sài gòn (1959), ĐH Huế (1957) và ĐH Cần thơ (1966) và 2 ĐH tư là Vạn Hạnh (Phật giáo) và Đà lạt (công giáo). Luật CĐCĐ (1971) cho thành lập hệ thống CĐCĐ ở Tiền Giang, Mỹ Tho và Nha trang, sau bổ sung thêm CĐ Kỹ thuật Phú thọ ở Sài gòn, CĐCĐ Quảng đà – Đà nằng; CĐCĐ Long Hồ-Vĩnh long và CĐCĐ Buôn ma thuột – Tây nguyên theo kế hoạch của Chính phủ Hoa kỳ chuẩn bị tái thiết đất nước sau chiến tranh. Sự phát triển hệ thống đại học 2 năm, như nhân xét của Ts. Đỗ Bá Khê, làm gợi nhớ lại “sự bùng nổ các CĐCĐ ở Nhật bản thập kỷ 60s” (11*).
+ GDĐH ở miền Bắc dựa theo mô hình Liên xô cũ và các nước Đông Âu. Sau 1975 đất nước thống nhất và hệ thống GDĐH, chuyên nghiệp được áp dụng trên toàn quốc. Sau 1986 Việt nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, GDĐH giai đoạn 1987-1991 có định hướng mới là ” Phục vụ yêu cầu của các thành phàn kinh tế, nguyên vọng học tập của nhân dân với phương châm “ Đào tạo nhân lực, bồi dương nhan tài, nâng cao dân trí”. Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định “Đât nước này phải học tập từ nhiều quốc gia khác.”
Giai đoạn từ 1987-1991 GDĐH Việt Nam có nhiều cải cách quan trọng, nhưng do chính sách cấm vận của Mỹ, cùng với hạn chế chính trị của ý thức hệ XHCN cuối TK 20, giới lãnh đạo Việt Nam rất muốn tiếp cận nhưng không dám tự nguyện tiếp nhận mô hình và triết lý GDĐH Hoa Kỳ. Bằng chứng là tại Hội nghị trí thức Việt kiều ở Sài gòn đầu Xuân 1994, Chính phủ tuyên bố cải cách theo mô hình GDĐH các nước khối ASEAN, mà thực chất đó là mô hình GDĐH Mỹ. Một ví dụ nữa, từ 1994 Bộ GD&ĐT chú ý nghiên cứu mô hình CĐCĐ Mỹ (đã mời Ts Phillip Ganon, cố vấn Tổng thống Mỹ về GD cộng đồng sang VN trao đổi), song song  với xây dựng ĐH đa cấp, đa lĩnh vực (2 ĐHQG và 3 ĐH vùng), nhưng do thái độ chính trị thiển cận của một số quan chức GD bảo thủ không muốn các CĐSP của họ bị lép vế, cho rằng CĐCĐ là sản phẩm đồi trụy của chế độ cũ, nên vì thế một số trường CĐCĐ được thành lập ở ĐBSLCL, Quảng Ngãi, Hải phòng, Lai châu vv. sau nhiều năm vẫn chỉ là thí điểm, không được công nhận trong Luật GDĐH. Hơn nữa vài trường CĐCĐ lại xin chuyển thành ĐH 4 năm như ĐH Trà Vinh, ĐH Tiền Giang, ĐHSP Quảng Ngãi sau khi đã nhận được một số tài trợ quốc tế cho phát triển CĐCĐ. Trong khi đó, nhiều CĐSP địa phương lại xin đa dạng hóa ngành nghề đào tạo theo mô hình CĐCĐ để đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
2.4 Kết luận: Trong bản “Chiến lược GD của Tổng thống Mỹ tới năm 2000” có nhấn mạnh: “Nước Mỹ sẽ thua một vài nước khác nếu không chú ý tới kho tàng vô giá nằm sau vỏ não của thanh thiếu niên”. Thế kỷ 20 đã khép lại với sự kết thúc của chiến tranh lạnh và xung đột ý thức hệ tư tưởng; và loài người bước sang kỷ nguyên mới của Thông tin và toàn cầu hóa, thế kỷ của Văn hóa và Tôn giáo. GDĐH Việt Nam đang chịu tác động mạnh và đan xen của các quyền lực mềm từ Trung Hoa (qua hệ thống Học viện Khổng tử khắp thế giới), từ các nước phương Tây như Anh, Úc, Pháp và chính sách Fulbright của Hoa kỳ trong xuất khẩu GDĐH.
Tại Trung quốc từ lâu tuyệt đại đa số các triều đại chỉ tôn sùng Nho giáo, các trường lớp chính thức chỉ dạy kinh sách Đạo Khổng (xem mục 3.2 phần I ). Trái lại, các khoa thi đầu tiên của Việt Nam thời kỳ tự chủ đầu tiên sau 1000 Bắc thuộc là các khoa thi tam giáo. Các vị vua đầu triều và các đại thần trong triều thường trưởng thành từ của Phật. Một thiền sư Việt Nam dã từng khẳng định tinh thần “vô vi”  trong lý thuyết chính trị của Việt Nam, đối lập với  “hữu vi” nhân trị của Nho giáo phương Bắc: “Vô vi cư điện các, Nam thiên lý thái bình”. Cho đến nhà Trần, vua Trần Thái Tông (1218-1277), vị vua khai sáng nhà Trần đã tuyên ngôn lý thuyết tổng hợp “Phật Thánh phân công” trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển xã hội (12*). Tinh thần cách mạng trong cải cách đường lối GD quốc dân của các lãnh tụ Đông Kinh Nghĩa thục đầu TK 20 càng thể hiện rõ ý chí của cha ông ta trong kết hợp tinh hoa văn hóa Đông Tây để cải cách nền GD thanh niên (13*)..
Trên thực tế, quyền lực mềm của Trung hoa đã thực sự thất bại và bị tẩy chay khắp nơi nên họ tung quyền lực cứng bành trướng biển Đông và Hoa Đông như cả thế giới đều thấy.
Trong khí đó. số lượng thanh niên VN du học Tây phương ngày càng lớn, kéo theo nhiều hệ lụy. Thiết nghĩ, trách nhiệm của nhà cầm quyền Việt Nam và trước hết là Bộ GD&ĐT cần phải nghiêm túc, khẩn trương nghiên cứu đưa ra một đề án cải cách GD chi tiết cho các bậc học, có tầm nhìn chiến lược dài hạn,  thiết thực cho đổi mới căn bản và toàn diện nền GD mới – nền GD vị nhân sinh với cấu trúc mở như nói ở trên nhằm thực sự đáp ứng nguyện vọng học tập của toàn dân, mà trước hết là cho các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam./.
Ts. Mai Văn Tỉnh
Nguyên chuyên viên cao cấp Bộ GD&ĐT.
Tài liệu tham khảo
(1*) Giáo dục thanh niên và nền sơ học ở nước ngoài. Vũ Đình Hòe,- Báo Thanh Nghị  các số tháng 8-12/1941; Hà Nội,
(2*)  Đại học Cộng đồng Hoa Kỳ, Nguyễn Văn Thùy, Trần Ngọc  Lợi, 1996, Lansing, Michigan, Hoa kỳ;
(3*) Hiện đại hóa Giáo dục Nhật bản. Tập I: Tư tưởng và hệ thống; Tập II: Nội dung và Phương pháp; NXB Chính trị quốc gia –Ha Nội, 2002
(4*)  Challenge and Opportunity: Canada’s community colleges at the Crossroads. John Denison, University of British Columbia Press, 1995;
(5*)  Second EPIC East-West Conference, November 6-9, 1989, National Taipei Institute of Technology;
 (6*) R. Kim and Y.S. Aln- Higher Education in South and North Korea. In  East Asia Higher Education – Traditions and Transformations; Edited by Albert H. Yee.- Isues in Higher Education.- IAU Press PREGAMON, Paris, France, 1995;
(7*)  Cải cách Giáo dục cho thế kỷ XXI, Bảo dảm để dẫn đầu trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa;- Báo cáo của Uỷ ban cải cách Giáo dục trực thuộc Tổng thống Hàn quốc. NXB Giáo dục 2006.
(8*)  Vũ Đình Hoè: Vài ký c v tư tưởng H Chí Minh trong công tác giáo dc thi gian cui 1945 – đu 1946. – Tham lun ti Hi tho khoa hc – thc tin “Ch tch H Chí Minh vi s nghip giáo dc” do Bo tàng H Chí Minh & Đi hc Sư phm Hà Ni đng t chc ngày 8/10/2003; đã đăng: a) Tp chí Khoa hc và T quc, các s 21 / 2003, 1+2 / 2004; b) Tp chí Văn hiến Vit Nam, s Xuân 2004; c) báo Giáo dc & Thi đi s 139, 20/11/2003 ; d) Tp chí Xưa & Nay, s 233, 11/2004 ;
(9*) Vũ Đình Hoè: Tinh thn đi hc (Bài phát biu ca GS Vũ Đình Hoè, nguyên B trưởng Quc gia giáo dc VNDCCH tI L k nim 60 năm khai ging đu tiên nn giáo dc cách mng Vit Nam, ĐHQGHN, 15/11/2005). – Bn tin ĐHQGHN, s 177, năm 2005, tr. 6 – 10; Báo Tiếng nói Vit Nam, cơ quan ca Đài Tiếng nói Vit Nam, s 92 (413), 17/11/2005; Tp chí Xưa & Nay ca Hi Khoa hc lch s Vit Nam, s 249, tháng 12/2005;
(10*) Nguyễn Thanh Liêm-  Website Hocnhuthenao.vn của Ngô Bảo Châu ngày 16/10/2013.
(11*)  Đỗ Bá Khê, Con đường khó khăn tiến tới đại học tích hợp và hệ thống CĐCĐ ở Việt Nam, trang 135-154 trong cuốn East Asia Higher Education – Traditions and Transformations (Tài liệu đã dẫn);
(12*) Vũ Thế Ngọc .- Giới thiệu bản dịch Việt Ngữ: Lão Tử- Đạo Đức Kinh (Hán-Việt-Anh).- NXB Tổng hợp tp. Hồ Chí Minh, 2011. Tr. 6-7.
(13*) Vũ Thế Khôi: Tham lun  “Tinh thn cách mng trong “đưng li GD quóc dân” ca lãnh t Đông kinh nghĩa thc -Hi tho khoa hc quc tế “Đi mi giáo dc đi hc Vit Nam, hai thi khc đu thế k” t chc Đi hc Hoa Sen TP H Chí Minh ngày 18 – 12 – 2008; đăng trong K yếu cùng tên, NXB Văn hóa Sài Gòn& Đi ha Hoa Sen – 2009, tr. 67 – 88

Nguon: http://hocthenao.vn/2014/09/29/so-sanh-doi-chieu-mot-so-he-thong-giao-duc-mai-van-tinh/

No comments:

Post a Comment