Mai Văn Tỉnh
So sánh đối chiếu các nền giáo dục thanh niên trên thế giớitừ đầu TK 20 tới đầu TK 21
Phần I: Giáo dục thanh niên và cách tổ chức xã hội, chính trị cùng lý tưởng căn bản của các nền GD đó trong giai đoạn từ Đại chiến Thế giới I đến Đại chiến Thế giới II (1*)
Nội dung bài viết nhằm phân tích hai nhóm nước chính: 1) Pháp – Anh- Mỹ (theo chế độ tự do); và 2) Ý – Đức – Nga (theo chế độ chuyên chế/chuyên chính).Ngoài ra có bổ sung vài nhân xét về nền GD ở 2 nước độc lập ở A Đông là Nhật và Tàu là những nước đã cải cách GD theo Tây phương trong giai đoạn này.Việc phân tích được xem xét trên 3 khia cạnh:
+ Nguyên tắc giáo khoa;
+ Cách tổ chức đại cương các bậc học có chú trong bậc sơ học (Tiểu học);
+ Nền học của quần chúng
Nhận xét chugn về nền sơ học (tiểu học): Ở tất cả các nước bậc sơ học là bó buộc (cưỡng bức), không mất tiền. Chỉ định này là một lợi khí tối quan trọng, nếu không phải là duy nhất để mở mang dân trí – một bổn phận đầu tiên của các Chinh phủ.
I.- GIÁO DỤC Ở CÁC NƯỚC CỘNG HÒA THEO CHẾ ĐỘ TỰ DO: PHÁP – ANH – MỸ
- Nền GD của Pháp quốc:dựa theo 2 nguyên tắc cơ bản là
- 1) Thuyết nhân bản (Humanisme);
- 2) Thuyết chủ trí và chủ lý (Intellectualism et Rationalite)
- Về phương pháp: tổ chức GD để điều hòa các môn học nhằm làm cho thiếu niên có tài sản học thức “làm người”.