Nguyễn Tiến Dũng |
Các
nhu cầu mới của xã hội tạo thành một lực đẩy lớn, đồng thời các tiến
bộ mới trong khoa học và công nghệ tạo thành một lực kéo lớn, kết hợp
với nhau đang tạo thành một cuộc cách mạng mới về giáo dục, có triển
vọng làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của các hệ thống giáo dục trên thế
giới trong một hai thập kỷ tới.
So
với cách đây một-hai thế kỷ, các thệ thống giáo dục trên thế giới ngày
nay đã tiến bộ rất nhiều. Từ chỗ phần lớn người dân mù chữ vì không được
đi học, ngày nay việc học phổ thông cơ sở là miễn phí và bắt buộc với
hầu hết trẻ em. Từ chỗ có nhiều sự phân biệt về chủng tộc, giới tính,
v.v. trong trường học - ví dụ như đại học ở Đức đến cuối thế kỷ 19 vẫn
không nhận sinh viên nữ - ngày nay các trường đã trở nên bình đẳng hơn.
Từ chỗ chương trình học nghèo nàn và nặng tính giáo điều, ngày nay các
chương trình đã phong phú hơn và mang tính khoa học hơn, v.v.
Tuy đã có các tiến bộ vượt bậc như trên, nhưng các hệ thống giáo dục trên thế giới ngày nay vẫn còn nhiều hạn chế, cả về số lượng, chất lượng, nội dung, và phương pháp, và chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội trong thời đại mới - thời đại của thông tin, hiểu biết, và thế giới đại đồng. Các nhu cầu mới của xã hội tạo thành một lực đẩy lớn, đồng thời các tiến bộ mới trong khoa học và công nghệ tạo thành một lực kéo lớn, kết hợp với nhau đang tạo thành một cuộc cách mạng mới về giáo dục, có triển vọng làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của các hệ thống giáo dục trên thế giới trong một hai thập kỷ tới.
Ở đây, tôi muốn trình bày tóm tắt một số xu hướng trong cuộc cách mạng về giáo dục đang diễn ra này.
Điện tử hóa giáo dục
Học sinh sẽ không còn phải đeo những chiếc cặp nặng chình chịch đến trường. Thay vào đó là “cặp điện tử” đa chức năng, vừa là sách, vở, bảng, bàn tính, sổ liên lạc, từ điển tra cứu mọi thông tin, v.v. Các bài thi viết hay khóa luận cũng sẽ đều ở dạng điện tử. Bảng to ở lớp cũng là bảng điện tử, có thể dùng để chiếu phim hoạt hình ba chiều sinh động về các sự kiện hay khái niệm cần học, và những thứ viết lên bảng có thể lưu lại được, v.v.
Về mặt công nghệ, thế giới đã sẵn sàng cho việc điện tử hóa giáo dục. Máy tính bảng đã trở nên rẻ và tiện lợi đến mức có thể trang bị cho mọi trẻ em. Rất nhiều thứ trong giáo dục đã và đang được điện tử hóa, từ sách giáo khoa, bài giảng, đến bài thi và chấm thi, thời gian biểu, v.v. Trẻ em sinh ra trong thế kỷ 21 đã được làm quen với máy tính và các công cụ thông tin hiện đại ngay từ khi còn rất nhỏ, rất dễ thích nghi với cái cặp điện tử.
Các công ty công nghệ lớn như Apple hay Google, cho đến vô vàn các công ty nhỏ hơn, đang chạy đua để chiếm lĩnh thị trường giáo dục điện tử. Ở Việt Nam cũng có các công ty đi vào lĩnh vực này, ví dụ như là School@net (www.schoolnet.vn).
Tham gia việc điện tử hóa giáo dục còn có các chính phủ, trường học, và tổ chức từ thiện, phi lợi nhuận. V dụ, Khan Academy (khanacademy.org) do một người Mỹ gốc Bangladesh lập nên, phục vụ hàng trăm triệu lượt học sinh từ khắp nơi trên thế giới với các bài giảng trực tuyến miễn phí, được nhận tài trợ hàng triệu USD từ quĩ từ thiện của Bill Gates.
Học từ xa
Việc học từ xa đã tồn tại từ lâu, nhưng cho đến gần đây, việc học này vẫn luôn vấp phải vấn đề lớn về chất lượng, do người học từ xa ít có dịp được nghe giảng, thảo luận hỏi đáp, động viên đôn đốc, và kiểm tra nghiêm túc, v.v. Công nghệ thông tin đang cho phép giải quyết vấn đề chất lượng này, và tạo nên các khóa học online với chất lượng không kém gì, thậm chí có khi còn cao hơn, so với các khóa học “cổ điển”.
Thế mạnh đặc biệt của các khóa học online là nó đến được với rất nhiều người cùng một lúc. Một ví dụ điển hình là khóa giảng trực tuyến về trí tuệ nhân tạo vào năm 2011 (https://www.ai-class.com/) ở Đại học Stanford của Peter Norvig (http://en.wikipedia.org/wiki/Peter_Norvig) và Sebastian Thrun (http://en.wikipedia.org/wiki/Sebastian_Thrun) với cùng một lúc 140.000 sinh viên đăng ký tham dự! (Xem thêm giới thiệu ở đây: http://www.ted.com/talks/peter_norvig_the_100_000_student_classroom.html). Càng ngày càng có nhiều các khóa giảng hay bài giảng trực tuyến như vậy, trong đủ các ngành. Việc học trực tuyến từ xa thực sự là một bước tiến lớn trong quá trình “dân chủ hóa giáo dục, đem con chữ lên non”. Các học sinh ham học, kể cả có rất nghèo và ở những vùng rất hẻo lánh xa xôi, ngày nay cũng sẽ có điều kiện tham dự các khóa học chất lượng do những chuyên gia giỏi nhất dạy, mà không hề tốn kém.
Những việc liên quan đến học từ xa, như là kiểm tra kiến thức, trả lời câu hỏi, đôn đốc học sinh, v.v. cũng được công nghệ thông tin giải quyết. Ví dụ, theo nguyên tắc “học thầy không tầy học bạn”, mạng xã hội của các khóa học cho phép bất kỳ câu hỏi nào của học sinh nào đưa lên cũng được nhiều học sinh khác quan tâm trao đổi và cùng nhanh chóng tìm ra được câu trả lời thỏa đáng. Một trong các cách đôn đốc là bài giảng trực tuyến được chia thành nhiều khúc nhỏ, sau mỗi khúc đều có câu hỏi kiểm tra, học sinh phải điền vào câu trả lời đúng trước khi được xem tiếp khúc sau. Việc kiểm tra liên tục từng khúc nhỏ một khiến học sinh ngồi nhà phải chăm chú theo dõi toàn bộ các khúc của bài giảng.
Tất nhiên, khi giảng viên có đến cả hàng nghìn hay hàng trăm nghìn học sinh cho một khóa giảng, thì không thể tự tay chấm hết các bài thi được, nhưng cũng đã có các cách đánh giá khác không kém phần chính xác, ví dụ qua việc cho học sinh chấm điểm lẫn nhau theo một thiết kế nào đó. Chẳng hạn xem bài giới thiệu của Daphne Koller, một người tiên phong trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến (https://www.coursera.org/), về vấn đề đánh giá này:
http://www.ted.com/talk/daphne_koller_what_we_re_learning_from_online_education.html.
Ngay tại các trường “bình thường”, công nghệ thông tin và các bài giảng điện tử cũng làm giảm gánh nặng giảng bài và chấm bài của các giáo viên và nhà trường. Thời gian “thừa ra” có thể được sử dụng vào các hoạt động khác rất có ích cho học sinh, ví dụ như làm thí nghiệm, đi tham quan, hướng dẫn kèm cặp một cách quan tâm hơn đến từng học sinh, v.v.
Từ thần kinh học đến giáo dục
Cuộc các mạng về giáo dục không chỉ do công nghệ thông tin hiện đại đem lại, mà còn do các tiến bộ trong khoa học, đặc biệt là về thần kinh học (neuroscience), đem lại.
Trong giáo dục học, cũng như trong tâm lý học, có những lý thuyết có thể nói là thiếu cơ sở khoa học vững vàng, và thậm chí trái ngược nhau. Các tiến bộ về thần kinh học trong những thập kỷ qua (đạt được cũng nhờ các tiến bộ trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ khác) đang khiến người ta hiểu rõ hơn rất nhiều về cấu trúc vật lý, hóa học, nguyên tắc hoạt động và sự thay đổi của hệ thần kinh của con người, qua đó hiểu rõ hơn rất nhiều về tâm lý con người, về sự phát triển của trí tuệ, với những hệ quả vô cùng quan trọng trong giáo dục học. Từ đó có thể rút ra những lý thuyết nào về giáo dục là khoa học, và những lý thuyết nào là giả khoa học, không đúng với thực tế. Nhờ đó, giáo dục học sẽ trở nên mang tính khoa học nhiều hơn, các chương trình giáo dục, các sách giáo khoa, v.v. sẽ được thiết kế thích hợp hơn với các nguyên tắc hoạt động và phát triển của não. Có thể hình dung, trong tương lai gần, mảng kiến thức về thần kinh học sẽ trở thành không thể thiếu cho tất cả những người làm về giáo dục.
Ngôi trường – phòng thí nghiệm và thực hành
Một trong các điểm yếu của nhiều trường học và chương trình giáo dục là “học gạo”, ít có thí nghiệm, thực hành, và cũng ít có sự liên quan giữa những cái học ở trong trường và những điều xảy ra bên ngoài. Lối “học gạo” hợp với “thi gạo” nhưng không có lợi cho học sinh, vì thi xong thì chữ thầy trả thầy, chứ học sinh không hiểu bản chất của các kiến thức và không có kỹ năng dùng kiến thức trong thực tế. Các tiến bộ mới trong công nghệ và trong giáo dục học sẽ cho phép thay đổi điều này. Các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành trong các trường học sẽ được chú trọng đầu tư. Học sinh sẽ được làm thí nghiệm, thực hành, và đi tham quan nhiều hơn, và được bổ sung thêm các kiến thức thiết thực hơn cho cuộc sống trong thế giới hiện đại của thế kỷ 21.
Điều chỉnh chương trình cho từng học sinh
Một điểm yếu khác của các lớp học hiện tại là học sinh với các mức kiến thức và tốc độ học rất khác nhau trong một môn nào đó ngồi học cùng một bài giảng của môn đó, dẫn đến những tình trạng như 1/3 lớp thấy chán vì đã biết rồi, 1/3 khác thấy chán vì không hiểu gì, chỉ có 1/3 còn lại thực sự hợp với bài học. Trong kinh nghiệm dạy học của tôi, đây là tình trạng đặc biệt hay xảy ra ở năm thứ nhất đại học của Pháp. Ở các nơi khác có thể không đến mức như vậy, nhưng luôn luôn vẫn có những học sinh ngồi “nhầm lớp”, với bài giảng quá thấp hay quá cao so với trình độ, hoặc là đúng trình độ nhưng giảng theo kiểu không thích hợp với kiểu tư duy của học sinh - điều này gây nên thiệt thòi cho rất nhiều học sinh. Việc điều chỉnh chương trình học sao cho thích hợp với từng học sinh, sao cho từng học sinh được học theo nhịp độ của mình và có cơ hội phát triển tốt các năng khiếu của mình, là vấn đề hết sức quan trọng trong xã hội nhưng cũng hết sức khó thực hiện trên thực tế. Công nghệ thông tin và các cách tổ chức giáo dục hiện đại sẽ trở thành giải pháp trong vấn đề này.
Học cả đời
Từ quan điểm thần kinh học, bộ não khỏe mạnh chính là bộ não hoạt động nhiều, não càng hoạt động thì người càng khỏe mạnh minh mẫn cả về tinh thần lẫn thể xác. Bởi vậy, việc học không phải là việc dành riêng cho một độ tuổi nào đó, mà là hoạt động của cả đời, tuy rằng tất nhiên khi còn nhỏ tuổi thì có nhiều thời gian dành cho học hơn là khi đã lớn tuổi phải đi làm. Không có độ tuổi nào là “quá muộn” cho việc học cái mình yêu thích. Kể cả những người 90 tuổi vẫn có thể tìm hiểu học hỏi, không phải để “làm cái gì”, mà vì bản thân việc học giữ cho con người được mạnh khỏe, vui vẻ, minh mẫn, yêu đời, và văn minh hơn. Ở một số nơi tiên tiến trên thế giới, việc “học cả đời” này đã trở thành thực tế, nhiều người đã về hưu cũng đi học đại học. Các tiến bộ về công nghệ sẽ cho phép việc học cả đời này có thể được lan rộng ra trên toàn thế giới.
Ngôn ngữ chung của toàn thế giới
Khi toàn thế giới trở thành một “ngôi làng chung”, thì cũng cần có ngôn ngữ chung. Trong quá trình chọn lọc tự nhiên giữa các thứ tiếng, tiếng Anh đã thắng cuộc. Không phải vì người Anh hay người Mỹ cố tình muốn vậy, mà có nhiều sự tình cờ trong quá trình phát triển thế giới tạo ra thành như vậy. Ở Trung Quốc, chính sách hiện tại bây giờ cũng là mọi học sinh đều học tiếng Anh. Họ thậm chí tổ chức các lớp học tiếng Anh ngoại khóa ở sân vận động, với cùng một lúc hàng nghìn người học nói theo một người. Nếu như, đối với các thế hệ trước đây, không viết được tiếng mẹ đẻ sẽ bị coi là mù chữ, thì đối với những người sinh ra trong thế kỷ 21, chỉ biết tiếng mẹ đẻ mà không biết tiếng Anh cũng là mù chữ, vì đa số các tài liệu, video, trao đổi, v.v. trên thế giới sẽ bằng tiếng Anh. Ngay ở Pháp, đất nước luôn tự hào về nền văn hóa tiếng Pháp rất lớn, các chương trình cao học cũng đang được chuyển dần từ tiếng Pháp sang tiếng Anh để có thể thu hút học sinh quốc tế. Hệ quả tất yếu của xu hướng này là tiếng Anh sẽ trở thành thứ tiếng thứ hai (sau tiếng mẹ đẻ) của hầu hết trẻ em trên thế giới, và trẻ em sẽ được học tiếng Anh ngay từ lúc mới đi học. Các tiến bộ về công nghệ cũng giúp cho việc phổ cập tiếng Anh trở nên thuận tiện hơn rất nhiều so với cách đây chỉ có 20 năm.
Tuy đã có các tiến bộ vượt bậc như trên, nhưng các hệ thống giáo dục trên thế giới ngày nay vẫn còn nhiều hạn chế, cả về số lượng, chất lượng, nội dung, và phương pháp, và chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội trong thời đại mới - thời đại của thông tin, hiểu biết, và thế giới đại đồng. Các nhu cầu mới của xã hội tạo thành một lực đẩy lớn, đồng thời các tiến bộ mới trong khoa học và công nghệ tạo thành một lực kéo lớn, kết hợp với nhau đang tạo thành một cuộc cách mạng mới về giáo dục, có triển vọng làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của các hệ thống giáo dục trên thế giới trong một hai thập kỷ tới.
Ở đây, tôi muốn trình bày tóm tắt một số xu hướng trong cuộc cách mạng về giáo dục đang diễn ra này.
Điện tử hóa giáo dục
Học sinh sẽ không còn phải đeo những chiếc cặp nặng chình chịch đến trường. Thay vào đó là “cặp điện tử” đa chức năng, vừa là sách, vở, bảng, bàn tính, sổ liên lạc, từ điển tra cứu mọi thông tin, v.v. Các bài thi viết hay khóa luận cũng sẽ đều ở dạng điện tử. Bảng to ở lớp cũng là bảng điện tử, có thể dùng để chiếu phim hoạt hình ba chiều sinh động về các sự kiện hay khái niệm cần học, và những thứ viết lên bảng có thể lưu lại được, v.v.
Về mặt công nghệ, thế giới đã sẵn sàng cho việc điện tử hóa giáo dục. Máy tính bảng đã trở nên rẻ và tiện lợi đến mức có thể trang bị cho mọi trẻ em. Rất nhiều thứ trong giáo dục đã và đang được điện tử hóa, từ sách giáo khoa, bài giảng, đến bài thi và chấm thi, thời gian biểu, v.v. Trẻ em sinh ra trong thế kỷ 21 đã được làm quen với máy tính và các công cụ thông tin hiện đại ngay từ khi còn rất nhỏ, rất dễ thích nghi với cái cặp điện tử.
Các công ty công nghệ lớn như Apple hay Google, cho đến vô vàn các công ty nhỏ hơn, đang chạy đua để chiếm lĩnh thị trường giáo dục điện tử. Ở Việt Nam cũng có các công ty đi vào lĩnh vực này, ví dụ như là School@net (www.schoolnet.vn).
Tham gia việc điện tử hóa giáo dục còn có các chính phủ, trường học, và tổ chức từ thiện, phi lợi nhuận. V dụ, Khan Academy (khanacademy.org) do một người Mỹ gốc Bangladesh lập nên, phục vụ hàng trăm triệu lượt học sinh từ khắp nơi trên thế giới với các bài giảng trực tuyến miễn phí, được nhận tài trợ hàng triệu USD từ quĩ từ thiện của Bill Gates.
Học từ xa
Việc học từ xa đã tồn tại từ lâu, nhưng cho đến gần đây, việc học này vẫn luôn vấp phải vấn đề lớn về chất lượng, do người học từ xa ít có dịp được nghe giảng, thảo luận hỏi đáp, động viên đôn đốc, và kiểm tra nghiêm túc, v.v. Công nghệ thông tin đang cho phép giải quyết vấn đề chất lượng này, và tạo nên các khóa học online với chất lượng không kém gì, thậm chí có khi còn cao hơn, so với các khóa học “cổ điển”.
Thế mạnh đặc biệt của các khóa học online là nó đến được với rất nhiều người cùng một lúc. Một ví dụ điển hình là khóa giảng trực tuyến về trí tuệ nhân tạo vào năm 2011 (https://www.ai-class.com/) ở Đại học Stanford của Peter Norvig (http://en.wikipedia.org/wiki/Peter_Norvig) và Sebastian Thrun (http://en.wikipedia.org/wiki/Sebastian_Thrun) với cùng một lúc 140.000 sinh viên đăng ký tham dự! (Xem thêm giới thiệu ở đây: http://www.ted.com/talks/peter_norvig_the_100_000_student_classroom.html). Càng ngày càng có nhiều các khóa giảng hay bài giảng trực tuyến như vậy, trong đủ các ngành. Việc học trực tuyến từ xa thực sự là một bước tiến lớn trong quá trình “dân chủ hóa giáo dục, đem con chữ lên non”. Các học sinh ham học, kể cả có rất nghèo và ở những vùng rất hẻo lánh xa xôi, ngày nay cũng sẽ có điều kiện tham dự các khóa học chất lượng do những chuyên gia giỏi nhất dạy, mà không hề tốn kém.
Những việc liên quan đến học từ xa, như là kiểm tra kiến thức, trả lời câu hỏi, đôn đốc học sinh, v.v. cũng được công nghệ thông tin giải quyết. Ví dụ, theo nguyên tắc “học thầy không tầy học bạn”, mạng xã hội của các khóa học cho phép bất kỳ câu hỏi nào của học sinh nào đưa lên cũng được nhiều học sinh khác quan tâm trao đổi và cùng nhanh chóng tìm ra được câu trả lời thỏa đáng. Một trong các cách đôn đốc là bài giảng trực tuyến được chia thành nhiều khúc nhỏ, sau mỗi khúc đều có câu hỏi kiểm tra, học sinh phải điền vào câu trả lời đúng trước khi được xem tiếp khúc sau. Việc kiểm tra liên tục từng khúc nhỏ một khiến học sinh ngồi nhà phải chăm chú theo dõi toàn bộ các khúc của bài giảng.
Tất nhiên, khi giảng viên có đến cả hàng nghìn hay hàng trăm nghìn học sinh cho một khóa giảng, thì không thể tự tay chấm hết các bài thi được, nhưng cũng đã có các cách đánh giá khác không kém phần chính xác, ví dụ qua việc cho học sinh chấm điểm lẫn nhau theo một thiết kế nào đó. Chẳng hạn xem bài giới thiệu của Daphne Koller, một người tiên phong trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến (https://www.coursera.org/), về vấn đề đánh giá này:
http://www.ted.com/talk/daphne_koller_what_we_re_learning_from_online_education.html.
Ngay tại các trường “bình thường”, công nghệ thông tin và các bài giảng điện tử cũng làm giảm gánh nặng giảng bài và chấm bài của các giáo viên và nhà trường. Thời gian “thừa ra” có thể được sử dụng vào các hoạt động khác rất có ích cho học sinh, ví dụ như làm thí nghiệm, đi tham quan, hướng dẫn kèm cặp một cách quan tâm hơn đến từng học sinh, v.v.
Từ thần kinh học đến giáo dục
Cuộc các mạng về giáo dục không chỉ do công nghệ thông tin hiện đại đem lại, mà còn do các tiến bộ trong khoa học, đặc biệt là về thần kinh học (neuroscience), đem lại.
Trong giáo dục học, cũng như trong tâm lý học, có những lý thuyết có thể nói là thiếu cơ sở khoa học vững vàng, và thậm chí trái ngược nhau. Các tiến bộ về thần kinh học trong những thập kỷ qua (đạt được cũng nhờ các tiến bộ trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ khác) đang khiến người ta hiểu rõ hơn rất nhiều về cấu trúc vật lý, hóa học, nguyên tắc hoạt động và sự thay đổi của hệ thần kinh của con người, qua đó hiểu rõ hơn rất nhiều về tâm lý con người, về sự phát triển của trí tuệ, với những hệ quả vô cùng quan trọng trong giáo dục học. Từ đó có thể rút ra những lý thuyết nào về giáo dục là khoa học, và những lý thuyết nào là giả khoa học, không đúng với thực tế. Nhờ đó, giáo dục học sẽ trở nên mang tính khoa học nhiều hơn, các chương trình giáo dục, các sách giáo khoa, v.v. sẽ được thiết kế thích hợp hơn với các nguyên tắc hoạt động và phát triển của não. Có thể hình dung, trong tương lai gần, mảng kiến thức về thần kinh học sẽ trở thành không thể thiếu cho tất cả những người làm về giáo dục.
Ngôi trường – phòng thí nghiệm và thực hành
Một trong các điểm yếu của nhiều trường học và chương trình giáo dục là “học gạo”, ít có thí nghiệm, thực hành, và cũng ít có sự liên quan giữa những cái học ở trong trường và những điều xảy ra bên ngoài. Lối “học gạo” hợp với “thi gạo” nhưng không có lợi cho học sinh, vì thi xong thì chữ thầy trả thầy, chứ học sinh không hiểu bản chất của các kiến thức và không có kỹ năng dùng kiến thức trong thực tế. Các tiến bộ mới trong công nghệ và trong giáo dục học sẽ cho phép thay đổi điều này. Các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành trong các trường học sẽ được chú trọng đầu tư. Học sinh sẽ được làm thí nghiệm, thực hành, và đi tham quan nhiều hơn, và được bổ sung thêm các kiến thức thiết thực hơn cho cuộc sống trong thế giới hiện đại của thế kỷ 21.
Điều chỉnh chương trình cho từng học sinh
Một điểm yếu khác của các lớp học hiện tại là học sinh với các mức kiến thức và tốc độ học rất khác nhau trong một môn nào đó ngồi học cùng một bài giảng của môn đó, dẫn đến những tình trạng như 1/3 lớp thấy chán vì đã biết rồi, 1/3 khác thấy chán vì không hiểu gì, chỉ có 1/3 còn lại thực sự hợp với bài học. Trong kinh nghiệm dạy học của tôi, đây là tình trạng đặc biệt hay xảy ra ở năm thứ nhất đại học của Pháp. Ở các nơi khác có thể không đến mức như vậy, nhưng luôn luôn vẫn có những học sinh ngồi “nhầm lớp”, với bài giảng quá thấp hay quá cao so với trình độ, hoặc là đúng trình độ nhưng giảng theo kiểu không thích hợp với kiểu tư duy của học sinh - điều này gây nên thiệt thòi cho rất nhiều học sinh. Việc điều chỉnh chương trình học sao cho thích hợp với từng học sinh, sao cho từng học sinh được học theo nhịp độ của mình và có cơ hội phát triển tốt các năng khiếu của mình, là vấn đề hết sức quan trọng trong xã hội nhưng cũng hết sức khó thực hiện trên thực tế. Công nghệ thông tin và các cách tổ chức giáo dục hiện đại sẽ trở thành giải pháp trong vấn đề này.
Học cả đời
Từ quan điểm thần kinh học, bộ não khỏe mạnh chính là bộ não hoạt động nhiều, não càng hoạt động thì người càng khỏe mạnh minh mẫn cả về tinh thần lẫn thể xác. Bởi vậy, việc học không phải là việc dành riêng cho một độ tuổi nào đó, mà là hoạt động của cả đời, tuy rằng tất nhiên khi còn nhỏ tuổi thì có nhiều thời gian dành cho học hơn là khi đã lớn tuổi phải đi làm. Không có độ tuổi nào là “quá muộn” cho việc học cái mình yêu thích. Kể cả những người 90 tuổi vẫn có thể tìm hiểu học hỏi, không phải để “làm cái gì”, mà vì bản thân việc học giữ cho con người được mạnh khỏe, vui vẻ, minh mẫn, yêu đời, và văn minh hơn. Ở một số nơi tiên tiến trên thế giới, việc “học cả đời” này đã trở thành thực tế, nhiều người đã về hưu cũng đi học đại học. Các tiến bộ về công nghệ sẽ cho phép việc học cả đời này có thể được lan rộng ra trên toàn thế giới.
Ngôn ngữ chung của toàn thế giới
Khi toàn thế giới trở thành một “ngôi làng chung”, thì cũng cần có ngôn ngữ chung. Trong quá trình chọn lọc tự nhiên giữa các thứ tiếng, tiếng Anh đã thắng cuộc. Không phải vì người Anh hay người Mỹ cố tình muốn vậy, mà có nhiều sự tình cờ trong quá trình phát triển thế giới tạo ra thành như vậy. Ở Trung Quốc, chính sách hiện tại bây giờ cũng là mọi học sinh đều học tiếng Anh. Họ thậm chí tổ chức các lớp học tiếng Anh ngoại khóa ở sân vận động, với cùng một lúc hàng nghìn người học nói theo một người. Nếu như, đối với các thế hệ trước đây, không viết được tiếng mẹ đẻ sẽ bị coi là mù chữ, thì đối với những người sinh ra trong thế kỷ 21, chỉ biết tiếng mẹ đẻ mà không biết tiếng Anh cũng là mù chữ, vì đa số các tài liệu, video, trao đổi, v.v. trên thế giới sẽ bằng tiếng Anh. Ngay ở Pháp, đất nước luôn tự hào về nền văn hóa tiếng Pháp rất lớn, các chương trình cao học cũng đang được chuyển dần từ tiếng Pháp sang tiếng Anh để có thể thu hút học sinh quốc tế. Hệ quả tất yếu của xu hướng này là tiếng Anh sẽ trở thành thứ tiếng thứ hai (sau tiếng mẹ đẻ) của hầu hết trẻ em trên thế giới, và trẻ em sẽ được học tiếng Anh ngay từ lúc mới đi học. Các tiến bộ về công nghệ cũng giúp cho việc phổ cập tiếng Anh trở nên thuận tiện hơn rất nhiều so với cách đây chỉ có 20 năm.
Nguon: http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&CategoryID=6&News=7218
No comments:
Post a Comment