(GDVN) - Những điều ác, tật xấu vẫn sẽ tồn tại và ngày càng trầm trọng nếu những người làm giáo dục không chịu thay đổi trong tư duy và hành động.
LTS: Nhìn nhận về vấn đề đánh giá đạo đức học sinh tại các trường phổ thông hiện nay, Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung (hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED), thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng chúng ta không thể cứng nhắc đánh giá đạo đức học sinh chỉ dựa trên mức độ các em chấp hành các quy định của Bộ GD&ĐT.
Điều quan trọng nhất là giáo dục các em “khả năng tự trị”, tức là tự ý thức, tự phân định, tự phán đoán với lòng tự trọng để học sinh có những hành vi, ứng xử phù hợp trong cuộc sống hàng ngày.
Trong bài viết này, tác giả chỉ rõ điều đó. Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Trường học phổ thông ở ta hiện nay vẫn đánh giá đạo đức của học sinh bằng những con số, và xếp loại hạnh kiểm theo thứ bậc Tốt, Khá, Trung bình, Kém, dựa trên mức độ các em thực hiện những yêu cầu của Bộ GD&ĐT.
Có nghĩa là ngành Giáo dục đang số hóa khía cạnh đạo đức dựa vào những biểu hiện bên ngoài của học sinh trong việc đánh giá.
Liệu cách nghĩ và cách làm như vậy có còn phù hợp?
Số hóa chất lượng đạo đức trong giáo dục
Nói một cách ngắn gọn, đạo đức một người là tập hợp những niềm tin, giá trị, chuẩn mực được nội tâm hóa, cấu tạo nên chiếc la bàn định hướng, căn cứ để người đó suy xét, hành sự hàng ngày.
Đạo đức là những thứ thuộc về bên trong, không phải lúc nào cũng bộc lộ ra ngoài, bởi thế mới có câu “dò sông dò biển dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người”.
Vậy làm sao có thể định lượng đạo đức của người khác bằng những con số?
Ấy thế mà trong giáo dục nhà trường tại Việt Nam, người lớn vẫn hàng ngày giáo dục và đo đạo đức của học sinh bằng những con số.
Và dĩ nhiên những con số phần trăm này cũng được sử dụng phục vụ cho những đợt thi đua khen thưởng.
Chẳng hạn một trường Tiểu học đưa ra các chỉ tiêu thi đua đầu năm, trong đó có thi đua về mặt đạo đức là “chất lượng đạo đức: 100% thực hiện đầy đủ”.
Có nghĩa là thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ được Bộ GD&ĐT quy định trong Điều lệ trường Tiểu học như chấp hành nội quy, kính trọng cha mẹ, giáo viên, tham gia các hoạt động nhà trường…
Những điều này chỉ mô tả phần nào những thể hiện bên ngoài chứ không đánh giá hoàn toàn đạo đức bên trong của học sinh.
Điều quan trọng nhất là giáo dục các em “khả năng tự trị”, tức là tự ý thức, tự phân định, tự phán đoán với lòng tự trọng để học sinh có những hành vi, ứng xử phù hợp trong cuộc sống hàng ngày.
Trong bài viết này, tác giả chỉ rõ điều đó. Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Trường học phổ thông ở ta hiện nay vẫn đánh giá đạo đức của học sinh bằng những con số, và xếp loại hạnh kiểm theo thứ bậc Tốt, Khá, Trung bình, Kém, dựa trên mức độ các em thực hiện những yêu cầu của Bộ GD&ĐT.
Có nghĩa là ngành Giáo dục đang số hóa khía cạnh đạo đức dựa vào những biểu hiện bên ngoài của học sinh trong việc đánh giá.
Liệu cách nghĩ và cách làm như vậy có còn phù hợp?
Số hóa chất lượng đạo đức trong giáo dục
Nói một cách ngắn gọn, đạo đức một người là tập hợp những niềm tin, giá trị, chuẩn mực được nội tâm hóa, cấu tạo nên chiếc la bàn định hướng, căn cứ để người đó suy xét, hành sự hàng ngày.
Vậy làm sao có thể định lượng đạo đức của người khác bằng những con số?
Ấy thế mà trong giáo dục nhà trường tại Việt Nam, người lớn vẫn hàng ngày giáo dục và đo đạo đức của học sinh bằng những con số.
Và dĩ nhiên những con số phần trăm này cũng được sử dụng phục vụ cho những đợt thi đua khen thưởng.
Có nghĩa là thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ được Bộ GD&ĐT quy định trong Điều lệ trường Tiểu học như chấp hành nội quy, kính trọng cha mẹ, giáo viên, tham gia các hoạt động nhà trường…
Những điều này chỉ mô tả phần nào những thể hiện bên ngoài chứ không đánh giá hoàn toàn đạo đức bên trong của học sinh.