Friday, August 19, 2016

Học sinh Pháp học thêm thế nào?

NGUYỄN KHÁNH TRUNG (VIỆN IRED)

TTO - Ở Pháp trước đây, chuyện dạy thêm học thêm cũng tràn lan, trở thành “thị trường” béo bở cho nhiều người, gây bức xúc cho xã hội. 

Yếu chỗ nào học thêm chỗ đó
Tuy nhiên từ thời Bộ trưởng giáo dục Xavier Darcos tới nay, người Pháp đã cải cách theo hướng "trả công việc của nhà trường về cho nhà trường". Trong bài viết này, tôi sẽ nói về cách làm cụ thể trong ngôi trường mà các con tôi đang theo học hiện nay diễn ra như thế nào.
Trong năm học rồi, con trai đầu đang học lớp 4 đã học thêm 2 buổi, còn con trai thứ ba đang học lớp 1 thì phải học thêm nhiều hơn, nhưng hình thức học thêm không theo kiểu Việt Nam. Tôi đặt câu hỏi về vấn đề này với cô giáo của cháu, sau đây xin lược ghi nội dung trả lời của cô như sau:
Trong lớp, nếu giáo viên phát hiện cháu nào đó có vấn đề cần kèm riêng thì trước hết giáo viên đó sẽ nói chuyện và đề xuất với phụ huynh cho cháu học thêm ngoài giờ học chính thức. Nếu phụ huynh đồng ý, giáo viên sẽ trình bày với ban giám hiệu về kế hoạch học thêm của cháu. Tùy mức độ vấn đề của cháu để nhà trường có kế hoạch. Thường là có ba mức độ như sau:
Ở mức độ nhẹ với những vấn đề không quan trọng, chẳng hạn học sinh chưa biết cách tra cứu từ điển, cháu có thể được kèm bởi một tình nguyện viên (thường là những người đã làm trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục, đã về hưu, tự nguyện cộng tác với nhà trường), việc kèm thêm chỉ diễn ra một vài lần, khi vấn đề của cháu được giải quyết thì dừng lại.
Mức độ thứ hai phổ biến nhất là các học sinh gặp khó khăn với các môn học như toán, tiếng Pháp, khoa học... Trong trường hợp này, chính giáo viên đứng lớp là người dạy thêm cho học sinh. Ở trường của con tôi, các giáo viên thường đề nghị phụ huynh đưa học sinh đến trường trước 30 phút để cô giáo kèm riêng cho cháu. Thời lượng học thêm này tùy mức độ vấn đề của học sinh, lúc nào giáo viên thấy cháu hết gặp khó khăn thì dừng lại.
Mức độ thứ ba là những học sinh có những vấn đề thuộc về thể trạng, tâm lý, chẳng hạn những trường hợp trẻ chậm phát triển, thì ban giám hiệu nhà trường, giáo viên đứng lớp (có khi là cả các giáo viên khác đã từng dạy cháu), cha mẹ của học sinh và chuyên gia tâm lý phải họp lại để phân tích và lên kế hoạch giúp cháu. Nếu cần thiết, chuyên gia tâm lý sẽ can thiệp hoặc lập hồ sơ đề nghị cấp quản lý giáo dục địa phương cử chuyên gia được đào tạo đến kèm riêng cho cháu trong các giờ học. Những trường hợp học sinh này thường được quan tâm một cách đặc biệt, những buổi họp nhiều bên thường được triệu tập theo yêu cầu của giáo viên đứng lớp dựa trên nhu cầu của học sinh.
Ngoài ra trường học còn tổ chức một buổi trong tuần (ở trường của các con tôi là vào chiều thứ ba), để học sinh nào có nhu cầu thì đăng ký và được các tình nguyện viên kèm làm bài tập ngay tại trường.
Nghĩa là chuyện dạy thêm vẫn được duy trì tại Pháp (cũng như ở Phần Lan và các nước khác mà tôi đã thấy), điều này thuộc trách nhiệm của nhà trường, dựa trên nhu cầu của từng học sinh, được tổ chức trong nhà trường và không liên quan gì đến tiền bạc. Giáo viên đứng lớp thường là người khởi xướng, đề nghị kế hoạch dạy thêm, vì chính giáo viên này là người am hiểu về từng học sinh của mình.

Saturday, August 13, 2016

A Room of One’s Own : l’apprentissage au féminin


RÉSUMÉ
L’objectif de ce colloque est d’aborder la problématique de l’apprentissage au féminin selon les différentes disciplines dont il peut être l’objet, à savoir la littérature, l’histoire et l’histoire de l’art, mais aussi le droit, la linguistique, les études du genre ainsi que les sciences de l’éducation. Le colloque s’inscrit dans le cadre du projet Médias au féminin dirigé par Greta Komur-Thilloy (université de Haute-Alsace) et Hélène Barthelmebs (université Paul Valéry).

Argumentaire

L’objectif de ce colloque est d’aborder la problématique de l’apprentissage au féminin selon les différentes disciplines dont il peut être l’objet, à savoir la littérature, l’histoire et l’histoire de l’art, mais aussi le droit, la linguistique, les études du genre ainsi que les sciences de l’éducation. Le colloque s’inscrit dans le cadre du projet Médias au féminin dirigé par Greta Komur-Thilloy (Université de Haute-Alsace) et Hélène Barthelmebs (Université Paul Valéry). 
Le point de départ de notre réflexion est Virginia Woolf, prise comme symbole de l’engagement dans la question féminine, car elle aborda la place et l’éducation des femmes dans la société. Son œuvre militante Une chambre à soi décrit la lutte menée par les femmes pour leur indépendance, afin d’obtenir une considération sociale. Comme elle, ce colloque se propose d’offrir un parcours sur l’histoire littéraire des femmes pour qu’il puisse revendiquer le rôle culturel des femmes. Sous cet angle, l’apprentissage féminin est envisagé comme une formation intellectuelle, puisqu’il revendique le désir des femmes à évoluer intellectuellement et artistiquement aux côtés des hommes.
La littérature est ainsi le point de départ de cette réflexion, car elle consacre à l’apprentissage un espace privilégié, à savoir le genre du roman de formation au féminin. Même si une certaine attention à la formation de la psychologie féminine était déjà présente dans Pamela de Richardson, le roman d’apprentissage au féminin se développa ensuite grâce à l’œuvre de Charlotte Brontë, Jane Eyre. Plus récemment, l’intérêt pour la thématique a été relevé par d’autres disciplines et, en particulier, la naissance des études de genre, à partir des années 60, est fondamentale dans cette perspective.
Dans le champ politique et social, l’apprentissage au féminin constitue également un espace de réflexion fortement contemporain, comme le démontrent les nombreuses conférences de l’ONU sur ce sujet entre les années 1975 (Conférence de Mexico) et 2000 (Conférence de New York). Bien que le féminisme soit aujourd’hui l’objet d’études de plusieurs disciplines, l’apprentissage au féminin reste encore, quant à lui, un sujet à approfondir.
En effet, quel rôle joue l’apprentissage dans le parcours de l’émancipation de la femme ? Voici la question fondamentale que ce colloque pose, puisque la formation représente le parcours des femmes vers la liberté, l’autonomie financière, sociale et culturelle.
Afin de proposer des pistes de réflexion pertinentes, plusieurs axes thématiques sont susceptibles de répondre à cette problématique.

Giáo dục chưa làm được sứ mạng khai sáng

Kim Yen phong van Ho Thieu Hung


Nguyên là giám đốc sở Giáo dục đào tạo TP.HCM, từng là người thầy nhiều năm đứng trên bục giảng, hơn ai hết ông cảm nhận rõ những thất bại của giáo dục, và coi chấn hưng giáo dục là món nợ suốt đời mình. Nên dù đã nghỉ hưu, ông vẫn cùng đồng nghiệp ở viện Nghiên cứu giáo dục thực hiện những nghiên cứu sâu và toàn diện hơn, hướng tới một nền giáo dục khai minh.


- Theo ông, những xói mòn, đổ vỡ trong các thang giá trị, sự xuống cấp của đạo đức xã hội và tội ác tràn lan phải chăng có nguyên nhân từ bệnh chạy theo thành tích, coi nhẹ khoa học nhân văn, coi nhẹ giáo dục cái đẹp và cái thiện?

Đổ mọi cái tệ hại cho bệnh chạy theo thành tích (phải gọi là sự dối trá mới đúng tên) là không đúng đâu. Chủ nghĩa cá nhân còn ghê gớm hơn. Mất tính người còn khủng khiếp hơn nữa. Einstein – nhà vật lý hàng đầu thế giới – từng cho rằng: “Dạy cho con người một chuyên ngành thì chưa đủ, anh ta tuy có thể trở thành một cái máy khả dụng nhưng không thể trở thành một con người với đầy đủ phẩm giá. Anh ta phải được dạy để có một ý thức sống động về cái gì là đẹp và cái gì là thiện. Nếu không, với kiến thức chuyên môn hoá của mình, anh ta chỉ giống như một con chó được huấn luyện tốt hơn là một con người được phát triển hài hoà. Anh ta cần phải học để hiểu những động cơ của con người, hiểu những ảo tưởng và nỗi thống khổ của họ để tìm được một thái độ ứng xử đúng đắn với từng con người đồng loại của mình cũng như đối với cộng đồng”. Sự đổ vỡ sâu xa bên trong của nhiều mối quan hệ xã hội hiện nay là do lòng người thiếu tính người. Giáo dục của chúng ta đã coi trọng cung cấp học vấn hơn là dạy văn hoá làm người. Do vậy nhiều người có học vấn cao nhưng lại sống vô văn hoá. Trong cộng đồng người vô văn hoá mà tiếc thay có vẻ như ngày một đông lên, quan niệm “cái có lợi cho mình là cái tốt” đã thành tiêu chí duy nhất trong ứng xử, trong đánh giá mọi sự vật – hiện tượng, thành điểm tựa biện minh cho mọi cái xấu, cái ác mình làm đối với người khác, với cộng đồng. Đó còn là nguồn gốc của xung đột, của chiến tranh.