Monday, April 29, 2013

Giáo dục đẳng cấp thế giới



Salman Khan

Lời người dịch: Salman Khan sang lập Học viện Khan năm 2009 với trang mạng – khanacademy.org – là một trang mạng giáo dục cung cấp các bài giảng miễn phí trên Internet với nhiều chủ đề khác nhau. Hơn 75 triệu người đã học qua trang mạng này. Khan thảo luận về ý tưởng này trong cuốn sách của ông – “Một Ngôi Trường Thế Giới: Giáo dục được hình dung lại”, xuất bản năm 2012. Cuốn sách đưa ra một phương án trả lời cho câu hỏi chúng ta dạy và học như thế nào trong thời đại mới – thời đại Cách mang Thông tin. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc chương nhập đề của cuốn sách.



Giáo dục đẳng cấp thế giới cho bất cứ ai, tại bất cứ nơi nào, miễn phí
Salman Khan

Tên tôi là Sal Khan. Tôi là người sáng lập và là giáo viên chính của Học viện Khan, một tổ chức nghiêm chỉnh nhằm cung cấp giáo dục miễn phí cho bất cứ ai, tại bất cứ nơi nào. Tôi viết cuốn sách này vì tôi tin tưởng rằng cái cách chúng ta dạy và học đang ở vào bước ngoặt mà cả ngàn năm mới có một lần.
Mô hình lớp học truyền thống dường như không thích hợp với những nhu cầu đang thay đổi của chúng ta. Đó cơ bản là một cách học thụ động, trong khi thế giới đòi hỏi xử lý thông tin chủ động hơn và hơn nữa. Mô hình cũ là gom người học theo lứa tuổi với một chương trình giảng dạy với một tốc độ chung cho tất cả và hy vọng người học sẽ tiếp nhận được điều gì đó trong quá trình giảng dạy. Không rõ đó có phải là mô hình tốt nhất cho một trăm năm qua không; chắc chắn hiện nay nó không tốt chút nào. Trong khi các công nghệ mới đang mang đến các hy vọng cho các phương thức dạy và học hiệu quả hơn thì cũng đồng thời làm nổi lên những nhầm lẫn, thậm chí sơ hãi; công nghệ mới thường chỉ được dùng nhiều hơn chút ít như các cửa sổ trang trí.
Giữa cách dạy cũ và mới có một vết nứt trong hệ thống, và trẻ em trên toàn thế giới đang ngã xuống đó hàng ngày. Thế giới đang thay đổi với một tốc độ ngày một nhanh, một thay đổi có tính hệ thống, khi thay đổi diễn ra nó chuyển động lạnh lùng và nhiều khi sai hướng; hàng ngày – trong từng tiết học – cái khoảng cách giữa phương pháp dạy học sinh và cái chúng thật sự cần học ngày càng lớn lên.

Sunday, April 28, 2013

Đề cương Cải cách giáo dục – Hoàng Tuỵ

 

Từ lâu giáo dục đã trở thành chỗ nghẽn lớn nhất trong sự phát triển của đất nước. Vì vậy cải cách giáo dục toàn diện và triệt để theo tinh thần các nghị quyết của TƯ là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống.
Sau đây là bản kiến nghị đề cương cải cách giáo dục phục vụ yêu cầu phát triển của đất nước trong vài mươi năm tới. Bản đề cương gồm ba phần chính:

I. Quan điểm tổng quát, cũng tức là triết lý cơ bản của giáo dục mới.
II. Những vấn đề chính và cấp bách cần giải quyết.
III. Lộ trình và tổ chức thực hiện.
I. Quan điểm tổng quát

Đây có thể coi là vấn đề của mọi vấn đề, nó là cái gốc chi phối từ sứ mạng, phương châm cho đến nội dung, phương pháp, tổ chức giáo dục.
Trong thế giới hiện đại, yêu cầu hội nhập quốc tế đặt ra ngày càng gay gắt cho mọi dân tộc, nếu ta chỉ muốn xây dựng giáo dục theo con đường riêng của mình, thì dù với những lý tưởng đẹp đẽ và dân khí rất cao như trong thời hoàng kim của cách mạng, sớm muộn chúng ta cũng không tránh khỏi bị đào thải trong cuộc cạnh tranh quốc tế quyết liệt. Huống hồ sau 1975 đất nước đã bước sang một giai đoạn lịch sử mới, có biết bao vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phức tạp trước đây chưa bao giờ gặp. Hơn nữa sau khi giành được độc lập, thống nhất, ta xây dựng lại đất nước trong bối cảnh cả nhân loại chuyển lên nền văn minh trí tuệ. Nhiều cơ hội mới mở ra từ đây cho những dân tộc giàu tiềm năng như chúng ta, đồng thời đất nước cũng đối mặt với những thách thức to lớn không dễ gì vượt qua nếu không đủ dũng khí chia tay với những tập quán, cách suy nghĩ, làm ăn, ứng xử, từng là nếp sống quen thuộc một thời.

Thi vào lớp 1 như thi đại học!

 

Nhiều phụ huynh ở Hà Nội cho con thi vào lớp 1 ở 3-5 trường, thi hết trường này đến trường khác với tỉ lệ chọi lên tới 1/3 - 1/4.
 
Cùng với sự gia tăng trẻ tuổi “heo vàng”, thi tuyển vào lớp 1 ở nhiều trường ngoài công lập của Hà Nội đã nóng hơn bao giờ hết. Nhiều bé đã hoàn tất việc thi tuyển vào một số trường và tiếp tục trường chinh chờ đợi những cuộc thi tiếp theo diễn ra vào tháng 5, tháng 6...
học sinh, lớp 1, tuyển sinh, Hà Nội
Hàng dài phụ huynh sốt ruột đợi con kín cổng trường ngay sau ngày thi đầu tiên vào lớp 1 tại Trường tiểu học Nguyễn Siêu, Hà Nội - Ảnh: TIỂU MÃ
 
6-7 triệu đồng/đợt ôn thi
Sau khi Bộ GD-ĐT quy định “cấm tổ chức thi đọc, viết” đối với trẻ chuẩn bị vào lớp 1, một số trường tiểu học ngoài công lập ở Hà Nội đã tìm kiếm phương thức thi tuyển khác để “né” quy định, như kiểm tra năng lực nhận thức, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng khiếu tiếng Anh và kiểm tra sức khỏe...
Và cùng với việc bắt trẻ tập đọc, tập viết, từ tháng 3, tháng 4 các bậc cha mẹ đã tìm thầy, tìm lớp để “luyện thi” cho con theo nội dung tương tự đề thi của các trường những năm trước.
Giai đoạn “ôn thi nước rút”, nhiều bé vừa phải học ở các lớp “ôn thi” bên ngoài, vừa học riêng ở nhà cô, tối đến lại cùng bố mẹ đánh vật với đống bài “trắc nghiệm trí tuệ”. Theo tiết lộ của một phụ huynh, tiền ôn thi “nhẹ nhàng cũng tốn 6-7 triệu đồng”.

Sunday, April 21, 2013

Lỗi trí thức là sản phẩm của nền giáo dục đầy...lỗi


- Ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Giáo Dục (IRED) nhận định như vậy trước những án giết người dã man gần đây của một số kẻ được gắn mác trí thức. Vì sao những người đó lại độc ác như thế hay vô cảm đến thế? Là vì họ vô minh và vô hồn và điều này có nguồn gốc sâu xa từ giáo dục.


Một môn Đạo đức chưa đủ

- Thưa ông, bạo lực học đường đang rất phổ biến, chẳng hạn, chúng ta thấy rất nhiều video clip học sinh đánh nhau ở nhiều nơi lan tràn trên mạng; nhiều người trẻ đang ngồi trên giảng đường cũng phạm tội ác tày trời, ông có thể lý giải vấn đề này không?
Thực chất chuyện học sinh đánh nhau không có gì lạ khi từ cổ chí kim, từ đông sang tây đều có. Nhưng điều lạ ở đây không chỉ là việc đánh nhau dã man mà là sự vô cảm của nhiều người. Khi sự việc xảy ra, có rất nhiều bạn bè vây quanh, không những không can ngăn mà còn cổ vũ nhiệt tình, rồi còn thích thú quay clip để đưa lên mạng nữa. Thậm chí nhiều người lớn nhìn thấy cũng thờ ơ, không quan tâm…
Giản Tư Trung, giáo dục, trí thức
Ông Giản Tư Trung: "Vì sao những người đó lại độc ác như thế hay vô cảm đến thế? Là vì họ vô minh và vô hồn và điều này có nguồn gốc sâu xa từ giáo dục"

Monday, April 15, 2013

Cần tách bạch chương trình học với sách giáo khoa

 TS LÊ VINH QUỐC

TTO - Hiện nay nhiều người rất quan tâm đến vấn đề đổi mới chương trình và sách giáo khoa các cấp học phổ thông. Việc đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến các cơ sở giáo dục ở TP.HCM lấy ý kiến những người đang trực tiếp đứng lớp cho thấy vấn đề đã trở nên hết sức cấp bách.
Học sinh tìm hiểu về các loại sách giáo khoa được bán tại nhà sách Fahasa Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM - Ảnh: TTO
Hầu hết thông tin phản hồi từ cơ sở đều rất xác đáng, ý kiến của các đại biểu Quốc hội cũng chứa đựng những định hướng đúng đắn. Tuy nhiên, để việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) hiệu quả, trước hết cần có sự phân biệt rạch ròi giữa chương trình học với SGK.

Xem người Phần Lan làm sách giáo khoa

 
NGUYỄN KHÁNH TRUNG
(Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục - IRED)
 
15/04/2013 11:50 (GMT + 7)
TTCT - Theo thông báo của Bộ Giáo dục - đào tạo Việt Nam thì sau năm 2015 sẽ đổi mới nhiều thứ trong giáo dục, trong đó có sách giáo khoa theo hướng sẽ có nhiều bộ sách.
 
 
 
Chủ trương này là đúng, nhiều quốc gia cũng làm như thế, tuy nhiên tôi không thấy bộ trình bày cách làm thế nào và sẽ quản lý sách giáo khoa ra sao? Kinh nghiệm của Phần Lan, quốc gia đang thu hút sự quan tâm của cả thế giới bởi sự thành công trong lĩnh vực giáo dục, là một mô hình rất đáng tham khảo.

Tuesday, April 9, 2013

Những khác biệt giữa Triều Tiên và Hàn Quốc

 

Sau khi chia tách vào cuối Thế chiến II, CHDCND Triều Tiên và Cộng hòa Hàn Quốc đã đi theo hai con đường vô cùng khác biệt. 
Các tin liên quan
 

Hàn Quốc, Triều Tiên, so sánh, khác biệt

Dưới sự lãnh đạo của các chính phủ thân Mỹ kế tiếp nhau, Hàn Quốc đã trở thành một cường quốc kinh tế, một thành viên của G-20 - nhóm các nền kinh tế lớn của thế giới. Các công ty của Hàn Quốc như Samsung, Hyundai và LG nổi tiếng khắp toàn cầu.

Trong khi đó, Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của gia đình họ Kim trở thành một quốc gia nghèo và khó đoán.
Báo The Guardian mới đây đã công bố một vài số liệu cho thấy mức độ khác biệt về kinh tế và xã hội thực sự rất lớn giữa hai nước. Theo đó, GDP của Hàn Quốc tính theo sức mua tương đương hiện đạt 1.622 tỷ USD trong khi Triều Tiên đạt 40 tỷ USD.

Tuesday, April 2, 2013

Ai cho giáo viên trung thực?

Nguyễn Thảo (tổng hợp

- Hoàn toàn tán thành về việc xây một nền giáo dục trung thực, song nhiều người trong cuộc lại cho rằng: để có giáo dục trung thực thì cả xã hội, các ngành nghề khác, mỗi người đều phải vào cuộc, tạo nên một sự thay đổi đồng bộ.
Các tin liên quan
Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ Giáo dục?
'Là bộ trưởng, tôi cần 5 năm để thay đổi'
giáo dục, trung thực, Bộ trưởng
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng




Băn khoăn của người trong cuộc...
Trong khi nhiều người quy trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên thì tâm sự của chính những người đứng trên bục giảng lại cho thấy họ mới là những người trăn trở, băn khoăn nhiều nhất.
Nhiều giáo viên, đặc biệt là những nhà giáo trẻ chia sẻ cảm giác bất lực, muốn thay đổi nhưng lại phải chịu nhiều áp lực từ lãnh đạo, từ đồng nghiệp khiến những quyết tâm, những trăn trở của họ với nghề chỉ mang tới sự chán nản, thất vọng và bi quan.